Nhà Hạ - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-ha/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 17:23:17 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Nhà Hạ - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-ha/ 32 32 Thiếu Khang trung hưng nhà Hạ https://ngaydacbiet.com/thieu-khang-trung-hung-nha-ha/ https://ngaydacbiet.com/thieu-khang-trung-hung-nha-ha/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:23:17 +0000 https://ngaydacbiet.com/thieu-khang-trung-hung-nha-ha/ Theo lịch sử Trung Quốc, sau khi Hạ Khải lên làm vua. Có một bộ lạc là Hữu Hộ thị không phục, đem quân chống lại. Giữa Khải và bộ lạc Hữu Hộ thị xảy ra chiến tranh. Sau, Khải tiêu diệt bộ lạc Hữu Hộ thị và biến tù binh thành nô lệ chăn […]

Bài viết Thiếu Khang trung hưng nhà Hạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Theo lịch sử Trung Quốc, sau khi Hạ Khải lên làm vua. Có một bộ lạc là Hữu Hộ thị không phục, đem quân chống lại.

Giữa Khải và bộ lạc Hữu Hộ thị xảy ra chiến tranh. Sau, Khải tiêu diệt bộ lạc Hữu Hộ thị và biến tù binh thành nô lệ chăn nuôi gia súc. Những bộ lạc khác thấy vậy. không ai dám phản kháng nữa.

Hạ Khải chết, con là Thái Khang nối ngôi. Thái Khang là một ông vua ngu tối không chăm lo gì chính sự, chỉ ham săn bắn. Có lần, Thái Khang dẫn tuỳ tòng đi săn ở Nam ngạn Lạc Thuỷ, càng săn càng mê mãi, hơn một trăm ngày không trở về.

Lúc đó, ở hạ du Hoàng Hà có tộc Di, thủ lĩnh bộ lạc tên là Hậu Nghệ, có dã tâm lớn, muốn giành quyền lực của Hạ Vương. Thấy Thái Khang đi săn vắng, Hậu Nghệ nắm lấy thời cơ, dẫn quân đóng giữ tại bờ bắc Lạc Thủy. Tới khi Thái Khang mang theo nhiều thú vật săn được, hớn hở về tới Lạc Thủy thì gặp quân Hậu Nghệ chắn giữ, ngăn mất đường về Thái Khang không còn cách gì, đành phải sống lưu vong, Hậu Nghệ vẫn chưa dám xưng vương, bèn lập người anh em của Thái Khang là Trọng Khang làm Hạ vương và nắm thực quyền trong tay.

Hậu Nghệ là tay thiện xạ thường bắn trăm phát trúng cả trăm. Thần thoại kể rằng, thời cổ trên không có tới mười mặt trời, mặt đất nóng như thiêu, làm cháy hết hoa màu. Mọi người xin Hậu Nghệ nghĩ cách giải quyết. Hậu Nghệ liền giương cung bắn liền mấy phát, làm chín mặt trời rụng xuống, chỉ để lại một mặt trời như ngày nay. Vì vậy, khí hậu trên Trái đất trở nên ôn hòa, không còn khô hạn nữa. Lại nói thời cổ trên các dòng sông có nhiều thủy quái, thường gây nên sóng gió, tạo thành thủy tai, làm ngập hết hoa màu, nhấn chìm người và gia súc. Hậu Nghệ lại dùng cung tên, bắn giết hết quái vật, mang lại cho dân cuộc sống yên bình. Những thần thoại đó chứng tỏ tài bắn cung của Hậu Nghệ rất cao cường, được mọi người công nhận.

Lúc đầu, Hậu Nghệ chỉ giữ vai trò trợ thủ cho Trọng Khang. Tới khi Trọng Khang chết, ông ta liền đuổi con Trọng Khang là Tướng đi, giành lấy vương vị của triều Hạ. Hậu Nghệ ỷ vào tài bắn cung, cũng tác uy tác phúc, chỉ mải mê chơi bời săn bắn như Thái Khang, giao hết chính sự quốc gia cho người thân tín là Hàn Trác. Hàn Trác có âm mưu riêng, ngấm ngầm mua chuộc lòng người. Một lần, Hậu Nghệ đi săn về, bị Hàn Trác sai người đến giết đi.

Giết Hậu Nghệ rồi, Hàn Trác cướp ngôi. Vì sợ tộc Hạ tranh đoạt. Hàn Trác liền tìm cách bắt giết Tướng, con của Trọng Khang. Tướng chạy đến đâu, cũng bị Hàn Trác sai người đuổi tới đó. Cuối cùng, Hàn Trác bắt và giết được Tướng. Lúc đó, vợ Tướng đang có mang, bị Hàn Trác lùng bắt gắt gao quá, liền trốn về nhà mẹ đẻ ở bộ lạc Hữu Nhung, sinh được một con trai, đặt tên là Thiếu Khang.

Khi Thiếu Khang lớn lên, làm nghề chăn nuôi gia súc cho nhà họ ngoại. Nghe tin, Hàn Trác lại sai người lùng bắt, Thiếu Khang phải trốn đến chỗ con cháu của Thuấn là họ Hữu Ngu.

Thiếu Khang lớn lên trong hoàn cảnh gian khổ nên rèn luyện được sức khỏe và tài năng. Ông chiêu tập được nhiều người ở họ Hữu Ngu, bắt đầu tổ chức được đội ngũ. Sau đó, nhờ sự giúp đỡ của các đại thần và các bộ lạc trung thành với nhà Hạ, đã tổ chức đánh lại Hàn Trác, giành lại được ngôi vua.

Lịch sử Trung Quốc Triều Hạ từ Thái Khang đến Thiếu Khang, trải qua khoảng 100 năm hỗn chiến, mới khôi phục được. Lịch sử Trung Quốc gọi đó là “Thiếu Khang trung hưng”.nhà Hạ

Thiếu Khang diệt được Hàn Trác, nhưng cuộc đấu tranh giữa tộc Hạ và tộc Di vẫn chưa kết thúc. Tộc Di có nhiều xạ thủ giỏi; cung tên của họ rất lợi hại. Sau, con của Thiếu Khang là Trữ nối ngôi, phát minh ra một loại áo chống được tên, gọi là giáp, nên đã chiến thắng được tộc Di. Thế lực triều Hạ lại phát triển sang phía Đông.

Bài viết Thiếu Khang trung hưng nhà Hạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thieu-khang-trung-hung-nha-ha/feed/ 0
Đại Vũ: Tự Văn Minh https://ngaydacbiet.com/dai-vu-tu-van-minh/ https://ngaydacbiet.com/dai-vu-tu-van-minh/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:25:41 +0000 https://ngaydacbiet.com/dai-vu-tu-van-minh/ Đại Vũ, họ Tự, tên là Văn Minh, ngoài ra còn gọi là Hạ Vũ, Đế Vũ, năm sinh năm mất không rõ. Được Đế Thuấn nhường ngôi cho, là người được triều Hạ tôn kính. Trị vì được 8 năm, do lao động quá vất vả nên chết, thọ 100 tuổi, táng ở núi […]

Bài viết Đại Vũ: Tự Văn Minh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đại Vũ, họ Tự, tên là Văn Minh, ngoài ra còn gọi là Hạ Vũ, Đế Vũ, năm sinh năm mất không rõ. Được Đế Thuấn nhường ngôi cho, là người được triều Hạ tôn kính. Trị vì được 8 năm, do lao động quá vất vả nên chết, thọ 100 tuổi, táng ở núi Hội Kê (nay thuộc huyện Thiệu Hưng tỉnh Triết Giang).

