Ngô Đại Đế tên thật là Tôn Quyền, là con trai thứ 2 của Tôn Kiên – một phú hào ở Giang Đông, tuổi Tuất. Là người thông minh, cơ trí, trí dũng song toàn. Sau khi anh trai là Tôn Sách qua đời, cai quản Giang Đông. Năm 222 xưng làm Ngô Vương. Năm 229 xưng đế. Tại vị 30 năm. Ốm chết, thọ 71 tuổi. Không rõ nơi mai táng.
Năm sinh, năm mất: 182 – 252
Công – tội: Ông dựa vào quần thần, một mặt tấn công các quân phiệt khác, một mặt chỉnh đốn nội chính, khiến Đông Ngô trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của phương nam. Nhưng sau khi xưng đế, ông lại trở nên bảo thủ cố chấp, nghi kỵ trọng thần, tạo thành mối hoạ cho Đông Ngô về sau. Sau khi ông qua đời, thế nước nhanh chóng suy yếu.
Theo anh trai Tôn Sách chinh chiến
Tôn Quyền tự là Trọng Mậu, người Hào Xuân quận Ngô (nay là Phủ Dương tỉnh Chiết Giang). Ông từ nhỏ thông minh lanh lợi, trí dũng song toàn. Khi 14 tuổi, Tôn Quyền đã theo anh trai Tôn Sách chinh chiến, lập được nhiều chiến công vang dội.
Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền vốn là Thái thú Trường Sa, thuộc sự cai trị của Viên Thuật. Sau khi Tôn Kiên mất, Tôn Sách dẫn Tôn Quyền đến nương nhờ Viên Thuật. Cậu của Tôn Quyền là Ngô Cảnh làm Thái thú ở Đan Dương, sau đó bị Lưu Dao đuổi đi. Tôn Sách biết Viên Thuật và Lưu Dao có mâu thuẫn nên tỏ ý muốn lĩnh quân đánh Lưu Dao. Viên Thuật phê chuẩn và ban cho 1 ngàn quân. Tôn Sách dựa vào 1 ngàn quân này để xây dựng cơ nghiệp. Trên đường đến Giang Đông, có rất nhiều người quy thuận, quân số tăng lên đến mấy ngàn người. Lúc đó, bạn thân của ông là Chu Du cũng dẫn quân đến tụ hợp. Tôn Sách đánh bại Lưu Dao, chiếm được Đan Dương và còn chiếm lĩnh được 6 quận, trở thành chủ nhân của Giang Đông.
Tôn Sách nhân lúc Viện Thuật và Tào Tháo đang tranh đấu, xuất binh tiến về phía bắc nhưng lại đột ngột bị ám hại.
Tôn Quyền thay anh trai cai quản Giang Đông dưới sự giúp đỡ của của 2 trọng thần là Trương Chiêu và Chu Du.
Cai quản Giang Đông
Tôn Quyền hiểu rằng muốn củng cố Giang Đông thì phải lấy đó làm bàn đạp, phát triển vào Trung Nguyên, phát dương sự nghiệp của cha và anh trai. Hai việc quan trọng nhất là thi hành chính sách nhân chính với dân chúng và chiêu mộ nhân tài.
Ông giao cho Trương Chiêu cai quản nội chính. Trương Chiêu cắt giảm tô thuế, phát triển sản xuất, lưu thông mậu dịch, phát triển thị trường, khắp nơi đều giàu có.
Tôn Quyền giao cho Chu Du cai quản việc quân sự. Chu Du mở rộng lực lượng, cải tiến vũ khí, chú trọng huấn luyện thuỷ quân, khiến quân đội của Tôn Ngô trở nên hùng mạnh.
Thấy Đông Ngô ngày càng hùng mạnh, Tôn Quyền coi trọng người hiền tài nên rất nhiều nhân tài văn, võ đi theo, như Lỗ Túc, Trịnh Tấn, Thái Sử Tử…
Tôn Quyền nghe theo kiến nghị của Lỗ Túc “dựa vào Giang Đông, phát triển lực lượng, cùng với Lưu Bị và Tào Tháo tạo thành thế chân vạc”, tiến hành các bước: diệt trừ Hoàng Tổ (quân phiệt cát cử ở Giang Đông lúc đó), chinh phạt Lưu Biểu, chiếm lĩnh toàn bộ vùng lưu vực sông Trường Giang rồi xưng đế, thôn tính thiên hạ.
