La mã cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/la-ma-co-dai/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Thu, 18 Jul 2024 10:19:43 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp La mã cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/la-ma-co-dai/ 32 32 Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại https://ngaydacbiet.com/cac-nguon-su-lieu-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/cac-nguon-su-lieu-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:30:51 +0000 https://ngaydacbiet.com/cac-nguon-su-lieu-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/ Nguồn sử liệu về lịch sử Rôma cổ đại khá phong phú, toàn diện bao gồm những tài liệu, hiện vật của khảo cổ học, dân tộc học, chữ viết, văn học… Khảo cổ học Trước hết phải kể đến nguồn tài liệu, hiện vật của khảo cổ học. Ngay từ những năm đầu của […]

Bài viết Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nguồn sử liệu về lịch sử Rôma cổ đại khá phong phú, toàn diện bao gồm những tài liệu, hiện vật của khảo cổ học, dân tộc học, chữ viết, văn học…

Khảo cổ học

Trước hết phải kể đến nguồn tài liệu, hiện vật của khảo cổ học.

Ngay từ những năm đầu của thế kỉ XVII, các nhà khảo cổ châu Âu đã phát hiện được nhiều hiện vật bằng đá, bằng đồng của cư dân Êtơruxcơ. Năm 1748, huân tước Arunđe đã tiến hành khai quật một trong những thành phố cổ ở Nam Italia – thành phố Pompây. Năm 1964, các nhà khảo cổ liên tiếp khai quật một loạt những thành phố cổ của người Êtơruxcơ gần thành Rôma – thành Marxốpbô, Xpinan, Pirgi – Những hiện vật đầu tiên liên quan đến thành Rôma được phát hiện lần đầu ở hạ lưu sông Tibrơ. Đó là những di tích đền miếu, nhà ở, đường sá, mảng dẫn nước, khải hoàn môn, nhà hát, hí trường và hàng loạt những di tích kiến trúc khác.

Các nhà khảo cổ cũng đã phát hiện được nhiều hiện vật quý ngay ở thành Roma như khu di tích kiến trúc đền thờ Patênôn, cung điện Xbơlíttơ. Các nhà khảo cổ cũng tìm thấy hàng loạt di tích thuộc thời đại Rôma ở các nước châu Âu, Tiền A, Bắc Phi nhất là các di tích của những thành phố cổ Pompây, Gerculannum (Italia), Xalanút (đảo Crét), Akvinka (Hunggari), Tringađa (Bắc Phi)…

Ngoài ra cũng đã phát hiện được nhiều di tích điêu khắc, hội họa và nghệ thuật khác như các đồ tế lễ, đồ trang sức, kể cả những xích trói nô lệ… hầu như ở khắp nơi trên lãnh thổ đế quốc Rôma rộng lớn.

Tài liệu chữ viết

Tài liệu chữ viết là nguồn tài liệu hết sức quan trọng. Ở Rôma, nguồn tài liệu này khá phong phú, đa dạng.

Người ta đã tìm thấy khoảng gần một vạn tài liệu chữ viết cổ nhất ở Rôma của người Êtơruxcơ (trong đó chủ yếu là bia, mộ chí) khi khai quật thành phố cổ Pirgi của người Êtơruxcơ, đa tìm thấy 2 lá vàng mỏng có khắc chữ cổ nhất Rôma. Từ đầu thế kỉ V TCN, các tài liệu chữ viết của Rôma thường là chữ viết Êtơruxcơ và Phênixi. Ngoài ra cũng có những tài liệu viết bằng tiếng Rôma cổ – một nhánh của ngôn ngữ latinh sau này – ở vùng Nam Italia, người ta đã tìm thấy nhiều tài liệu chữ viết bằng tiếng Hi Lạp.

Nhìn chung tài liệu chữ viết phong phú, đa dạng thuộc nhiều thời kì lịch sử khác nhau, nhưng nhiều nhất vẫn là những tài liệu nói về thời kì đế chế (khoảng thế kỉ I, III) và có thể được chia thành 2 nhóm:

Nhóm một là những tài liệu chữ viết chính thống của nhà nước Rôma, trong đó đáng kể là “bản thông cáo về những quyết định của Xênát năm 186”, những tài liệu tiểu sử của Augustuxơ, nhất là bản khắc chữ trên tường đền thờ cổ Ancara (hiện nay thuộc thủ đô Thổ Nhĩ Kỳ), các bản khắc trên đá, trên đồng.

Nhóm hai là những tài liệu chữ viết của các cá nhân. Đó là những bia, mộ chí, những bản chúc thư, văn bản giải phóng nô lệ, điều lệ của những hội tư nhân, trong số đó nổi tiếng nhất là tài liệu Burunitan tìm thấy ở Bắc Phi có liên quan tới lịch sử Rôma ở thế kỉ II. Người ta cũng đã tìm thấy nhiều tài liệu ghi trên giấy Papirút, chủ yếu nói về sự thống trị của Rôma ở vùng Cận Đông. Trong khi khai quật thành phố Đura – Epprôpôs trên sông Ơphơrát, các nhà khảo cổ đã tìm thấy một số lượng lớn tài liệu ghi trên giấy Papirút có liên quan tới chính sách cai trị của Rôma ở Bắc Phi, Ai Cập.

Vào năm 1947, khảo cổ học cũng phát hiện được vô số tài liệu chữ viết trong các hang động dọc bờ phía tây của biển chết, các tài liệu này chủ yếu có nội dung tôn giáo và được viết bằng tiếng Do Thái cổ, một số được viết bằng tiếng Araneây và Hi Lạp cổ. Những chữ khắc trên các đồng tiền cổ Rôma cũng là một nguồn tài liệu quan trọng cho biết giá trị và năm đúc đồng tiền này đồng thời cũng giúp ta hiểu về quan hệ buôn bán giữa Rôma và các tỉnh.

Tài liệu văn học

Đầu tiên phải kể đến là những truyền thuyết, thần thoại, những câu chuyện cổ tích, những lời cầu nguyện trong tế lễ, trong nghi thức chôn cất người quá cố. Đặc biệt là những cuốn lịch của các tăng lữ trong đó ghi chép khá kĩ những ngày, tháng làm việc và kiêng kị, một số có ghi tên cả những chấp chính quan đương nhiệm. Rất đáng tiếc đa số những cuốn sổ lịch này đã bị thiêu huỷ trong thời kì người Galia tấn công Rôma vào năm 390 TCN. Năm 126 TCN, tu sĩ M.Xevôla đã phục hồi lại được trong một công trình đồ sộ gồm 8 tập (hiện nay chỉ còn lưu giữ lại được quá ít).

Vào những năm đầu Công nguyên, người Rôma bắt đầu soạn danh sách các Chấp chính quan và các tướng lĩnh Rôma nổi tiếng. Danh sách này thường được khắc trên những bia đá (một số hiện được lưu giữ ở khu Capitôli). Từ giữa thế kỉ V TCN xuất hiện tài liệu văn bia khắc trên 12 bảng bằng đồng. Đó là luật 12 bảng của Rôma.

Các tác giả Hi Lạp cổ đã viết nhiều về Rôma, Hêrắc Mitilen (thế kỉ V TCN) đã viết về truyền thuyết thành lập thành Rôma. (Hiện nay ta biết được nhờ tác phẩm của Điôđô, Plutac).

Các tác giả Rôma cũng viết nhiều về lịch sử nước mình. Nhà thơ Ennhin đã viết trường ca về lịch sử Rôma từ khi thành lập đến cuối thế kỉ III TCN. Nhà thơ Vicktor (cuối thế kỉ III đầu thế kỉ II TCN) cũng viết một trường ca về lịch sử Rôma. Từ khi thành lập cho đến hết chiến tranh Punic lần thứ I. Người đầu tiên viết các tác phẩm văn học bằng tiếng latinh là nhà hoạt động chính trị Catô (234 – 149 TCN) viết lịch sử Rôma từ khởi thuỷ. Tác phẩm của ông có tên “khởi đầu”, trong đó ngoài những tri thức lịch sử còn khá nhiều tri thức về nông nghiệp, kĩ thuật và nền kinh tế nông nghiệp cũng như những mối quan hệ kinh tế, xã hội của Rôma vào nửa đầu thế kỉ II TCN. Các sự kiện lịch sử Rôma từ thế kỉ III – II TCN, có thể tìm thấy trong các tác phẩm văn học, trong các hài kịch của Plapktơ, Terenxi, Luxili…

Các nhà sử học Hi Lạp, đặc biệt là Pôlibi (201 – 120 TCN) đã có bộ “Thông sử” gồm 40 quyển ghi chép chi tiết về giai đoạn lịch sử Rôma từ năm 264 đến năm 146 TCN kể cả quan hệ của Rôma với các nước ở khu vực Địa Trung Hải. Viết về thời kì Cộng hòa, phải kể tới những tác phẩm “Bàn về nhà nước”, “Bàn về luật pháp” của Xixêrôn (106 – 43 TCN) – vừa là nhà hoạt động chính trị, vừa là một quan toà. Những tác phẩm của Xêda (100 – 44 TCN) “Những ghi chép về cuộc chiến tranh Galia”, “Ghi chép về cuộc nội chiến” cung cấp cho ta một khối lượng sự kiện phong phú về đời sống chính trị, về dân tộc học, phong tục tập quán…

Ngoài ra phải kể đến tác phẩm “lịch sử” của Xaliút Cripơ (86 – 35 TCN), “Về bản chất các hiện vật” của Lucrét (khoảng năm 90 TCN), “Về sự thành lập thành Rôma” của Tít Livi (59 – 17 TCN), “Khảo cổ học Rôma” của Galicarnát, “Địa lí” của Xtrabôn, “Lịch sử” gồm 14 tập và “Sử biên niên” gồm 16 tập của Taxít (55 – 120), “Lịch sử cuộc chiến tranh Do Thái” của lôxít Flavia (37 – 95) và tác phẩm của Plutac (46 – 126) viết về tiểu sử các nhà hoạt động chính trị của Hi Lạp, Rôma từ nhân vật huyền thoại sáng lập ra nhà nước Rôma đến Xêda.

Từ thế kỉ III, xuất hiện một nguồn sử liệu mới, đó là các tài liệu liên quan tới đạo Cơ đốc. Đáng kể là những tác phẩm, ghi chép của Terơtulian (cuối thế kỉ II đầu thế kỉ III), “Lịch sử nhà thơ” của giáo chủ Kexaris viết bằng tiếng Hi Lạp, sau được dịch sang tiếng latinh.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Các nguồn sử liệu nghiên cứu lịch sử Roma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/cac-nguon-su-lieu-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/feed/ 0
Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại https://ngaydacbiet.com/tinh-hinh-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/tinh-hinh-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:55:53 +0000 https://ngaydacbiet.com/tinh-hinh-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/ Vào những năm 60 của thế kỉ IV, Epprôpi bắt đầu đã có những chuyên khảo về lịch sử Rôma. Những chuyên khảo này đã được dùng như các tài liệu giáo khoa trong các trường trung học ở Bidantium trong một thời gian dài. Tiếp đó cũng ở Bidantium, người ta bắt đầu soạn […]

Bài viết Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Vào những năm 60 của thế kỉ IV, Epprôpi bắt đầu đã có những chuyên khảo về lịch sử Rôma. Những chuyên khảo này đã được dùng như các tài liệu giáo khoa trong các trường trung học ở Bidantium trong một thời gian dài. Tiếp đó cũng ở Bidantium, người ta bắt đầu soạn thảo những từ điển tra cứu về tên tuổi, các nhà hoạt động Rôma nổi tiếng ví như cuốn “Niên đại” của Xinela (thế kỉ IX) vào thế kỉ XII, trong đó trình bày chủ yếu về lịch sử các nhà nước và thành phố ở miền Bắc Italia. Trong các thế kỉ XIII – XIV, người ta bắt đầu thu thập hàng loạt những tác phẩm văn học, lịch sử, nghệ thuật của Rôma, biên dịch và xuất bản bằng nhiều thứ tiếng ở châu Âu. Ancôna Tririacô (thế kỉ XIV) và Brachêninhi (1380 – 1459) được coi là những người châu Âu đầu tiên có những bộ sưu tập về những tài liệu Rôma cổ (cả chữ viết và hiện vật). Năm 1440, lần đầu tiên, Lorenxô đã cho xuất bản “Bản gốc những chiếu chỉ của hoàng đế Cônxtantin”.

Từ cuối thế kỉ XV, đầu thế kỉ XVI, hàng loạt các trường đại học ở Pháp, Anh, Đức, Balan, Tiệp bắt đầu quan tâm nghiên cứu lịch sử Hi Lạp – Rôma cổ, do đó tiếng Latinh Hi Lạp cũng như văn học, lịch sử Rôma đã trở thành môn học chính của các trường này.

Vào thế kỉ XVIII, các nhà khoa học Pháp đã tích cực góp phần nghiên cứu lịch sử Rôma. Năm 1681, Bôxine xuất bản cuốn sách về lịch sử toàn thế giới trong đó ông đặc biệt chú ý về lịch sử Rôma. Đầu thế kỉ XVIII ở Pari xuất hiện tác phẩm nhiều tập “Lịch sử các hoàng đế và các nhà cầm quyền khác trong 6 thế kỉ đầu của lịch sử Cơ đốc giáo” của Lennhe đê Tillemôn (1690 – 1738), Rôllenna liên tiếp trong những năm từ 1739 đến 1749 đã cho xuất bản bộ sách nhiều tập về “Lịch sử Rôma từ khi thành lập đến trận Actium”. Ngoài ra, lịch sử Rôma còn được nói tới trong các tác phẩm triết học, lịch sử của các nhà phục hưng Italia, các nhà văn Pháp Môngtexkiơ, Vonte,…

Cuối thế kỉ XVIII, ở Anh xuất hiện tác phẩm đồ sộ 7 tập của nhà sử học Êđua – Gípbôn “Lịch sử suy vong của đế quốc Rôma”. Nhờ ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp và tư tưởng của các nhà khai sáng Pháp, người ta đã chú ý đến không chỉ tới lịch sử các nhân vật mà còn chú ý đến những nét đặc thù của từng dân tộc, chú ý đến việc phê phán tư liệu lịch sử… Người đầu tiên đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này là nhà sử học Đan Mạch Gêô – Nhibua (1776 – 1831), giáo sư trường đại học Bon, Béclin, tác giả của bộ “Lịch sử Rôma”, gồm 3 tập (xuất bản trong những năm 1811 – 1832). Người kế tục xuất sắc Gêô là Têôđô – Mongien (1817 – 1903) và Karna Niche (1823 – 1880) với các tác phẩm đồ sộ “Lịch sở Rôma” (5 tập), “Pháp quyền nhà nước Rôma” (3 tập), “Luật hình sự Rôma”, “Lịch sử nghề đúc tiền Rôma”, “Lịch sử nước Cộng hòa Roma”…

Giữa thế kỉ XIX, xuất hiện hàng loạt các công trình nghiên cứu lịch sử Rôma của các nhà sử học Pháp. “Lịch sử chế độ nô lệ thời cổ đại” gồm 3 tập, xuất bản năm 1848 của Vallon (1812 – 1904), “Sơ lược lịch sử tôn giáo Rôma từ Auguxtuxơ đến Antôniô”, “Xixêrôn và bè bạn của ông” của Buachiô (1823 – 1908). “Xã hội cổ đại” (1864), “Chế độ lệ nông Rôma” (1885) của Priuxches để Culangiơ (1830 – 1889).

Các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin cũng quan tâm nghiên cứu lịch sử Rôma trong các tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức”, “Chống Đuyrinh”, “Tư bản”, “Các xã hội tiền tư bản”, “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và nhà nước”, “Người Giécman cổ đại”…

Đầu thế kỉ XX, công cuộc khai quật khảo cổ được xúc tiến mạnh mẽ ở Bắc Phi, Tiểu Á, Xiri, Mêdôpôtami, Italia… nhiều tài liệu, hiện vật quý được phát hiện. Những giáo trình khảo cổ được biên soạn, hàng vạn tài liệu cổ văn được công bố (ở Ai Cập đã cho xuất bản toàn bộ những tài liệu Papirút của thời Hi Lạp hóa và đế quốc Rôma…). Từ năm 1884 đến năm 1902 đã xuất bản tác phẩm “Lịch sử cổ đại” gồm 5 tập của giáo sư Maiera (1855 – 1930) mô tả tiến trình lịch sử của nhiều dân tộc, nhà nước ở vùng Tiểu Á, ven Địa Trung Hải, từ khi thành lập đến giữa thế kỉ IV TCN.

Các nhà sử học Italia cũng có nhiều đóng góp đáng kể. Ferrerô với “Sự cường thịnh và sụp đổ của Rôma” gồm 6 tập xuất bản liên tục trong những năm 1901 1902. “Lịch sử Rôma vào 5 thế kỉ đầu” của Paixơ gồm 5 tập (xuất bản từ 1913 đến 1930). 50 năm đầu của thế kỉ XX xuất hiện nhiều tác phẩm của các sử gia tư sản, kể cả các sử gia phát xít Đức. “Lịch sử kinh tế xã hội của đế quốc Rôma” của Rôxtôxép (năm 1926). “Các dân tộc và văn minh” (1927), “Lịch sử cổ đại” (trong đó lịch sử Rôma gồm 4 tập, 6 cuốn) của nhiều tác giả nổi tiếng như Pâyxơ, Ômô, Baie…

Ở Mĩ từ năm 1933 đến năm 1938 đã xuất bản hàng loạt công trình lịch sử Rôma, dưới sự chủ biên của giáo sư T.Francô “Lịch sử kinh tế Rôma cổ đại. Hệ thống nô lệ ở Hi Lạp và Rôma cổ đại” của một kiều dân Đức – Vexterman – xuất bản năm 1955.

Các nhà sử học Nga cũng có rất nhiều đóng góp trong việc nghiên cứu lịch sử Rôma. Năm 1512, ở Nga đã xuất bản tác phẩm “Đại biên niên” trong đó chứa đựng một khối lượng tài liệu về các quốc gia cổ. Năm 1685, ở Matxcơva đã thiết lập Viện hàn lâm Xlavơ – Hi Lạp – Latinh, do đó công việc tập hợp, biên dịch các tài liệu cổ tiếng Hi Lạp, Latinh sang tiếng Nga được đẩy mạnh.

Các nhà dân chủ cách mạng Nga Biêlinski, Đôbrôliubốp… cũng nghiên cứu về lịch sử Rôma. Từ những năm 60 của thế kỉ XIX, trong giới sử học Nga đã nổ ra cuộc tranh luận về quan hệ ruộng đất ở Rôma. Năm 1861, trường Đại học Tổng hợp Matxcơva đã xuất bản công trình của P.M. Lêônchép, của P.G. Vixnôgrad đã thừa nhận sự xuất hiện quan hệ lệ nông là một hiện tượng xã hội. Các nhà sử học Nga cũng hết sức quan tâm tới sự phát triển và ý nghĩa của đế quốc Rôma. Giáo sư MP. Đragô Manốp (1841 – 1895) đã cho xuất bản “Về ý nghĩa lịch sử toàn thế giới của đế quốc Rôma” (năm 1869).

