Toc
Những công trình kiến trúc nổi tiếng nhất thời cổ đại là các kim tự tháp, đặc biệt là các kim tự tháp nằm ở ngoại ô thủ đô Cairo, Ai Cập.
Kim tự tháp công trình thể hiện trình độ kiến trúc vượt thời đại của người Ai Cập cổ đại
Trong số các kim tự tháp đó, hùng vĩ nhất phải kể đến kim tự tháp Kheops. Kim tự tháp Kheops được xây dựng vào khoảng năm 2600 trước Công nguyên, cao 146,5 mét, nền đáy mỗi cạnh dài 232 mét, một vòng chu vi khoảng 1 km. Tháp được xây dựng từ 2,3 triệu tảng đá lớn, bình quân mỗi tảng nặng 2,5 tấn, giữa các tảng đá không hề có bất cứ chất kết dính nào. Tháp được hình thành bằng việc chồng các tảng đá lên nhau. Thời gian tồn tại của kim tự tháp Kheops đã gần 5.000 năm, trải qua gió mưa bão tố nó vẫn ngạo nghễ giữa trời, nguy nga hùng vĩ.
Ở Ai Cập, người ta phát hiện được tất cả có 80 kim tự tháp. Những kim tự tháp lớn nhỏ này đều được phân bố rải rác hai bên bờ sông Nile. Kim tự tháp Kheops được xây dựng cách ngày nay khoảng 4.600 năm, là một công trình kiến trúc đơn lẻ đồ sộ nhất trong lịch sử loài người.
Kim tự tháp Kheops sừng sững trên cao nguyên Giza cách phía Tây Cairo 10km. Nơi ấy biển cát mênh mông, đá vụn tràn đầy và là một vùng đất cằn cỗi. Xây dựng một công trình to lớn tại một vùng đất như vậy rõ ràng là không thực tế. Vậy mục đích của người thiết kế là gì?
Những công cụ, phương tiện xây dựng đầy bí ẩn!
Từ thập niên 20 của thế kỷ XX đến nay, hàng loạt các nhà nghiên cứu đã tìm đến Ai Cập. Họ nhìn công trình khổng lồ này bằng con mắt kinh ngạc. Người Ai Cập làm thế nào để đục đẽo, chồng ghép các tảng đá lớn như vậy thành lăng mộ. Bố cục các lối đi và các phòng trong lăng giống như một mê cung. Đường thông hơi của lăng mộ nằm nghiêng và thông xuống các tầng sâu dưới đất. Tường đá nhẵn bóng được khắc những bức phù điêu tuyệt đẹp. Nhưng không ai có thể hiểu được người Ai Cập làm thế nào để có thể nắm được kỹ thuật dào cát và điêu khắc tinh xảo đến như vậy. Không ai biết họ đã sử dụng công cụ tinh xảo như
thế nào. Nên biết rằng 4.500 năm trước đây loài người chưa biết đến đồ sắt.
Nguồn lao động từ đâu để xây kim tự tháp?
Điều khiến các chuyên gia không thể tưởng tượng được là phải dùng bao nhiêu lao động để xây dựng nên các kim tự tháp đó. Theo ước tính, khi xây dựng kim tự tháp, đất nước Ai Cập phải có 50 triệu dân. Nếu không thì khó có thể duy trì việc cung cấp lương thực và lao động. Khi các nhà nghiên cứu mở cuốn lịch sử thế giới, họ lại càng kinh ngạc hơn. Vào năm 3000 trước Công nguyên trên toàn thế giới chỉ có khoảng 20 triệu người.
Nghiên cứu sâu thêm, thời kỳ đó, hầu hết lao động phải tập trung vào việc cày cấy, gieo trồng mới có thể cung cấp lương thực cho công trường kéo dài suốt năm này qua năm khác. Mà lưu vực sông Nile nhỏ hẹp lúc bấy giờ, ruộng đất dường như không đủ cung cấp lương thực, thực phẩm cho đội ngũ lao động. Trong số họ, không những cần có những kỹ thuật viên công trình, công nhân, thợ đá, lại cần có cả đội quân giám sát, rồi cả tăng lữ các Pharaon và gia tộc của họ. Chỉ nhờ vào thu hoạch nông nghiệp ở lưu vực sông Nile liệu có thể đủ cung cấp cho nhu cầu được không?