Trong 2 năm Tôn Quyền trị vì, Giang Đông đã trở thành khu vực phồn vinh và hùng mạnh nhất. Lúc đó, ông bắt đầu làm theo những kiến nghị của Lỗ Túc. Sau khi thanh trừ quân phiệt và phản loạn ở địa phương, thống trị Giang Đông thì tiếp tục tiến quân về phía nam, mở rộng địa bàn đến tận vùng Quảng Châu ngày nay.
Tào Tháo thấy Tôn Quyền ngày càng hùng mạnh nên sau khi diệt trừ Lưu Biểu liền tiến đến Giang Đông, chinh phạt Lưu Bị và Tôn Quyền.
Thế lực của Lưu Bị còn non yếu, đến mảnh đất làm căn cứ cũng chưa có, không thể nào chống lại quân Tào. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Gia Cát Lượng quyết định liên minh với Tôn Quyền.
Trong tình thế đó, triều đình Đông Ngô đều hoang mang, sau khi so sánh tương quan lực lượng, phần lớn đều kiến nghị đầu hàng Tào Tháo, Chỉ có Chu Du và Lỗ Túc chủ chiến.
Gia Cát Lượng một mình đến Đông Ngô, phân tích tình hình và thuyết phục Tôn Quyền cùng liên minh đánh Ngụy.
Tôn Quyền quyết định liên minh với Lưu Bị đánh Tào Tháo. Ông cùng với Lỗ Túc, Chu Du và Gia Cát Lượng bí mật bàn bạc, quyết định lợi dụng điểm yếu của quân Tào là không quen thuỷ chiến, dùng chiến thuật hoả công. Cuối cùng, liên quân Lựu Bị – Tôn Quyền đã đánh cho Tào Tháo đại bại trong trận Xích Bích lịch sử, khiến Tào Tháo hao tổn mấy chục vạn quân.
Sau trận chiến này, cục diện thiên hạ hình thành thế chân vạc.
Tôn Quyền dời kinh đô từ Sài Tang đến Mạt Lăng, dùng đá tảng xây thành và đổi tên là Kiến Nghiệp.
Ba nước Ngụy, Thục, Ngô tạo thành thể chân vạc. Vì lợi ích, ba nước lúc thì liên minh, lúc thì giao chiến. Năm 219, Lưu Bị và Tào Tháo lại giao tranh, Quan Vũ xuất binh tấn công Tào Tháo, chiếm được Tương Châu và Phàn Thành, Quan Vũ dùng thuỷ chiến, dìm chết quân Tào khiến Tào Tháo tức giận, liên minh với Tôn Quyền, cùng tấn công quân Thục.
Tôn Quyền vốn muốn lấy lại Kinh Châu nên đồng ý liên minh, phái Lã Mông làm Đại tướng quân.
Quan Vũ biết Lã Mông là một tướng tài nên phòng thủ rất nghiêm ngặt. Sau Lã Mộng giả vờ ốm, cho Lục Tốn làm thống soái. Quan Vũ cho rằng Lục Tốn không phải đối thủ của mình nên khinh địch.
Lã Mông cho chiến thuyền giả làm thuyền buôn, lợi dụng đêm tối tấn công quân Thục. Cùng lúc đó quân viện trợ của Tào Thảo đến cùng hợp lực tấn công Phàn Thành. Quan Vũ thấy không chống đỡ nổi, dần theo tàn quân tháo chạy đến Mạch Thành, giữa đường gặp mai phục, bị quân Ngô bắt sống.
Tôn Quyền vốn không muốn giết Quan Vũ nhưng quần thần đều phản đối nên ông mới giết chết Quan Vũ cùng con trai. Sau đó, phải quân tấn công, chiếm lại Kinh Châu.
Tôn Quyền chiếm Kinh Châu, lại giết chết Quan Vũ, gây thù với Lưu Bị nên càng hữu hảo với Tào Nguy hơn.
Lúc này, Tào Tháo đã qua đời. Con trai là Tào Phi soán ngôi nhà Hán, xưng làm Ngụy Đế. Tôn Quyền phái người đến chúc mừng, và tỏ ý thần phục Ngụy.
Lưu Bị dốc toàn lực chinh phạt Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ. Kết quả bị Lục Tốn dùng họả công thiêu cháy doanh trại. Sau khi may mắn trốn thoát về nước thì phiền muộn rồi mắc bệnh qua đời.