Sau Cách mạng tháng Mười, việc nghiên cứu lịch sử Rôma được đẩy mạnh dưới ánh sáng của các quan điểm duy vật lịch sử. Từ những năm 20 của thế kỉ XX xuất hiện công trình của X.I. Kôvalép, X.V. Xecghêép. Từ những năm 30, xuất hiện nhiều công trình có tính chất tổng hợp về lịch sử Rôma: “Lịch sử xã hội cổ đại” (1936) của Kôvalép; “Khái lược lịch sử Rôma cổ đại” (1938) của Xecghêép; “Tuyển tập các cuộc khởi nghĩa nô lệ thế kỉ II, I TCN” (1934) của X.A. Giêbêlép; “Khởi nghĩa Xpactacuxơ” (1936) của A.V. Mixulin.

Sau Chiến tranh thế giới thứ II, các giáo trình đại học, các công trình về lịch sử Rôma ngày một nhiều “Lịch sử Rôma cổ đại” của Maskin; “Lịch sử Rôma” của Kôvalép; “Nguồn gốc của các nền văn hóa Cơ đốc giáo” (1946) và “Rôma và Cơ đốc giáo khởi thủy” (1954) của R.I. Uvippe; “Khái lược về kinh tế nông nghiệp ở Italia cổ đại” và “Đời sống Rôma cổ đại” (1964). “Lịch sử Rôma cổ đại” (1971) của giáo sư A.G. Boksanhin.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Tình hình nghiên cứu lịch sử Rôma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tinh-hinh-nghien-cuu-lich-su-roma-co-dai/feed/ 0
Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-tinh-hinh-dan-cu-roma-thoi-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-tinh-hinh-dan-cu-roma-thoi-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:45:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-tinh-hinh-dan-cu-roma-thoi-co-dai/ Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Anpơ (Alpes) tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển […]

Bài viết Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nơi phát sinh nền văn minh Rôma cổ đại là Italia, một bán đảo lớn, dài và hẹp hình chiếc ủng nằm chắn ngang Địa Trung Hải. Phía bắc bán đảo có dãy núi Anpơ (Alpes) tạo thành biên giới tự nhiên giữa Italia và châu Âu; ba phía Đông, Tây, Nam đều có biển bao bọc. Dãy núi Apennin chạy dọc suốt cả bán đảo từ Bắc xuống Nam như một đường xương sống. Gần Italia còn có ba đảo lớn: đảo Xixin ở phía nam, đảo Coócxơ và Xácđenhơ ở phía tây. Khác Hi Lạp, bán đảo Italia lớn gấp năm lần Hi Lạp, lại có khá nhiều đồng bằng màu mỡ: đồng bằng sông Pô (miền Bắc), đồng bằng sông Tibra (miền Trung), các đồng bằng trên đảo Xixin. Ngoài ra, ở Italia, nhất là miền Nam, còn có nhiều đồng cỏ rộng lớn rất thuận tiện cho sự phát triển của nghề nông và chăn nuôi gia súc.

Italia có nhiều kim loại quý như đồng, chì, sắt, lại có hàng nghìn ki-lô-mét đường biển, có nhiều cảng vịnh thích hợp cho những hoạt động mậu dịch hàng hải. Cũng như Hi Lạp, những điều kiện tự nhiên ở Italia trong thời cổ đại đã tác động rất lớn tới khuynh hướng phát triển kinh tế và hình thức tổ chức nhà nước Rôma.

Bán đảo Italia là nơi quần cư khá sớm của người châu Âu. Trước thiên niên kỉ II TCN – từ cuối đá mới và đầu đồng thau – người Ligua (Ligures) đã sinh sống ở đây. Đến đầu thiên niên kỉ II TCN, nhiều bộ lạc ở phía bắc đã vượt qua dãy Anpơ, tràn vào định cư ở các vùng Campanium, Latium, và Bơrutium. Đến cuối thiên niên kỉ II TCN, lại xảy ra một đợt thiên di mới của người châu Âu từ phía bắc xuống, tạo nên một cộng đồng người Âu sống định cư trên bán đảo này và được gọi chung là người Italiốt (Italiotes) – Người Italiốt sống ở vùng Latium được gọi là người Latinh.

Vào khoảng thế kỉ X TCN, người Etơruxcơ từ Tiểu Á cũng thiên di sang bán đảo Italia, sống định cư chủ yếu ở vùng giữa sông Ácnơ và sông Tibrơ.

Khoảng thế kỉ VIII TCN, người Hi Lạp di cư đến miền Nam Italia, đảo Xixin, và theo truyền thống của người Hi Lạp, họ đã thiết lập ở đây nhiều thành bang (quốc gia thành thị), quan trọng nhất là thành bang Xiraquydơ, Tarentum, Cuma… Trên thực tế, miền cực nam Italia và đảo Xixin là một bộ phận của thế giới Hi Lạp và được gọi là vùng Đại Hi Lạp. Đây cũng là một địa điểm mà nền văn minh Hi Lạp đã dần dần được truyền bá sâu rộng trên toàn bán đảo Italia.

Muộn hơn, có lẽ là người Xentơ (mà người Italia quen gọi là người Galia)
phía bắc dãy Anpơ cũng tràn xuống định cư trên những vùng đất đai phía bắc bán đảo và vùng đồng bằng sông Pô.

Tóm lại, vào khoảng giữa thiên kỉ I TCN, cư dân trên bán đảo Italia được phân bố như sau :

  • Người Galia ở miền cực Bắc (chủ yếu là vùng đồng bằng sông Pô)
  • Người Êtơruxcơ ở giữa vùng sông Ácnơ và sông Tibrơ
  • Người Italiốt ở miền Trung và miền Nam
  • Người Hi Lạp ở các thành thị ven biển cực Nam và đảo Xixin.

Trong đám cư dân kể trên, nhóm người Latinh ở vùng hạ lưu sông Tibrơ – người Rôma – là nhánh người sẽ giữ vai trò quan trọng nhất trong việc xây dựng nên thành bang Rôma và đế quốc Rôma cổ đại sau này.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Điều kiện tự nhiên và tình hình dân cư Rôma thời cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-tinh-hinh-dan-cu-roma-thoi-co-dai/feed/ 0
Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma https://ngaydacbiet.com/thoi-ky-vuong-chinh-trong-lich-su-roma/ https://ngaydacbiet.com/thoi-ky-vuong-chinh-trong-lich-su-roma/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:37:09 +0000 https://ngaydacbiet.com/thoi-ky-vuong-chinh-trong-lich-su-roma/ Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì “Vương chính” trong lịch sử Rôma chính là giai đoạn mạt kì của chế độ thị tộc Rôma, giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự – hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp nhà nước […]

Bài viết Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nhiều nhà sử học cho rằng thời kì “Vương chính” trong lịch sử Rôma chính là giai đoạn mạt kì của chế độ thị tộc Rôma, giai đoạn tồn tại của tổ chức dân chủ quân sự – hình thái quá độ từ xã hội nguyên thuỷ sang xã hội có giai cấp nhà nước – Hiện nay chưa có cứ liệu cụ thể về giai đoạn lịch sử này.

Theo truyền thuyết, thành Rôma do Rômulus xây dựng vào năm 753 TCN, buổi khởi đầu chỉ là một thành thị nằm bên bờ sông Tibrơ ở Trung Italia, nơi quần cư của 3 bộ lạc người Latinh, mỗi bộ lạc này bao gồm 100 thị tộc. Cứ 10 thị tộc được gọi là 1 Curi (bào tộc). Những thị tộc – bào tộc này gắn bó với nhau bởi quan hệ huyết thống và những truyền thống của xã hội thị tộc. Những thành viên của 300 thị tộc này đều có quyền bình đẳng về kinh tế, chính trị và được gọi là công dân Rôma.

Quản lí xã hội thị tộc của người Rôma trong thời kì lịch sử này là 3 cơ quan: Viện nguyên lão, Đại hội nhân dân, và “vua” (Rex).

Viện nguyên lão (Senat), bao gồm những thủ lĩnh của 300 thị tộc cũng gồm 300 người. Viện nguyên lão là cơ quan quyền lực tối cao, có quyền quyết định hầu hết các công việc quan trọng của người Rôma, được quyền thảo luận trước về những đạo luật, quyền phê chuẩn hoặc phủ quyết những nghị quyết của đại hội nhân dân.

Đại hội nhân dân – người Rôma gọi là đại hội Curi – được coi là đại hội nhân dân xưa nhất của người Rôma. Theo truyền thống của xã hội thị tộc, tất cả đàn ông của 300 thị tộc (nghĩa là của 30 bào tộc – Curi) đều được tham dự đại hội Curi và mỗi người được thể hiện ý muốn của mình bằng một lá phiếu trong đại hội. Đại hội Curi có quyền quyết định những vấn đề quan trọng trong đời sống xã hội của người Rôma như tuyên chiến hay nghị hòa, xét xử, tế lễ và bầu ra một ông vua (Rex).

“Vua” (Rex) – do đại hội Curi bầu ra, không được cha truyền con nối và cũng có thể bị đại hội Curi bãi miễn – thực chất chỉ là thủ lĩnh quân sự của liên minh 3 bộ lạc.

Ở giai đoạn cuối của thời kì “Vương chính”, xã hội Rôma có những biến động đáng kể, ảnh hưởng tới sự phát triển xã hội, dẫn đến sự giải thể của xã hội thị tộc mở đường cho một xã hội có giai cấp, nhà nước xuất hiện.

Sự phát triển của nền kinh tế, sự hưng thịnh và xu hướng mở rộng cương vực của Rôma, đã thu hút nhiều cư dân Latium đến làm ăn, sinh sống. Các khu nông thôn bao quanh thành Rôma không ngừng được mở rộng (thế kỉ VI TCN mới có 16 khu, sang thế kỉ V TCN con số đó đã tăng lên 26 và là 35 ở thế kỉ thứ IV TCN).

Trong xã hội Rôma xuất hiện một tầng lớp cư dân mà lịch sử Rôma gọi là những người bình dân Pơlép (Plebs). Pơlép là những người tự do, phải nộp thuế và làm nghĩa vụ quân sự nhưng họ không được hưởng quyền lợi kinh tế và chính trị (không được tham gia đại hội Curi, không được chia ruộng đất công, không được xét xử trong toà án Rôma, không được quyền kết hôn với công dân Rôma) vì số cư dân mới tới này không thuộc vào một Curi nào của người Rôma cả. Họ không được coi là dân Roma gốc. Tuy nhiên, trong thực tế, tầng lớp bình dân Pơlép này lại ngày một thêm đông đảo và có vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, xã hội của người Rôma. Họ nắm vững và điều hành các hoạt động sản xuất chủ chốt ở Rôma. Đồng thời, họ cũng chiếm đa số trong lực lượng quân sự của thành bang Rôma ở thời điểm lịch sử này. Chính mâu thuẫn giữa những nghĩa vụ và quyền lợi ấy đã thúc đẩy người Pơlép, tới những cuộc đấu tranh quyết liệt nhằm giành những quyền lợi về kinh tế, chính trị cho phù hợp với những nghĩa vụ và vai trò của họ. Nói cách khác, người Pơlép không ngừng đấu tranh để đòi quyền công dân Rôma như những công dân Rôma của 30 Curi.

Ph. Enghen đã cho rằng chính những cuộc đấu tranh giữa người Pơlép và người dân gốc Rôma là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới giải thể từng bước xã hội thị tộc Rôma, tạo nên xã hội có giai cấp Rôma cổ đại.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Thời kỳ “Vương Chính” trong lịch sử Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thoi-ky-vuong-chinh-trong-lich-su-roma/feed/ 0
Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma https://ngaydacbiet.com/cai-cach-cua-xecviut-tuliut-va-su-ra-doi-cua-nha-nuoc-roma/ https://ngaydacbiet.com/cai-cach-cua-xecviut-tuliut-va-su-ra-doi-cua-nha-nuoc-roma/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:10:32 +0000 https://ngaydacbiet.com/cai-cach-cua-xecviut-tuliut-va-su-ra-doi-cua-nha-nuoc-roma/ Nhận rõ vai trò quan trọng của người Pơlép và sự chật hẹp của tổ chức thị tộc, giữa thế kỉ thứ IV TCN, Xécviút Tuliút (khoảng 540 – 530 TCN) đã theo cải cách của Xôlông (Hi Lạp), tiến hành cải cách xã hội ở Rôma. Ông đã chia dân (thực chất là phân […]

Bài viết Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nhận rõ vai trò quan trọng của người Pơlép và sự chật hẹp của tổ chức thị tộc, giữa thế kỉ thứ IV TCN, Xécviút Tuliút (khoảng 540 – 530 TCN) đã theo cải cách của Xôlông (Hi Lạp), tiến hành cải cách xã hội ở Rôma.

Ông đã chia dân (thực chất là phân chia những người đàn ông làm nghĩa vụ quân sự) thành 6 đẳng cấp khác nhau căn cứ theo mức tài sản tư hữu.

  • Đẳng cấp thứ nhất: có tài sản ít nhất là 100.000 as*
  • Đẳng cấp thứ hai: có tài sản ít nhất là 75.000 as
  • Đẳng cấp thứ ba: có tài sản ít nhất là 50.000 as
  • Đẳng cấp thứ tư: có tài sản ít nhất là 25.000 as
  • Đẳng cấp thứ năm: có tài sản ít nhất là 1.000 as
  • Đẳng cấp thứ sáu: những người dân binh nghèo.

*as (một loại tiền đồng có giá trị nhỏ nhất trong hệ thống tiền tệ của người Rôma Cổ)

Trên cơ sở phân chia ấy, tổ chức những đội Xenturi cứ 100 binh sĩ thì tổ chức thành 1 Xenturi và mỗi Xenturi có quyền biểu quyết ở đại hội bằng một lá phiếu. Theo quy định đó, đẳng cấp thứ nhất có thể thiết lập 80 Xenturi bộ binh và 18 Xenturi kị binh, chiếm 98 trên tổng số 193 Xenturi. Các đẳng cấp còn lại không được phép thiết lập các Xenturi kị binh, số Xenturi bộ binh của các đẳng cấp còn lại thứ tự là 22, 20, 30 và 1. Trên cơ sở các đơn vị Venturi, một đại hội nhân dân mới – đại hội Xenturi đã được thiết lập thay thế cho đại hội nhân dân Curi ở thời kì lịch sử trước.

Theo quy định, mỗi Xenturi chỉ được quyền biểu quyết bằng 1 lá phiếu và cũng theo quy định, chỉ cần số phiếu quá bán (97/193) là mọi quyết nghị sẽ được thông qua, do vậy đẳng cấp giàu có nhất (đẳng cấp thứ nhất) với 98 lá phiếu luôn luôn nắm ưu thế trong đại hội, nếu họ nhất trí với nhau thì không cần trưng cầu ý kiến của các đẳng cấp khác. Với đại hội Xenturi, nền dân chủ phổ biến của chế độ thị tộc đã phải nhường chỗ cho nền dân chủ, giành ưu thế cho các tầng lớp giàu có trong khuôn khổ của xã hội có giai cấp.

Về mặt hành chính, Tuliút xoá bỏ 3 bộ lạc cũ thiết lập 4 đơn vị hành chính theo khu vực cư trú. Tính huyết thống trong quan hệ xã hội đã giảm nhẹ và yếu tố địa lí khu vực đã được tăng cường, tạo điều kiện cho những người Polép nhanh chóng hoà nhập vào khối cộng đồng công dân Rôma theo ý nguyện của họ.

Ph. Enghen gọi cải cách của Tuliút là “cuộc cách mạng đã kết thúc chế độ thị tộc cũ”. Cải cách Xecviút đã xoá bỏ chế độ thị tộc dựa trên quan hệ huyết thống, thiết lập nên “một nhà nước mới chân chính”, dựa trên cơ sở phân chia địa vực và trên sự chênh lệch về tài sản”.

Cải cách của Tuliút bước đầu đã hạn chế mức độ nhất định sự cách biệt giữa những người bình dân Polép và dân Rôma gốc. Các Xenturi được thiết lập không phải trên cơ sở họ là người Polép, hay người Rôma, mà theo mức tài sản tư hữu, theo sự giàu, nghèo của mỗi người trong xã hội, tạo cơ sở cho việc thiết lập khối công dân Rôma sau này.

Cải cách Tuliút đã dẫn đến sự ra đời của nhà nước Rôma cổ đại trên cơ sở thủ tiêu tổ chức thị tộc. Đó chính là kết quả ban đầu của cuộc đấu tranh của tầng lớp bình dân Pơlép. Người Pơlép đã có quyền bình đẳng về nghĩa vụ quân sự, có tiếng nói của mình trong đại hội Xenturi. Tuy vậy với cải cách của Tuliút, người Pơlép vẫn chưa được quyền phân chia ruộng đất công (ager publicus), chưa được quyền kết hôn với người Rôma, chưa được xét xử công khai và bình đẳng trong các toà án Rôma, chưa có người đại diện của mình trong bộ máy nhà nước.

Do vậy, người Pơlép vẫn tiếp tục đấu tranh trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Cải cách của Xecviút TuliÚt và sự ra đời của nhà nước Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/cai-cach-cua-xecviut-tuliut-va-su-ra-doi-cua-nha-nuoc-roma/feed/ 0
Sự thành lập chế độ cộng hòa https://ngaydacbiet.com/su-thanh-lap-che-do-cong-hoa/ https://ngaydacbiet.com/su-thanh-lap-che-do-cong-hoa/#respond Fri, 16 Jul 2021 06:46:10 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-thanh-lap-che-do-cong-hoa/ Trong thời kì “vương chính”, người Êtơruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Êtơruxcơ. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Êtơruxcơ đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma […]

Bài viết Sự thành lập chế độ cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trong thời kì “vương chính”, người Êtơruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Êtơruxcơ. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Êtơruxcơ đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma đã nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời kì vương chính, mở đầu thời kì mới – thời kì cộng hoà – trong lịch sử Rôma, chính quyền trở thành “việc chung” (tiếng Latinh : res publica). Thiết chế cộng hòa được xác lập.

Cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Cộng hoà là Đại hội nhân dân Xenturi (đại hội của những người đàn ông có vũ trang). Đại hội Xenturi họp 1 năm 2 lần tại quảng trường Macxơ (Mars) – quảng trường Thần Chiến tranh – để quyết định những vấn đề cơ bản của xã hội Rôma như tuyên chiến hay nghị hòa, bầu các quan chức trong bộ máy nhà nước. Đại hội Xenturi cũng bầu ra hai quan chấp chính (consul) trong hàng ngũ đại quý tộc Rôma với nhiệm kì 1 năm. Hai quan chấp chính với quyền lực ngang nhau sẽ là người trực tiếp điều hành mọi công việc của xã hội, nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong trường hợp Tổ quốc lâm nguy, một trong hai quan chấp chính sẽ được chọn cử làm tư lệnh quân đội và là “Dictato” độc tài – trong thời hạn 6 tháng, có quyền quyết định tối hậu về mọi công việc.