Lai lịch của Đại Vũ

Đại Vũ, vẽ bởi họa sĩ nhà Tống
Đại Vũ, vẽ bởi họa sĩ nhà Tống

Đại Vũ, con trai của Cổn (tộc trưởng bộ lạc Hạ) theo truyền thuyết là cháu của Chuyên Húc. Cổn chết do trị thủy thất bại. Đế Thuấn ra lệnh cho Vũ tiếp tục công việc trị thủy, Vũ thông minh chăm chỉ đối xử với mọi người rất hòa nhã, sẵn sàng hi sinh bản thân mình.

Ông ta lấy bài học của cha làm gương, trải qua kinh nghiệm thực tế, dùng phương pháp khơi dòng, ông đích thân chỉ đạo công việc dãi nắng dầm mưa, tính theo lịch là 13 năm cuối cùng cũng ngăn chặn được nước lũ.

Trong 13 năm này, ông đi qua nhà 3 lần mà không vào. Lần thứ nhất, đúng lúc vợ ông đang sinh con nghe tiếng trẻ khóc, thuộc hạ khuyên ông vào nhà xem tình hình ra sao, nhưng ông không vào vì sợ lỡ công việc trị thủy, lần thứ hai qua nhà, vợ ông đang bế con định trao cho ông bế, ông chỉ vuốt má đứa nhỏ rồi ra đi. Lần thứ ba, con trai ông giữ ông lại, ông giải thích vì công việc chưa xong không thể ở nhà được.

Tinh thần và thành tích của Vũ được mọi người tôn trọng, họ tôn ông là truyền nhân của bộ lạc liên minh Mễ Đới – Hoàng Đế.

Sau khi Đế Thuấn chết, ông lên kế vị.

Còn có một truyền thuyết khác cho rằng: Hai cha con Cổn – Vũ đều dùng phương pháp khơi dòng để trị thủy, cách thức của phương pháp này do Cổn nghĩ ra, nhưng mức độ thông minh của hai người lại khác nhau, do vậy người thành công, người thất bại. Sở dĩ Cổn chết, Vũ có thể tiếp tục nhiệm vụ của ông ta là do nhân tố về chính trị.

Ngoài ra chế độ xã hội thị tộc phụ hệ đã phát triển đến giai đoạn cuối. Trong giai đoạn lịch sử lúc đó Ngu Thuấn đại diện cho thế lực bảo thủ. Cổn đại diện cho tư tưởng tiến bộ. Cách làm của Cổn phá hoại phong tục tập quán cũ kỹ của xã hội thị tộc, kỳ thật ông ta dùng bạo lực bắt nhường chỗ cho chế độ dân chủ ý định đó đã làm cho Nghiêu tức giận và sai Thuấn giết Cổn.

Vũ giành bài học đau thương từ cha rút kinh nghiệm cho bản thân mình, phục tùng mọi mệnh lệnh của Thuấn, giành được lòng tin của Thuấn và được Thuấn nhường ngôi.

Sau khi lên ngôi

Sau khi lên ngôi, Vũ chú trọng nông nghiệp, thế lực chính trị của ông cũng rất mạnh từ lưu vực sông Hoàng Hà kéo đến lưu vực sông Trường Giang, ông định cư ở Dương Địch (nay thuộc huyện Vũ tỉnh Hà Nam).

Căn cứ vào sử ký thời đó đã có thế lực cộng đồng như: quân đội, quan lại… nói rõ đã xuất hiện bộ máy chính quyền.

Theo truyền thuyết để kỷ niệm ngày chiến thắng nạn lụt, Vũ đã sai đúc 9 cái đỉnh sắt đại diện cho 9 châu, khắc trên đá nhiều hoa văn, cầm thú tượng trưng cho chính quyền quốc gia về sau này.

Những năm cuối đời, Vũ hay trưng cầu ý kiến của các bộ lạc, chọn Cao Dao kế nhiệm, không may Cao Dao chết yểu, ông lại chọn con trai của Cao Dao là Bá Ích kế vị.

Vũ trị vì được 8 năm, từng triệu tập các thủ lĩnh bộ lạc đến hội họp ở miếu Sơn (nay là huyện Thị Hưng, tỉnh Triết Giang) mọi người đều hội họp tặng cho Vũ rất nhiều báu vật quý và góp những ý kiến quan trọng. Vũ ra lệnh cho Hạ Thiên ghi lại rõ ràng. Từ đó đổi tên miếu Sơn Thành là Kê Sơn. Lần hội họp đó chỉ có thủ lĩnh bộ lạc Phỏng Phương Thị (là một bộ lạc ở phương nam) không đến (nay là huyện Đức Sơn tỉnh Triết Giang).

Vũ tức giận, cộng thêm vào đó Phỏng Phong Thị không biết sợ đi xâm phạm người khác, liền bị Vũ bắt lại kê ra hàng loạt vũ trang, sau đó kết vào tội chết.

Sau khi kết thúc đại hội, Vũ do bị lao động vất vả nên đã lâm bệnh, trong lúc ốm Vũ vẫn điều hành công việc.

Tháng 8 năm đó Đại Vũ ngã bệnh và chết ở Hội Kê. Thuộc hạ của ông ta theo tác phong của ông ta: khiêm tốn tiết kiệm chỉ dùng có 3 lĩnh vải và một quan tài mỏng an táng ông ta ở núi Hải Kê.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Đại Vũ: Tự Văn Minh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/dai-vu-tu-van-minh/feed/ 0
Hạ Khải https://ngaydacbiet.com/ha-khai/ https://ngaydacbiet.com/ha-khai/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:31:25 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-khai/ Hạ Khải, năm sinh và năm mất không rõ ràng, con của Đại Vũ. Sau khi Vũ chết nhường ngôi cho Khải, trị vì được 9 năm, bị bệnh mà chết. Táng ở gần An ấp (nay là thôn Tây Chỉ Hạ huyện Hạ tỉnh Sơn Tây). Mẹ của Khải là Đồ Sơn thị, ghi […]

Bài viết Hạ Khải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Khải, năm sinh và năm mất không rõ ràng, con của Đại Vũ. Sau khi Vũ chết nhường ngôi cho Khải, trị vì được 9 năm, bị bệnh mà chết. Táng ở gần An ấp (nay là thôn Tây Chỉ Hạ huyện Hạ tỉnh Sơn Tây).

minh họa vua Hạ Khải

Mẹ của Khải là Đồ Sơn thị, ghi chép trong quyển “Thiên môn” của Khuất Nguyên. Vũ trong lúc đi tuần tra về việc trị thủy, đi khắp 4 phương, có một lần gặp gỡ thị nữ của Đồ Sơn ở Đài Trang nhưng vì công việc nên phải phân li. Thị Nữ của Đồ Sơn mang thai, do đau thương đến khi sinh Khải thì chết. Vì vậy Khải sinh ra đã mất mẹ, lại là 1 đứa trẻ rất đáng thương.

Khi còn sống, Hạ Vũ đã chọn lựa Cao Dao làm người kế vị, nhưng Cao Dao mất sớm, do đó con Cao Dao là Bá Ích được chọn.

Tuy nhiên sau khi Vũ chết, Khải rất là ngang ngược không ai bảo được. Tự mình kế vị lập ra nhà Hạ đầu tiên của lịch sử Trung Quốc. Từ đó tuyên bố kết thúc xã hội nguyên thủy, mở ra một xã hội nô lệ. Khải cũng trở thành vị vua “thật sự” và đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc (cũng có nhà sử học cho rằng Vũ là vị vua đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc).

Ông ta rời bỏ Dương dịch từ phía tây dời xuống đại Hạ nay là lưu vực thôn hội, đóng đô ở An ấp (nay là phía Tây huyện Hạ tỉnh Sơn Tây).

Sau khi Khải cướp ngôi đã hạ lệnh giết Bá Ích người được Đại Vũ chọn kế vị. Khải cùng với bộ lạc Hữu Hộ thề không đội trời chung. Khải đã sai quân đánh họ, bị Hộ phi đánh cho thua trận.