Tào Phi nhìn ra dã tâm của Tôn Quyền, lệnh cho Tôn Quyền gửi con trai Tôn Đăng đến Ngụy làm con tin, Tôn Quyền không tuân theo, Tào Phi lập tức xuất binh phạt Ngô.
Tôn Quyền thấy không địch lại quân Nguy, phái sứ thần liên hệ với Gia Cát Lượng, đề nghị liên minh. Thục – Ngô lại cùng xuất binh đánh Nguy.
Tôn Quyền xưng đế
Năm 229, sau khi cục diện ổn định, dưới sự ủng hộ của quần thần, Tôn Quyền xưng đế, đặt quốc hiệu là Ngô.
Sau khi làm hoàng đế, tính khí của Tôn Quyền thay đổi, trở nên bảo thủ cố chấp, tin dùng kẻ tiểu nhân, nghi kỵ trung thần, độc đoán, khiến mọi người trong triều đều khiếp sợ.
Trong thời gian Tôn Quyền trị vì, vào năm 230 đã sai tướng quân Vệ Ôn thống lĩnh đội thuyền gồm có 10000 vượt biển đến Di Châu (nay thuộc Đài Loan) nhằm tăng thêm mối liên hệ giữa Đài Loan và đại lục. Lại còn cắt cử các quan quản lý nông nghiệp, quản lý đồn điền… dần dần đã thúc đẩy sự khai phá ở vùng Giang Nam.
Tôn Quyền không chỉ chú trọng nhân tài mà còn chú ý đề cao bồi dưỡng thêm tri thức cho quân thần Danh tướng Lã Mông là người có võ nghệ cao cường, lập được nhiều chiến công lớn, chỉ có điều Lã Mông đọc sách không nhiều. Có một lần, Tôn Quyền nói với Lã Mông: “Trách nhiệm của tướng quân ngày một nặng nề, cần phải bớt chút thời gian xem sách thì tốt hơn”.
Lã Mông lấy cớ do việc quân bận không có thời gian xem sách. Tôn Quyền nói: “Trẫm không yêu cầu khanh phải am hiểu kinh thư như các tiến sĩ chỉ cần khanh xem hiểu một số sách về binh pháp, về lịch sử. Công việc của trẫm còn bận hơn khanh rất nhiều, vậy mà trậm vẫn có thời gian xem sách và học hỏi ở trong những cuốn sách đó rất nhiều điều”. Lã Mông nghe lời khuyên của Tôn Quyền, hễ có thời gian rỗi là xem sách. Không lâu sau Lã Mông có thể bàn luận về phong tình thế thái trong nhân gian, lý giải rất sâu sắc, khiến cho Lỗ Túc là người vốn coi thường Lã Mông cũng phải kinh ngạc và vô cùng khâm phục thốt nên: “Tài nghệ của tướng quân mưu lược hơn người, không còn giống với trước kia”.
Tháng 8 năm 251, trời nổi gió lốc lớn, nước sông dâng lên, ngập lụt khắp nơi, những cây tùng cây bách trồng ở cạnh lăng mộ tổ tiên của Tôn Quyền cũng bị bật rễ đổ hết, nước ngập mênh mông ở cửa thành phía Nam của đô thành Kiến Nghiệp. Tôn Quyền kinh hãi nên sinh bệnh. Vài tháng sau, hoàng hậu Hương dự định sau khi Tôn Quyền chết, bà ta học hỏi theo Lữ Hậu cũng nắm quyền chấp chính. Bà ta là người hung ác, bình thường chỉ cần một chuyện nhỏ cũng có thể ra lệnh giết chết nô tì và nữ nô, cung nữ. Các cung nữ sợ bà ta lên nắm chính quyền sẽ hung ác hơn, do đó trong một đêm nhân lúc bà ta ngủ say, họ đã giết chết bà ta. Sau chuyện này Tôn Quyền sai người điều tra và biết được nguyên nhân sự việc, ông ta càng thêm đau lòng dẫn đến bệnh tình càng thêm nguy kịch.
Tháng 1 năm 252, ông ta cho triệu tập thái tử, thái phó Gia Cát Khát để tiếp nhận di chiếu sau đó từ trần tại cung Kiến Nghiệp. Thụy hiệu là Đại Hoàng Đế.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,