Viện nguyên lão (Senat) bao gồm 300 người thuộc tầng lớp quý tộc giàu có. Theo nguyên tắc, đại hội Xenturi là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng trên thực tế các quyết định phải được Viện nguyên lão thông qua. Các quan chức của bộ máy nhà nước được chọn cử trong số các nghị viên Viện nguyên lão, do vậy, thực tế Viện nguyên lão là cơ quan thường trực của đại hội Xenturi, thực thi mọi công việc hành chính, ngân sách, ngoại giao, quân sự, lễ nghi, tôn giáo…

Như vậy, ngay từ đầu, thể chế cộng hoà đã tỏ rõ tính ưu việt của nó và đã mang tính chất hai mặt khá rõ nét. Một mặt, trong thể chế cộng hoà, sự bình đẳng công dân và quyền công dân đã được công khai đảm bảo. Vai trò của đại hội Xenturi, của quan bảo dân trong thể chế này đã buộc các chấp chính quan. Viện nguyên lão dù đầy quyền uy vẫn phải cần đến dân và bắt buộc phải coi trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, mặt khác, trên thực tế, mọi quyền hành của nền cộng hoà Rôma lại nằm trong tay bộ phận quý tộc giàu có – Patơrixi – Patơrixi có nhiều đặc quyền trong xã hội, nắm giữ quyền điều phối và chiếm hữu ruộng đất công, nắm giữ mọi chức vụ trọng yếu của bộ máy nhà nước, thao túng mọi hoạt động của xã hội. Nền dân chủ và chuyên chính đan xen vào nhau, cùng được tôn trọng và cùng dựa vào nhau để tồn tại. Do vậy, thể chế Cộng hoà đã xác lập được một quyền lực tập thể, nhờ vậy nó đã ngăn chặn được quyền chuyên chế cá nhân, đảm bảo được sự kiểm soát tập thể có hiệu quả tốt nhất trong mọi trường hợp.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự thành lập chế độ cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-thanh-lap-che-do-cong-hoa/feed/ 0
Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs) https://ngaydacbiet.com/nhung-cuoc-dau-tranh-cua-nguoi-binh-dan-polep-plebs/ https://ngaydacbiet.com/nhung-cuoc-dau-tranh-cua-nguoi-binh-dan-polep-plebs/#respond Fri, 16 Jul 2021 03:51:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/nhung-cuoc-dau-tranh-cua-nguoi-binh-dan-polep-plebs/ Cải cách của Tuliút bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa người Pơlép và Patơrixi về mặt nguồn gốc huyết tộc, nhưng vẫn chưa mang lại cho người Pơlép địa vị tương xứng với vai trò, vị trí của họ trong xã hội. Người Pơlép hầu như vẫn không có quyền lợi […]

Bài viết Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cải cách của Tuliút bước đầu đã xoá bỏ được sự cách biệt giữa người Pơlép và Patơrixi về mặt nguồn gốc huyết tộc, nhưng vẫn chưa mang lại cho người Pơlép địa vị tương xứng với vai trò, vị trí của họ trong xã hội.

Người Pơlép hầu như vẫn không có quyền lợi chính trị, kinh tế, không được chia ruộng đất công; không được kết hôn với người gốc Rôma, không được cử đại diện của họ tham gia bộ máy nhà nước, và thường bị xét xử bất công trong các toà án. Do vậy, cuộc đấu tranh giữa Pơlép với quý tộc Patơrixi trở thành một vấn đề sống còn của cộng đồng người Pơlép. Viện nguyên lão buộc phải cử một phái đoàn đến thương lượng và nhượng bộ. Người Pơlép được quyền cử những đại diện của họ – những quan bảo dân – lúc đầu là 2 rồi là 4, 6 và 10 để bảo vệ, bênh vực quyền lợi cho người Pơlép, giám sát và có ý kiến đối với những dự luật và việc làm của chính quyền Rôma.

Theo thỏa thuận, quyền lực và tư cách của quan bảo dân (Tribun) là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Bên cạnh các cơ quan của nhà nước Cộng hòa, quan bảo dân có quyền phủ quyết đối với các dự luật hay đề án chính sách của Viện nguyên lão nếu xét thấy có hại cho quyền lợi của người bình dân. Quan bảo dân cũng có quyền tham dự và theo dõi các phiên họp của Viện nguyên lão để có thể can thiệp trực tiếp hay phủ quyết tại chỗ những quyết nghị không có lợi cho người Pơlép. Tuy vậy, trong thể chế cộng hoà quyền hạn của quan bảo dân vẫn không phải là vô biên.

Theo thỏa thuận, quan bảo dân không được quyền chỉ huy quân sự và những quyền lực của quan bảo dân chỉ có hiệu lực trong phạm vi thành Rôma. Trong trường hợp Tổ quốc lâm nguy, khi 1 trong 2 chấp chính quan được cử làm “độc tài” thì quyền hành của bảo dân quan tạm thời bị đình chỉ.

Đầu thế kỉ V TCN, được sự thừa nhận của chính quyền Rôma, những người bình dân Pơlép đã tổ chức ra những đại hội bình dân của họ. Tới năm 471 TCN, đại hội bình dân lấy biểu quyết theo bộ lạc nên đại hội này còn gọi là đại hội bộ lạc. Do việc bình dân Pơlép chiếm tỉ lệ cao trong số dân cư Rôma, nên những người Pơlép đã tự coi đại hội bình dân của họ là đại hội của toàn thể cư dân Rôma, Những quyết nghị của đại hội bình dân có hiệu lực như pháp luật với toàn thể công dân Rôma. Như vậy bên cạnh đại hội Xenturi, đại hội bình dân của những người Pơlép đã có vai trò khá quan trọng.

Năm 445 TCN, người bình dân Pơlép lại đạt được một thắng lợi mới. Đạo luật Canulêiuxơ đã được ban hành, cho phép người bình dân Pơlép được quyền tự do kết hôn với những người tầng lớp “quý tộc” Patơrixi.

5 năm sau, cuộc đấu tranh của người Pơlép đòi quyền bình đẳng trước pháp luật cũng giành được thắng lợi. Trước áp lực của những người bình dân và đại hội bình dân. Viện nguyên lão đã đi đến quyết định cải tổ lại luật pháp theo hướng cải cách của Xôlông ở Aten (Hi Lạp). Uỷ ban dự thảo pháp luật mới gồm 10 người đã được thành lập và làm việc khẩn trương trong 2 năm. Kết quả là một bộ luật mới, hoàn chỉnh đã được ban hành – bộ luật thành văn đầu tiên của lịch sử Rôma – đề cập tới nhiều mặt trong đời sống xã hội của người Rôma ví như thể thức tố tụng xét xử, quyền thừa kế tài sản, việc cho vay nợ lãi, quan hệ gia đình, địa vị và trách nhiệm của người phụ nữ… Vì bộ luật ấy được khắc trên 12 tấm bảng đồng và đặt công khai ở các quảng trường cũng như ở các nơi công cộng, nên lịch sử thường gọi là luật 12 bảng.

Nếu tính từ cải cách của Tuliút (giữa thế kỉ VI TCN) đến năm 287 TCN, cuộc đấu tranh của những người bình dân Pơlép đã kéo dài gần 300 năm. Những mục đích yêu cầu của người Pơlép trên mọi phương diện từng bước một đã được thỏa mãn.

Những thắng lợi mà người bình dân Pơlép đã giành được trong các cuộc đấu tranh bền bỉ, gian khổ và kéo dài suốt gần 3 thế kỉ đã dẫn tới sự thống nhất cộng đồng người Rôma, tạo nên khối Công dân Rôma, cơ sở xã hội bền vững của thể chế cộng hòa. Tuy nhiên, cũng từ đó, trong xã hội Rôma cũng bắt đầu xuất hiện những cơ cấu giai cấp mới, những tiền đề của sự phân hoá. Trong hàng ngũ những người bình dân đã xuất hiện một bộ phận nhỏ bình dân có chức, có quyền vươn lên, hoà nhập dần với giai cấp quý tộc cũ, tạo nên tầng lớp quý tộc mới, chi phối nền Cộng hoà Rôma. Khái niệm bình dân vì thế cũng thay đổi đi.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Những cuộc đấu tranh của người bình dân Pơlép (Plebs) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nhung-cuoc-dau-tranh-cua-nguoi-binh-dan-polep-plebs/feed/ 0
Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải https://ngaydacbiet.com/roma-tro-thanh-de-quoc-ba-chu-khu-vuc-dia-trung-hai/ https://ngaydacbiet.com/roma-tro-thanh-de-quoc-ba-chu-khu-vuc-dia-trung-hai/#respond Fri, 16 Jul 2021 01:23:33 +0000 https://ngaydacbiet.com/roma-tro-thanh-de-quoc-ba-chu-khu-vuc-dia-trung-hai/ Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Rôma, thành bang Rôma bên bờ Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực […]

Bài viết Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nhờ việc thiết lập thể chế cộng hòa và quy chế công dân Rôma, thành bang Rôma bên bờ Tibrơ đã có thêm sức mạnh. Nền kinh tế đã phát triển, an ninh xã hội ổn định, lực lượng quân sự hùng hậu, cộng vào đó nhu cầu về ruộng đất cũng tăng lên. Thực tế đó cùng với tham vọng mở rộng uy lực của tầng lớp quý tộc Rôma đã đặt Rôma trước một đòi hỏi khẩn thiết: bành trường và mở rộng lãnh thổ.

Quá trình bành trướng của Rôma đã diễn ra trong suốt gần 200 năm và đã trải qua 2 thời kì – Thời kì Rôma thống nhất bán đảo Italia và thời kì vươn ra khống chế, làm chủ cả khu vực Địa Trung Hải.

Rôma thống nhất bán đảo Italia

Vùng đất đầu tiên mà người Rôma để mắt tới là những vùng đất đai của người Êtơruxcơ ở giữa 2 sông Ácnô và Tibrơ. Người Êtơruxcơ lúc này đã suy yếu, tuy nhiên họ vẫn kháng cự quyết liệt để bảo toàn lãnh thổ của họ. Trận kịch chiến cuối cùng giữa người Êtơruxcơ và quân Rôma đã diễn ra ở thành Vêi – thành phố nằm bên hữu ngạn sông Tibrơ – quân Rôma đã liên tục vây hãm và tấn công thành trong suốt 10 năm (từ năm 406 đến 396 TCN).

Thành Vei của người Êtơruxcơ bị san phẳng, tất cả dân cư đều bị biến thành nô lệ.

Sau khi giải phóng xong những vùng đất của người Êtơruxcơ ở phía bắc, Rôma bắt tay vào việc mở rộng cương vực của mình ra đồng bằng Latium. Sự chống đối của cộng đồng người Latinh ở đây không đáng kể vì bản thân người Latinh đồng tộc cũng mong muốn được hoà nhập vào khối công dân Rôma.

Tiếp đó, Rôma bắt đầu vươn xuống vùng lãnh thổ miền Trung Italia, nơi vốn dĩ đang thuộc quyền cai quản của người Samnium.

Suốt non nửa thế kỉ, người Rôma đã phát động 3 chiến dịch lớn nhằm thôn tính vùng đất của người Samnium. Chiến dịch thứ nhất xảy ra vào các năm 343 – 341 TCN, chiến dịch thứ II (năm 326-304 TCN) và chiến dịch thứ III (năm 298 – 290 TCN).

Người Samnium cam chịu thất bại. Vùng đất mênh mông ở Trung Italia đã thuộc quyền kiểm soát của Rôma.

Nhân đà thắng lợi, Rôma mở rộng cương vực của mình xuống phía nam, nhòm ngó các thành bang của Hi Lạp ở miền cực Nam và trên đảo Xixin. Những cuộc hành quân lớn đã được thực hiện. Đầu thế kỉ III TCN, người Rôma đã chiến thắng Lucanium và Campanium ở miền Nam. Năm 280 TCN, Rôma đã kịch chiến với Tarentum, thành bang mạnh nhất của người Hi Lạp miền Nam Italia. Trong trận kịch chiến đẫm máu cuối cùng đã xảy ra ở Bênêventô năm 275 TCN, liên quân Tarentum, Epia thất bại hoàn toàn, Piruxơ vội vã rút quân về Hi Lạp. Thành bang Tarentum lọt vào tay người Rôma và các thành bang khác của người Hi Lạp ở Nam Italia cũng lần lượt quy thuận. Rôma đã làm chủ phần đất rộng lớn cuối cùng của bán đảo Italia. Năm 275 TCN được coi là năm cuối cùng đánh dấu sự hoàn thành chinh phục toàn bộ Italia của Rôma.

Rôma vươn lên giành quyền bá chủ khu vực Địa Trung Hải

Xâm chiếm và làm chủ toàn bộ Italia, Rôma chiếm thêm được nhiều đất đai, thỏa mãn quyền bình đẳng về ruộng đất của các công dân, chiếm thêm được nhiều hải cảng quan trọng ở miền Nam. Nhờ học hỏi được kĩ thuật đóng thuyền của người Hi Lạp, lần đầu tiên Rôma đã xây dựng được lực lượng hải quân của mình với 120 chiến thuyền trọng tải lớn. Sức đang mạnh, thế đang lên, Rôma đã không dừng lại tham vọng mở rộng cương vực. Tuy nhiên, người Rôma đã vấp phải những trở ngại: ở phía tây Địa Trung Hải là thế lực của Cáctagô; phía đông là những thế lực hùng mạnh của người Macedonia, Syria. Những cuộc chiến tranh lớn kéo dài nhiều năm giữa các thế lực đã và đang muốn làm bá chủ khu vực Địa Trung Hải đã bùng nổ.

+ Chiến tranh Rôma – Cáctagô (264-146 TCN)

Lịch sử quen gọi cuộc Chiến tranh giữa Rôma và Cáctagô là cuộc chiến tranh Punic, cuộc chiến tranh này đã kéo dài 120 năm (264-146 TCN) và là cuộc chiến gian khổ, tốn kém nhất của Rôma.

Nguyên nhân trực tiếp làm bùng nổ chiến tranh Rôma – Cáctagô là những biến động xảy ra trên đảo Xixin, nơi mà cả Rôma và Cáctagô đều đang thèm khát, mưu toan biến thành vùng lãnh thổ của riêng mình.

Sau hai chiến dịch, Cáctagô bị đè bẹp. Nhưng đến năm 201 TCN, viện cớ Cáctagô vi phạm hiệp ước, Rôma đã đem đại quân sang Cáctagô với tối hậu thư buộc Cáctagô phải phá huỷ thành phố của họ, rời sâu vào nội địa ít nhất 15 km cách bờ biển, từ bỏ nghề hàng hải, phải giao nộp toàn bộ chiến thuyền và đưa 300 quý tộc Cáctagô sang Rôma để làm con tin. Những yêu cầu quá đáng của Rôma đã buộc Cáctagô phải cầm vũ khí để tự vệ dù sức và lực có kém xa Rôma.

Suốt 2 năm kiên trì chống trả, cuối cùng vào năm 146 TCN, người Cáctagô đành cam chịu thất bại. Rôma tiến hành cuộc thảm sát tàn khốc trong suốt 6 ngày đêm. Thành Cáctagô bị thiêu huỷ. Thành bang Cáctagô có lịch sử lâu đời và trù phú đã bị Rôma xoá tên và thành một bộ phận của thế giới Rôma.

Chiến tranh Rôma – Cáctagô kết thúc.

+ Chiến tranh Rôma – Macedonia (từ năm 214 đến năm 168 TCN) và chiến tranh Rôma – Syria (từ năm 192 đến năm 189 TCN)

Bành trướng và mở rộng cương vực sang Đông Địa Trung Hải, Rôma đã gặp các thế lực đang nắm quyền khống chế khu vực này, đó là Macedonia và Syria.

Chiến tranh Rôma – Macedonia thật sự bắt đầu kể từ khi người Ai Cập yêu cầu Rôma giúp đỡ để giành lại những đất ở hải ngoại của Ai Cập bị Macedonia xâm chiếm.

Trong suốt những năm từ 171 đến 168 TCN, Rôma đã liên tục tổ chức những cuộc hành quân tấn công quyết liệt với dã tâm biến Macedonia thành một “tỉnh” của đế chế Rôma. Năm 168 TCN, người Macedonia đại bại tại trận Pítna (Nam Macedonia), Rôma đã chia xứ Macedonia thành 4 vùng tự trị, không được liên hệ với nhau và cùng lệ thuộc vào Rôma. Cho tới năm 147 TCN, Macedonia mất cả quyền tự trị, trở thành một “tỉnh” Rôma.

Chiến thắng của Rôma trước Macedonia đã kết thúc quá trình bành trướng của Rôma ở Đông Địa Trung Hải, xác lập quyền thống trị của người Rôma khu vực này.

Sau khi làm chủ toàn Italia, từ năm 264 đến năm 146 TCN, Rôma đã lần lượt đánh gục những thế lực cạnh tranh của mình ở cả Tây và Đông Địa Trung Hải, thâu tóm trong tay mình những vùng đất rộng lớn, làm chủ toàn bộ khu vực Địa Trung Hải, thao túng hoàn toàn trên biển, biến Địa Trung Hải thành cái “ao nhà” của Rôma.

Từ một thành bang non trẻ, Rôma đã vươn lên bá chủ hoàn toàn khu vực Địa Trung Hải.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Rôma trở thành đế quốc bá chủ khu vực Địa Trung Hải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/roma-tro-thanh-de-quoc-ba-chu-khu-vuc-dia-trung-hai/feed/ 0
Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-kinh-te-cua-roma-thoi-cong-hoa/ https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-kinh-te-cua-roma-thoi-cong-hoa/#respond Thu, 15 Jul 2021 22:58:37 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-kinh-te-cua-roma-thoi-cong-hoa/ Những cuộc chinh chiến và những thắng lợi liên tiếp của Rôma trong các cuộc chiến đã đem lại cho Rôma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền đặc biệt ưu đãi của các thuyền buôn Rôma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà […]

Bài viết Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Những cuộc chinh chiến và những thắng lợi liên tiếp của Rôma trong các cuộc chiến đã đem lại cho Rôma những nguồn lợi khổng lồ, không kể quyền bá chủ trên vùng biển Địa Trung Hải, quyền đặc biệt ưu đãi của các thuyền buôn Rôma trong các hải cảng. Chiến lợi phẩm mà Rôma thu được hết sức lớn lao, vàng bạc, châu báu cướp được không đếm xuể, những bất động sản như hầm mỏ, công trường khai thác, bến cảng, đồn điền và trang viên đều bị nhà nước Rôma tịch thu, một phần ban tặng và chia cho dân tự do, phần lớn bán đấu giá lấy tiền sung vào công quỹ. Riêng số tiền bồi thường chiến phí mà Rôma bắt các nước bại trận phải nộp đã là con số vô cùng lớn: Cáctagô phải nộp 3200 talăng bạc (lần thứ 1), 10.000 talăng vàng (lần 2), Macedonia phải bồi thường 1.000 talăng vàng và Syria 15.000 talăng vàng.

Tất cả những điều đó đã gây nên những biến động hết sức lớn lao và sâu sắc trong đời sống kinh tế và xã hội Rôma, tạo nên những tiền đề hết sức thuận lợi cho sự phát triển kinh tế của Rôma trong thời kì cộng hòa.