Để lấy lòng dân Khải rất nghiêm túc trong việc trị quân. Ông ta còn tôn trọng những người già yếu, trẻ nhỏ, dùng những người có tài. Sau khi được sự giúp đỡ của nhân dân, ông ta lại xuất quân đi đánh Hữu Hộ phi, củng cố Vương Quyền. Sau lần đó tính cách của ông ta lại trở về như cũ, càng ngày càng xấu đi, suốt ngày uống rượu nghe hát.

truyền thuyết nói ông ta sáng tác khúc nhạc “Cửu âm”.

Những năm cuối đời của Hạ Khải, những người con trai của ông ta tranh nhau đòi kế vị. Người con út Thành Quan hung ác nhất. Khải liền sai người đem nó đến Hà Tây (nay là Thiểm Tây). Thành Quan tụ tập nhiều người hòng làm loạn. Khải liền sai đại tướng Bá Thọ đến đánh và sai người bắt giải Thành Quan về cung. Anh ta đành nhận tội. Không lâu sau Khải bị bệnh chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Khải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-khai/feed/ 0
Thái Khang https://ngaydacbiet.com/thai-khang/ https://ngaydacbiet.com/thai-khang/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:35:56 +0000 https://ngaydacbiet.com/thai-khang/ Thái Khang năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trưởng của Hạ Khải. Kế vị Khải sau khi ông ta chết. Thực tế trị vì trong 2 năm (trên danh nghĩa lên ngôi từ năm 29 tuổi) vì không lo liệu việc dân sự. Trong lúc đi du lãm săn bắn ở […]

Bài viết Thái Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thái Khang năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trưởng của Hạ Khải. Kế vị Khải sau khi ông ta chết. Thực tế trị vì trong 2 năm (trên danh nghĩa lên ngôi từ năm 29 tuổi) vì không lo liệu việc dân sự. Trong lúc đi du lãm săn bắn ở bờ bắc sông Lạc Thủy, bị Hậu Nghệ cướp ngôi. Do vậy, ốm chết, táng ở Dương Hạ (nay thuộc phía Tây huyện Thái Khang tỉnh Hà Nam).

Thái Khang từ lúc nhỏ đã được hưởng lạc cùng với cha. Sau khi lên ngôi ông ta còn ăn chơi trác táng hơn cha mình rất nhiều. Suốt ngày chỉ nghe đàn ca múa hát săn bắn, không lo liệu việc trị nước.

Có một lần ông ta mang gia nhân cùng đi săn bắn du lãm ở bờ bắc sông Lạc Thủy, đi hơn 3 tháng mà chưa trở về, buông lỏng mọi công việc triều chính, nhân dân oán thán, bị Hậu Nghệ thủ lĩnh bộ lạc Hữu Cùng của dân tộc Đông Di (nay là phía tây Đức Châu tỉnh Sơn Đông) khởi binh chiếm đánh thành An Ấp. Lúc này Thái Khang đi săn phấn khởi trở về. Đi đến bờ Lạc Thủy, thấy có quân lính đứng đó, vội sai người qua sông hỏi han tình hình mới biết Hậu Nghệ không cho ông ta vào thành. Các thủ lĩnh bộ lạc đều không bằng lòng về hành vi phóng đãng của Thái Khang, và lại sợ thế lực của Hậu Nghệ, không ai muốn giúp đỡ Thái Khang. Lúc này ông ta hối hận cũng đã muộn, đành phải cư trú ở Dương Hạ.

5 người em của Thái Khang thấy anh trưởng không về thành An Ấp nên thường cùng mẹ đến bờ nam sông Lạc Thủy ngóng đợi. Cuối cùng cũng bị thất vọng.

5 anh em họ liền sáng tác ra một ca khúc để tưởng nhớ đến công tích và phẩm đức của tổ tiên. Tính tình của ca khúc rất lâm li bi đát. Ca khúc này là “lời ca của 5 anh em” rất nổi tiếng trong Thượng Thư. Đại ý của lời ca là:

“Tổ tiên của chúng ta, từng giáo dục con cháu. Dân chúng là gốc rễ. Chỉ cần gốc rễ vững chắc thì quốc gia yên ổn. Quân vương phải chú ý tới việc trị quốc, dùng tâm để trị vì thiên hạ, đừng ham mê tửu sắc, ham muốn đi chơi, phải hết lòng vì là con trăm họ, củng cố việc quân. Có vậy mới không mất lòng tin trong dân chúng, không bị mất nước. Tổ tiên chúng ta trước đây luôn hết mình vì dân chúng ai cũng lo toan việc quân việc nước, đời sống nhân dân ổn định phồn vinh. Như vậy mới là một quân vương tài giỏi. Còn ngày nay Thái Khang của chúng ta đã đi ngược với lời dạy của tổ tông, làm hỏng mọi chuyện, làm khốn khổ bà con trăm họ, làm bại hoại tổ tiên, đưa chúng ta rơi vào tình cảnh mất nước, nhà tan. Thái Khang ơi? Anh đã mắc tội lớn – làm chúng em rất đau lòng.”

(Sau 27 năm ông ta chết ở Dương Hạ).

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Thái Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thai-khang/feed/ 0
Trọng Khang https://ngaydacbiet.com/trong-khang/ https://ngaydacbiet.com/trong-khang/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:07:06 +0000 https://ngaydacbiet.com/trong-khang/ Trọng Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai vua Hạ Khải, em trai của Thái Khang. Sau khi Hậu Nghệ phế truất Thái Khang, đã lập ông ta làm vua trên danh nghĩa ông ta lên ngôi từ năm 13 tuổi. Nhưng do Hậu Nghệ nắm quyền, ông ta không […]

Bài viết Trọng Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trọng Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai vua Hạ Khải, em trai của Thái Khang. Sau khi Hậu Nghệ phế truất Thái Khang, đã lập ông ta làm vua trên danh nghĩa ông ta lên ngôi từ năm 13 tuổi.

Nhưng do Hậu Nghệ nắm quyền, ông ta không cam tâm làm bù nhìn trong tay Hậu Nghệ, một lòng muốn cướp lại chính quyền. Ông ta sai Tử Mã Dận mang quân đi chinh phạt Hi Hòa (là vây cánh của Hậu Nghệ), lực lượng rất mạnh.

Cuối cùng Trọng Khang thua trận, bị giam lỏng.  Buồn rầu uất hận, sinh bệnh mà chết, táng ở gần An Ấp (nay là thôn Tây Chí Hạ, huyện Hạ, tỉnh Sơn Tây)

Trọng Khang làm vua được 13 năm. Con ông là Hạ Tướng lên thay. Dòng dõi Nhà Hạ phải lưu lạc thêm 2 đời sau mới giành lại được ngôi vua.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Trọng Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/trong-khang/feed/ 0
Hạ Tướng https://ngaydacbiet.com/ha-tuong/ https://ngaydacbiet.com/ha-tuong/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:40:52 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-tuong/ Hạ Tướng là con trai Trọng Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng. Lên kế vị Trọng Khang sau khi ông ta chết, trị vì được 28 năm. Bị con trai của Hàn Trác là Kiêu tiến đánh nên tự vẫn chết, táng ở Đế Khâu (nay là huyện Bộc Dương tỉnh Hà […]

Bài viết Hạ Tướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Tướng là con trai Trọng Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng. Lên kế vị Trọng Khang sau khi ông ta chết, trị vì được 28 năm. Bị con trai của Hàn Trác là Kiêu tiến đánh nên tự vẫn chết, táng ở Đế Khâu (nay là huyện Bộc Dương tỉnh Hà Nam).

Năm 2147 TCN, Trọng Khang mất, Tướng lên thay cha. Lúc Tướng lên kế vị, tuổi còn rất nhỏ, nhưng vì Hậu Nghệ mang quân tiến đánh, đành phải chạy đến Đế Khâu (nay là huyện Bộc Dương, tỉnh Hà Nam) rồi chạy đến Châm Quán (nay là phía đông huyện Thọ Quang, tỉnh Sơn Đông). Ông dựa vào sự hỗ trợ của vua nước Châm Tầm để mưu khôi phục nhà Hạ.

