Cao Quý Hương Công tên thật là Tào Mao. Ông ta là cháu của Ngụy Văn Đế và là con trai của Tào Sương. Sau khi Tào Phương bị phế truất, Tư Mã Sư đã lập Tào Mao làm hoàng đế. Ông ta trị vì được 7 năm thì bị Thành Tế là tay chân của Giả Sung (một thuộc hạ của Tư Mã Triệu) giết chết, ông thọ 20 tuổi. Mai táng ở thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay.
Năm sinh, năm mất: 241 – 260
Tào Mao là con trai của Đông Hải Vương Tào Sương, do đó Tào Mao được phong làm Cao Quý Hương Công. Tháng 9 năm 254 Tư Mã Sư phế truất Tào Phương. Ngày Kỷ Sửu tháng 10 năm 254 đã lập Tào Mao làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Chất Nguyên.
Sau khi Tư Mã Sư bị bệnh chết, em trai ông ta là Tư Mã Chiêu chuyên quyền, ông ta còn hung bạo ngang ngược hơn anh trai rất nhiều, hằng ngày Tư Mã Chiêu thường mặc long bào của hoàng đế, có ý đồ thay thế địa vị của Tào Mao.
Tào Mao không còn đủ sức nhẫn nại, ông ta không muốn làm một con rối trong tay Tư Mã Chiêu. Ngày Kỷ Sửu tháng 5 năm 260 ông đã sai gọi 3 vị thượng thư mà ông cho là có thể tin tưởng vào cung và nói với họ: “Các khanh đều biết dã tâm của Tư Mã Chiêu, trẫm không thể ngồi đợi Tư Mã Chiêu phế truất trẫm, do đó trẫm quyết định một sống một chết với ông ta. Các khanh hãy cùng trẫm loại bỏ tên nghịch tặc đó”, không ngờ, hai vị thượng thư đã đi mật báo cho Tư Mã Chiêu biết ý định của Tào Mao.
Tào Mao không am hiểu về việc quân lại không biết mưu lược, ông ta triệu tập được vài trăm vệ binh, tôi tớ, nô bộc… cùng xuất binh đi đánh Tư Mã Chiêu. Ông cầm kiếm ngọc, dẫn đầu đoàn quân tiến thẳng tới nhà Tư Mã Chiêu. Thuộc hạ ra chặn đánh. Hai bên đánh nhau, Tào Mao hô hào binh lính tiến lên. Giả Sung thấy hoàng đế xông đến nên không dám tiến lên phía trước. Thuộc hạ của Giả Sung là Thành Tế thấy vậy vội hỏi: “Bây giờ phải làm gì” – Giả Sung nói: “Hàng ngày tướng công nuôi dưỡng các ngươi để làm gì, sao các ngươi còn gọi gì nữa?” Thành Tế thấy Giả Sung trả lời như vậy, liền thúc ngựa xông đến trước mặt Tào Mao.
Tào Mao phẫn nộ hét nên: “Trẫm là thiên tử, tại sao nghịch tử lại dám vô lễ như vậy”. Thành Tế không đáp, cầm cái mâu lao thẳng đến. Tào Mao vội vàng giơ kiếm chống đỡ khiến Thành Tế càng hung dữ, cầm cái mâu đâm thẳng vào ngực Tào Mao khiến ông ta ngã xuống xe. Thành Tế thấy Tào Mao bị ngã xuống liền dùng mâu đâm chết Tào Mao.
Sau chuyện đó, Tư Mã Chiêu thấy quần thần dị nghị liền giết chết Thành Tế. Tư Mã Chiêu còn lấy danh nghĩa của thái hậu để công bố chiếu thư, liệt kê rất nhiều tội của Tào Mao, hạ ông ta làm thứ dân (mặc dù Tào Mao đã chết).
Tào Mao chết không có thụy hiệu, trong lịch sử Trung Quốc gọi ông ta là Cao Quý Hương Công.
Đế Vương Trung Hoa,