Chu Thận Kính Vương tên thật là Cơ Định, con của Chu Hiển Vương, kế vị sau khi Hiển Vương chết. Trị vì được 6 năm, bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ.
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 315 TCN
* Trong thời gian Cơ Định trị vì, 7 nước chư hầu đều tự bảo tồn, đứng vững bằng chính sức lực của mình, mỗi nước đều tự tìm kiếm liên minh. Có lúc vài quốc gia nhỏ yếu liên kết với nhau đánh một nước mạnh được gọi là: “Hợp tung”, có lúc một hoặc hai nước mạnh liên kết với nhau (thường là nước Tần và nước Tề) đánh một nước nhỏ yếu, được gọi là “Liên hoành”. Có một số nhà diễn thuyết nghiên cứu tình hình của thiên hạ đã đi tới các quốc gia, khuyên các quốc quân nên tiến hành “hợp tung”, hoặc “liên hoành”, trong lịch sử gọi họ là “nhà tung hoành”.
Để loại bỏ sự đe dọa của nước Tần (lúc đó được coi là mạnh nhất) đối với các nước khác nên vào năm 318 TCN, tướng công nước Ngụy là Tôn Diễn khởi xướng chiến dịch: 5 nước hợp sức với nhau cùng đánh nước Tần, 5 nước đó là Ngụy, Triệu, Hàn, Sở, Yên và bầu vua nước Sở làm chủ soái. Cũng vào năm đó, liên quân 5 nước tấn công cửa ải Hàm Cốc (nay thuộc huyện Linh Bảo tỉnh Hà Nam), xuất quân chặn đánh, liên quân bị đánh tan tác.
Năm thứ hai, quân Tần và liên quân 3 nước (Hàn, Triệu, Ngụy) lại đánh nhau ở Tu Ngư (nay thuộc phía Tây huyện Nguyên Dương tỉnh Hà Nam), quân Tần giết được 80.000 người, giành được chiến thắng, đánh bại được sự liên hợp của liên quân năm nước.
Năm 316 TCN, quân Tần diệt vong được hai nước nhỏ là: nước Ba và nước Thục (nay thuộc tỉnh Tứ Xuyên), đón tiếp một số lớn dân di cư và chiếm lĩnh hẳn hai nước Ba và Thục, giành được ưu thế chiến lược thuận lợi cho việc đánh chiếm nước Sở về sau này, lãnh thổ nước Tần chạy từ phía Đông sông Trường Giang xuống hạ lưu sông Trường Giang.
Năm 315 TCN, Cơ Định bị ốm chết, sau khi ông ta chết lập miếu đặt hiệu là Thận Kính Vương.
Đế Vương Trung Hoa,