Trong các hoạt động kinh doanh, các đơn vị, doanh nghiệp không khó để bắt gặp một số chi phí được phát sinh khi vay lãi. Các chi phí đó được chia thành chi phí lãi vay không được trừ và được trừ. Một số câu hỏi được đặt ra là liệu có cách nào để xác định những khoản chi phí không được trừ, cách để phân biệt giữa hai chi phí đó chuẩn xác nhất là gì? Nếu vẫn chưa biết câu trả lời, hãy để VINA ACCOUNTING bật mí về những vấn đề một cách chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây nhé.
Toc
Giới thiệu về chi phí lãi vay
Trước khi tìm hiểu về chi phí lãi vay không được trừ, các đơn vị, doanh nghiệp cần nắm rõ một số những thuật ngữ liên quan trực tiếp. Cụ thể như sau:
Vốn vay là gì?
Vốn vay được hiểu là nguồn vốn được các đơn vị, doanh nghiệp đi vay, huy động từ những định chế tài chính chẳng hạn như các tổ chức tín dụng, ngân hàng,…, cá nhân cũng như từ nguồn vốn từ thị trường thông qua việc đầu tư trái phiếu,…. Một điều khác với vốn chủ sở hữu hình thành từ chủ sở hữu hoặc nhà đầu tư, những tổ chức, cá nhân cho vay vốn là thực thể độc lập, không sở hữu bất kỳ doanh nghiệp nào.
Lãi vay là gì?
Những chi phí lãi vay là những khoản chi phí được phát sinh khi các đơn vị, doanh nghiệp đi vay vốn từ những tổ chức, cá nhân bên ngoài nhằm với mục đích phục vụ cho hoạt động kinh doanh, sản xuất của mình. Một số loại lãi vay bao gồm:
– Lãi vay ngắn hạn (khoản vay dưới 1 năm).
– Lãi tiền vay dài hạn (khoản vay trên 1 năm)
– Lãi tiền vay trên các khoản thấu chi.
– Lãi suất trái phiếu, nợ chuyển đổi.
– Các chi phí phát sinh trong quá trình làm thủ tục vay được phân bổ trong suốt quá trình vay.
– Chi phí tài chính của tài sản cố định thuê tài chính.
– Lãi suất từ các khoản vay khác.
Xem thêm: Dịch vụ thành lập công ty uy tín chuyên nghiệp tốt nhất
Điều kiện để xác định chi phí lãi vay không được trừ
Chi phí lãi vay không được trừ thường được xác định bởi các điều kiện sau:
- Trong trường hợp các doanh nghiệp, đơn vị vẫn chưa thực hiện góp đủ vốn điều lệ mà số tiền vay lại nhỏ hơn hoặc bằng với số vốn điều lệ còn thiếu thì tất cả những chi phí lãi vay được phát sinh sẽ không được tính toán vào chi phí hợp lý, có nghĩa đây đều là những chi phí lãi vay không được trừ.
- Ngoài ra số tiền lãi vay trong quá trình sản xuất, đầu tư của các đơn vị, doanh nghiệp đã được ghi nhận vào tổng giá trị của công trình đầu tư hay giá trị tài sản, thì sẽ không được tính trừ.
- Và cuối cùng là số tiền lãi mà các đơn vị, doanh nghiệp vay của các đối tượng không thuộc là tổ chức tín dụng hay các tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay thì không được trừ.
Cách tính chi phí lãi vay không được trừ
Đối với những trường hợp mà các đơn vị, doanh nghiệp chưa thực hiện góp đủ vốn điều lệ mà số tiền vay lại lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì có thể tính toán những chi phí lãi vay không được trừ theo công thức như sau:
– Nếu các đơn vị, doanh nghiệp chỉ phát sinh duy nhất một khoản vay:
Chi phí lãi vay không được trừ = Số vốn điều lệ còn thiếu nhân (x) lãi suất của khoản vay nhân (x) thời gian góp vốn điều lệ còn thiếu.
– Nếu các đơn vị, doanh nghiệp phát sinh thêm nhiều khoản vay:
Lãi vay không được trừ = Tỷ lệ (%) giữa vốn điều lệ còn thiếu trên tổng số tiền vay nhân (x) tổng số lãi vay.
Phân biệt chi phí lãi vay không được trừ và được trừ
Khi so sánh những tiêu chí cho khoản chi phí lãi vay không được trừ đã được đề cập ở phía trên, các doanh nghiệp hoàn toàn xác định những chi phí lãi vay được trừ theo những tiêu chí sau đây:
– Đối với các đơn vị, doanh nghiệp đã thực hiện góp đủ vốn điều lệ thì các chi phí lãi vay phát sinh sẽ bị trừ.
– Đối với các đơn vị, doanh nghiệp vẫn chưa thực hiện góp đủ vốn điều lệ mà số tiền vay lại lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu thì lúc này khoản chi phí lãi vay được trừ sẽ được xác định theo công thức như sau:
Khoản chi phí lãi vay được trừ = Tổng chi phí lãi vay – Chi phí lãi vay không được trừ trong trường hợp này được tính ở mục (3a.)
