Chu Bình Vương tên thật là Cơ Ý Cữu (một số tài liệu tên là Cơ Nghi Cữu). Ông là con trai của Chu U Vương. U Vương bị giết, ông ta được giúp làm vua. Trị vì 51 năm, chết ở Lac An (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam) mai táng ở Bình Khâu (nay thuộc thôn Kim Thôi huyện Thái Khang tỉnh Hà Nam).
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 720 TCN
* Lúc U Vương trị vì đã lập Cơ Ý Cữu làm thái tử, sau khi U Vương sủng ái Bao Tự, đã phế Ý Cữu, lập Bá Phục làm thái tử. Một hôm U Vương thấy Ý Cữu chơi trong vườn, ông thả một con hổ vào vườn, dự tính cho con hổ cắn chết Ý Cữu. Lúc ấy Ý Cữu rất bình tĩnh, con hổ định vồ Ý Cữu, ông ta không sợ hãi chạy trốn mà tiến thẳng đến phía trước, hét to, làm cho con hổ kinh hãi lùi lại vài bước nằm phục trên mặt đất quan sát động tĩnh. Ý Cữu ung dung bước đi. Ông ta biết đây là dã tâm của cha muốn hại chết mình, ông liền cùng với mẹ lén lút chạy tới chỗ cậu của ông ta là Thân hầu.
Khuyển Nhung tấn công vào thành Cảo Kính giết chết U Vương rồi rút quân về miền Tây. Các chư hầu như: Thân, Lỗ, Hứa lập Ý Cữu làm vua, năm 770 TCN làm lễ đăng quang ở đất Thân (nay thuộc phía Bắc thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam).
Do thành Cảo Kinh bị chiến tranh tàn phá, không lâu sau Ý Cữu dưới sự hộ tống của nước Tấn đã dời đô tới Lạc Ấp, các nước chư hầu như: Tấn, Trịnh phải phụ giúp miễn cưỡng nhường lại đất. Sử sách gọi là Đông Chu. Năm này là năm mở đầu của Đông Chu và cũng là mở màn thời Xuân Thu. Lên ngôi vua cùng lúc với Ý Cữu chư hầu Hoắc Công Hàn cũng lập một người con khác của U Vương là Huề Vương làm vua, do đó xuất hiện cục diện hai nước Chu cùng tồn tại song song.
Mười năm sau, Tấn Văn Hầu giúp Ý Cữu giết Huề Vương, vương triều Chu lại thống nhất làm một.
Vì Tần Tương Công có công lớn trong việc giúp Ý Cữu dời đô nên Ý Cữu đã phong cho ông ta làm chư hầu và ban sắc lệnh nói: “Người Nhung đánh chiếm Cảo Kinh và địa khu Kỳ Sơn, ngươi hãy đem quân đi đánh họ, đánh được nơi nào thì nơi đó sẽ thuộc về nước Tần”.
Không lâu sau, Tần lấy được phía Tây của địa khu Kỳ Sơn, nước Tần đó phát triển mạnh.
Do đất của cố hương bị mất, vùng đất của Vương triều Đông Chu chỉ ngăn cách bởi phía Tây Bắc tỉnh Hà Nam, phía Đông đến Vĩnh Dương, phía Tây đến Lâm Quan, phía Nam đến Nhũ Thủy, phía Bắc chỉ đến bờ Nam sông Thủy, xung quanh chỉ có 600 dặm, đất hẹp người thưa, vô số nước chư hầu lớn vây xung quanh nó chỉ tương đương với một nước chư hầu hạng trung.
Vương triều Chu suy bại.
Các nước lớn như: Trịnh, Tấn, Tề, Lỗ, Yên, Sở, Tống… đều tranh nhau: đất đai dân số và quyền chi phối các nước chư hầu khác, chiến tranh cứ xảy ra liên miên, hình thành cục diện hỗn loạn chư hầu tranh bá, lịch sử Trung Quốc bước vào thời kỳ rối ren.
Trong thời gian Cơ Ý Cữu trị vì, đã giao phó cho Trịnh Trang Công giám sát triều đình, về sau nước Trịnh thế lực hùng mạnh, Cơ Ý Cữu nhìn thấy Trịnh Trang Công có dã tâm, không muốn triều đình bị Trịnh Trang Công thao túng. Nhân cơ hội nước Trịnh xảy ra nhiều chuyện, Trịnh Trang Công không có thời gian đến nhận chức Ý Cữu bãi bỏ chức vị của Trịnh Trang Công. Trịnh Trang Công biết tin lập tức đến Lạc Dương, gây áp lực với Ý Cữu. Cơ Ý Cữu đành phải đưa thái tử Cơ Qua đến Trịnh làm con tin. Để giữ thể diện cho Cơ Ý Cữu các quần thần đưa ra kế sách trao đổi con tin, con trai của Trịnh Trang Công cũng phải đến Lạc Ấp làm con tin. Họ thông báo với dân chúng và các chư hầu thái tử nước Chu sang nước Trịnh học tập.
Từ đó có thể thấy, sau khi Cơ Ý Cữu dời đô, thế lực vương thất triều Chu đã suy tàn, vua Chu trên danh nghĩa là thiên tử, thực tế chỉ là bù nhìn mà thôi.
Năm 720 TCN, ông ta bị bệnh chết, lập miếu đặt hiệu là Chu Bình Vương.
Đế Vương Trung Hoa,