Sự phát triển kinh tế nông nghiệp

Nét nổi bật của kinh tế nông nghiệp là việc tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô. Những chiến thắng liên tiếp và sự mở rộng cường vực đã giúp cho nhà nước có trong tay những vùng đất đai rộng lớn. Thông thường Rôma đã biến một bộ phận đất chiếm được thành ruộng công rồi đem phân cấp cho những người bình dân Rôma di cư tới làm ăn, đại bộ phận đất chiếm được đều đem bán cho tư nhân. Quý tộc và thương nhân Rôma đã tung tiền, vàng ra mua số ruộng đất đó của nhà nước, biến thành tài sản tự hữu của mình để tiến hành kinh doanh sản xuất nông nghiệp với quy mô lớn.

Ngoài ra, bọn quý tộc còn dựa vào uy thế của mình để lấn chiếm ruộng công, đất tư hữu của dân nghèo, dân lưu tán, binh sĩ tử trận. Cuối cùng, họ có trong tay không phải là những khu vườn, khoảng ruộng nhỏ mà là những vùng đất mênh mông. Sự tập trung cao độ ruộng đất vào tay giai cấp chủ nô đã diễn ra. Trên cơ sở đó, các điền trang lớn hay đại trại – Latiphunđia) đã xuất hiện.

Latiphunđia là hình thái sản xuất cơ bản của nền kinh tế Rôma. Vận mệnh của nhà nước Rôma gắn liền với vận mệnh những đại trại (Latiphunđia). Khi các Latiphunđia phát triển cực thịnh thì cũng là lúc nhà nước Rôma, văn minh Rôma phát triển đến đỉnh cao của nó, ngược lại khi các Latiphunđia suy yếu và tan rã, đế quốc Rôma cũng đi vào giai đoạn khủng hoảng, suy vong.

Latiphunđia là sở hữu đất trồng của chủ nô, sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ với phương thức sản xuất độc canh. Do vậy, muốn thiết lập Latiphunđia, phải có 2 điều kiện: có chế độ sở hữu ruộng đất lớn của tư nhân và có đầy đủ nô lệ thực thụ.

Trong tiến trình lịch sử, không phải bất cứ quốc gia cổ đại nào (dù đó là những nền văn minh nông nghiệp tưới tiêu) cũng đủ đảm bảo 2 điều kiện cần thiết để thiết lập được các Latiphunđia. Do vậy, trong lịch sử cổ đại, các Latiphunđia dường như trở thành đặc trưng của hoạt động kinh tế nông nghiệp của người Rôma.

Mỗi Latiphunđia thuộc quyền sở hữu của một chủ nô, chủ nô thông qua những viên quản lí thân tín của mình để điều hành, cai quản. Các Latiphunđia đều lấy nông nghiệp làm hoạt động kinh tế chủ chốt, bởi thế sản xuất nông nghiệp ở Rôma lúc đó được chú trọng và đề cao.

Tuy nhiên do điều kiện tự nhiên ở từng vùng, việc kinh doanh nông nghiệp ở các Latiphunđia cũng có sắc thái riêng: trồng những loại cây có hiệu quả kinh tế cao nhất và cũng dễ đôn đốc giám sát nhất.

  • Tuyệt đại bộ phận các Latiphunđia đều trồng nho, ôliu. Các Latiphunđia loại này thường có các xưởng chế biến dầu ôliu, ép và làm rượu nho.
  • Các Latiphunđia ở Nam Italia, nơi có những đồng cỏ trù phú lại chủ yếu kinh doanh nghề chăn nuôi.
  • Còn ở đảo Xixin và Bắc Phi, các Latiphunđia lại chuyên trồng ngũ cốc.

Kinh tế Latiphunđia mang tính chất 2 mặt khá rõ rệt, một mặt, nó là nền kinh tế nông nghiệp trong khuôn khổ của nền kinh tế tự nhiên, đảm bảo việc cung cấp thỏa mãn cho các điền trang, mặt khác sản phẩm của nó lại gắn bó chặt chẽ với hoạt động thủ công nghiệp, thương mại trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa.

Latiphunđia sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ dưới sự giám sát chặt chẽ và tàn bạo của những viên quản lí. Số nô lệ lao động tập thể có thể lên tới hàng nghìn người. Tuy nhiên, trong những ngày thu hoạch bận rộn và khẩn cấp, chủ các Latiphunđia cũng đã thuê mướn nông dân tự do tới làm việc.

Việc sử dụng chủ yếu sức lao động tập thể của nô lệ trong các Latiphunđịa – loại hình cơ bản nhất của kinh tế Rôma – đã gây nên những thay đổi sâu sắc trong xã hội. Lao động của những người nông dân tự do đã bị đẩy lùi xuống địa vị thứ yếu và thay vào đó, nô lệ đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, chế độ chiếm nô càng có đà phát triển mạnh mẽ theo sự lớn mạnh của các Latiphunđia.

Mặt khác, các Latiphunđia không phải chủ yếu để sản xuất lương thực mà sản xuất những cây trồng phục vụ hoạt động kinh tế hàng hóa cho nên nông nghiệp Rôma quay trong quỹ đạo của nền kinh tế hàng hoá phát triển.

Mặc dù công cụ sản xuất dùng trong các Latiphunđia vẫn là những công cụ thô sơ và cổ lỗ, hầu như không có sự cải tiến (vì chủ nô sợ nô lệ phá hoại công cụ sản xuất) nhưng với phương châm: sử dụng tới mức tối đa sức lao động của nô lệ và chi phí tới mức tối thiểu cho người lao động, năng suất và hiệu quả kinh tế trong các Latiphunđia vẫn không ngừng tăng lên tạo bước tiến mạnh mẽ cho sự phát triển toàn diện của nền kinh tế Rôma trong suốt thời Cộng hòa. Tuy nhiên, ngay từ buổi ban đầu, kinh tế Latiphunđia đã chứa đựng bên trong nó mâu thuẫn khó giải quyết: mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất chiếm nô và sự phát triển của sức sản xuất trong thời cổ đại.

Các hoạt động thủ công nghiệp và thương mại

Mặc dù nông nghiệp chiếm vai trò chủ đạo trong hoạt động kinh tế của người Rôma, nhưng kinh tế thủ công nghiệp và hoạt động buôn bán (cả nội và ngoại thương) của Rôma cũng rất phát triển và có tác dụng rất lớn thúc đẩy kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế Rôma nói chung.

Thủ công nghiệp

Thủ công nghiệp có nhiều tiến bộ đáng kể. Các xưởng thủ công phát triển mạnh mẽ và ngày càng có xu hướng chuyên môn hoá ngay trong mỗi xưởng và trong các vùng kinh tế ở Rôma. Capu nổi tiếng trong sản xuất các thùng đựng dầu oliu, rượu nho, Êtơruria lại có những xưởng thủ công nổi tiếng trong nghề sản xuất các đồ dùng bằng đồng, bằng sắt, còn các xưởng thủ công ở Rôma lại chuyên sản xuất áo choàng và giày dép.

Giới quý tộc chủ nô Rôma bao gồm cả thương nhân kị sĩ đã tung tiền ra thiết lập nhiều xưởng sản xuất vũ khí đáp ứng nhu cầu khổng lồ của những cuộc chiến kéo dài hàng thế kỉ. Họ cũng lạp xưởng thủ công làm các đồ dùng đồ trang sức mĩ nghệ bằng kim loại quý, thuộc da và sản xuất các đồ dùng bằng da, đáp ứng nhu cầu xa xỉ của tầng lớp chủ nô giàu có. Những xưởng thủ công chế biến dầu oliu ép và làm rượu nho mọc lên ở khắp nơi, ngay cả trong các Latiphunđia, ngoài ra còn có những xương thủ công đóng thuyền (thuyền chiến và thuyền buôn), những công trường thủ công khai thác các hầm mỏ với quy mô lớn như công trường khai thác mỏ bạc ở Tây Ban Nha đã sử dụng tới 40.000 nô lệ.

Tuy nhiên, hoạt động thủ công nghiệp của Rôma thời kì này cũng còn nhiều hạn chế và mang tính 2 mặt khá rõ rệt, một mặt có tính chất địa phương của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, sản xuất phục vụ chủ yếu cho nhu cầu của giai cấp chủ nô trong các điền trang và các thành phố, mặt khác những sản phẩm thủ công nghiệp cũng được tung vào quỹ đạo của nền kinh tế hàng hóa.

Thương mại

So với thủ công nghiệp, hoạt động thương mại ở Rôma có bộ mặt phồn thịnh hơn rất nhiều, bao gồm cả những hoạt động buôn bán của nhà nước và của tư nhân.

Sau khi đã làm chủ khu vực Địa Trung Hải, hoạt động thương mại (đặc biệt là hoạt động ngoại thương) của Rôma có những điều kiện để phát triển mạnh mẽ nhờ các khoản bồi thường chiến phí, những châu báu cướp được trong các cuộc chiến tranh, nguồn lợi kếch xù trong việc khai thác các mỏ vàng, bạc ở những vùng lệ thuộc. Số lượng vàng, bạc tập trung vào tay giai cấp chủ nô Rôma ngày một lớn. Nguồn vốn tích luỹ khổng lồ ấy đã giúp Rôma tăng cường mạnh mẽ nền kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và đặc biệt là kinh tế thương mại. Hoạt động thương mại trở nên sầm uất lôi kéo không những các tư thương mà cả những người thuộc tầng lớp thượng lưu, những nông dân tự do khá giả có chút vốn liếng nhất định tham gia.

Hoạt động thương mại nhất là ngoại thương đã diễn ra trên địa bàn khá rộng. Hàng xa xỉ từ Hi Lạp và phương Đông đổ về Rôma, cung cấp cho quý tộc, chủ nô. Lúa mì từ phía tây, từ Bắc Phi vào, ngược lại, rượu vang Rôma có mặt hầu khắp Địa Trung Hải. Những trung tâm thương mại lớn hình thành đặc biệt ở phía đông, trong đó Đêlốt là trung tâm buồn bán quan trọng nhất, nhất là từ sau khi thế lực của Corinh và Cáctagô suy sụp, Đêlốt thực sự trở thành hải cảng quốc tế, có mặt các thương nhân của hầu hết các miền ven Địa Trung Hải. Họ buôn bán hàng xa xỉ phẩm, thủ công mỹ nghệ.

Việc buôn bán nô lệ ở Rôma cũng trở thành nghề phát đạt, thu nhiều lợi nhuận. Đi sau những đội quân chinh chiến là những lái buôn nô lệ giàu có mua cả hoặc phần lớn tù binh. Đánh Tarentum, Rôma bán 30.000 tù binh nô lệ, sau 3 chiến dịch trong chiến tranh Punic, Rôma bán tổng cộng 95.000 tù binh nô lệ. Đặc biệt sau trận đánh chiếm Xacđen, 80.000 tù binh bị biến thành nô lệ – Những chợ buôn bán nô lệ mọc lên ở mỗi thành phố, chợ nô lệ lớn nhất vùng biển Địa Trung Hải là chợ nô lệ ở Đêlốt (biển Êgiê), Acvile (Italia). Hầu như nô lệ toàn vùng phía đông Địa Trung Hải được chở đến Đêlốt, có lần một ngày bản tới 10.000 nô lệ… những nô lệ từ Đêlốt, Acvile… lại được đưa về các chợ ở địa phương. Nô lệ được bán như tất cả các hàng hoá khác…

Hoạt động thương mại phát đạt đã thôi thúc và làm cho hệ thống tiền tệ, ngân hàng của Rôma có những biến đổi đáng kể. Ngoài đồng as truyền thống bằng đồng đã xuất hiện đồng tiền Sestéctius cũng bằng đồng nhưng giá trị gấp 2,5 lần, đồng Denarius bằng bạc và đồng tiền Aureus bằng vàng.

Đổi tiền và cho vay lãi trở nên tấp nập và cũng thành một hoạt động kinh doanh đáng kể. Ở các thành thị, vùng quê xuất hiện nhiều cơ sở đổi tiền, những cơ sở này về sau đã trở thành các ngân hàng chuyên cho vay nợ, nhận đổi tiền, chuyển tiền, gửi tiền…

Hiện tượng cho vay nợ lãi ngày một thịnh hành, lãi suất khá cao, có thời điểm lên tới 50%.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự phát triển kinh tế của Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-kinh-te-cua-roma-thoi-cong-hoa/feed/ 0
Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-chiem-no-roma-thoi-cong-hoa/ https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-chiem-no-roma-thoi-cong-hoa/#respond Thu, 15 Jul 2021 19:30:43 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-chiem-no-roma-thoi-cong-hoa/ Bạn đang xem: Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa tại Ngày Đặc Biệt Nguyên nhân Để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn trong các ngành công nghiệp như khai mỏ, gốm sứ, thuộc da, rượu nho, cũng như các dịch vụ buôn bán và chiến tranh […]

Bài viết Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
Bạn đang xem: Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa tại Ngày Đặc Biệt

Nguyên nhân

Để đáp ứng nhu cầu sản xuất quy mô lớn trong các ngành công nghiệp như khai mỏ, gốm sứ, thuộc da, rượu nho, cũng như các dịch vụ buôn bán và chiến tranh trên biển, nền kinh tế Công thương nghiệp Rôma cần có rất nhiều người lao động. Tuy nhiên, số lượng người lao động trong tầng lớp bình dân Rôma ngày càng giảm sút do bị tiêu diệt trong các cuộc chiến tranh kéo dài. Do đó, họ phải dựa vào các nô lệ trong các Latiphunđia lớn…

Sau hai cuộc chiến tranh Punic, dân số Rôma tự do có thể nhập ngũ bị giảm đi 10 vạn người. Đồng thời, sự tập trung đất đai của bọn quý tộc khiến nhiều nông dân mất ruộng, phải đi làm thuê hoặc lĩnh canh với thuế cao. Nhiều người khác bỏ quê vào thành phố sống nghèo khổ, làm những công việc rẻ tiền. Hoặc họ phải nương tựa vào sự hậu đãi, bảo hộ của bọn giàu có, quý tộc và nhà nước để trở thành những kẻ bị lợi dụng trong các cuộc đấu tranh chính trị (bao gồm cả bỏ phiếu và hành động bạo lực khi cần).

Dần dần, tầng lớp này không còn làm việc, thậm chí coi thường lao động và sống nhờ vào xã hội. Người thời đó gọi họ là dân “Pơlep thành thị” (plebs urbana) còn Mác gọi họ là tầng lớp vô sản lưu manh ăn bám xã hội.

Do dân số bình dân Rôma giảm sút, Rôma phải tìm một nguồn lao động mới, rẻ tiền, đông đảo và dễ bóc lột. Đó chính là những nô lệ vì nợ, nô lệ do bị bắt cóc, và chủ yếu là những nô lệ chiến tù được mua bán tràn lan trên đất Rôma với giá rẻ. Chỉ riêng 3 cuộc chiến tranh với Cáctagô, quý tộc chủ nô Rôma đã thu được 95.000 tù binh để làm nô lệ, còn trận thắng Xácđen đã mang về 80.000 nô lệ cho hoạt động kinh tế, xã hội Rôma.

Vì vậy, Rôma có cả nhu cầu và khả năng cung cấp sức lao động lớn. Do đó chế độ chiếm nô – một chế độ kinh tế – xã hội dựa vào nô lệ, bóc lột nô lệ – hình thức bóc lột đầu tiên, tàn nhẫn nhất của xã hội có giai cấp – ở Rôma có điều kiện và đã phát triển mạnh. Và cũng không có nơi nào chế độ nô lệ được áp dụng rộng rãi và khắc nghiệt như ở Rôma.

Số lượng và nguồn gốc nô lệ

Số lượng

Không có sự thống nhất về số lượng nô lệ và tỉ lệ nô lệ/người tự do ở Rôma. Đó là vấn đề mà cho đến nay, vẫn còn nhiều tranh luận. F.Enghen cho rằng “nô lệ đông hơn nông dân”, còn các nhà sử học lại có những quan điểm khác nhau, Valông – nhà sử học Pháp thế kỉ XIX – đã cho rằng số nô lệ và người tự do bằng nhau theo tỉ lệ 1/1 (50% nô lệ và 50% tự do). Nhà sử học Đức Bêlốc (cuối XIX đầu XX) lại xác định tỉ lệ 3/5 (37,5% nô lệ, 62,5% tự do), trong khi đó Vexcheman – nhà sử học người Đức thế kỉ XX – lại đưa ra một tỉ lệ khác 1/2 (33% nô lệ/67% tự do)…

Nguồn gốc

Nô lệ ở Rôma đến từ nhiều nơi khác nhau.

Tù binh là nguồn cung cấp nô lệ chính. Rôma đã bắt và bán làm nô lệ phần lớn binh sĩ và dân cư ở những vùng đất mà họ chinh phục, đặc biệt là những vùng có thái độ kháng cự người Rôma.

Ví dụ, sau cuộc chiến tranh Punic lần thứ III, 50.000 người Cáctagô còn sống đều trở thành nô lệ. Chiếm được xứ Epia năm 167 TCN, Rôma đã bán làm nô lệ 150.000 người ở đó. Tuy nhiên, nguồn cung cấp nô lệ quan trọng này phụ thuộc vào việc mở rộng chiến tranh xâm lược và lãnh thổ đế quốc Rôma. Càng chiến tranh nhiều, lãnh thổ càng rộng, vùng đất chiếm được càng lớn thì nô lệ tù binh càng đông và ngược lại. Do đó, nô lệ tù binh vừa là nền tảng cho sự tồn tại, phát triển của chế độ chiếm nô, lại vừa là nguyên nhân để dẫn đến sự suy tàn của chế độ này.

Nguồn nô lệ thứ hai là nô lệ vì nợ. Dù Rôma đã hủy bỏ chế độ nô lệ vì nợ theo đạo luật Pêtêliuxơ, năm 326 TCN, nhưng đạo luật này chỉ dành cho cư dân Italia. Ở các tỉnh của Rôma, người nghèo vẫn bị mất ruộng đất, phải làm nô lệ cho chủ vì nợ cho mình và gia đình. Đó là hiện tượng thường xuyên xảy ra.

Nguồn nô lệ thứ ba là từ phía những nạn nhân của bọn cướp biển. Bọn hải tặc tung hoành ở vùng biển Địa Trung Hải, không sợ luật pháp, đã cướp tàu thuyền, cướp của, bắt người (bao gồm cả những người ở ven biển) đem bán làm nô lệ.

Nguồn nô lệ thứ tư là nguồn nô lệ do nữ nô đẻ ra. Số lượng loại nô lệ này không đông, nhưng chủ nô không mất tiền mua; lại còn dễ dạy bảo vì nuôi từ bé. Vì vậy, bọn chủ nô rất ủng hộ, thậm chí có nơi (như vùng đảo Xixin), một số chủ nô đã kinh doanh lập trại để chuyên nuôi nữ nô sinh con.

Ngoài 4 nguồn nô lệ trên, còn có số lượng nô lệ từ đám trẻ vô gia cư, mồ côi không ai nhận được chủ nhà đem về nuôi và làm nô lệ.

Có thể thấy nguồn nô lệ ở Rôma khá phong phú, có nô lệ là người ngoại quốc, có nô lệ là người Rôma. Nguồn cung cấp nô lệ cũng không ổn định và không đều, trong đó, nguồn nô lệ từ đám tù binh là quan trọng nhất trong sự tồn tại và suy tàn của chế độ chiếm nô Rôma.

