Trên cơ sở mẫu tự của người Phenixi, người Hi Lạp đã cải biên và sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Hi Lạp. So với hệ thống chữ tượng hình (Ai Cập), hình đinh (Lưỡng Hà), mẫu tự Hi Lạp đạt tới một trình độ cao, có khả năng hoàn thiện, khái quát hệ thống các kí hiệu biểu đạt tư duy. Hệ thống mẫu tự Hi Lạp chính là nguồn gốc của hệ thống chữ viết Xlavơ hiện nay, là cơ sở để từ đó, người Rôma sáng tạo ra hệ thống mẫu tự Rôma, được truyền bá và sử dụng rộng rãi ở hầu hết các dân tộc trên thế giới. Nhờ hệ thống mẫu tự này, người Hi Lạp đã để lại cho hậu thế một di sản văn học vô cùng phong phú.
Thần thoại
Thần thoại là một trong những hình thái văn học xuất hiện sớm nhất ở Hi Lạp. Mitôlôgia tiếng Hi Lạp là một tập hợp, tổng thể những truyện kể dân gian truyền miệng với những nội dung hoang đường, huyền hoặc kì ảo, gồm những truyện về sự sáng tạo thế giới, các đấng thần linh, các anh hùng dũng sĩ Hi Lạp… Thần thoại phản ánh nguyện vọng của nhân dân trong cuộc đấu tranh với thiên nhiên, giải thích các hiện tượng tự nhiên, phản ánh cuộc sống lao động và những hoạt động đời thường của chính người Hi Lạp. Thần thoại Hi Lạp đã hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử Hi Lạp (từ thời kì văn minh Crét – Myxen cho tới những năm tháng cuối cùng của sự phồn vinh của các quốc gia thành bang) xuất phát từ thực trạng kinh tế, xã hội, từ những tư tưởng triết học phong phú, đa dạng. Bởi vậy, ở Hi Lạp, ngay từ đầu, thần thoại vừa mang tính lịch sử xác thực, phản ánh thực trạng xã hội vừa đậm đà chất hoang đường, duy lí và triết lí.
Hầu hết các truyện thần thoại còn lại đến nay đều do những nhà thơ, nhà soạn kịch thơ đương thời kể lại. Quá trình kể cũng là quá trình sắp xếp biên soạn, tái tạo lại theo những khuynh hướng nhất định. Nhưng nhìn chung, thần thoại Hi Lạp dù hoang đường, dù có thần, thánh, nhưng ít bị tôn giáo đồng hóa, ít bị hòa vào tôn giáo mà chỉ bị văn học nghệ thuật đồng hóa, hòa vào trong văn học, nghệ thuật, đồng thời chính nó lại cung cấp cho văn học nghệ thuật một nguồn đề tài phong phú. Thần thoại “là miếng đất màu mỡ nuôi dưỡng nghệ thuật Hi Lạp… tiền đề… vật liệu của nghệ thuật Hi Lap”.
Thần thoại Hi Lạp giải thích về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các thần linh. Thoạt đầu là Khaôx, một vực thẳm vô cùng, vô tận, hung dữ như biển khơi, tối đen, lang thang hoang dã. Khaôx sinh Gaia – tiếng Hi Lạp là Đất mẹ – với bộ ngực nở nang, nền móng vững chắc của muôn loài. Gaia và Khaôx sinh ra Erép (chốn tối tăm vĩnh cửu), Nix (đêm tối), Tartar (địa ngục), Erox (tình yêu), Uranôx (bầu trời sao lấp lánh), Môntanhơ (núi non), Pôntôn (biển cả)…
Dớt – người Hi Lạp coi là thần chủ của họ – là con của thần Uranôx và nữ thần Nêa, đã xếp đặt lại thế giới thần linh và chọn đỉnh Olympus làm nơi trú ngụ của các thần. Con người được các thần sáng tạo ra sau cùng, thần thoại Hi Lạp kể rằng chính thần Prômêtê đã lấy đất sét tạo nên con người, rồi sau đó đã đánh cắp lửa của Dớt cho con người tồn tạ… Cứ như vậy, hệ thống thần thánh của người Hi Lạp, được hình thành, sắp xếp theo một trật tự uy quyền và trở thành các thần gắn bó với đời sống người Hi Lạp, bảo trợ cho các thành bang, cho các ngành nghề… Nữ thần Atêna – thần bảo trợ cho thành bang Aten. Điôniđốt – thần bảo trợ cho nghề trồng nho và sản xuất rượu. Apôlôn – thần ánh sáng và nghệ thuật. Aphrôđít – nữ thần tình yêu và sắc đẹp… Các thần thánh được mô tả trong thần thoại rất gần gũi với cuộc sống đời thường của người dân Hi Lạp: cũng yêu thương, ghen ghét, cũng giận, buồn, đố kị, đa tình, đa thê, ích kỉ… thậm chí cũng bị chảy máu khi bị trúng thương.