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/cach-chon-kinh-ram-phu-hop-voi-khuon-mat/
- https://ngaydacbiet.com/top-5-cong-ty-uy-tin-quan-ao-bao-ho-lao-dong-tai-ha-noi/
- https://ngaydacbiet.com/gong-kinh-tron/
- https://ngaydacbiet.com/vien-bao-tang-my-thuat-metropolitan-kho-tang-hoi-hoa-to-lon-cua-the-gioi/
- https://ngaydacbiet.com/sinh-con-nam-2023-thang-nao-tot-nhat/
– Khoản tiền lãi vay của các đơn vị, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh, đầu tư không được ghi nhận vào tổng giá trị của công trình đầu tư hay giá trị tài sản, thì sẽ được tính vào khoản chi phí hợp lý.
– Lãi suất số tiền đã vay không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố tại thời điểm vay thì được tính vào chi phí hợp lý.
Những vấn đề cần lưu ý khi hạch toán chi phí lãi vay
Bên cạnh đó khi thực hiện hạch toán chi phí lãi vay, các đơn vị, doanh nghiệp cũng cần lưu ý những điều sau đây:
1. Được hạch toán lãi vay hỗ trợ cho người lao động mua hàng
Doanh nghiệp nếu có ký thỏa thuận với Ngân hàng để thực hiện chương trình hỗ trợ người lao động khoản lãi vay mua hàng hóa, dịch vụ thì chi phí này cũng được chấp nhận, nhưng phải có hóa đơn.
2. Chi phí của năm trước không được tính vào năm sau
Dựa theo nguyên tắc “các khoản chi phải tương ứng với doanh thu tính thuế” (Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC), Cục Thuế TP. HCM cho rằng các khoản chi phí hợp tác kinh doanh, chi phí lãi vay phát sinh trong những năm trước không được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của năm hiện hành
3. Được phép vay trả lãi cho các khoản nợ của công trình xây dựng
Khoản 5 Điều 8 Thông tư số 39/2016/TT-NHNN cấm cho vay đảo nợ.
Tuy nhiên, không cấm vay nhằm mục đích trả lãi cho các khoản vay trong quá trình thi công các công trình xây dựng, với điều kiện các khoản lãi vay này đã tính vào dự toán dự toán của công trình xây dựng.
4. Nếu đã thực hiện góp đủ vốn điều lệ, chi phí lãi vay được hạch toán toàn bộ
Theo quy định tại khoản 2.18, 2.31 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , nếu đã góp đủ vốn điều lệ thì chi phí lãi vay nhằm mục đích phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh (trừ mục đích đầu tư xây dựng cơ bản) đều được hạch toán toàn bộ vào chi phí hợp lý.
5. Lãi vay trong quá trình xây dựng cơ bản không được tính vào chi phí SXKD
Đối với chi phí lãi vay phát sinh trong quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phải tính vào giá trị đầu tư, không hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
6. Trường hợp lập hóa đơn trễ, chi phí lãi vay vẫn được chấp nhận
Theo nguyên tắc, Bên cho vay phải lập hóa đơn khi thu tiền lãi của Bên đi vay. Tuy nhiên, Cục thuế TP.HCM vẫn cho phép
Bên đi vay được hạch toán chi phí lãi vay ngay cả trong trường hợp Bên cho vay lập hóa đơn không đúng thời điểm. Đồng thời, chỉ phía Bên cho vay mới bị xử phạt, Bên đi vay không bị phạt.
7. Vay vốn của cá nhân, chi phí lãi vay chỉ được chấp nhận tối đa 150% lãi suất cơ bản
Theo quy định tại khoản 2.17 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC , trường hợp Công ty vay vốn của cá nhân để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh thì chi phí lãi vay chỉ được hạch toán không quá 150% mức lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm vay.
Đồng thời, khi trả tiền lãi, Công ty phải khấu trừ thuế TNCN từ đầu tư vốn với tỷ lệ 5% trên số tiền lãi chi trả.
Trên đây là bài viết cung cấp những thông tin chi tiết nhất về chi phí lãi vay không được trừ mà chúng tôi đã tổng hợp để gửi đến bạn. Hy vọng các đơn vị, doanh nghiệp sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để ứng dụng trong việc tính toán. Nếu vẫn còn bất cứ câu hỏi hay thắc mắc nào, liên hệ ngay VINA ACCOUNTING để được giải đáp nhanh nhất nhé!
THÔNG TIN LIÊN HỆ
Công Ty TNHH Đại Lý Thuế ACCOUNTING
- MST: 1801689802
- Hệ thống chi nhánh tại 63 tỉnh thành trên toàn quốc:
- Website: https://vinaaccounting.vn/
- ĐT: 0901 22 73 88
- Email: vinaglobal.vn@gmail.com