Bắc Lương Vũ Tuyên Vương tên là Tự Cừ Mông Tốn, tuổi Thìn. Là người Hồ, vốn là cận vệ trong cung, sau soán ngôi nhà Bắc Lương. Tại vị 32 năm, ốm chết, thọ 66 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 368 – 433
Nơi an táng: Nguyên Lăng (không rõ ngày nay ở đâu). Thụy hiệu là Vũ Tuyên Vương, miếu hiệu là Thái Tổ.
Tự Cừ Mông Tốn là người Lô Thuỷ ở Lâm Tùng (nay ở phía nam Trường Dịch tỉnh Cam Túc), tổ tiên các đời đều làm tộc trưởng, thời Hậu Lương làm cận vệ trong cung. Năm 397, do người bác là La Cừu bị vua Hậu Lương là Lã Quang giết hại nên ông cùng anh họ là Tự Cừ Nam Thành xưng làm Kiến Khang Công, chiếm cứ vùng Trương Dịch. Ông được phong làm thượng thư tả thừa. Sau đó, ông ta lại bàn bạc với Tự Cừ Nam Thành, chuẩn bị phát động bình biến. Do Nam Thành phản đối việc này, Tự Cừ Mông Tốn dâng tấu xin đến Tây An làm thái thú. Sau khi đến Tây An, Tự Cừ Mông Tốn viết thư hẹn Nam Thành cùng đi tế núi Lan Môn rồi lại phái người tố cáo với Đoàn Nghiệp rằng Nam Thành sẽ đến núi Lan Môn cấu kết với Tự Cừ Mông Tốn làm phản. Ngày hôm sau, Tự Cừ Nam Thành báo cáo rằng muốn đến núi Lan Môn, Đoàn Nghiệp sai người bắt trói rồi ép ông ta phải tự sát.
Bài viết liên quan:
Tự Cừ Mông Tốn nhận được tin đó, lập tức triệu tập thuộc hạ, gán cho Đoàn Nghiệp tội danh lạm sát người vô tội, khởi binh làm phản. Tiếp đó, Tự Cừ Mông Tốn tự xưng là Đại đô đốc, Đại tướng quân, Lương Châu mục, đổi niên hiệu là Vĩnh An, đóng đô ở Cô Tạng.
Năm 418, Tự Cừ Mông Tốn phái sử thần đến Đông Tấn nhận làm phiên hầu. Đông Tấn phong ông làm thử sử Lương Châu. Đến thời Lưu Tống, con cháu các đời vẫn được kế thừa tước vị đó.
Trong thời gian tại vị, Tự Cừ Mông Tốn đánh bại Nam Lương, tiêu diệt Tây Lương, thống nhất toàn bộ Lương Châu. Đồng thời, ông còn phái sử giả đến thiết lập quan hệ hữu hảo với Bắc Ngụy và các quốc gia ở Tây Vực.
Tháng 4 năm 433, đúng lúc Tự Cừ Mông Tốn đang chuẩn bị mở rộng thế lực thì đột ngột ngã bệnh rồi qua đời ở Cô Tạng, để lại di chiếu cho cháu là Tự Cừ Mục Kiền kế vị.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,