Năm thứ 8 sau ông ta lên kế vị. Trợ thủ Hậu Nghệ là Hàn Trác cùng con trai Hậu Nghệ là Bàng Gia đã chỉ huy quân lĩnh giết Hậu Nghệ. Sau đó sai con trai mình là Kiêu đem quân tiến đánh Châm Quán.

Tướng thế lực yếu kém, đành phải chạy đến Đế Khâu. Lúc này, Tướng đã từng đem quân đánh bại các bộ lạc Hoài Di – Phan Di – Hoàng Di… nên khi Tướng chạy đến đó gặp mặt phục tùng Tướng.

Năm thứ 2 Kiêu lại tiến đánh Đế Khấu. Buổi tối tiến đánh vào thành. Tướng thấy tình cảnh rất khó thoát thân, đành dùng dao tự vẫn chết. Hạ Tướng chết, vợ Hạ Tướng là Hậu Mân đang có mang, chui qua lỗ tường trốn thoát. Sau này Hậu Mân sinh ra Thiếu Khang.

Hạ Tướng ở ngôi tại Châm Tầm được 27 năm. Hàn Trác tự phong vương kéo dài được 40 năm. Về sau con ông là Thiếu Khang diệt được cha con Hàn Trác, trung hưng nhà Hạ.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Tướng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-tuong/feed/ 0
Hậu Nghệ https://ngaydacbiet.com/hau-nghe/ https://ngaydacbiet.com/hau-nghe/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:37:46 +0000 https://ngaydacbiet.com/hau-nghe/ Hậu Nghệ tên gọi là Nghệ, họ Vân. Năm sinh và năm mất không rõ, là thủ lĩnh bộ lạc Hữu Cùng, tộc Đông Di, nắm chính quyền ở triều Hạ 27 năm, bị em trai là Bàng Gia dùng gậy gỗ đào đập chết. Hậu Nghệ vẫn là thủ lĩnh thị tộc bộ lạc: […]

Bài viết Hậu Nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hậu Nghệ tên gọi là Nghệ, họ Vân. Năm sinh và năm mất không rõ, là thủ lĩnh bộ lạc Hữu Cùng, tộc Đông Di, nắm chính quyền ở triều Hạ 27 năm, bị em trai là Bàng Gia dùng gậy gỗ đào đập chết.

Hậu Nghệ vẫn là thủ lĩnh thị tộc bộ lạc: Hữu Cùng, dân tộc Đông Di. Theo truyền thuyết ông ta là một tay xạ thủ cừ khôi, thời đó có 10 mặt trời, đã nung đốt cây cối khô héo, khô cằn, dân sống rất khổ cực. Ông ta đã dùng tên bắn rơi 9 mặt trời, còn dùng tên bắn rất nhiều thú dữ, rắn độc. Ông vì dân loại trừ tai họa. Về sau ông ta nhân cơ hội Thái Khang đi săn đã đánh chiếm đô thành Ấp An. Lập Trọng Khang làm vương, nhưng thực chất ông ta thao túng quyền hành. Sau khi Trọng Khang chết, ông ta tự mình kế vị.

Sau khi Hậu Nghệ lên nắm chính quyền, chìm đắm trong tửu sắc, du lãm, không lo liệu việc nước, bài trừ những người chính nghĩa, chính trực, dùng những người như Hàn Trác.

Theo truyền thuyết vợ của ông ta là Hằng Nga vì không hài lòng với tác phong của ông ta nên đã lấy trộm thuốc tiên mà Tây Vương mẫu đã cho Hậu Nghệ bay về cung trăng.

Hàn Trác có dã tâm cướp quyền nên đã cùng vây cánh của em Hậu Nghệ là Bàng Gia tiến đánh 1 ngày.

Hậu Nghệ sau khi đã săn Quang về cung, rượu say túy lúy, bị Bàng Gia dùng cây gậy gỗ đào đập chết.

Một truyền thuyết khác cho rằng Hằng Nga lúc đó là một người đẹp, tóc đen nổi tiếng, được mệnh danh là “người vợ có mái tóc đen”. Cô ta được gả cho Nhạc Chính Hậu Quỳ, sinh được 1 người con trai. Hậu Nghệ nghe tiếng cô ta đẹp sắc nước nghiêng thành. Đem quân tiến đánh Hậu Quỳ, cướp cô ta làm vợ, gọi cô ta là Hằng Nga – Thiên Nga. Cô ta gắng gượng vui cười, thực ra trong lòng rất hận Hậu Nghệ. Hàn Trác là người gian trá đã nhìn ra tâm tưởng của cô ta, dùng trăm phương ngàn kế xúi giục cô ta lũng loạn Hậu Nghệ. Cô ta đã hợp mưu cùng Bàng gia giết chết Hậu Nghệ.

Sau khi Hậu Nghệ chết, Hàn Trác sai người đem thi thể băm nhỏ ra rán thành miếng, bắt Hằng Nga và con trai của cô ta ăn hết. Đứa trẻ sợ hãi không dám ăn bị Hàn Trác giết chết. Lúc này Hằng Nga mới nhìn thấy rõ bộ mặt gian trá và dã tâm độc ác của Hàn Trác, vội lấy trộm thuốc tiên bay về cung trăng.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hậu Nghệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hau-nghe/feed/ 0
Hàn Trác https://ngaydacbiet.com/han-trac/ https://ngaydacbiet.com/han-trac/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:00:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-trac/ Hàn Trác năm sinh và năm mất không rõ ràng, là thị dân của tộc Đông Di. Sau khi giết Hậu Nghệ đã tự xưng vương trị vì được 40 năm. Sau đó bị Thiếu Khang giết chết. Hàn Trác là thị dân của tộc Đông Di (nay ở Đông Bắc thành phố uy Phương […]

Bài viết Hàn Trác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hàn Trác năm sinh và năm mất không rõ ràng, là thị dân của tộc Đông Di. Sau khi giết Hậu Nghệ đã tự xưng vương trị vì được 40 năm. Sau đó bị Thiếu Khang giết chết.

Hàn Trác là thị dân của tộc Đông Di (nay ở Đông Bắc thành phố uy Phương tỉnh Sơn Đông). Vì tâm thuật không đứng đắn, dự định xấu xa, chuyên đặt điều gây chuyện, bị thủ lĩnh bộ lạc đuổi đi. Sau đó Hậu nghệ thu nhận ông ta. Ông ta nịnh bợ, lũng đoạn Hậu Nghệ, được lòng tin ở Hậu Nghệ nên được ủy thác cho quản lý việc nước. Về sau ông ta dùng thế lực giết chết Hậu Nghệ cướp ngôi, lại sai quân tiến đánh Châm Quán và Châm Tầm (nay thuộc Tây Nam thành phố Duy Phương tỉnh Sơn Đông). Sau này là bộ lạc của triều Hạ, làm cho triều Hạ gặp khó khăn.

Sau khi ông ta lên ngôi, đam mê tửu sắc, bà con trăm họ khốn khổ, nhân dân oán hận. Về sau con trai cả của Tướng là Thiếu Khang Trương Thành, dưới sự trợ giúp của quân thần đã tiến đánh thành An Ấp.