Dùng phương tiện gì để vận chuyển?
Khó hiểu hơn nữa là người Ai Cập cổ đại dùng phương tiện gì để vận chuyển những tảng đá khổng lồ cho việc xây dựng kim tự tháp. Theo cách nhìn truyền thống thì người Ai Cập cổ đại dùng con lăn gỗ để vận chuyển. Biện pháp nguyên thuỷ đó, tuy có thể vận chuyển được những tảng đá lớn đến công trường, nhưng muốn có con lăn gỗ phải có cây cành to. Vùng lưu vực sông Nile rất ít cây cối, chỉ có cỏ mọc là nhiều nhất. Nhưng người Ai Cập cổ đại không thể chặt hàng loạt cây cọ xốp mềm như vậy để làm con lăn. Hơn nữa, cây cọ còn là một nguồn lương thực không thể thiếu đối với người Ai Cập. Lá cây cọ là vật liệu duy nhất có thể che nắng nơi sa mạc nóng bỏng. Nên chặt bỏ hàng loạt cây cọ, chẳng khác gì làm một việc ngu xuẩn đối với người Ai Cập.
Vậy thì, người Ai Cập phải nhập khẩu gỗ từ nước ngoài chăng? Những người đưa ra giả thiết này không nghĩ rằng nếu nhập khẩu một lương gỗ như vậy thì người Ai Cập cổ đại phải có một đội tàu thuyền to lớn, vượt biển chở gỗ đưa về qua cảng Alexandrie, sau đó phải ngược dòng sông Nile chở gỗ lên Cairo, rồi từ Cairo dùng xe ngựa chở tới các công trường. Chưa nói tới khả năng là người Ai Cập cổ đại có được đội tàu thuyền to lớn chưa mà chỉ nói rằng, 4.500 năm trước Ai Cập chưa có xe ngựa, mà phải đợi đến 900 năm sau đó họ mới có xe ngựa chạy ở Ai Cập.
Ai đã xây dựng nên kim tự tháp, để làm gì?
Theo tính toán, kim tự tháp lớn được tạo thành từ 2,6 triệu tảng đá lớn, mỗi tảng trung bình nặng khoảng 10 tấn. Giữa các tảng đá không hề có chất kết dính. Trải qua 4.500 năm mưa sa bão táp, giữa các tảng đá, các khe ghép nói vẫn còn rất khít, một lưỡi dao mỏng cũng không thể đưa vào đó được. Những thợ thuyền hay là những nô lệ đã làm ra những sản phẩm tinh xảo đến như vậy vẫn là câu hỏi đối với tất cả mọi người.
Ngoài ra, nếu cho rằng kim tự tháp chỉ đơn giản là lăng mộ của các Pharaon cũng khó mà chấp nhận được. Hãy tạm gác việc khai thác 2,6 triệu tảng đá lớn như thế nào, chỉ nói việc chồng ghép nó lại đã là một việc rất khó khăn. Nếu như mỗi ngày ghép được 10 tảng đá thì thời gian để ghép được 2,6 triệu tảng đá là 26 ngàn ngày, nghĩa là 70 năm. Chỉ cần mấy con số đơn giản như vậy chắc các Pharaon Ai Cập có thể tính ra, vậy thì việc gì họ phải tốn công xây dựng những lăng mộ mà họ không thế dùng được?
Ứng dụng khoa học kỹ thuật đến khó tin!
Ai đã xây dựng nên kim tự tháp? Đó là một điều khó hiểu, nhưng còn khó hiểu hơn là những kiến thức khoa học kỹ thuật mà nó hàm chứa trong đó.
Kim tự tháp với mối liên hệ mật thiết với thiên văn học và toán học càng làm cho người hiện đại thêm phần khó hiểu.