Vai trò và thân phận nô lệ

Không có nơi nào lao động của nô lệ được áp dụng với quy mô lớn và trên một phạm vi rộng trong tất cả các hoạt động kinh tế, xã hội như ở Rôma. Tuy nhiên, Rôma là một nước nông nghiệp với sự phát triển mạnh mẽ của các Latiphunđia, do đó, số nô lệ dùng trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ cao hơn so với các ngành khác. Trong các Latiphunđia, hàng nghìn nô lệ làm việc tập thể dưới sự giám sát khắc nghiệt, tàn nhẫn dưới những làn roi vọt của những tên quản lí thân tín của chủ nô.

Với những công cụ sản xuất lạc hậu, cùn cấp, nô lệ phải làm việc cả ngày và thực hiện toàn bộ hoạt động: canh tác nông nghiệp từ làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến thu hoạch mùa màng.

Lao động của nô lệ cũng được áp dụng triệt để trong các xưởng thủ công của tư nhân và của nhà nước trên đất Italia và ở các “tỉnh” của Rôma, từ những xưởng thủ công sản xuất hàng tiêu dùng như đồ da, đồ gốm, quần áo, đồ trang sức cho tới những xưởng chế biến rượu nho, ô liu, xưởng sản xuất vũ khí và những hầm mỏ khai thác kim loại. Thông thường, mỗi xưởng thủ công chỉ dùng vài trăm nô lệ, nhưng có nơi ở một số ngành thủ công cũng như trong khai thác các mỏ bạc ở Tây Ban Nha, chủ nô đã sử dụng tới sức lao động của hơn 40.000 nô lệ. Trong thủ công nghiệp, chủ nô bóc lột sức lao động của nô lệ bằng nhiều cách : sử dụng trực tiếp lao động nô lệ trong các xưởng, hầm mỏ của mình, hoặc có thể cho các chủ nộ khác thuê.

Trong các thương thuyền ở khắp Địa Trung Hải, Hồng Hải, chủ nô cũng áp dụng sức lao động nô lệ khuân vác, bốc xếp, dỡ hàng hóa, chèo thuyền…

Ngoài số nô lệ bị áp dụng trong các hoạt động kinh tế, trực tiếp sản xuất, số nô lệ dùng để phục vụ trong các gia đình chủ nô cũng khá nhiều.

Nô lệ được áp dụng từ những công việc đơn giản như: gác cổng, quét dọn nhà cửa, chăm sóc gia cầm, giữ ngựa, nấu bếp, hầu hạ cho tới những việc phức tạp như quản lý, giáo viên, thư kí, kế toán, nhạc công, vũ nữ… chủ nô đều bóc lột triệt để lao động nô lệ. Ngoài ra ở Rôma, chủ nô còn lập những trường đào tạo và trường đấu để huấn luyện một số nô lệ khỏe mạnh, biến họ thành những đấu sĩ (Gladiato) mua vui cho chúng trong các trận tử chiến với Gladiato khác hoặc với thú dữ.

Nô lệ có vai trò quan trọng như vậy, nhưng đời sống và thân phận của họ lại vô cùng khốn khổ. Nô lệ không được xem là người và hoàn toàn phụ thuộc vào chủ nô. Nô lệ không có tài sản và cũng không có quyền sở hữu tài sản, nô lệ do chủ nô bỏ tiền ra mua về, nuôi và phải lao động phục vụ cho chủ nô. Có một số chủ nô giao cho nô lệ tin cậy, có khả năng, một số vốn liếng để buôn bán hoặc đất đai để canh tác, nhưng theo nguyên tắc những tài sản ấy vẫn hoàn toàn là của chủ nô. Nô lệ cũng không được tự mình ra trước tòa án, trong trường hợp nô lệ phạm tội.

Luật pháp cũng không công nhận hôn nhân giữa người nô lệ, do vậy từ sự chung sống không được xem là hợp pháp, nếu có con thì con cái đó thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Nô lệ được xem là thứ “Công cụ biết nói”, “công cụ biết kêu”, là gia súc. Chủ nô có quyền sinh, sát với nô lệ, có quyền bán, mua, đổi chác, chuyển nhượng, thừa kế, thậm chí cả quyền giết chết nô lệ mà hoàn toàn hợp pháp.

Theo phương châm: Sử dụng tối đa, nhưng chi phí tối thiểu, bọn chủ nô Rôma đã không khoan nhượng, vắt kiệt sức lao động của họ. Do vậy, đời sống nô lệ Rôma vô cùng thảm khốc. Một năm nô lệ chỉ được nghỉ hai ngày trong dịp lễ, những ngày còn lại, họ phải làm việc cực khổ trong các Latiphunđia, các hầm mỏ, các xưởng thủ công, các bến cảng, trên các loại thuyền buồn, thuyền chiến. Ở một số nơi và với một số loại nô lệ (như chiến tù Cáctagô), nô lệ còn bị bắt lao động trong khi chân tay vẫn đeo xiềng xích. Khẩu phần lương thực chủ nô dành cho nô lệ không theo quy định, thất thường và có phân hóa. Những ngày lao động nặng nhọc, ngày thu hoạch, mỗi nô lệ có thể được hưởng xuất ăn là 3 bảng (= 327.5 gram) trong một ngày, những hôm mưa gió, hoặc lao động nhẹ, khẩu phần sẽ giảm xuống. Đói, khát, bệnh tật luôn là bạn đồng hành của đời sống nô lệ.

Sức lao động của nô lệ đã đem lại cho chủ nô những nguồn lợi khổng lồ, đã tạo ra cuộc sống đế vương cho các chủ nô, bộ mặt phồn thịnh của kinh tế xã hội Rôma. Nhưng mặt khác, nó lại là nguyên nhân chính dẫn đến sự suy yếu của chế độ nô lệ, bệnh tật, ốm đau và những nỗi nhọc nhằn, quá sức đã giết đi một lượng nô lệ khá lớn, dẫn đến sự phản kháng thường xuyên và ngày một quyết liệt của nô lệ.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự phát triển của chế độ chiếm nô Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-chiem-no-roma-thoi-cong-hoa/feed/ 0
Các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa nô lệ ở Rôma thời Cộng hòa https://ngaydacbiet.com/cac-cuoc-dau-tranh-va-khoi-nghia-no-le-o-roma-thoi-cong-hoa/ https://ngaydacbiet.com/cac-cuoc-dau-tranh-va-khoi-nghia-no-le-o-roma-thoi-cong-hoa/#respond Thu, 15 Jul 2021 17:14:05 +0000 https://ngaydacbiet.com/cac-cuoc-dau-tranh-va-khoi-nghia-no-le-o-roma-thoi-cong-hoa/ Tình trạng tập trung đông đảo nô lệ và việc bóc lột thậm tệ sức lao động nô lệ đã làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên quyết liệt, gay gắt. Vì vậy từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, trên lãnh thổ của đế quốc […]

Bài viết Các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa nô lệ ở Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tình trạng tập trung đông đảo nô lệ và việc bóc lột thậm tệ sức lao động nô lệ đã làm cho mâu thuẫn giữa chủ nô và nô lệ ngày càng trở nên quyết liệt, gay gắt. Vì vậy từ thế kỉ II đến thế kỉ I TCN, trên lãnh thổ của đế quốc Rôma đã nổ ra nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa của nô lệ. Từ hình thức giản đơn, tự phát phá hoại công cụ sản xuất, phá hoại mùa màng đến những cuộc khởi nghĩa vũ trang trên bình diện rộng với quy mô lớn làm lao đao giới thống trị Rôma.

2 cuộc khởi nghĩa trên đảo Xixin (136 – 132 TCN và 104 – 99 TCN)

Đáng kể là cuộc khởi nghĩa năm 136 – 132 TCN và cuộc khởi nghĩa năm 104 – 99 TCN trên đảo Xixin. Nguyên nhân trực tiếp là thái độ đối xử tàn bạo của chủ nô Đômôphilốt ở thành Enna. Nô lệ xin quần áo mặc để lao động. Đômôphilốt đã không cho, lại lăng nhục và đánh đập.

Từ Enna, phong trào nổi dậy của nô lệ nhanh chóng lan sang các vùng khác. Ở Agrigiăngtơ – thành phố ở Tây Nam đảo Xixin – quân khởi nghĩa do Clêông chỉ huy cũng đã hoàn toàn làm chủ vùng này. Sau đó lực lượng nô lệ có vũ trang của Clêông (hơn 5.000 người) đã gia nhập lực lượng quân khởi nghĩa Enna. Sức mạnh của phong trào Enna tăng lên, nhờ thế, quân khởi nghĩa đã đánh bại đại quân 8.000 người của Rôma, hoàn toàn làm chủ Xixin trong suốt 5 năm trời. Năm 132 TCN, Rôma đã điều động đạo quân hùng mạnh với số lượng lớn do quan chấp chính Rapiliuxơ chỉ huy tấn công Xixin. Quân Rôma bao vây thành Tôrômênium. Nghĩa quân đã anh dũng chống cự, nhưng bị đói, bị vây hãm lâu ngày và sự phản bội của một số nô lệ, thành Tôrômênium thất thủ. Quân Rôma tiến sang vây hãm Enna, trong nhiều ngày, tình cảnh của nô lệ ở Enna cũng rất khó khăn, cuối cùng Enna lọt vào tay quân Rôma. Rôma đã tiến hành một cuộc thảm sát mang tính chất trả thù, 20.000 nô lệ bị giết hại, Clêông tử trận, còn Ơnút bị bắt và bị sát hại trong tù. Khởi nghĩa của nô lệ ở Xixin bị dìm trong biển máu.

Khởi nghĩa do Xpactacuxơ lãnh đạo (73 – 71 TCN).

Lớn hơn cả và ảnh hưởng hơn cả là khởi nghĩa của nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo (73 – 71 TCN).

Cuộc khởi nghĩa này bắt đầu từ nô lệ đấu sĩ (Glađiato) ở đấu trường Batiata thuộc thành phố Capu (Italia). Những nô lệ đấu sĩ thường xuyên chịu đựng cuộc sống căng thẳng, luôn luôn đùa giỡn với cái chết để làm trò giải trí cho tầng lớp chủ nô. Tại các đấu trường, không có trận đấu nào không có nhiều nô lệ bị giết hại bởi ác thú hoặc đồng loại.

Năm 75 TCN, 200 đấu sĩ thuộc đấu trường Batiata ở Capu tính chuyện bỏ trốn, nhưng kế hoạch bị bại lộ, chỉ có gần 80 nô lệ trốn thoát, tập hợp và ẩn náu ở núi Vêduvơ – phía nam Capu. Họ bầu Enômaiuxơ (Enomaius), Crikxuxơ (Cricksus) và Xpactacuxơ làm chỉ huy.

Xpactacuxơ là nô lệ đấu sĩ người xứ Toraxơ (Hi Lạp), trước đây đã từng cùng người Hi Lạp chống Rôma, bị bắt làm tù binh và biến thành một Glađiato. Trong quá trình chiến đấu, Xpactacuxơ càng tỏ rõ là một người có bản lĩnh, thông minh, kiên quyết, có đầu óc tổ chức và chỉ huy quân sự. Cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng nhận được sự ủng hộ và tham gia của nhiều nô lệ ở Italia, Rôma đã đem quân tới đàn áp nhưng đều thất bại. Nô lệ ở khắp Italia theo về với Xpactacuxơ ngày một đông, lực lượng nghĩa quân phát triển rất nhanh chóng, quân số hơn 10.000 người, hầu hết Nam Italia thuộc quyền kiểm soát của nghĩa quân.

Kế hoạch của Xpactacuxơ là hành quân lên phía bắc từ đó vượt dãy Anpơ để trở về quê hương (Hi Lạp). Nội bộ lãnh đạo và nghĩa quân bắt đầu có sự bất đồng ý kiến. Một bộ phận nghĩa quân chủ yếu là dân nghèo Italia, không muốn rời bỏ Italia, muốn chống lại Rôma ngay trên quê hương của họ. 2 vạn quân khởi nghĩa cùng phó tướng Crikxuxơ tách ra thành một đoàn riêng, nhưng kết quả là bị quan chấp chính Heliuxơ (Hellius) đánh bại, Crikxuxơ tử trận. Đoàn do Xpactacuxơ lãnh đạo vẫn phát triển mạnh thế lực, thu hút nhiều nô lệ, dân nghèo, quân số đạt tới 120.000 người. Theo kế hoạch đã định sẵn, Xpactacuxơ dẫn đạo quân của mình tiến về phía bắc, nhưng tới đó, Xpactacuxơ lại thay đổi kế hoạch, kéo quân quay ngược lại hướng nam. Lí do nào đã khiến Xpactacuxơ thay đổi ý kiến? Cho tới nay cũng chưa thật rõ. Có thể là tại đường đi hiểm trở, khó vượt qua, có thể là do chính bản thân Xpactacuxơ thấy nên chống Rôma ngay tại Italia. Nhưng rõ ràng, những hoạt động và chủ trương của quân khởi nghĩa đã gây nên nỗi kinh hoàng cho chính quyền Rôma – nỗi kinh hoàng không kém gì khi nghe tên Haniban tới cổng thành Rôma xưa kia. Viện nguyên lão đã cử Craxiuxơ với 10 quân đoàn Rôma tinh nhuệ tới đàn áp phong trào, nhưng vẫn không thu được kết quả, đến mức Viện nguyên lão đã phải triệu hồi cả Pompêiuxơ đang ở Tây Ban Nha và Luculuxơ đang làm thống đốc Macedonia về tiếp úng.

Xpactacuxơ tiến xuống mỏm Brutium ở Nam Italia, và định vượt biển sang Xixin, nhưng do sự phản bội của bọn cướp biển, thuyền không có, kế hoạch của Xpactacuxơ không thành. Trong khi đó, đại quân của Craxiuxơ vẫn đuổi gấp ở phía sau, Craxiuxơ quyết định chặn đường rút quân của Xpactacuxơ, dồn quân khởi nghĩa xuống cực nam của bán đảo. Craxiuxơ đào một hào rộng, đắp luỹ cao thành một phòng tuyến dày đặc dài suốt 55 km cắt ngang vùng Bratium. Tình thế của nghĩa quân cực kì nguy hiểm, phía trước là biển, phía sau là chiến tuyến của quân Rôma, mặt khác nội bộ nghĩa quân lại không thống nhất, một số nô lệ, dân nghèo không đồng ý với kế hoạch rút sang Hi Lạp, đã tách ra thành những đoàn nhỏ.

Mùa xuân năm 71 TCN, trận kịch chiến giữa quân đội Craxiuxơ và nghĩa quân Xpactacuxơ đã diễn ra ác liệt ở Apuli – Xpactacuxơ bị thương vào mông, ông đã chống đỡ bằng khiên và đánh lui những kẻ xông tới, cho tới khi ngã xuống cùng một số đông người vây bọc xung quanh ông. Toàn quân đội của ông nằm trong tình trạng hỗn loạn hoàn toàn, đã bị chém giết hết.

Người ta không thể tính chính xác số người bị giết. Thi thể Xpactacuxơ không tìm ra… 6.000 người bị bắt và bị treo cổ dọc đường từ Capu đến Rôma. Tuy nhiên, phong trào chưa tắt hẳn, mãi tới năm 62 TCN, Côtaviuxơ mới tiêu diệt được bộ phận cuối cùng của những người theo Xpactacuxơ.

Cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo là một trong những cuộc đấu tranh vĩ đại nhất trong lịch sử của người nô lệ. Nghĩa quân bao gồm hàng chục vạn người, tồn tại suốt trong mấy năm trên một địa bàn rộng của ngay đế quốc Rôma, gây bao nỗi kinh hoàng cho giai cấp thống trị, trong đó nổi bật hình ảnh Xpactacuxơ “một nhân vật điển hình tốt đẹp nhất trong toàn bộ cổ sử. Đó là một tướng có tài… một bản chất cao quý, một đại biểu chân chính của giai cấp vô sản cổ đại”

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Các cuộc đấu tranh và khởi nghĩa nô lệ ở Rôma thời Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/cac-cuoc-dau-tranh-va-khoi-nghia-no-le-o-roma-thoi-cong-hoa/feed/ 0
Sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa và sự thiết lập nền độc tài Xila https://ngaydacbiet.com/su-sup-do-cua-che-do-cong-hoa-va-su-thiet-lap-nen-doc-tai-xila/ https://ngaydacbiet.com/su-sup-do-cua-che-do-cong-hoa-va-su-thiet-lap-nen-doc-tai-xila/#respond Thu, 15 Jul 2021 15:15:58 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-sup-do-cua-che-do-cong-hoa-va-su-thiet-lap-nen-doc-tai-xila/ Ngay từ buổi đầu của nền cộng hòa, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc chủ nô đã xảy ra. Đó là mâu thuẫn giữa quý tộc chủ nô ruộng đất mà trụ cột là Viện nguyên lão chủ trương tiếp tục duy trì nền chuyên chính của mình dưới hình thức chế độ Cộng […]

Bài viết Sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa và sự thiết lập nền độc tài Xila đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngay từ buổi đầu của nền cộng hòa, mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc chủ nô đã xảy ra. Đó là mâu thuẫn giữa quý tộc chủ nô ruộng đất mà trụ cột là Viện nguyên lão chủ trương tiếp tục duy trì nền chuyên chính của mình dưới hình thức chế độ Cộng hòa và tầng lớp quý tộc chủ nô Công thương kị sĩ (lấy đại hội nhân dân làm chỗ dựa), chủ trương hạn chế quyền lợi của Viện nguyên lão, mở rộng quyền công dân cho các công dân tự do ở ngoài Rôma, giải quyết phần nào vấn đề ruộng đất cho người bình dân.

Cải cách điền địa của anh em Gơracuxơ, phong trào Naturơniuxơ, dự luật Ruluxơ, cuộc chiến tranh đồng minh,… trong chừng mực nào đó đã phản ánh mâu thuẫn này. Mâu thuẫn và cuộc xung đột giữa hai phái quý tộc Rôma ngày càng quyết liệt và diễn ra theo khuynh hướng sử dụng sức mạnh bạo lực. Vai trò của các tướng lĩnh và quân đội đều được đề cao. Nền Cộng hòa có nguy cơ bị tan vỡ.

Năm 88 TCN, Viện nguyên lão cử Xila (Sylla) làm tư lệnh quân Đông chinh Rôma sang đàn áp cuộc nổi dậy của Mitơriđát (ở Tiểu Á). Nhưng khi Xila vừa rời khỏi Rôma, phái công thương kị sĩ đối lập, thông qua đại hội nhân dân, đã cử Mariuxơ, người thuộc phe cánh mình lên cầm quyền ở Rôma. Được tin, Xila đã kéo đại quân quay về tấn công phái Mariuxơ, phái Công thương kị sĩ thất thế, Mariuxơ phải chạy sang Bắc Phi lánh nạn và chờ thời cơ.

Năm 87 TCN, Xinna – đại biểu của phái công thương – trúng cử chức vụ chấp chính quan, lợi dụng cơ hội Xila đang ở Tiểu Á để đàn áp Mitơriđát, Mariuxơ từ Bắc Phi đã trở về Rôma, phối hợp với Xinna tấn công phe quý tộc ruộng đất, tịch thu ruộng đất của quý tộc phe Xila chia cho bình dân, binh sĩ và thao túng chính quyền Rôma mãi tới năm 82 TCN.