Quân lính của Hàn Trác tâm lý hoang mang, không đánh mà hàng, nhân dân mở cửa thành nghênh đón quân của Thiếu Khang vào. Thiếu Khang đánh thẳng vào cung bắt giữ Hàn Trác. Sau khi kể tội trạng của Hàn Trác đã khép ông ta tội chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hàn Trác đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-trac/feed/ 0
Thiếu Khang https://ngaydacbiet.com/thieu-khang/ https://ngaydacbiet.com/thieu-khang/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:53:05 +0000 https://ngaydacbiet.com/thieu-khang/ Thiếu Khang còn có tên khác là Đỗ Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, con trai của Hạ Tướng. Ông có công tấn công và giết chết Hàn Trác khôi phục lại triều Hạ, trị vì được 23 năm do bị bệnh chết, táng ở Dương Hạ. Thiếu Khang là cốt nhục […]

Bài viết Thiếu Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thiếu Khang còn có tên khác là Đỗ Khang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, con trai của Hạ Tướng. Ông có công tấn công và giết chết Hàn Trác khôi phục lại triều Hạ, trị vì được 23 năm do bị bệnh chết, táng ở Dương Hạ.

Thiếu Khang là cốt nhục của Hạ Tướng, lúc Tướng bị truy đuổi khép vào tội chết, Thiếu Khang vẫn chưa ra đời, mẹ là Hậu Mai Thị. Lúc đó, kèm nỗi đau thương, bỏ đi sự tôn nghiêm của một vương hậu, vội vàng theo cung nữ đào 1 rách ngách chui ra ngoài chạy đến thị bộ lạc lương gia Hữu (nay ở phía đông nam thành phố Tế Nam tỉnh Sơn Đông).

Năm thứ 2 sinh hạ được Thiếu Khang.

Từ nhỏ Thiếu Khang là người thông minh lanh lợi. Sau khi ông ta hiểu được chuyện, mẹ ông ta nói cho ông ta biết chuyện tổ tiên bị mất nước, khuyên ông ta phải báo thù khôi phục lại triều Hạ. Từ đó ông ta nuôi chí phục thù, quyết tâm giành lại thiên hạ.

Ông ta đã tập hợp quân lính, tích trữ lương thực, tập trận chiến, luôn luôn đề phòng quan sát sợ Hàn Trác giết hại mình. Không lâu sau con của Hàn Trác là Thiêu đem quân tiến đánh ông ta. Thiếu Khang chạy trốn được đến bộ lạc Hữu Ngu Thị (nay ở phía đông thành Ngan tỉnh Hà Nam).

Thủ lĩnh Hữu Ngu Thị cho ông ta làm quan, quản lý về lương thực, còn dạy ông ta học tập võ nghệ, và gả con gái cho ông ta, đất đai và 500 binh lính để phục vụ việc quân lấy lại thiên hạ. Lúc này Thiếu Khang đã có căn cứ và quân đội, ông ta khổ luyện việc quân, quyết chí khôi phục lại công đức của tổ tiên cố gắng tranh cướp lại ngôi vị khôi phục triều Hạ, ông triệu tập quần thần cũ đến hội họp.

Lúc này còn có một người tên là Mị vốn là hạ thần cũ của Tướng. Sau khi Hàn Trác cướp ngôi, ông ta chạy đến bộ lạc Hữu Cát Thị (nay ở huyện Đức Bình tỉnh Sơn Đông) triệu tập những người lưu vong, tích trữ lương thực nuôi quân, đợi thời cơ khôi phục lại triều Hạ. Ông ta hưởng ứng lời kêu gọi của Thiếu Khang, họp quân ở Hữu Cát Thị, hội họp ở Châm Quán, Châm Tầm, tôn phục Thiếu Khang làm vua.

Thiếu Khang sai con trai là Quý Trữ tấn công đánh con của Hàn Trác là Dặc Ý để thăm dò lực lượng. Lại sai tướng quân Nữ Nghĩa đi xem xét thực lực của quân Thiêu. Tất cả đều chuẩn bị chu đáo, nhất loạt xuất binh thế lực mạnh như thác đổ. Mưu sát Hàn Trác, đoạt lại ngôi vị, khôi phục lại triều Hạ.

Thiếu Khang từ nhỏ đã khổ cực vất vả. Sau khi phục quốc rất chăm lo việc nước, chọn dùng người tài. Dưới sự quản lý của ông ta thiên hạ thái bình, đất nước phồn vinh, các bộ lạc đều tâm phục ông ta, triều Hạ phồn vinh cực độ. Trong sử gọi là “Thiếu Khang trung hưng”.

Vào những năm cuối đời Thiếu Khang chọn Việt (nay ở Thiệu Hưng, tỉnh Triết Giang) làm nơi cúng tế tổ tiên. Nơi đây là khởi điểm của nước Việt.

Năm 2058 TCN, sau 23 năm trị vì Thiếu Khang bị ốm chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Thiếu Khang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thieu-khang/feed/ 0
Hạ Trữ https://ngaydacbiet.com/ha-tru/ https://ngaydacbiet.com/ha-tru/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:40:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-tru/ Hạ Trữ vừa có tên là Quỹ Trữ, cũng gọi là Mân, Thư hay Trừ, năm sinh và năm mất không rõ, là con trai của Thiếu Khang, nên kế vị sau khi Thiếu Khang chết, trị vì được 17 năm, bị bệnh chết, táng ở An Ấp. Sử sách không chép rõ các sự kiện […]

Bài viết Hạ Trữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Trữ vừa có tên là Quỹ Trữ, cũng gọi là Mân, Thư hay Trừ, năm sinh và năm mất không rõ, là con trai của Thiếu Khang, nên kế vị sau khi Thiếu Khang chết, trị vì được 17 năm, bị bệnh chết, táng ở An Ấp. Sử sách không chép rõ các sự kiện xảy ra trong thời gian ông làm vua.

Trữ là người tinh nhanh năng nổ, từng trợ giúp cha diệt thế lực Hàn Thị, phục hưng nhà Hạ. Trong thời gian kế vị, ông ta nghĩ ra cách dùng da thuộc làm áo giáp. Binh sĩ mặc vào có thể tránh được cung tên, đao kiếm của kẻ địch. Sức chiến đấu được bảo vệ rất tốt.

Xem thêm: Thiếu Khang trung hưng nhà Hạ

Ông ta cùng các bộ lạc Đông Di, tiếp tục tranh đấu một lòng tiến đến biên giới Đông Hải, mở rộng thêm cương vị nhà Hạ. Cuối cùng thu phục được tộc Đông Di. Ông ta được triều đình Hạ coi là vị vua nổi tiếng, xứng đáng được kế nghiệp sự nghiệp nhà Hạ.

Trữ dời đô đi đến Nguyên (nay gần huyện Ký Nguyên tỉnh Hà Nam) và lão Khâu (nay là huyện Trấn Lưu, tỉnh Hà Nam) trị vì được 17 năm ốm chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Trữ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-tru/feed/ 0
Hạ Hòe https://ngaydacbiet.com/ha-hoe/ https://ngaydacbiet.com/ha-hoe/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:17:11 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-hoe/ Hạ Hòe còn có tên khác là Đế Phần, là vị vua thứ 8 của nhà Hạ. Năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai của Hạ Trữ, lên trị vì ngay sau khi Trữ mất. Hòe trị vì được 26 năm, bị bệnh chết, táng ở An Ấp. Hạ Hòe lên trị […]

Bài viết Hạ Hòe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Hòe còn có tên khác là Đế Phần, là vị vua thứ 8 của nhà Hạ. Năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai của Hạ Trữ, lên trị vì ngay sau khi Trữ mất. Hòe trị vì được 26 năm, bị bệnh chết, táng ở An Ấp.

Hạ Hòe lên trị vì đã chinh phục được 9 bộ lạc, trú ở giữa Từ Thủy và Hoài Thủy. Viết dụ Khuyển Di – Vu Di – Phương Di – Hoàn Di – Bạch Di – Huyền Di – Phong Di – Dương Di – Xích Di mở rộng mạnh mẽ thế lực nhà Hạ.

Theo Sử ký, Hạ Hòe ở ngôi 26 năm nhưng theo Trúc thư kỉ niên thì ông ở ngôi 44 năm. Theo sách này, năm thứ 36 trong thời gian cai trị, ông làm thơ và soạn nhạc bài Hoàn thổ (圜土)

Sau khi ông qua đời, con ông là Hạ Mang lên nối ngôi.