Kim tự tháp thực sự là một “hệ thống đo lường” cho cả loài người. Đơn vị chiều dài của kim tự tháp lớn được xác định bằng việc lấy một nửa chiều dài vòng quay trái đất mà chia ra, nghĩa là đáy kim tự tháp lớn bằng mười phần triệu nửa vòng quay của trái đất.
Người ta đã xác định độ dài của đơn vị tấc và độ dài của một cạnh trong đơn vị đo diện tích “A” của kim tự tháp.
Bài viết liên quan:
Người ta có thể tìm thấy độ dài của một tấc, và nó cũng tương đương một thước của người Phổ ngày xưa.
Đơn vị trọng lượng và đơn vị dung lượng của kim tự tháp lớn được hợp thành từ những đơn vị độ dài nói trên với mật độ cấu tạo trái đất.
Đơn vị nhiệt lượng của kim tự tháp lớn vừa bằng nhiệt độ trung bình của cả trái đất.
Đơn vị thời gian với cách phân chia mỗi tuần 7 ngày cũng có sự thể hiện trong đó. Ngoài ra, căn phòng đặt linh cữu Pharaon trong kim tự tháp lớn, có kích thước là 2x5x8 và 3x4x5. Đó vừa đúng tỉ lệ tạo dựng hình tam giác, mà người phát minh ra công thức tạo dựng hình tam giác đó là Bidacrat, một triết gia Hy Lạp cổ đại.
Xét về vị trí xây dựng kim tự tháp lớn: đường kinh tuyến chính đi qua đúng tâm kim tự tháp. Điều đó có thể giải thích lý do vì sao người xây dựng nên kim tự tháp lớn đã chọn nơi sa mạc đá sỏi như vậy để xây dựng nó. Vùng nham thạch này có một vết nứt tự nhiên hình chữ “V”, lợi dựng đúng vị trí đó để xây dựng kim tự tháp làm lăng mộ khổng lồ. Hơn nữa, vị trí kim tự tháp lại chia đôi lục địa và biển thành hai nửa bằng nhau. Nếu không phải cấu tạo nên trái đất, phân bố biển và lục địa thì làm sao có thể chọn chỗ đó để xây dựng kim tự tháp. Các vị Pharaon cổ Ai Cập có năng lực ấy chăng?
Ngày càng có nhiều nhà khoa học phát hiện thấy những hàm ý khoa học khai thác được ở kim tự tháp. Năm 1949, một học giả người Đức đưa ra ý kiến, dùng các tư liệu toán học trong kim tự tháp có thể suy ra bán kính trái đất một cách dễ dàng, còn có thể tính được thể tích, mật độ trái đất, cùng với thời gian vận hành của các tinh cầu, thậm chí tính được chu kỳ cuộc sống của đàn ông, đàn bà. Trong khi mọi người còn đang kinh ngạc thì năm 1951, một học giả người Pháp lại nêu ra vấn đề: “Kim tự tháp lớn, phải chăng có bao hàm cả chương trình thức của bom nguyên tử?”.
Xem thêm: Trình độ khoa học kỹ thuật thời cổ đại Ai Cập phát triển một cách đáng ngạc nhiên
Các công trình kiến trúc khác
Nói tới kiến trúc cổ Ai Cập, ngoài kim tự tháp còn phải kể đến các tháp vuông. Tháp vuông là một kiến trúc đặc biệt phổ biến thời cổ Ai Cập, vốn là bia kỷ niệm của các Pharaon hiến dâng thần Mặt trời. Phần lớn vật liệu ở đây là từng khối đá hoa cương màu đỏ nhạt, sản xuất gần Axawang, miền Nam Ai Cập. Đỉnh tháp vuông là cột hình nhọn, đầu phủ bằng vàng, hổ phách. Về sau, cùng với sự suy vong của đất nước, lần lượt nó được chở ra nước ngoài. Hiện nay tổng số tháp vuông tại Âu Mỹ có tới mấy chục cái, riêng La Mã đã có 13 cái và được gọi là “Thành phố của tháp vuông”, còn trên đất Ai Cập chỉ còn lại không đầy 10 cái. Vì vậy khách du lịch đến Ai Cập đều rất thán phục trước cảnh quan hùng vĩ của kim tự tháp, còn ấn tượng về tháp vuông lại rất mờ nhạt.