Năm 83 TCN, sau khi đàn áp xong cuộc nổi dậy ở Mitơriđát và giải quyết tạm ổn tình hình Tiểu Á, Xila kéo quân về Rôma. Nội chiến đẫm máu giữa 2 phái xảy ra, hàng trăm ngàn người đã bị giết hại. Phái Xila ngày càng chiếm ưu thế, Xila đã cho lập bản danh sách những quý tộc đã theo Mariuxơ, vây bắt, tịch thu tài sản và xử tử bêu đầu ở Phoum. Theo thống kê, có tới 90 quý tộc và 2.600 kị sĩ bị giết hại. Phe Mariuxơ nếm mùi thất bại nặng nề.

Năm 82 TCN, phe quý tộc ruộng đất đã đưa Xila lên làm độc tài không thời hạn. Trong thời kì cầm quyền của độc tài Xila, quyền lực của đại hội nhân dân bị bãi bỏ, quyền hạn của quan bảo dân cũng bị hạn chế, ngược lại vai trò và quyền lực của Viện nguyên lão được tăng cường. Số nghị viên Viện nguyên lão đang từ 300 người tăng vọt lên 600 người (toàn những kẻ thân tín của Xila). Xila còn tuyên bố bãi bỏ quyền bao thầu thuế các tỉnh của tầng lớp kị sĩ quy định nhà nước Rôma trực tiếp thu thuế từ các tỉnh. Xila trao cho Viện nguyên lão quyền thẩm phán và phân phối, quản lí ngân quỹ nhà nước. Để tạo chỗ dựa, Xila cũng đã giải phóng cho hơn 1 vạn nô lệ và đưa 12 vạn cựu binh sĩ tới lập nghiệp ở các vùng Latium, Pixenum, Êtơruria, Campania.

Chế độ độc tài Xila được thiết lập là kết quả của việc giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ quý tộc Rôma, xác nhận thắng lợi đầu tiên của quý tộc chủ nô ruộng đất đồng thời cũng báo hiệu sự khủng hoảng của chế độ Cộng hòa. Tuy nhiên, Xila và phái quý tộc ruộng đất cũng gặp những khó khăn và cùng một lúc phải giải quyết nhiều vấn đề nan giải, mâu thuẫn:

  • Muốn tạo ra chỗ dựa để củng cố quyền lực, Xila phải giải quyết nguyện vọng ruộng đất của binh sĩ, nô lệ (nghĩa là lại phải thực hiện những bước đi trong chủ trương của phái đối lập Mariuxơ).
  • Tăng cường quyền lực độc đoán nhưng lại phải giữ cho được hình thức bình đẳng, dân chủ đối với các tỉnh của Rôma.

Đó là chưa kể, chế độ độc tài là một chế độ quá mới mẻ so với lối sống truyền thống dân chủ của cư dân Rôma. Do vậy, Xila không phải không có khó khăn và những kẻ thù.

Năm 78 TCN, quan chấp chính Lipiđuxơ – người thuộc phái Xila – đã công khai chống lại đường lối của Xila, chủ trương khôi phục lại luật lúa mì và tăng cường quyền hạn của quan bảo dân. Xila và phe quý tộc ruộng đất phản công. Lipiđuxơ không đủ lực lượng chống đỡ, phải bỏ chạy sang Xácđen (rồi chết ở đó). Trật tự Rôma được thiết lập, nền độc tài Xila được củng cố nhưng phong trào phản kháng vẫn âm ỉ và lan sang các “tỉnh” của Roma nhất là ở Tây Ban Nha.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự sụp đổ của chế độ Cộng hòa và sự thiết lập nền độc tài Xila đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-sup-do-cua-che-do-cong-hoa-va-su-thiet-lap-nen-doc-tai-xila/feed/ 0
Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-nhat-va-nen-doc-tai-xeda/ https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-nhat-va-nen-doc-tai-xeda/#respond Thu, 15 Jul 2021 13:30:49 +0000 https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-nhat-va-nen-doc-tai-xeda/ Trong thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo, mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô tạm thời dịu xuống và hòa hoãn. Nhưng ngay sau đó, hai phái quý tộc đối lập lại đối mặt nhau gay gắt hơn. Craxiuxơ và Pompêiuxơ […]

Bài viết Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trong thời gian xảy ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpactacuxơ lãnh đạo, mâu thuẫn và xung đột trong nội bộ giai cấp quý tộc chủ nô tạm thời dịu xuống và hòa hoãn. Nhưng ngay sau đó, hai phái quý tộc đối lập lại đối mặt nhau gay gắt hơn.

Craxiuxơ và Pompêiuxơ – hai kẻ có công trong việc dìm khởi nghĩa Xpactacuxơ trong biển máu – trở thành 2 nhân vật nổi bật trên trường chính trị Rôma. Cũng vào thời điểm này, từ Tây Ban Nha với tư cách là tổng đốc xứ này trong nhiệm kì 3 năm, Xêda trở về Rôma với những chiến tích huy hoàng. Xêda, Pompêiuxơ và Craxiuxơ đã tạm thời liên kết với nhau, thiết lập nên chính quyền tay ba, lũng đoạn nền chính trị Rôma.

Thực chất của “chính quyền tam hùng lần thứ nhất” là liên minh với 3 lực lượng: quân sự, kị sĩ và bình dân, theo khuynh hướng của quý tộc chủ nô Công thương.

Năm 59 TCN, Xêda được bầu làm chấp chính quan. Được sự ủng hộ của đại hội nhân dân, Xêda thông qua những dự luật đem lại quyền lợi cho những người bình dân và binh sĩ: giảm 1/3 tổng số tiền nộp thuế đấu thầu, lấy đất đai ở khu vực Campania chia cho 2 vạn cựu binh sĩ, dân nghèo. Xêda còn đưa Cơlauđiuxơ (Claudius) – người thân tín của mình – lên làm quan bảo dân.

Năm 58 TCN, hết nhiệm kì chấp chính quan, Xêda lại được cử làm tổng đốc xứ Gôla (với nhiệm kì 5 năm). Năm 56 TCN, một thỏa thuận trong nội bộ “tam hùng lần thứ nhất” quy định: Xêda tiếp tục làm tổng đốc xứ Golơ, Pompêiuxơ và Craxiuxơ sẽ đảm đương chức vụ chấp chính quan của nhiệm kì 56, 55 TCN. Hết nhiệm kì chấp chính quan, Pompeiuxơ sẽ là tổng đốc Tây Ban Nha; Craxiuxơ là tổng đốc xứ Xiri. Nền chính trị Rôma bị lũng đoạn và chia xẻ bởi 3 thế lực trong liên minh tam hùng lần thứ nhất.

Năm 54 TCN, theo đúng thoả thuận, Craxiuxơ sang trấn giữ xứ Xiri (nhưng chỉ năm sau – năm 53 TCN – Craxiuxơ bỏ mạng trong một trận giao chiến). Còn Pompêiuxơ, theo thoả thuận, đáng lẽ phải sang Tây Ban Nha, nhưng y đã không thực hiện cứ ở lại Rôma (chỉ cử người thân tín sang Tây Ban Nha). Pompêiuxơ trở mặt, quay lại dựa vào sự ủng hộ của Viện nguyên lão, hi vọng sẽ độc quyền thâu tóm mọi quyền lực ở Rôma. Thế là liên minh “tam hùng lần thứ nhất” tan vỡ.

Ở Gôlơ, Xêda liên tục giành được những chiến thắng: Các bộ tộc Gôlơ đều khuất phục, các tộc Giécman bị dồn đẩy sang hữu ngạn sông Ranh. Lo sợ trước thế lực của Xêda, Pompêiuxơ càng bắt tay chặt chẽ với Viện nguyên lão, chống lại Xêda.

Năm 52 TCN, được Viện nguyên lão ủng hộ, Pompêiuxơ được cử làm chấp chính quan duy nhất – “Chấp chính quan không cần có đủ ban chấp chính” – một điều trái với quy định của hiến pháp Rôma. Pompêiuxơ và Viện nguyên lão buộc Xêda sau khi hết nhiệm kì phải giải tán quân đội và quay về Rôma với tư cách của một công dân thường. Xêda bị đặt trước một sự thách đố: hoặc sẽ có tất cả hoặc sẽ mất tất cả!

Sẵn có trong tay 13 quân đoàn Rôma thiện chiến, lại được sự ủng hộ của bình dân, kị sĩ và quý tộc Công thương, ngày 14 tháng 1 năm 49 TCN, Xeda thống lĩnh đại quân, từ Gôlơ, vượt sông Rubica và nhanh chóng, bất ngờ tấn công Rôma. Viện nguyên lão và Pompeiuxơ không kịp trở tay, buộc phải bỏ Rôma chạy sang Hi Lạp. Để tiêu diệt lực lượng của Pompêiuxơ, Xêda quyết định đưa quân sang tấn công 7 quân đoàn của Pompêiuxơ hiện đang ở Tây Ban Nha. Trận kịch chiến đã xảy ra ở Ilécđa (Ilerda), quân Pompêiuxơ hoàn toàn tan vỡ, Tây Ban Nha theo Xêda.

Tiếp đó, Xeda thống lĩnh đại quân tiến sang Hi Lạp. Năm 48 TCN, trận kịch chiến giữa Xêda và Pompêiuxơ đã xảy ra ở Phácxan (Pharsale), Xêda đại thắng, Pompêiuxơ tháo chạy sang Ai Cập, tại đây, y bị một thủ hạ của vua Ai Cập giết chết. Từ Bắc Phi, Xêda kéo quân qua miền Tiểu Á đàn áp các cuộc nổi dậy của các quý tộc địa phương chống Rôma.

Năm 45 TCN, Xêda toàn thắng và trở về Rôma. Viện nguyên lão buộc phải tôn Xêda là “quốc phụ” và trao cho y mọi chức vụ cao quý nhất: độc tài suốt đời, quan bảo dân vĩnh viễn, tổng tư lệnh quân đội Rôma, tăng lữ tối cao và thường xuyên được phép mặc y phục của kẻ chiến thắng. Theo truyền thống và phong tục của người Rôma, y phục này chỉ dành riêng cho người lãnh đạo cao nhất quốc gia và chỉ được mặc trong những ngày ăn mừng chiến thắng.

Như vậy, trên thực tế, Xêda đã trở thành kẻ độc tài, thâu tóm trong tay mọi quyền lực vô biên về chính trị, quân sự, tôn giáo. “Chế độ tam hùng lần thứ nhất” kết thúc. Nền Cộng hòa Rôma chưa bị loại bỏ, nhưng cũng chỉ còn là hình thức mà thôi.

Sau khi trở thành độc tài, Xêda đã thực hiện một loạt chính sách mang lại quyền lợi cho quý tộc Công thương, kị sĩ, binh lính và những người bình dân:

  • Số nghị viên Viện nguyên lão từ 300 tăng lên 900 người, toàn những người thân tín Xêda.
  • Thực hiện việc ban thưởng rộng rãi các chiến lợi phẩm thu được và ruộng đất cho binh sĩ.
  • Đưa 8 vạn binh sĩ và dân nghèo tới các vùng đất thực dân để lập nghiệp.
  • Hạn chế những hành động lộng quyền của các toàn quyền Rôma ở các tỉnh.
  • Công nhận quyền công dân Rôma cho nhiều quý tộc địa phương.
  • Nới rộng quyền hành cho các quý tộc địa phương.
  • Ban hành đồng tiền vàng thống nhất trong toàn đế quốc và thực hiện việc cải cách lịch pháp.

Nền độc tài Xeda được thiết lập, nền Cộng hòa chỉ còn là hình thức. Những tư tưởng và truyền thống cộng hòa vẫn còn in đậm trong suy tư của người Rôma, và sự đối lập của phái quý tộc chủ nô ruộng đất cũng chưa chấm dứt. Lấy cớ bảo vệ nền Cộng hòa, quý tộc chủ nô ruộng đất vẫn kích động phòng trào chống Xêda.

Tháng 3 năm 44 TCN, có chuẩn bị từ trước, phe quý tộc đối lập đã gây tình thế hỗn độn, tạo điều kiện cho Brutuxơ và Cátxiuxơ – những kẻ thân tín nhưng lại phản bội Xêda – đâm chết Xêda ngay trong khi ông đang chủ trì buổi họp của Viện nguyên lão.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Chế độ “tam hùng lần thứ nhất” và nền độc tài Xêda đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-nhat-va-nen-doc-tai-xeda/feed/ 0
“Chế độ tam hùng lần thứ hai” và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng hòa https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-hai-va-su-sup-do-hoan-toan-cua-che-do-cong-hoa/ https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-hai-va-su-sup-do-hoan-toan-cua-che-do-cong-hoa/#respond Thu, 15 Jul 2021 12:15:40 +0000 https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-hai-va-su-sup-do-hoan-toan-cua-che-do-cong-hoa/ Cái chết đột ngột của Xêda năm 44 TCN đã tạo ra một bước ngoặt mới của lịch sử Rôma. Trong khi đám bình dân đang đòi hỏi phải xét xử những kẻ đã mưu sát Xêda, thì một bộ tướng của Xêda là Lêpiđuxơ chỉ huy kị binh đã kéo quân đội về Rôma, […]

Bài viết “Chế độ tam hùng lần thứ hai” và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cái chết đột ngột của Xêda năm 44 TCN đã tạo ra một bước ngoặt mới của lịch sử Rôma. Trong khi đám bình dân đang đòi hỏi phải xét xử những kẻ đã mưu sát Xêda, thì một bộ tướng của Xêda là Lêpiđuxơ chỉ huy kị binh đã kéo quân đội về Rôma, Antôniuxơ cũng kéo quân về và được Viện nguyên lão cử làm chấp chính quan.

Mặc dù ủng hộ Antôniuxơ, nhưng Viện nguyên lão rất lo sợ y thiết lập lại nền độc tài mới theo kiểu Xêda, có lợi cho quý tộc công thương. Ngược lại, đám bình dân và binh sĩ lại cho rằng Antoniuxơ đã bị Viện nguyên lão mua chuộc, phản bội lại đường lối Xêda. Đúng vào thời điểm đó, Ôctaviuxơ đã xuất hiện. Mặc dù mới có 19 tuổi, nhưng Ôctaviuxơ lại là cháu gọi Xêda bằng cậu, do vậy đám binh sĩ và bình dân hi vọng Ôctaviuxơ sẽ tiếp tục sự nghiệp Xêda, thực hiện lời hứa trước đây của nhà độc tài, cấp cho mỗi người 300 Séctécsium. Trong khi đó, Viện nguyên lão cũng muốn lợi dụng Ôctaviuxơ để kiềm chế quyền uy của Antôniuxơ.

Ôctaviuxơ đã nhanh chóng xây dựng được lực lượng quân sự riêng của mình, nhưng y cũng đủ khôn ngoan để nhận thấy chưa đủ sức chống chọi với cả hai. Kết quả là, tháng 10 năm 43 TCN, Ôctaviuxơ, Antoniuxơ và Lepiđuxơ đã bắt tay nhau trong một thỏa ước được kí kết ở Bônônia, thiết lập nên “chính quyền tam hùng lần thứ hai” trong lịch sử Rôma, cùng nhau nắm giữ quyền chi phối nhà nước Rôma. Theo thỏa ước, chức vụ chấp chính quan trong năm 42 TCN sẽ giao cho Lêpiđuxơ đảm nhiệm. Ngoài vùng Italia, do cả 3 người cùng quản lí, Antôniuxơ được phân chia cai quản xứ Gôlơ, Lêpiđuxơ, Tây Ban Nha và Nam Gôlơ, còn Ôctaviuxơ cai quản các đảo Xixin, Xácđen và Bắc Phi.

Sau khi kí thoả ước, cả ba đã kéo lực lượng quân sự về Rôma và ép Viện nguyên lão, đại hội nhận dân phải trao cho họ những quyền hành vô hạn để quản lí công việc nhà nước Rôma trong thời hạn 5 năm.

Lên cầm quyền “Liên minh tam hùng lần thứ hai”, y đã thẳng tay trấn áp những lực lượng chống đối: 300 nghị viên Viện nguyên lão bị sát hại (tài sản của họ bị tịch thu). Ôctaviuxơ và Antôniuxơ cùng thống lĩnh quân đội Rôma tấn công lực lượng chống đối do Catxiuxơ và Brutuxơ chỉ huy ở vùng Bancăng.

Năm 40 TCN, “tam hùng lần thứ hai” lại tự chia nhau cùng cai quản đế quốc. Antôniuxơ được chia cai quản những vùng đất ở Phương Đông; Lêpiđuxơ cai quản vùng Bắc Phi; Ôctaviuxơ cai quản xứ Gôlơ và Tây Ban Nha. Cả ba tạm thời bắt tay nhau, dựa vào nhau nhưng đồng thời vẫn cố gắng tập hợp, xây dựng lực lượng, chờ thời cơ tiêu diệt nhau để độc quyền nắm lấy Rôma.

Năm 36 TCN, nhờ đánh thắng lực lượng cuối cùng của phe đối lập ở Xixin (do Xếchtiuxơ chỉ huy), thế lực của Ôctaviuxơ ngày một mạnh lên. Khéo léo và khôn ngoan, Ôctaviuxơ ngày càng thu hút được lực lượng binh sĩ và những người ủng hộ Lêpiđuxơ. Quyền lực thực tế của Lêpiđuxơ ở Rôma không còn, “tam hùng lần thứ hai” bắt đầu rạn vỡ.

Trong khi đó, ở Phương Đông, Antôniuxơ sống như một hoàng đế, y kết hôn với nữ hoàng Ai Cập Clêôpát (năm 37 TCN) và đem nhiều đất đai của Rôma ở vùng này tặng hoàng gia Ai Cập với tham vọng lập một giang sơn riêng biệt hùng cứ Phương Đông. Lợi dụng thái độ bất bình của quý tộc Rôma trước những việc làm của Antôniuxơ, Ôctaviuxơ đã thống lĩnh đại quân tấn công. Thế là “Liên minh tam hùng lần hai” tan vỡ.

Năm 31 TCN, trận kịch chiến đã xảy ra ở mũi Actium (thuộc xứ Êpia). Antôniuxơ đại bại, bỏ chạy sang Ai Cập. Năm 30 TCN, Ôctaviuxơ tấn công Ai Cập, thế cùng Antôniuxơ và cả Clêôpát phải tự sát. Ai Cập biến thành một “tỉnh” của đế quốc Rôma.

Những thế lực đối lập và các đối thủ đã bị loại trừ. Ôctaviuxơ độc quyền nắm lấy Rôma. Xã hội Rôma ở thời điểm lịch sử này có những thay đổi mới, cơ sở xã hội của chế độ Cộng hòa không còn nữa, tầng lớp quý tộc thượng lưu giàu có bị suy giảm, những quý tộc loại vừa bao gồm các thương nhân, chủ nô ruộng đất nhỏ, các cựu chiến binh ngày càng chiếm ưu thế và trở thành chỗ dựa của Ôctaviuxơ tạo nên một cơ sở xã hội mới của Rôma.

Khuynh hướng thiết lập một chính quyền quân sự, tập trung, độc tài nhằm bảo vệ quyền lợi của quý tộc chủ nô và củng cố nhà nước chiếm nô Rôma đã thắng thế.