Thơ
Thơ là một thể loại văn học phổ biến và rất thành công của người Hi Lạp. Tập thơ lớn nhất và xuất hiện sớm nhất là hai tập Iliát – Ôđixê”, phản ánh một thời kì lịch sử quan trọng; thời kì Hôme. Đó là hai tập trường ca, hai tập sử thi có giá trị trong văn đàn Hi Lạp.
Iliát gồm 15.783 câu thơ, chia thành 24 khúc ca.
Ôđixê dài 12.110 câu thơ và cũng chia thành 24 khúc ca.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/nen-kinh-te-cua-aten-trong-thoi-ky-toan-thinh-cua-che-do-chiem-huu-no-le/
- https://ngaydacbiet.com/cuoc-dong-chinh-cua-alexander-macedonia-va-thoi-ky-hy-lap-hoa/
- https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-no-le-o-aten-tu-the-ki-v-den-the-ki-iv-tcn/
- https://ngaydacbiet.com/macedonia-va-su-thong-tri-cac-thanh-bang-hi-lap/
- https://ngaydacbiet.com/van-minh-cret-myxen-thien-nien-ky-iii-ii-tcn/
Tác giả của tập thơ “Gia phả các thần”, “Lao động và thời tiết” – Hêđiốt – người xứ Bêôxi (thế kỉ VIII TCN) đã phản ánh thời kì Hi Lạp lúc các thành bang mới ra đời.
Từ thế kỉ VII, VI TCN, thơ trữ tình bắt đầu xuất hiện trên thi đàn Hi Lạp với những nhà thơ tiêu biểu: Parốt, Têônhít, Ackilốc, Panhđa, và nữ sĩ Xaphô, …
Xaphô là nhà thơ, nhà giáo nổi tiếng với những bài thơ trữ tình được người Hi Lạp coi là “nàng thơ thứ 10” (sau 9 nàng thơ trong thần thoại).
Kịch thơ
Kịch thơ là một trong những di sản văn học vô giá của người Hi Lạp đậm đà tính nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, có ý nghĩa giáo dục và chính trị. Hàng năm, vào mùa xuân, người Hi Lạp thường tổ chức những ngày lễ hội, nhất là tục lệ thần Điôniđốt. Trong các ngày lễ này, cư dân Aten thường khoác áo da cừu, hóa trang đeo mặt nạ, ca hát diễn lại những sự tích thần thoại. Nghệ thuật ca kịch bắt đầu từ đó. Từ thế kỉ V TCN, ở Hy Lạp đã xuất hiện nhiều nhà soạn kịch kiệt xuất với những tác phẩm tuyệt tác gồm 2 thể loại: bi kịch và hài kịch.
Étsin (525 – 426 TCN) xuất thân trong một gia đình quý tộc, đã từng tham gia bảo vệ Tổ quốc trong cuộc chiến Hi Lạp – Ba Tư. Étsin sáng tạo ra 90 vở kịch (hiện nay chỉ còn giữ được 7 vở), trong đó giá trị nhất là “Orextơ”, “Prômêtê bị xiềng”.
Xôphốclơ (497 – 406 TCN) là tác giả kịch thơ (cả bi kịch, hài kịch) sống cùng thời và cùng quê với Pêricơlét. Sáng tác của Xôphốclơ đạt tới con số 123 vở bi hài kịch (hiện nay cũng chỉ giữ được 7 vở), nổi tiếng là “Ơđip làm vua”, “Ơđip ở Colon”, “Antigôn”.
Ơripít (480 – 406 TCN), người xứ Xalamin, tác giả của 92 vở bi kịch và 1 vở hài kịch, tiêu biểu là “Mêđê”. Ơripít được coi là người sáng tạo ra thể loại kịch tâm lí xã hội Hi Lạp.
Đại biểu xuất sắc của hài kịch Hi Lạp là Arixtôphan (450 – 388 TCN), tác giả của 44 vở hài kịch (hiện còn 11 tác phẩm) nhất là các vở “Kị sĩ”, “Hòa bình”…
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,