Bài viết Hạ Hòe đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-hoe/feed/ 0
Hạ Mang https://ngaydacbiet.com/ha-mang/ https://ngaydacbiet.com/ha-mang/#respond Fri, 16 Jul 2021 04:22:35 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-mang/ Hạ Mang còn gọi là Hoang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, là vị vua thứ 9 của nhà Hạ. Hạ Mang là con trai của Hạ Hòe, kế vị khi Hòe chết, trị vì được 18 năm, ốm chết, táng ở gần An Ấp. Năm 2014 TCN, sau khi vua cha Hạ Hoè […]

Bài viết Hạ Mang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Mang còn gọi là Hoang, năm sinh và năm mất không rõ ràng, là vị vua thứ 9 của nhà Hạ. Hạ Mang là con trai của Hạ Hòe, kế vị khi Hòe chết, trị vì được 18 năm, ốm chết, táng ở gần An Ấp.

Năm 2014 TCN, sau khi vua cha Hạ Hoè qua đời, Hạ Mang lên nối ngôi.

Hạ Mang làm vua trong 18 năm. Sử sách không chép rõ về hành trạng của ông trong thời gian làm vua.

Khoảng năm 1997 TCN, ông qua đời, con ông là Hạ Tiết lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Mang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-mang/feed/ 0
Hạ Tiết https://ngaydacbiet.com/ha-tiet/ https://ngaydacbiet.com/ha-tiet/#respond Fri, 16 Jul 2021 01:44:06 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-tiet/ Hạ Tiết còn có tên khác là Đế Giáng, cũng gọi là Thế, là vị vua thứ 10 của nhà Hạ. Năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai của Hạ Mang, kế vị sau khi Mang chết, trị vì được 16 năm, bị ốm chết, táng gần An Ấp. Sử ký […]

Bài viết Hạ Tiết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Tiết còn có tên khác là Đế Giáng, cũng gọi là Thế, là vị vua thứ 10 của nhà Hạ. Năm sinh và năm mất không rõ ràng, là con trai của Hạ Mang, kế vị sau khi Mang chết, trị vì được 16 năm, bị ốm chết, táng gần An Ấp.

Sử ký cho rằng Hạ Tiết chỉ ở ngôi 16 năm, nhưng theo Trúc thư kỉ niên thì ông làm vua 25 năm. Theo sách này, năm thứ 21 trong thời gian cai trị, ông mang quân đi đánh các dân tộc ngoại bang xung quanh như Quyến Di (畎夷), Bạch (白), Xích (夷), Huyền (玄), Phong (风), Dương (阳), đều giành thắng lợi. Các bộ lạc này đều quy phục nhà Hạ.

Hạ Tiết trong thời gian trị vì đã sai sứ giả đến 6 tộc đến triều đình yết kiến. 6 tộc đều tiếp thu mệnh lệnh của Tiết. Điều đó nói rõ tộc Di đã thừa nhận sự thống trị thiên hạ của nhà Hạ.

Sau khi Hạ Tiết mất, con ông là Bất Giáng lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Tiết đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-tiet/feed/ 0
Bất Giáng https://ngaydacbiet.com/bat-giang/ https://ngaydacbiet.com/bat-giang/#respond Thu, 15 Jul 2021 23:15:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/bat-giang/ Bất Giáng là vị vua thứ 11 nhà Hạ. Bất Giáng là con trai của Hạ Tiết, lên kế vị sau khi cha chết, trị vì được 18 năm, bị ốm chết, táng ở gần An Ấp. Năm sinh và năm mất: không rõ lắm, ? – 1922 TCN? Năm 1981 TCN, Hạ Tiết qua […]

Bài viết Bất Giáng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bất Giáng là vị vua thứ 11 nhà Hạ. Bất Giáng là con trai của Hạ Tiết, lên kế vị sau khi cha chết, trị vì được 18 năm, bị ốm chết, táng ở gần An Ấp.

Năm sinh và năm mất: không rõ lắm, ? – 1922 TCN?

Năm 1981 TCN, Hạ Tiết qua đời, Bất Giáng lên nối ngôi.

Theo Trúc thư kỉ niên, năm thứ 6 trong thời gian cai trị (khoảng 1975 TCN), ông mang quân đi đánh nước Cửu Uyển (九苑 Jiu Yuan).

Năm thứ 35 trong thời gian ông cai trị (khoảng 1946 TCN), chư hầu của nhà Hạ là Thương đánh bại nước Bì thị (皮氏).

Bất Giáng vào những năm cuối đời, vì con trai là Khổng Giáp Tinh ngang ngạnh, lo con con trai không thể quản lý được quốc gia, quyết định sửa đổi chế độ cha truyền con nối, đã truyền ngôi cho em trai là Quýnh.

Cách thức nhường ngôi cho em trong sử gọi là “Nội Thiện” (nhường ngôi cho người trong nhà).

Sau khi Bất Giáng nhường ngôi cho em, sống được 11 năm thì chết.

Năm 1922 TCN, Bất Giáng qua đời. Ông làm vua tất cả 59 năm. Em ông là Hạ Quýnh lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Bất Giáng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bat-giang/feed/ 0
Hạ Quýnh https://ngaydacbiet.com/ha-quynh/ https://ngaydacbiet.com/ha-quynh/#respond Thu, 15 Jul 2021 19:50:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-quynh/ Hạ Quýnh còn gọi là Cục hay Ngu, là con trai của Hạ Tiết và là em trai của Bất Giáng. Nhận lời của anh lên kế vị, trị vì 21 năm (1922 TCN – 1901 TCN), bị bệnh chết, táng ở gần An Ấp. Năm sinh, năm mất: ? – 1901 TCN Năm 1922 TCN, Bất […]

Bài viết Hạ Quýnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Quýnh còn gọi là Cục hay Ngu, là con trai của Hạ Tiết và là em trai của Bất Giáng. Nhận lời của anh lên kế vị, trị vì 21 năm (1922 TCN – 1901 TCN), bị bệnh chết, táng ở gần An Ấp.

Năm sinh, năm mất: ? – 1901 TCN

Năm 1922 TCN, Bất Giáng qua đời, Quýnh lên nối ngôi.

Sử sách không chép rõ về các sự kiện xảy ra trong thời gian Hạ Quýnh ở ngôi. Năm 1901 TCN, ông qua đời, làm vua được 21 năm. Con ông là Hạ Cần lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Quýnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-quynh/feed/ 0
Hạ Cần https://ngaydacbiet.com/ha-can/ https://ngaydacbiet.com/ha-can/#respond Thu, 15 Jul 2021 17:43:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-can/ Hạ Cần còn có tên khác là Giáp, là vị vua thứ 13 của vương triều nhà Hạ. Hạ Cần là con trai thứ của Hạ Quýnh, kế vị sau khi cha chết, trị vì 21 năm, bị bệnh ốm chết, táng ở gần An Ấp. Năm sinh, năm mất: ? – 1880 TCN Năm […]

Bài viết Hạ Cần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Cần còn có tên khác là Giáp, là vị vua thứ 13 của vương triều nhà Hạ. Hạ Cần là con trai thứ của Hạ Quýnh, kế vị sau khi cha chết, trị vì 21 năm, bị bệnh ốm chết, táng ở gần An Ấp.

Năm sinh, năm mất: ? – 1880 TCN

Năm 1901 TCN, Hạ Quýnh qua đời, Hạ Cần lên nối ngôi.

Theo Trúc thư kỉ niên, năm thứ 4 trong thời gian cai trị (khoảng 1897 TCN), ông dời đô về Tây Hà (西河).