Lịch sử Rôma bước sang trang mới – thời kì đế chế.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết “Chế độ tam hùng lần thứ hai” và sự sụp đổ hoàn toàn của chế độ Cộng hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-hai-va-su-sup-do-hoan-toan-cua-che-do-cong-hoa/feed/ 0
Thời đại Ogustuxơ (thế kỉ I, II) – Thời kì cực thịnh của chế độ chiếm nô Rôma https://ngaydacbiet.com/thoi-dai-ogustuxo-the-ki-i-ii-thoi-ki-cuc-thinh-cua-che-do-chiem-no-roma/ https://ngaydacbiet.com/thoi-dai-ogustuxo-the-ki-i-ii-thoi-ki-cuc-thinh-cua-che-do-chiem-no-roma/#respond Thu, 15 Jul 2021 11:26:31 +0000 https://ngaydacbiet.com/thoi-dai-ogustuxo-the-ki-i-ii-thoi-ki-cuc-thinh-cua-che-do-chiem-no-roma/ Trong các thế kỉ I, II, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, an ninh xã hội và văn hóa, chế độ chiếm nô Rôma đạt tới điểm đỉnh của sự phát triển tạo nên thời kì mà người Rôma thường tự hào “thời kì hoàng kim” của họ. Tình hình chính […]

Bài viết Thời đại Ogustuxơ (thế kỉ I, II) – Thời kì cực thịnh của chế độ chiếm nô Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trong các thế kỉ I, II, trên tất cả các phương diện kinh tế, chính trị, an ninh xã hội và văn hóa, chế độ chiếm nô Rôma đạt tới điểm đỉnh của sự phát triển tạo nên thời kì mà người Rôma thường tự hào “thời kì hoàng kim” của họ.

Tình hình chính trị

Sau khi đánh bại Antôniuxơ (năm 30 TCN), Ôctaviuxơ trở thành kẻ thống trị duy nhất ở Rôma. Tuy không tự xưng là Hoàng đế, nhưng trong thực tế, Ôctaviuxơ đã nắm trong tay những quyền hạn của một ông Hoàng thực thụ: tổng chỉ huy quân sự (Imperator), quan chấp chính và quan bảo dân vĩnh viễn, tổng giáo chủ toàn Italia… Viện nguyên lão còn suy tôn y là “quốc phụ” (người cha của đất nước) và tặng y danh hiệu Ôguxtuxơ (đấng cao cả, tôn kính). Không dám coi thường truyền thống Cộng hòa, chỉ coi mình là người số 1 trong danh sách công dân – Prinxép. Bởi thế, chế độ chính trị do Ôctaviuxơ thiết lập, trong lịch sử Rôma được gọi là chế độ Principát – chế độ nguyên thủ.

Trong chế độ chính trị mới này, bên cạnh vai trò cá nhân rất được đề cao của Ôctaviuxơ, vai trò của Viện nguyên lão vẫn được coi trọng. Số nghị viên Viện nguyên lão bao gồm 600 người, thân tín của Ôctaviuxơ, nhiều chức năng của đại hội nhân dân được chuyển giao cho Viện nguyên lão. Đại hội nhân dân chỉ là hình thức, Chế độ Principát thực chất là chế độ quân chủ chuyên chế được che đậy khéo léo bởi chiếc áo khoác Cộng hòa.

Vương triều Giuliux Clauđiux (27 TCN – 68 CN)

Thời kì Ôctaviuxơ trị vì, cương vực của đế quốc Rôma đã mở rộng: phía đông bắt đầu từ khu vực sông Ơphơrát; phía tây tới bờ Đại Tây Dương; phía nam xuống tận sa mạc Xahara; còn phía bắc vươn đến bờ sông Ranh và Đanuýp, tiếp giáp với những vùng đất của người Giécman. Thủ đô Rôma với nhiều cung điện, đền, miếu, rạp hát, các công trình công cộng được xây dựng công phu, nguy nga, tráng lệ đã trở thành trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của một đế quốc thống nhất, hùng cường. Ôctaviuxơ là người đã thiết lập nên vương triều đầu tiên trong thời đế chế – Vương triều Giuliux Clauđiux (Julius Claudius) tồn tại từ năm 27 TCN đến năm 68 sau CN.

Năm 14, Ôctaviuxơ qua đời, Viện nguyên lão đem tước vị và danh hiệu Ôguxtuxơ trao cho Tibêriuxơ (14 – 37), nền quân chủ Rôma được củng cố thêm, vai trò cá nhân Tibêriuxơ, và vai trò của Viện nguyên lão được hết sức đề cao. Tibêriuxơ tước bỏ dần chiếc áo khoác Cộng hòa.

Sau Tibêriuxơ là thời kì thống trị của Caligula (37 – 41). Caligula chủ trương xây dựng nền quân chủ ở Rôma theo kiểu Ai Cập, bắt chước kiểu sinh hoạt ở cung đình Ai Cập, thậm chí còn lấy em gái mình làm vợ. Caligula đã cho xây dựng nhiều đền thờ thần Ixida của người Ai Cập ở Rôma và tự xếp mình trong hàng ngũ các thần thánh. Caligula đã dùng bạo lực đàn áp tàn khốc mọi dư luận chống đối. Vì vậy, Caligula chỉ cầm quyền được 4 năm, năm 41, y bị chính các sĩ quan cận vệ của mình mưu sát.

Sau khi Caligula chết, nền chính trị Rôma khủng hoảng, phe cánh duy trì nền Cộng hòa yêu cầu thiết lập lại trật tự Cộng hòa cũ, tuy nhiên cơ sở xã hội của nền Cộng hòa không còn nữa và quyền lực thực tế chi phối xã hội Rôma lại đang trong tay giới quý tộc quân sự. Những người này chủ trương tiếp tục chính sách của Ôctaviuxơ, do vậy đã chọn Clauđiuxơ, chú ruột Caligula làm nguyên thủ quốc gia (từ năm 41 đến năm 54). Nhờ sự giúp đỡ và những mưu kế của người vợ kế – Agơrigina – Clauđiuxơ đã cải tổ và phát triển chế độ quân chủ, thiết lập một số cơ quan mới, hoàn thiện thêm bộ máy hành chính như lập ra vụ tài chính, nội chính, giám sát, chính pháp…

Clauđiuxơ còn thực hiện việc ban bố quyền công dân một cách rộng rãi và mở rộng cửa vào Viện nguyên lão cho quý tộc các tỉnh. Con đường liên kết tất cả giai cấp thống trị toàn Rôma bắt đầu mở ra. Mặt khác, Clauđiuxơ tiếp tục ổn định và mở rộng lãnh thổ Rôma, xâm lược và biến xứ Britania (nước Anh ngày nay) thành một tỉnh của đế quốc, đánh chiếm những vùng đất ở phía nam hạ lưu Đanuýp, và vùng đất đai của vua Mitơriđát III xứ Bốtpho thuộc Hắc Hải, ổn định tình hình Acmenia, chiếm toàn bộ Bắc Phi… Clauđiuxơ cũng là người đầu tiên tiến hành ráo riết việc “Rôma hóa” các tỉnh và lập thêm nhiều vùng đất thực dân mới.

Năm 54, Agơripina (Agrippina) – đương kim hoàng hậu – đã ép Clauđiuxơ thừa nhận Nêrô – con riêng của bà – là con chính thức được thừa kế và truyền ngôi. Tiếp đó, Agơrigina đã đầu độc Clauđiuxơ và đưa con trai Nêrô – lúc đó mới 18 tuổi – lên làm nguyên thủ quốc gia. Trong 5 năm đầu, quyền nhiếp chính thuộc về Hoàng thái hậu Agơripina và thể chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được duy trì. Từ năm thứ 6 trở đi, với bản chất tàn bạo, thích ăn chơi, tự do, trác táng, Nêrô đã lần lượt giết mẹ, đầu độc anh trai, giết vợ, giết cả thầy dạy học của mình – nhà triết học Xênecơ – và cũng đã thẳng tay dùng bạo lực trấn áp, giết hại bất kì ai mà y nghi ngờ là có những hành vi chống đối. Nêrô trở thành bạo chúa của bạo chúa trong lịch sử Rôma. Người ta cho rằng chính Nêrô là thủ phạm gây ra vụ cháy khủng khiếp ở Rôma năm 64 để tiếp đó là vụ tàn sát đẫm máu các tín đồ Kitô giáo…). Nêrô còn tự ý tuyên bố cho Hi Lạp tự trị và phung phí ngân quỹ của nhà nước. Do vậy, thời Nêrô trị vì, có rất nhiều cuộc đấu tranh, khởi nghĩa (khởi nghĩa Bơritania, Tiểu Á, Bắc Phi…). Trước sức ép của dư luận, cuối cùng Viện nguyên lão cũng phải tuyên bố Nêrô là kẻ thù của nhân dân, của đất nước. Nêrô phải bỏ trốn và sau đó phải tự sát.

Nêrô chết, vương triều Giuliux Clauđiux do Ôctaviuxơ thiết lập chấm dứt. Thời kì thống trị độc tôn của quý tộc chủ nô Rôma cũng kết thúc mở ra thời kì mà giai cấp chủ nô ở các tỉnh bắt đầu tham gia vào công việc quản lí, điều hành đế chế Rôma.

Vương triều Phlaviuxơ (69 – 96)

Vương triều Phlaviuxơ (69 – 96) được thiết lập, chế độ chiếm nô Rôma lại tiếp tục được củng cố. Việc “Rôma hóa” được xúc tiến mạnh mẽ, vai trò và quyền lực của quý tộc chủ nô các tỉnh được tăng cường. Số nghị viên Viện nguyên lão là quý tộc các tỉnh đã chiếm tới 40%. Các nguyên thủ – mà thực chất là các hoàng đế – đều thực hiện những chính sách căn bản giống nhau nhằm củng cố và phát triển đế quốc chiếm nô. Vương triều Phlaviuxơ trải qua 3 thời kì trị vì của 3 nguyên thủ – Hoàng đế :

  • Phlaviuxo Vexpađianuxơ (67 – 79)
  • Phlaviuxo Tituxơ (79 – 81)
  • Phlaviuxo Đômitianuxơ (81 – 96)

Vương triều Antôniuxơ (92 – 192)

Từ năm 96 đến năm 192, Rôma dưới quyền thống trị của các hoàng đế thuộc vương triều thứ 3 – Vương triều Antôniuxơ.

Nét nổi bật của tình hình chính trị Rôma thời kì lịch sử này là chế độ chiếm nô vẫn tiếp tục được duy trì và phát triển (mặc dù những biểu hiện của sự khủng hoảng đã bộc lộ). Chế độ nguyên thủ vẫn được duy trì, nhưng chiếc áo khoác Cộng hòa hầu như đã bị vứt bỏ, với những quyền lực vô biên dành cho nguyên thủ. Vai trò của Viện nguyên lão và quân đội được đặc biệt đề cao, việc thiết lập hoặc bãi miễn các hoàng đế hoàn toàn nằm trong tay Viện nguyên lão và những kẻ chỉ huy quân đội. Độc quyền nắm giữ ngôi hoàng đế của quý tộc Rôma chấm dứt. Các hoàng đế là người của các tỉnh đã xuất hiện, và chế độ truyền ngôi theo lối cha truyền con nối cũng chấm dứt.

Vương triều Antôniuxơ (96 – 192) trải qua 6 đời Hoàng đế khác nhau:

  • Nécva (96 – 98).
  • Trajaruxơ (98 – 117), là người có nguồn gốc ở Tây Ban Nha, là hoàng đế Rôma đầu tiên không phải là người Italia.
  • Hadrianuxơ (117 – 138): người Tây Ban Nha
  • Antôniuxơ (138 – 161): người Italia.
  • Dreliuxơ (161 – 180): người Tây Ban Nha, đồng thời cũng là một nhà triết học, một học giả uyên thâm.
  • Commôđuxơ (180 – 192), con trai Oreliuxơ, đây là trường hợp kế ngôi duy nhất trong triều Antoniuxơ. Từ sau năm 192, chế độ chiếm nô Rôma bắt đầu khủng hoảng nghiêm trọng.

Thời kì Antôniuxơ cầm quyền, đế quốc chiếm nô Rôma lại đạt tới đỉnh vinh quang cuối cùng của nó. Antôniuxơ thiết lập “Hội đồng của nguyên thủ” (hay còn gọi là “Hội đồng những người bạn”) gồm những người có tài năng, uy tín trong Viện nguyên lão và chỉ huy quân đội, Antoniuxơ cũng chú ý xây dựng luật pháp, quân đội, cải tiến kĩ thuật quân sự, mở rộng quan hệ ngoại giao và duy trì các lễ nghi, tôn giáo cổ truyền.

Tình hình kinh tế

Thủ công nghiệp

Sự phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp trước hết phải kể tới những tiến bộ về mặt kĩ thuật trong sản xuất thủ công nghiệp. Đó là những tiến bộ trong kĩ thuật chế tác kim khí, sự phát minh ra cối xay nước, liềm cong để gặt lúa, việc hoàn thiện máy ép nho bằng gỗ, những cải tiến trong kĩ thuật chế tạo công cụ sản xuất… Những tiến bộ đáng kể này đã thúc đẩy kinh tế thủ công nghiệp phát triển mạnh mẽ.

Sự phân công chuyên môn hóa – trong sản xuất thủ công đã trở nên khá phổ biến trên toàn đế quốc, nhất là Bắc Italia và Campania. Đồ gốm vẽ hoa ở Acrotium, đèn thắp ở Mutina… Nghề dệt có sự chuyên môn hóa cao độ, có người chuyên dệt, có người chuyên nhuộm màu…

Những sản phẩm thủ công, nhất là hàng thủ công xa xỉ phục vụ lối sống vương giả được hết sức chú trọng, một số nghề thủ công phức tạp, đòi hỏi trình độ tinh xảo, khéo léo đã hình thành (ví như nghề sản xuất các mắt giả cho tượng, nghề sản xuất dụng cụ mổ xẻ…).

Ngoài những xưởng sản xuất thủ công quy mô nhỏ và vừa của tư nhân, còn có những xưởng thủ công quy mô lớn của nhà nước chuyên khai thác kim loại, đá quý, sản xuất đồ gốm cao cấp, gạch ngói xây dựng… Những mặt hàng thủ công truyền thống vẫn tiếp tục chiếm ưu thế và phát triển mạnh mẽ nhất là nghề kim khí, sản xuất vũ khí, gốm, dệt, chế biến rượu, dầu ôliu, dệt thảm. .. Các xưởng thủ công của nhà nước hay tư nhân đều sử dụng sức lao động đồng đảo của nô lệ và dân tự do làm thuê.

Thương nghiệp và mậu dịch hàng hải

Theo đà phát triển của thủ công nghiệp, thương nghiệp và mậu dịch hàng hải cũng phát đạt. Rôma có quan hệ buôn bán rộng rãi với Ả rập, Ấn Độ, Trung Hoa. Thuyền buôn Rôma ngược dòng Đanuýp, sông Ranh, Vixtuyn đến tận vùng Bantich và bán đảo Xcăngđinavơ. Trên mặt biển Địa Trung Hải, thuyền bè Rôma đi lại nhộn nhịp.

Những sản phẩm thủ công truyền thống của Rôma hầu như có mặt ở khắp Italia, khắp các tỉnh của đế quốc và sang tận các nước Phương Đông, Bắc Âu, Ban Tích… Ngược lại, những sản phẩm của Phương Đông (hương liệu, gia vị, tơ lụa, đá quý…) cũng thường xuyên được các lái buôn Rôma chuyển về khu vực Địa Trung Hải. Bên cạnh các thành phố cổ, nhiều thành thị với tư cách là những trung tâm thương mại được xây dựng ví như Lôngđinium (Luân Đôn ngày nay), Lúcđunum (Liông), Vinđôbora (Viên)…

Kinh tế nông nghiệp

Thủ công nghiệp và thương nghiệp Rôma rất phát đạt, nhưng hoạt động kinh tế chủ đạo của Rôma trước sau vẫn là kinh tế nông nghiệp. Trong các Latiphunđia, việc chuyên môn hóa cây trồng được xúc tiến mạnh mẽ. Nho, Oliu vẫn tiếp tục giữ vai trò hàng đầu trong các cây trồng ở Rôma.

Văn minh Rôma là văn minh nông nghiệp nhưng nền nông nghiệp ấy không hoàn toàn mang tính chất của nền kinh tế tự nhiên, tự cấp, tự túc mà gắn bó hữu cơ với thủ công nghiệp, với hoạt động thương mại. Số lượng lương thực mà các Latiphunđia tự sản xuất hầu như không đáng kể, tuyệt đại bộ phận lương thực nuôi sống xã hội Rôma được nhập từ nước ngoài. Latiphunđia chủ yếu cung cấp những sản phẩm cho hoạt động thủ công nghiệp, thương nghiệp trong khuôn khổ của nền kinh tế hàng hóa – tiền tệ.

Từ những năm cuối thế kỉ II, đầu thế kỉ III, một hiện tượng mới trong sản xuất nông nghiệp đã xuất hiện – dù chưa phải là phổ biến – Đó là một số ít Latiphunđia, trước đây vẫn trồng nho, ôliu, đã bắt đầu chuyển sang trồng cây lương thực, thậm chí một số chủ nô cũng đã chia nhỏ điền trang rộng lớn của mình thành những mảnh đất nhỏ, cùng với công cụ sản xuất, giao cho nô lệ tự sản xuất. Những mầm mống đầu tiên của một phương thức canh tác mới trong nông nghiệp đã xuất hiện, tạo những tiền đề cho chế độ lệ nông giai đoạn sau hình thành, phát triển.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Thời đại Ogustuxơ (thế kỉ I, II) – Thời kì cực thịnh của chế độ chiếm nô Rôma đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thoi-dai-ogustuxo-the-ki-i-ii-thoi-ki-cuc-thinh-cua-che-do-chiem-no-roma/feed/ 0
Thời kì khủng hoảng, suy vong của đế quốc chiếm hữu nô lệ Rôma (thế kỉ III – thế kỉ V) https://ngaydacbiet.com/thoi-ki-khung-hoang-suy-vong-cua-de-quoc-chiem-huu-no-le-roma-the-ki-iii-the-ki-v/ https://ngaydacbiet.com/thoi-ki-khung-hoang-suy-vong-cua-de-quoc-chiem-huu-no-le-roma-the-ki-iii-the-ki-v/#respond Thu, 15 Jul 2021 11:15:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/thoi-ki-khung-hoang-suy-vong-cua-de-quoc-chiem-huu-no-le-roma-the-ki-iii-the-ki-v/ Sự khủng hoảng của chế độ nô lệ Ngay từ cuối thế kỉ thứ II, chế độ nô lệ ở Rôma đã có những dấu hiệu khủng hoảng. Sang thế kỉ III, sự khủng hoảng này càng tỏ ra nghiêm trọng, sâu sắc hơn. Số lượng nô lệ ngày càng giảm sút, một mặt nguồn […]

Bài viết Thời kì khủng hoảng, suy vong của đế quốc chiếm hữu nô lệ Rôma (thế kỉ III – thế kỉ V) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Sự khủng hoảng của chế độ nô lệ

Ngay từ cuối thế kỉ thứ II, chế độ nô lệ ở Rôma đã có những dấu hiệu khủng hoảng. Sang thế kỉ III, sự khủng hoảng này càng tỏ ra nghiêm trọng, sâu sắc hơn.

