Chu Khoảnh Vương tên thật là Cơ Nhậm Cự, là con của Chu Tương Vương, kế vị sau khi Tương Vương chết. Trị vì 6 năm, bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ.
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 613 TCN
* Khi Cơ Nhậm Cự lên kế vị, nền tài chính của vương triều rất túng bẩn, tiền làm tang cho Tương Vương cũng không đủ, Cơ Nhậm Cự đành phải sai Cơ Bá đi tới nước Lỗ vay tiền. Vua Lỗ sai Thúc Tôn Đắc Cự mang tiền tới đô thành, mới có tiền an táng cho Tương Vương. Thời gian đó là 14 tháng sau cái chết của Tương Vương.
Thời gian Cơ Nhậm Cự trị vì có chư hầu của nước Trâu (nay là phía Đông nam huyện Trâu tỉnh Sơn Đông) là Trâu Văn Công. Năm 614 TCN, Trâu Văn Công chuẩn bị dời đô đến Dịch Sơn (nay thuộc phía nam huyện Trâu tỉnh Sơn Đông). Các cận thần khuyên Trâu Văn Công “việc dời đô có lợi cho dân, nhưng lại có hại cho đại vương, sẽ làm tổn hại tới tuổi thọ”. Thời đó, người ta rất tin vào bói toán, đều cản trở việc dời đô. Trâu Văn Công nói: “Quân vương phải lấy dân làm gốc và quân vương do dân lập nên để thay họ tìm kế mưu sinh, nếu như việc dời đô là có lợi cho dân thì chuyện đó nên làm”. Trâu Văn Công nhất định dời đô đến Dịch Sơn. Quả thật không lâu sau Trâu Văn Công bị bệnh chết, phù hợp với lời tiên đoán, mọi người đều ca ngợi công đức của Trâu Văn Công.
Mùa thu năm 613 TCN, Cơ Nhậm Cự ốm chết, sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Khoảng Vương.
Đế Vương Trung Hoa,