Trong thời gian Hạ Cần trị vì, thế lực nhà Thương đã nổi lên, nhà Hạ suy yếu dần. Theo Trúc thư kỉ niên, năm thứ 4 trong thời gian cai trị (khoảng 1897 TCN), ông dời đô về Tây Hà (西河) (nay là giữa thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam và huyện Hoa Âm tỉnh Thiểm Tây).

Vua nước Côn Ngô (昆吾), chư hầu nhà Hạ vốn được phong ở đất Vệ (卫) đã dời sang đất Hứa (许).

Năm 1880 TCN, Hạ Cần qua đời. Ông làm vua được 21 năm. Người anh họ ông là Khổng Giáp, con của vua Bất Giáng lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Cần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-can/feed/ 0
Khổng Giáp https://ngaydacbiet.com/khong-giap/ https://ngaydacbiet.com/khong-giap/#respond Thu, 15 Jul 2021 15:47:12 +0000 https://ngaydacbiet.com/khong-giap/ Khổng Giáp sinh và mất không rõ, là con trai của Bất Giang, cháu của Hạ Quýnh. Sau khi con trai của Hạ Quýnh là Hạ Cần lên ngôi rồi chết ông ta tự lên kế vị. Khổng Giáp trị vì được 31 năm, ốm chết, táng ở núi Hà Sơn, phía đông Bắc huyện […]

Bài viết Khổng Giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Khổng Giáp sinh và mất không rõ, là con trai của Bất Giang, cháu của Hạ Quýnh. Sau khi con trai của Hạ Quýnh là Hạ Cần lên ngôi rồi chết ông ta tự lên kế vị. Khổng Giáp trị vì được 31 năm, ốm chết, táng ở núi Hà Sơn, phía đông Bắc huyện Diên Khánh, thành phố Bắc Kinh ngày nay.

Năm sinh, năm mất: ? – 1849

Khổng Giáp tính tình ngang ngạnh, vua Bất Giáng lo cho ông ta không trị vì được quốc gia, đã không truyền ngôi, mà lại nhường ngôi cho em trai mình Hạ Quýnh. Sau khi Hạ Quýnh chết nhường ngôi cho con trai là Hạ Cần. Hạ Cần chết – Khổng Giáp mới được kế vị.

Dựa theo Trúc thư kỉ niên, ông đóng đô tại Tây Hà (西河).

Từ khi trị vì, Khổng Giáp ăn chơi sa đọa, suốt ngày ham mê tửu sắc. Truyền thuyết nói ông ta là người sáng tác ra khúc nhạc đồng âm. Ông ta là người ma lanh quỷ quyệt, các thủ lĩnh bộ lạc liên tiếp rời bỏ triều đình. Triều Hạ rơi vào thế yếu, vì vậy trong quốc ngữ, Chu Ngữ nói Khổng Giáp làm rối loạn triều đình Hạ, 4 đời bị đứt đoạn.

Vào năm thứ 3 trong những năm trị vì, ông đi săn tại núi Fu – (萯山) tại Đồng Dương (东阳).

Vào năm thứ năm, ông sáng tác bài hát “Đông Âm” (东音) còn gọi là “Phá phủ chi ca” (破斧之歌: Bài hát của cái búa gãy).

Ông là người rất mê tín, những điều ông quan tâm là rượu và phụ nữ đẹp. Trong thời gian đó, quyền lực của triều Hạ đã bắt đầu suy yếu. Những vị vua chư hầu ngày càng có nhiều quyền thế.

Cũng trong thời Khổng Giáp, một nước chư hầu là Thương, đã dời thủ đô từ Ân (殷) trở về Thương Khâu (商丘).

[alert-note]

Sử ký (Hạ bản ký) và “Liệt Tiên Truyền” nói: Khổng Giáp thích nuôi rồng. Anh ta nuôi 2 con rồng hung dữ, lại còn tìm 1 người sa cơ thất thế tên là Lưu Lũy đặt biệt hiệu cho anh ta là “Ngự Long Thị” sai anh ta nuôi dưỡng 2 con rồng đó. Lưu Lũy không biết cách nuôi rồng, không lâu sau một con rồng cái đã chết. Anh ta can đảm đem con rồng đã chết rán lên đưa cho Khổng Giáp ăn. Sau khi ăn, ông ta khen món ăn đó hết lời. Sau chuyện này Khổng Giáp không thấy con rồng cái nữa. Con rồng đực cũng buồn rầu sinh bệnh, rồi nổi giận lôi đình, Lưu Lũy sợ hãi chạy trốn mất.

Khổng Giáp không biết làm sao lại tìm được 1 cao thủ nuôi rồng tên là Sư Môn. Sư Môn đem con rồng đó vỗ về khiến tinh thần nó hoạt bát, thần sắc nó nhanh nhẹn. Khổng Giáp rất vui mừng, nhưng Sư Môn tính bộc trực, hoàn toàn bác bỏ những lời Khổng Giáp vỗ về việc nuôi dưỡng rồng, khiến cho Khổng Giáp rất tức giận. Cuối cùng sai người giết chết anh ta, chôn anh ta ở ngoại thành.

Không lâu sau sấm to, gió lớn, sau khi sấm sét chấm dứt, rừng núi ở ngoại thành bỗng cháy đùng đùng. Khổng Giáp tin là có ma quỷ, một mặt cho rằng đó là linh hồn Lưu Lũy tác oai tác quái, vội vàng lên xe ngựa, chạy đến nơi chôn Lưu Lũy tạ lỗi. Trên đường trở về cung, đi được nửa đường thì chết trên xe ngựa.

[/alert-note]

Năm 1849 TCN, ông bị tai nạn xe đè mà mất, trị vì được 31 năm. Con ông là Hạ Cao lên thay.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Khổng Giáp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/khong-giap/feed/ 0
Hạ Cao https://ngaydacbiet.com/ha-cao/ https://ngaydacbiet.com/ha-cao/#respond Thu, 15 Jul 2021 14:00:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-cao/ Hạ Cao còn có tên là Cao Câu, là vị vua thứ 15 của nhà Hạ, là con trai của Khổng Giáp. Hạ Cao lên kế vị sau khi Khổng Giáp chết, trị vì 11 năm, bị bệnh ốm chết, táng ở Cảnh Nội, huyện Cách Ninh, tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: ? […]

Bài viết Hạ Cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Cao còn có tên là Cao Câu, là vị vua thứ 15 của nhà Hạ, là con trai của Khổng Giáp. Hạ Cao lên kế vị sau khi Khổng Giáp chết, trị vì 11 năm, bị bệnh ốm chết, táng ở Cảnh Nội, huyện Cách Ninh, tỉnh Hà Nam.

Năm sinh, năm mất: ? – 1838 TCN

Năm 1849 TCN, Khổng Giáp mất, Cao lên nối ngôi. Hạ Cao trong thời gian trị vì dời đô đến Miễn Chì (nay gần phía tây huyện Miễn Chì tỉnh Hà Nam).

Trong thời gian trị vì, Hạ Cao đã phục hồi tước vị cho nước chư hầu Thử Vi thị (豕韦) trước đây bị Khổng Giáp truất.

Năm 1838 TCN, Hạ Cao mất. Ông làm vua được 11 năm. Con ông là Hạ Phát lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Cao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-cao/feed/ 0
Hạ Phát https://ngaydacbiet.com/ha-phat/ https://ngaydacbiet.com/ha-phat/#respond Thu, 15 Jul 2021 12:46:01 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-phat/ Hạ Phát còn có tên là Phát Huệ, vua thứ 16 của triều đại nhà Hạ. Hạ Phát là con trai Hạ Cao, kế vị sau khi cha ông chết, trị vì 18 năm, bị bệnh chết, táng ở gần An Ấp. Năm sinh, năm mất: ? – 1819 TCN Khoảng năm 1838 TCN, Hạ Cao […]

Bài viết Hạ Phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Phát còn có tên là Phát Huệ, vua thứ 16 của triều đại nhà Hạ. Hạ Phát là con trai Hạ Cao, kế vị sau khi cha ông chết, trị vì 18 năm, bị bệnh chết, táng ở gần An Ấp.

