Toc
Sử ký của Tư Mã Thiên cho rằng Tôn Tẫn là cháu xa đời của Tôn Vũ. Tôn Tẫn (năm sinh và mất không rõ) quê giữa vùng đất A (nay thuộc tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc); người cùng thời với Tề Uy Vương và Tề Tuyên Vương. Như vậy, thời gian hoạt động của Tôn là khoảng 380 – 320 TCN. Tương truyền một đạo sĩ nổi tiếng của Đạo giáo là Quỷ Cốc Tử là thầy của Tôn Tẫn và Bàng Quyên.
Thời ở nước Ngụy – bị “Tân hình”
Sau Tôn Tẫn cùng với Bàng Quyên làm quan nước Ngụy thời Huệ Vương. Tự biết tài năng không bằng Tôn Tẫn, sợ Tôn Tẫn sẽ làm mình bị lu mờ, Bàng Quyên bày mưu ám hại Tôn Tẫn. Trước mặt Ngụy Huệ Vương, Bàng Quyên vu khống Tồn Tẫn “rắp tâm phản bội nước Ngụy để chạy sang nước Tề“. Tôn Tẫn bị xử “Tân hình” (bị cắt xương bánh chè do đó chân không hoạt động được). Về sau Tôn Tẫn tìm cách gặp riêng sứ nước Tề ở Ngụy. Sứ Tề biết rõ Tôn Tẫn là người có tài, bèn bí mật đưa ông về nước Tề.
Sang nước Tề làm quân sư
Tướng quốc nước Tề là Điền Kỵ liền tiến cử Tôn Tẫn với Tề Uy Vương. “Uy Vương hỏi Tôn Tẫn về binh pháp, rồi dùng làm quân sư“.
Uy Vương có ý định cử Tôn Tẫn làm tướng, Tôn Tẫn nói: “Tôi là kẻ từng bị tân hình, cầm quân đi đánh trận thì không tiện, nên mời Điền tướng quân làm tướng, còn tôi xin làm quân sư”, Khi làm quân sư, Tôn Tẫn ra sức bày mưu, tính kế giúp Điền Kỵ chỉ huy quân Tề đánh thắng nhiều trận. Nổi tiếng nhất là những trận: vây Ngụy cứu Triệu ở Quế Lăng và trận Mã Lăng bắt Bàng Quyên phải đền tội.
Vây Ngụy cứu Triệu
Trận vây Ngụy cứu Triệu ở Quế Làng đã thể hiện tư tưởng chiến lược kiệt xuất của Tôn Tẫn.
Năm 353 TCN quân Ngụy tiến đánh Hàm Đan là quốc đô nước Triệu. Nước Triệu liền cầu cứu nước Tề. Tề Uy Vương sai Điền Kỵ và Tôn Tẫn đưa quân đi cứu Triệu. Tôn Tẫn nói với Điền Kỵ: “Bình pháp nói phải tránh chỗ mạnh mà nhằm vào chỗ sơ hở của địch. Nay quân Ngụy đang vây đánh Hàm Đan, các tưởng của nước Triệu vốn không phải đối thủ của Bàng Quyên, Hàm Đan chắc chắn sẽ thất thủ trước khi quân ta đến kịp. Chi bằng ta nên xuất quân tiến đánh kinh thành Đại Lương của nước Ngụy (phủ Khai Phong tỉnh Hà Nam). Hiện nay, ở Đại Lương chỉ có quân già yếu giữ thành, binh lực mỏng, Ngụy Vương buộc phải điều quân đang vây Triệu trở về cứu nguy ngay. Quân ta sẽ chặn đánh thật mạnh, chỉ một trận chắc chắn sẽ đánh cho quân Ngụy thua to, tự nhiên sẽ giải nguy cho nước Triệu“. Điền Kỵ làm theo đúng kế sách ấy của Tôn Tẫn, khởi binh tiến đánh Đại Lương. Quả nhiên, quân Ngụy vội bỏ nước Triệu rút về cứu nguy. Quân Tề ung dung đón đánh đoàn quân đang mỏi mệt, làm cho quân Ngụy thua to ở đất Quế Lăng.
