Ngụy Minh Đế tên thật là Tào Nhuệ, tên tự là Nguyên Trọng. Ông là con trai cả của Ngụy Văn Đế, ông lên kế vị sau khi Văn Đế chết. Ông ta trị vì được 13 năm thì bị bệnh chết, thọ 35 tuổi. Mai táng ở Cao Bình Lăng (nay ở núi Đại Thạch phía Đông Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).
Năm sinh, năm mất: 205 – 239
Tào Nhuệ được phong những chức vụ như: Vũ Đức hầu, Tề Công, Bình Nguyên Vương… Lúc Văn Đế sắp chết đã lập ông ta làm thái tử. Sau khi Văn Đế chết, ông lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là “Thái Hòa”.
Sau khi lên ngôi, Tào Duệ cho xây dựng nhà cửa thành ấp, ông ta rất coi trọng các văn sĩ, ông cho triệu tập họ và cổ vũ việc nghiên cứu học thuật. Việc này rất có lợi đối với sự phát triển văn hóa. Ông ta cũng giỏi về thơ văn và được tôn là tổ sư trong “Tam Tổ” ở thời Tào Ngụy, “Tam Tổ” gồm có 3 người: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Nhuệ.
Bài viết liên quan:
Tháng 1 năm 239, ông bị ốm nặng, ông vội vàng sắp xếp chuyện về sau, ông lập ái phi Quách làm hoàng hậu, và sai gọi Tư Mã Ý vào cung nhờ trợ giúp thái tử. Ngày Đinh Hợi, Tào Duệ nói: “Trẫm không thể qua khỏi được, mọi việc từ nay về sau phải nhờ khanh giúp đỡ” và còn chỉ vào đứa con trai 8 tuổi đang đung bên cạnh nói: “Đây chính là người kế vị trẫm khanh hãy nhìn cho rõ, kẻo không khéo lại làm hỏng việc”. Rồi ông ra lệnh cho Tào Phương phải ôm cổ Tư Mã Ý.
Sau khi Tư Mã Ý hứa sẽ hết lòng phò tá Tào Phương. Tào Nhuệ lại nói: “Như vậy thì tốt rồi, trẫm mong khanh cùng với Tào Sảng cùng nhau giúp đỡ Tào Phương. Trước lúc lâm chung trẫm nhờ khanh làm được việc đó là trẫm có thể yên tâm nhắm mắt ra đi”.
Sau đó Tào Nhuệ cho triệu Tào Sảng đến (Tào Sảng làm đại tướng quân, đô đốc quản lý về quân sự, bắt Tào Sảng phải hứa sẽ cùng với Tư Mã Ý phụ giúp Tào Phương. Sau khi đã dặn dò các quần thần chu đáo, ông ra lệnh sắc phong cho Tào Phương làm thái tử.
Tào Nhuệ mất ngày Đinh Hợi tháng 1 năm 239 tại cung Gia Phú. Sau khi ông ta chết đặt thụy hiệu là Ngụy Minh Đế.
Đế Vương Trung Hoa,