Năm sinh, năm mất: ? – 1819 TCN

Khoảng năm 1838 TCN, Hạ Cao mất, Hạ Phát lên nối ngôi.

Hạ Phát làm vua trong 19 năm.

Năm thứ 7 ông là vua thì ở Thái Sơn có trận động đất rất mạnh – đây là ghi chép sớm nhất về hiện tượng thiên tai này trong lịch sử Thế giới.

Sử sách không chép rõ về hành trạng của ông trong thời gian làm vua nhưng có ghi lại sự kiện sau 1 năm ông lên ngôi thì có mấy bộ lạc ở phương đông cử sứ giả đến thuần phục, ông đã tổ chức một cuộc biểu diễn vũ hội rất hoành tráng.

Khoảng năm 1819 TCN, ông mất, con ông là Lý Quý lên nối ngôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Phát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-phat/feed/ 0
Hạ Kiệt https://ngaydacbiet.com/ha-kiet/ https://ngaydacbiet.com/ha-kiet/#respond Thu, 15 Jul 2021 12:01:13 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-kiet/ Hạ Kiệt còn có tên là Lý Quý hay Đăng (Lữ Đăng), là con trai Hạ Phát, là vị vua thứ 17 và cuối cùng nhà Hạ. Ông kế vị sau khi cha chết là một người hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, trị vì 53 năm. Nước mất bị đưa đi […]

Bài viết Hạ Kiệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Kiệt còn có tên là Lý Quý hay Đăng (Lữ Đăng), là con trai Hạ Phát, là vị vua thứ 17 và cuối cùng nhà Hạ. Ông kế vị sau khi cha chết là một người hôn quân nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, trị vì 53 năm. Nước mất bị đưa đi đày và bị đói chết, táng ở núi Ngọa Ngư (Nam Sào) nay núi Ngọa Ngư, huyện Sào, tỉnh An Huy.

Tranh Hạ Kiệt vẽ năm 150
Tranh Hạ Kiệt được in trên tường năm 150 tại Sơn Đông

Năm sinh, năm mất: ? – 1764 TCN

Hạ Kiệt có sức khỏe vô cùng. Ông ta có thể nâng được cái mâm sắt, tính khí dã man, thường sát hại bà con trăm họ, phá hoại sản xuất nông nghiệp, thường đi chinh phạt các nước.

Năm thứ 33 sau khi lên ngôi, đem quân đi chinh phạt Hữu Thi Thị.

Hữu Thi Thị xin ông ta tha tội chết, rồi đem cống cho ông một mỹ nữ tên là Muội Hỷ – Kiệt si mê cô ta, nên sai làm cho cô ta nhà đẹp – đài ngọc – giường ngọc. Có người đem dâng cho ông 2 bản nhạc hoang dâm vô sỉ, tất cả những thứ đó đều đổ lên đầu bà con trăm họ. Nhân dân cực khổ vô cùng, phẫn nộ mà không dám kêu than.

Kiệt trọng những người vô dụng lẻo mép, làm hại những công thần trung lương, giết hại công dân. Kiệt rất đáng bị trừng phạt.

Năm thứ 37, sau khi ông ta lên ngôi, thủ lĩnh bộ lạc Thương ở phương Đông, cử một người có đức có tài tên là Y Doãn đi gặp Kiệt. Y Doãn dùng lời lẽ hợp lý nhân đức, khuyên nhủ Kiệt, khi vắng ông ta, hiểu nỗi thống khổ của bà con trăm họ, dùng tâm để trị vì thiên hạ. Kiệt không nghe và đuổi Y Doãn đi.

Vào những năm cuối đời Kiệt càng hoang dâm vô độ, Kiệt sai đào một cái đầm gọi là quan đầm. Ông ta thường tụ tập nam nữ ca hát ở trong đầm một tháng không thiết triều. Thái Sử Chung Cổ khóc lóc đòi gặp, ông ta nhất định không gặp, mắng nhiếc Chung Cổ nhiều chuyện. Chung Cổ biết Kiệt không còn cứu vãn được, liền hỏi bộ lạc Thương.

Đại thần Quan Long Phùng khuyên ông ta: “Bệ hạ nên thức tỉnh và nghe những lời xem trọng. Quần thần nên giữ gìn sức khỏe và chú trọng việc nước thì thiên hạ mới an yên, vương triều mới ổn định. Nếu bệ hạ ăn chơi xa xỉ, giết hại bách tính, thì sẽ bị diệt vong. Bệ hạ đã làm mất đi lòng tin trong nhân dân. Bây giờ bệ hạ hãy sửa đổi tâm tính mới có thể làm thay đổi lòng người”. Kiệt nghe xong rất giận Quan Long Phùng và ra lệnh chém ông ta.

Như vậy Kiệt càng làm mất đi lòng tin của những quân thần nhân nghĩa.

Lúc này dưới sự lãnh đạo của Thang, bộ lạc Thương ngày càng mạnh mẽ. Kiệt lo lắng bộ lạc Thương sang xâm hại mình, liền mượn cớ cầm tù Thang ở Hạ Đài (nay là Hà Nam) không lâu sau Thang có mưu kế khiến Kiệt phải phóng thích ông ta.

Sau đó dưới sự tham mưu của Y Doãn, đã đem quân đi đánh Kiệt. Đầu tiên diệt những đồng đẳng của Kiệt, tấn công hỗn Ngô quốc, sau đó bao vây tuyến đường quan trọng (nay ở phía tây huyện An Ấp, tỉnh Sơn Tây).

Kiệt biết tin sai quân đến đảo Điều. Hai bên tranh đấu, Kiệt đã lên đỉnh núi gần đó quan sát trận đấu, bỗng nhiên trời đổ mưa lớn. Kiệt vội vàng chạy xuống tránh mưa, quân nhà Hạ vẫn không muốn vì Kiệt mà liều mạng lúc này cũng nhân cơ hội đó tản mát hết.

Cuối cùng không khống chế được, đành phải trốn chạy vào trong thành. Quân Thương ở đằng sau đuổi gấp, Kiệt không dám ở đó lâu vội vàng mang mọi thứ báu vật quý và một con thuyền nhỏ chạy trốn qua sông chạy đến Nam Sào. Sau đó bị Thang đuổi bắt được, đã giam cầm tại nơi đây.

Lúc này Kiệt hối hận và đã phải than thở “Thật đáng tiếc giá như lúc đó mình giết Thang ở Hạ Đài thì có tốt không?”. Kiệt đã quen sống sung túc, ở đây lại hoang vu, không có người phục vụ, bản thân lại không quen lao động, bị đói chết ở núi Ngọa Ngưu. Một sách khác nói là chết ở núi Lịch Dương (nay ở huyện Hòa tỉnh An Huy). Cũng có sách sử nói rằng: Kiệt không bị quân Thương bắt giam, chạy đến Nam Sào bị ốm chết, triều Hạ bị diệt vong.

Nhà Hạ mất. Hạ Kiệt ở ngôi 52 năm, bị đày ra Nam Sào. Năm 1764 TCN, tức 3 năm sau thì qua đời tại núi Đình Sơn, không rõ bao nhiêu tuổi. Thành Thang lập ra nhà Thương.

Tội ác của Kiệt không thể nào tha thứ. Người đời sau tranh luận có người khẳng định, có người còn hoài nghi, Ôn Lặc Tất (triều Tống) cho rằng rất nhiều tội ác của Kiệt không phải do Kiệt làm, mà do hậu thế đem những tội ác chất lên mình người cuối cùng triều Hạ, tạo nặn ông ta thành 1 hôn quân điển hình mà thôi.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hạ Kiệt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-kiet/feed/ 0