Bài viết liên quan:
Giải nguy nước Hàn
Năm 343 TCN, quân Ngụy do Bàng Quyên trực tiếp chỉ huy tiến đánh nước Hàn. Nước Hàn cầu cứu nước Tề. Tề Vương lại sai Điền Kỵ và Tôn Tản đem quán đi giải nguy cho nước Hàn. Sau khi quân Tề tiến vào nước Ngụy, quân Ngụy buộc phải rút quân về để nghênh chiến. Bấy giờ Tôn Tẫn dùng mưu kế dụ địch, cho quân rút lui. Ngày đầu Tôn Tẫn cho đắp 10 vạn bếp nấu ăn, ngày thứ hai chỉ còn 5 vạn, đến ngày thứ 3 chỉ đáp 3 vạn. Bàng Quyên, đem quân đuổi theo ba ngày liền, thấy bếp của quân Tề ngày càng giảm, hắn cho rằng quân Tề đã bỏ trốn quá nửa, cho nên, có ý coi thường. Bàng Quyên chỉ đem 5000 quân đuổi gấp lên trước. Tôn Tân bèn dụ Bàng Quyên tiến vào đường Mã Lăng, thế núi hiểm trở, đường chật hẹp. Quân Tề đã mai phục sẵn, bắn tên xuống như mưa, giết chết Bàng Quyên tại trận. Qua trận ấy, Tôn Tẫn “lừng danh khắp thiên hạ”.
Tôn Tẫn binh pháp
Tôn Tẫn có soạn một bộ binh pháp. Không nên lẫn giữa hai bộ Tôn Tử binh pháp và Tôn Tẫn binh pháp. Bộ trên là do Tôn Vũ sống đời Xuân Thu soạn ra. Còn Tôn Tẫn sống thời Chiến Quốc và là cháu xa đời của Tôn Vũ.
Thực ra bộ sách của Tôn Tẫn thất truyền từ lâu. Có nhiều người cho rằng không hề có bộ sách này. Tới những năm cuối thập kỷ 70 của thế kỷ XX này, bên Trung Quốc khai quật những ngôi mộ cổ và phát hiện bộ Tôn Tẫn binh pháp bên cạnh bộ Tôn Tử binh pháp. Trong sách này, Tôn Tẫn đã tiếp thu nhiều kiến thức của Tôn Vũ và nâng cao hơn, phát triển thêm cho phù hợp với thời đại ông. Như trong sách Tôn Vũ ít nói đến việc đánh thành. Ngược lại Tôn Tẫn nói nhiều về những phép tắc đánh thành, phải chăng vì thời Chiến Quốc thành trì nhiều hơn và kiên cố hơn?
Tôn Tẫn chú trọng đến những vấn đề chiến lược chiến thuật mà người cầm quân thời nào cũng phải quan tâm, như:
- Muốn tiến hành chiến tranh phải trị thiên (biết trời, tức thời cơ) trị địa (biết đất, tức địa hình địa vật), trị dân tâm (biết lòng dân), tri địch tình (biết tình hình địch). Chưa có đầy đủ 4 cách biết đó thì đừng nói tới chuyện đánh vội.
- Tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu: ông từng nói “lấy cái đầy mà địch với cái đầy” là không nên, phải “lấy đầy mà địch vơi”. Rồi phải “tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu”, phải “chia địch, giãn địch ra mà đánh”, “khiến địch phải theo ý mình”…
- Coi trọng kỷ luật, “dùng pháp lệnh để điều khiển binh sĩ”. Hiệu lệnh không thống nhất, quân lính, không chấp hành đúng hiệu lệnh thì sẽ bại.
Trên hai ngàn năm trước đây mà có những tư tưởng quân sự như vậy và có những chỉ đạo tác chiến như thế quả là Tôn Tẫn đúng là một danh tướng.
Almanach,