Lã Hậu (hoặc Lữ Hậu) tên thật là Lã Trĩ, là hoàng hậu của Hán Cao Tổ, nắm quyền chấp chính sau khi Hán Cao Tổ chết, trị vị 16 năm. Bị bệnh chết, thọ 62 tuổi. Mai táng ở vườn phía Tây cạnh Trường Lăng (Lăng của Cao Tổ) (nay cách 35 km về phía Tây thành phố Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây).
Năm sinh, năm mất: 241 TCN – 180 TCN
Lã Trĩ tên tự của bà ta là: Nga Hứa. Là một phụ nữ có mưu lược thường hay giúp Cao Tổ giải quyết mọi công việc trong triều đình. Vào những năm đầu của triều Hán, trong lúc Hán Cao Tổ mang quân đi dẹp cuộc phản loạn của Trần Hi, bà ta ở nhà bàn bạc với Tiêu Hà, âm mưu giết chết Hàn Tín.
Bài viết liên quan:
Không lâu sau, Cao Tổ quay về Lạc Dương, có người nói với ông ta là: Bành Việt có ý đồ làm phản. Cao Tổ lập tức sai người bắt giữ Bành Việt muốn tạo phản, đành phạt giáng làm thường dân, sung vào quân đội của Ba Thục làm lính. Giữa đường Bành Việt gặp được Lã Hậu, ông ta khóc lóc xin Lã Hậu nói với Cao Tổ cho ông ta được về nhà dưỡng già. Lã Hậu nhận lời giúp đỡ Bành Việt, gọi Bành Việt cùng bà ta trở về Lạc Dương. Sau khi quay về Lạc Dương, Lã Hậu đi gặp Lưu Bang và bảo: “Bành Việt là một viên hổ tướng, bệ hạ cho ông ta vào quân Thục, khác gì thả hổ về rừng, chi bằng giết đi để trừ hậu họa về sau này”. Lưu Bang nghe lời bà ta liền sai người chém chết Bành Việt.
Sau khi Hán Cao Tổ chết, Hán Huệ Đế lên kế vị bà ta vẫn lấy chức danh làm hoàng thái hậu để quản lý công việc triều chính, nắm chắc quyền lực, tiếp tục duy trì các chính sách: coi trọng nông nghiệp, cổ vũ thương nghiệp, giảm nhẹ tô thuế… Sau khi Huệ Đế chết, bà ta hai lần lập hai người làm thiếu đế (một người vốn là con của một dân thường). Lã Trĩ ép buộc hoàng hậu của Huệ Đế đi tìm con cái của một dân thường bắt về hoàng cung giả vờ là con của Huệ Đế. Lã Trĩ còn sai người giết chết mẹ đẻ của đứa trẻ; một người là: Thường Sơn Vương Lưu Nghĩa, Còn Lã Trĩ tự mình lâm triều kiểu cách lâm triều của bà ta gọi là “chế” (tức là: làm trợ lý cho hoàng đế, lấy danh nghĩa của hoàng đế để điều hành mọi việc, thực thi quyền lực của: Thái Úy Chu Bột, hữu thừa tướng Vương Lăng, và chính bản thân bà ta vi phạm vào lời thề với Lưu Bang “nếu không phải họ Lưu thì không được xưng vương”, bà ta còn cho rất nhiều người trong họ Lữ làm chư vương.
Tháng 3 năm 180 TCN, Lã Trĩ bị bệnh nặng. Tháng 7 bệnh phát ra nguy kịch, bà ta vội vàng sắp xếp mọi chuyện về sau: cho cháu là Lã Sản làm thừa tướng thống lĩnh quân đội phía Bắc; Lã Lục làm thượng tướng quân thống lĩnh quân đội phía Nam và dặn dò hai cháu: “Cao Tổ trước lúc lâm chung có dặn các hạ thần không phải họ Lưu mà xưng vương sẽ bị thiên hạ loại trừ”. Bây giờ họ Lã xưng vương, nắm giữ quyền hành nhưng các đại thần đều không phục, nếu sau này cô chết, có chính biến gì thì hai cháu nhất định phải nắm chắc quân đội, bảo vệ hoàng cung, không được dẫn lính đi ra ngoài. Nếu lúc đưa cô đi mai táng, hai cháu cũng không được phép rời hoàng cung, để đề phòng tạo phản”. Và bà ta còn lập con gái của Lã Lục làm hoàng hậu, một lòng một dạ muốn họ Lã làm chủ thiên hạ.
Ngày Tân Kỷ tháng 7 năm 180 TCN, Lã Hậu tạ thế tại cung Vị Ương.
Đế Vương Trung Hoa,