Tháp vuông xây dựng sớm nhất tại Kholiopolis (thành phố Mặt trời), tượng trưng cho sự sùng bái thần Mặt trời. Về sau, cùng với sự mở rộng tín ngưỡng, đã lan ra khắp Ai Cập. Khi có quốc vương, tháp vuông chuyển thành một hình thức của bia kỷ niệm sự thống trị của quốc vương. Theo ghi chép, tháp vuông cao nhất là 56,7 mét.
Cùng với kim tự tháp là tượng Sphinx (Nhân sư). Con Nhân sư lớn nhất nằm gần kim tự tháp Khéphren là biểu tượng của nhà vua này. Tượng dài khoảng 57m, cao khoảng 20m, thân sư tử, đầu người, là biểu tượng của quyền uy.
Các công trình kiến trúc tôn giáo
Kiến trúc tôn giáo Ai Cập làm bằng đá, cao sang hơn cả cung điện của các triều vua. Mô hình phổ biến là một quần thế kiến trúc trong một tường vây mở cửa ra sông Nile với hai hàng tượng Sphinx. Vào trong một tường vây có nhiều kiến trúc phụ và một kiến trúc chính. Kiến trúc chính thường bao gồm một tiền sảnh lớn và một điện thờ nhỏ. Trong điện thờ đặt tượng thần chính. Và đền thờ còn là nơi chứa kinh sách, nơi chế biến các loại đồ tế, chẳng hạn như chiếc thuyền để rước tượng diễu hành, giếng múc nước cúng, hồ thiêng để các thầy tu thực hiện nhiều bí pháp… Mái đền là nơi quan trắc mặt trời để xác định giờ cúng tế. Đền thờ có diền sản thậm chí cả hầm mỏ, có cá đội ngũ người sản xuất, cảnh sát và chiến thuyền phục vụ khai thác các nguồn lợi kinh tế đế cung cấp cho đền thờ.
Mỗi đền thờ có một số thầy tu cha truyền con nối, chia thành bốn kíp thay nhau thường trực, mỗi kíp ba tháng trong một năm. Thầy tu mỗi ngày cúng thần ba lần vào lúc rạng đông, đúng Ngọ và lúc mặt trời lặn. Có thầy tu chuyên lo việc quan trắc mặt trời để xác định chính xác thời điểm hành lễ, nếu không, theo quan niệm của họ sẽ làm rối loạn trật tự Vũ trụ.
Khu di tích Saqqarah: Đây là một khu mộ cổ của cố đô Memphis, nằm ở phía Nam Cairo, Ai Cập. Đây là một khu lăng tẩm lớn trải dài trên 7km, chứa các lăng tẩm của nhiều thời đại, từ thời Cựu đế chế đến thời La Mã. Công trình nổi tiếng nhất ở đây là kim tự tháp Djoser (Giôxe) do kiến trúc sư Imhotep xây dựng.
Quanh kim tự tháp còn có một số kiến trúc khác dùng trong việc cúng lễ người chết và có một bức tường hình chữ nhật bao quanh. Cả quần thể là một khu lăng tẩm của một ông vua, xung quanh còn có cả phần mộ của các đại thần thời đó. Ở phía Nam mộ của Djoser có kim tự tháp Ounas thuộc triều đại thứ V, nổi tiếng vì nơi đây còn lưu lại các văn bản tang lễ khắc trên đá. Quanh các kim tự tháp này cũng còn nhiều phần mộ thuộc loại những kim tự tháp nhỏ. Phía Đông Bắc kim tự tháp Djoser là di tích Xerapeum, tức là mộ cổ của thần tối cao Apis của người Ai Cập, tượng trưng bằng một con bò tót được nuôi ở chuồng gần dền thờ Pota.
Lịch sử các nền văn minh – Hoàng Lê Minh,