Số lượng nô lệ ngày càng giảm sút, một mặt nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu – nô lệ tù binh – ngày càng giảm đi vì những cuộc chiến tranh xâm lược mở rộng cương vực không diễn ra ồ ạt như giai đoạn trước. Biên giới của đế quốc đã vươn khá xa và hầu như đã vượt quá khả năng cai quản của Rôma. Mặt khác sự bóc lột vô cùng tàn khốc của phương thức sản xuất chiếm nô đã làm mất khả năng lao động của một số khá đông nô lệ. Tình trạng thiếu lực lượng sản xuất đã xảy ra đối với nền kinh tế toàn diện của Rôma.

Chất lượng và khả năng lao động của nô lệ cũng giảm sút nghiêm trọng. Phương thức sản xuất chiếm nô không thể làm cho kĩ thuật canh tác tiến bộ lên, công cụ sản xuất vẫn thô kệch nặng nề (để nô lệ đỡ phá hỏng). Những phát minh cải tiến trong kĩ thuật sản xuất hầu như không được áp dụng. Bị bóc lột tàn tệ và bị cưỡng bức lao động, nô lệ đã tìm mọi cách phá hoại nền kinh tế chủ nô (làm hỏng công cụ sản xuất, làm ẩu, trốn tránh lao động, lãng phí khi gieo trồng cũng như khi thu hoạch…). Do vậy năng suất lao động và hiệu quả lao động ngày càng giảm sút theo thời gian.

Mặc dù không có những cuộc khởi nghĩa vũ trang quy mô lớn của nô lệ như khởi nghĩa Xpáctacuxơ, nhưng sự phản kháng của nô lệ vẫn thường xuyên xảy ra lúc ngấm ngầm lúc công khai đã làm cho tầng lớp chủ nô gặp nhiều khó khăn và góp phần làm suy giảm khả năng của chế độ nô lệ trong giai đoạn này. Sự khủng hoảng ngày một trầm trọng của chế độ nô lệ đã đặt giai cấp chủ nô Rôma trước một thực tế: Muốn tiếp tục tồn tại và phát triển, phải có sự nhìn nhận mới về chế độ nô lệ, trước mắt phải thay đổi cách đối xử và hình thức bóc lột. Đây là công việc rất mới và rất khó đối với quý tộc chủ nô (vốn rất bảo thủ). Do đó, việc giải quyết tình trạng khủng hoảng của chế độ nô lệ của Rôma đã diễn ra nhưng hết sức chậm chạp, không đồng đều, thậm chí còn tạo nên những bất đồng trong nội bộ giới quý tộc chủ nô. Các hoàng đế Rôma đã cố gắng duy trì và phục hưng chế độ nô lệ. Hoàng đế Clauđiuxơ đã ban hành luật pháp cấm bắt nô lệ ốm đau lao động nặng, cấm giết chết những nô lệ đau yếu. Nêrô đã cấm đưa nô lệ ra đấu với dã thú. Antôniuxơ ra sắc lệnh nếu không có lý do chính đáng, chủ nô không được giết chết nô lệ của mình…

Những cố gắng của giai cấp chủ nô trong chừng mực nào đó đã góp phần vào việc cứu vãn sự sụp đổ của chế độ nô lệ. Bộ phận quý tộc chủ nô ruộng đất đã tìm thấy lối thoát có hiệu quả hơn. Họ chia xẻ các Latiphunđia rộng lớn kia thành những mảnh ruộng nhỏ rồi giao cho nô lệ tự cày cấy, thu hoạch, nộp cho chủ nô và được giữ một phần sản phẩm cho mình. Lối kinh doanh này ngày càng tỏ ra có hiệu quả đã lôi kéo nhiều quý tộc khác thực hành phương thức bóc lột kiểu mới này. Thân phận và đời sống nô lệ có phần được cải thiện. Về hình thức, chế độ nô lệ được phục hưng nhưng trong thực tế, phương thức bóc lột mới này càng phổ biến thì chế độ nô lệ càng tiến gần đến ngưỡng cửa của sự diệt vong, nhường chỗ cho chế độ mới – chế độ lệ nông.

Sự tan rã của các Latiphunđia và sự ra đời chế độ lệ nông

Từ giữa thế kỉ I trở đi, chế độ đại điền trang (Latiphunđia) bắt đầu có những dấu hiệu khủng hoảng. Việc sử dụng sức lao động tập thể nô lệ đã trở nên không thích hợp, năng suất lao động ở các Latiphunđia suy giảm. Hiện tượng quý tộc chủ nô xé nhỏ các Latiphunđia thành nhiều mảnh, giao trực tiếp cho nô lệ hoặc những người không có ruộng đất canh tác ngày càng trở nên phổ biến. Các Latiphunđia rộng lớn xưa kia ngày dần tan vỡ, nhường chỗ cho các điền ấp – Santút – (Saltus). Việc tan rã của các Latiphunđia, không những thể hiện sự khủng hoảng suy vong của chế độ chiếm nô Rôma, mà còn kéo theo hàng loạt những thay đổi trong phương thức canh tác, phương thức bóc lột và tính chất của nền kinh tế.

Nếu trước đây, đa số các Latiphunđia chuyên doanh trồng cây công nghiệp phục vụ cho kinh tế thủ công nghiệp và thương mại, thì bây giờ trong các Santút, người ta đã chuyển dần sang trồng cây lương thực. Phương thức bốc lột cũng thay đổi, chủ nô đã không sử dụng sức lao động tập thể của nô lệ mà giao trực tiếp cho nô lệ những mảnh ruộng nhỏ cùng với công cụ sản xuất để nô lệ tự tiến hành nền tiểu sản xuất của họ, nộp sản phẩm cho chủ. Lối bóc lột mới này vừa có lợi cho chủ, vừa có lợi cho người sản xuất, kích thích hứng thú và khả năng lao động của họ, để tạo ra năng suất lao động cao. Thế là chế độ lệ nông xuất hiện như là một sự thích ứng với kiểu bác lột mới này đã càng làm cho chế độ nô lệ bước dần tới ngưỡng cửa của sự tiêu vong.

Quá trình phát triển của chế độ lệ nông

Chế độ lệ nông (Colonus) lúc mới đầu chỉ áp dụng ở những điền trang xa mà chủ nô không còn khả năng trực tiếp quản lí, sau đó dần phát triển và phổ biến khắp đế quốc. Chế độ lệ nông đã làm xuất hiện một lớp người mới trong xã hội Rôma. Đó là những người lệ nông. Khái niệm, thân phận và địa vị của những người lệ nông cũng có những thay đổi theo thời gian.

Trong thời kì đầu, lệ nông là những người tự do (có thể là nông dân không có ruộng đất, hoặc nô lệ được giải phóng), họ có quyền công dân, có thể đảm nhận các chức vụ tôn giáo hoặc là thành viên của các hội đồng địa phương. Mối quan hệ giữa chủ nô cả tư liệu sản xuất và lệ nông đơn thuần chỉ là mối quan hệ về kinh tế, canh tác ruộng của chủ, lệ nông phải nộp tô (khoảng từ 1/3 đến 1/2 thu hoạch). Ngoài ra, mỗi năm lệ nông phải làm việc không công trên những lô đất của chủ từ 6 đến 12 ngày.

Khi chế độ lệ nông thành phổ biến, khi chủ nô đem chia nhỏ Latiphunđia rồi giao cho nô lệ của mình tự canh tác, khái niệm, thân phận và địa vị lệ nông đã thay đổi. Từ thế kỉ III, lệ nông (dù có nguồn gốc xuất thân khác nhau) cũng đều là những người trực tiếp sản xuất và bị trói buộc vào ruộng đất của chủ, lệ thuộc vào chủ về thân phận, về tư liệu sản xuất.

Sang các thế kỉ IV, V, địa vị của lệ nông lại càng sút kém. Năm 332, với sắc lệnh của hoàng đế Cônxtantinuxơ, thân phận lệ nông có tính chất thế tập, cha truyền con nối và hoàn toàn bị trói buộc vào ruộng đất. Trong trường hợp chủ nô bán ruộng đất thì những người lệ nông (và gia đình) đang canh tác trên các lô ruộng ấy sẽ bị bán kèm theo. Về mặt xã hội, họ không còn là người tự do có quyền tư hữu, có quyền công dân. Họ cũng không được quyền kết hôn với người tự do và hôn nhân giữa họ với nhau, cũng không được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, khác hẳn nô lệ, lệ nông là những người được tự do tương đối trong sản xuất và được hưởng một phần thu hoạch. Như vậy, lệ nông không phải là người tự do, nhưng cũng không còn là nô lệ, họ là “tiền thân của nông nô thời trung đại”.

Sự khủng hoảng về chính trị, sự thiết lập chế độ vương chủ

Ngay từ cuối vương triều Antôniuxơ (96 – 192), sự khủng hoảng về chính trị của đế quốc Rôma đã bộc lộ rõ nét. Đầu thế kỉ III, sự phân hóa và tranh chấp trong nội bộ giai cấp chủ nô càng quyết liệt hơn. Bọn quý tộc địa phương và ở các tỉnh thuộc đế quốc cũng nổi dậy xưng hùng xưng bá với khuynh hướng tách dần khỏi sự lệ thuộc Rôma. Những vụ mưu sát, chính biến thường xuyên xảy ra, trong vòng 10 năm (từ năm 235 đến năm 284), Rôma đã thay đổi 28 đời Hoàng đế, có những Hoàng đế chỉ cầm quyền được 1, 2 năm như Galuxơ (251 – 253), Caruxơ (282 – 283).

Cuối thế kỉ III, đầu thế kỉ IV, đế quốc Rôma bước vào thời hậu kì đế chế. Các Hoàng đế đã vứt bỏ hoàn toàn chiếc áo khoác Cộng hòa, ra sức tăng cường chế độ quân chủ chuyên chế, tập trung cao độ mọi quyền lực vào tay mình, tước bỏ dần những quyền hạn của Viện nguyên lão đồng thời cũng bắt đầu sống theo kiểu sống xa hoa của các Hoàng đế Phương Đông. Năm 284, Điôlêtianuxơ lên ngôi Hoàng đế (284 – 305) đã trút bỏ danh hiệu nguyên thủ, tự xưng là Vương chủ nắm cả vương quyền và thần quyền. Một chế độ chính trị mới được thiết lập – Đó là Chế độ Vương chủ.

Điôlêtianuxơ còn cử Mắcximianuxơ – một người bạn thân tín – làm hoàng đế thứ 2 để cùng trị vì đất nước. Tiếp đó, 2 người lại chọn Galerơ và Constantơ làm phó vương giúp việc cho họ. Năm 305, cả Điôlêtianuxơ và Mắcximianuxơ đều thoái vị, việc tranh giành ngôi báu lại diễn ra. Kết quả Constantinuxơ trở thành Hoàng đế cầm quyền từ 306 đến năm 337. Năm 330, Conxtantinuxơ dời kinh đô từ Rôma sang Bidantium – thành phố thực dân cũ của người Hi Lạp ở eo Bôxpho – đổi tên là thành Cônxtantinôpôlít. Đến năm 395, Hoàng đế Têôđôdiuxơ (379 – 395) đã chia đế quốc Rôma thành 2 phần và trao cho 2 người con cai quản.

Accađiuxơ – con trưởng – được cai quản nửa phía đông với thủ phủ là Cônxtantinôpôlít. Hôrôniuxơ được cai quản nửa phía tây, thủ phủ là Rôma.

Từ đó, đế quốc Rôma hùng cường xưa kia chính thức chia thành 2 nửa, thực chất là 2 nước: Tây bộ đế quốc và Đông bộ đế quốc (về sau gọi là đế quốc Bidantium) với những vận mệnh lịch sử khác nhau.

Sự xâm nhập của những người “man tộc” và sự diệt vong của đế quốc Tây bộ Rôma

Trong số những tộc người “dã man” sống ở phía bắc đế quốc Rôma, người Giécman đóng vai trò quan trọng đối với sự diệt vong của đế quốc Tây bộ Rôma. Người Giécman bao gồm các bộ lạc Gốt (Tây Gốt và Đông Gốt), các bộ lạc Văngđan, Phơrăng, Ăngglô Xắcxông, Buốcgông… Các bộ lạc người Giécman đều đang sống ở giai đoạn cuối cùng của chế độ công xã nguyên thủy, và phân bố trên một vùng đất đai rộng lớn từ Sông Ranh (ở phía tây) đến tận sông Vixtuyn (ở phía đông), từ Đanuýp (ở phía nam) đến biển Bantích (ở phía bắc).

Ngay từ thế kỉ III, người Gốt đã thiên di xuống vùng Bancăng và người Phơrăng đã tràn vào xứ Gôlơ. Chính quyền Rôma đã phải đồng ý cho họ định cư trên lãnh thổ của mình với tư cách là “bạn đồng minh” của Rôma.

Đến giữa thế kỉ IV, khi bộ tộc Hung nô vượt biển Caxpiên đột nhập khu vực Đông – Nam Âu, các tộc người Giécman vội vã di cư ồ ạt vào sâu trong lãnh thổ của đế quốc Rôma đúng lúc đế quốc Rôma đang ở trong trạng thái khủng hoảng sâu sắc. Phong trào đại thiên di dân tộc của các tộc Giécman đã diễn ra liên tục trong 2 thế kỉ IV và V, đợt nọ nối tiếp đợt kia và liên tiếp xâm chiếm những vùng đất thuộc đế quốc Rôma cai trị. Dân nghèo và nô lệ ở những vùng này, vốn quá cực khổ trong sự thống trị của Rôma, đã ủng hộ và coi những người Giécman như là những vị cứu tinh của họ. Người Tây Gốt từ Bancăng tràn sang phía tây, đột nhập vào Italia. Thành Rôma cổ kính huy hoàng một thời bị vây hãm. Hơn 40.000 nô lệ Rôma đã chạy theo người Tây Gốt. Năm 410, dưới sự lãnh đạo của thủ lĩnh Alarích, người Tây Gốt đã chiếm được thành Rôma, thủ phủ của đế quốc Tây bộ Rôma.

Trong khi người Tây Gốt đang làm chủ Italia, thì người Văngđan từ lưu vực sông Ôđê, băng qua xứ Gôlơ vượt dãy Pirênê, xâm nhập Tây Ban Nha (Năm 408). Người Buốcgông cũng tràn xuống sống định cư ở vùng sông Rôn (Rhône) – thuộc Đông Nam Gôlơ – và thiết lập ở đây một vương quốc của họ – Vương quốc Buốcgông. Năm 420, người Phơrăng xâm nhập khu vực phía bắc xứ Gôlơ thành lập Vương quốc Phơrăng. Khoảng năm 440, tộc người Ăngglô – Xắcxông từ ven bờ Bắc Hải, vượt biển Măngsơ đổ bộ lên đảo Bơritania (nước Anh ngày nay).

Thế là sau những cuộc xâm nhập ồ ạt của các tộc người Giécman, trên lãnh thổ của đế quốc Rôma xưa kia, đã mọc lên nhiều vương quốc “man tộc”:

  • Vương quốc Tây Gốt (Vidigốt) ở Tây Ban Nha
  • Vương quốc Văngđan ở Bắc Phi
  • Vương quốc Phơrăng ở miền Bắc xứ Gôlơ
  • Vương quốc Buốcgông ở Đông Nam xứ Gôlơ
  • Vương quốc Ănggiô Xắcxông ở đảo Bơritania
  • Vương quốc Đông Gốt (Ôxtrôrơgốt) ở Italia

Hoàng đế Rôma của đế quốc Tây bộ Rôma hoàn toàn trở thành bù nhìn, chính quyền thực tế nằm trong tay các tướng lĩnh “man tộc”. Năm 476, thủ lĩnh quân sự của người Giécman là Ôđôacrơ đã lật đổ vị hoàng đế cuối cùng của đế quốc Tây bộ Rômulút Ôguxtulơ, rồi tự xưng làm vua. Sự kiện này đã đánh dấu sự diệt vong của đế quốc Tây bộ Rôma.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Thời kì khủng hoảng, suy vong của đế quốc chiếm hữu nô lệ Rôma (thế kỉ III – thế kỉ V) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thoi-ki-khung-hoang-suy-vong-cua-de-quoc-chiem-huu-no-le-roma-the-ki-iii-the-ki-v/feed/ 0
Văn hóa Rôma cổ đại https://ngaydacbiet.com/van-hoa-roma-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/van-hoa-roma-co-dai/#respond Thu, 15 Jul 2021 11:05:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/van-hoa-roma-co-dai/ Khái quát chung Sau Hi Lạp, Rôma là quốc gia cổ đại của Phương Tây có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Sự phát triển ấy có được nhờ 2 yếu tố cơ bản sau đây: Thứ nhất: Nền văn hóa Rôma hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của sự […]

Bài viết Văn hóa Rôma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Khái quát chung

Sau Hi Lạp, Rôma là quốc gia cổ đại của Phương Tây có nền văn hóa phát triển rực rỡ. Sự phát triển ấy có được nhờ 2 yếu tố cơ bản sau đây:

Thứ nhất: Nền văn hóa Rôma hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của sự phát triển mạnh mẽ của chế độ chiếm nô. Những thành tựu văn hóa của Rôma đã đạt được chính là kết quả tất yếu của sự phát triển toàn diện, điển hình của chế độ chiếm nô cổ điển ở khu vực Địa Trung Hải. Ph.Enghen đã nhận xét: “Không có chế độ nô lệ, thì không có quốc gia Hi Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hi Lạp, không có chế độ nô lệ thì cũng không có quốc gia Rôma cổ đại”.

Thứ hai: Nền văn hóa Rôma đã được kế thừa một cách trực tiếp nền văn hóa Hi Lạp, đồng thời văn hóa Rôma cũng chịu ảnh hưởng sâu sắc, toàn diện của nền văn hóa Hi Lạp.

Cũng như Hi Lạp, nền văn hóa Rôma phát triển toàn diện, rực rỡ. Những thành tựu xuất sắc trên tất cả các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, triết học… cho tới nay vẫn là những bộ phận hết sức quý báu trong kho tàng văn hóa thế giới, thậm chí còn là những mẫu mực để người đời sau bắt chước. Thành tựu văn hóa Rôma (và cả Hi Lạp) không những đã đảm bảo cho những quốc gia này trở thành những quốc gia điển hình trong thế giới cổ đại mà nó còn góp phần đặt nền móng cho sự phát triển của nền văn minh nhân loại nói chung và châu Âu nói riêng ở những thời kì lịch sử tiếp theo đúng như nhận xét của Ph.Enghen: “Không có cơ sở văn minh Hi Lạp và đế quốc Rôma thì cũng không có châu Âu hiện đại”.

Ảnh hưởng của văn hóa Hi Lạp thể hiện khá rõ trong mọi lĩnh vực của văn hóa Rôma. Bởi thế, về đại thể, văn hóa Rôma Có chung một phong cách với văn hóa Hi Lạp. Tuy nhiên, Rôma vẫn có những bản sắc riêng của nó Yếu tố Hi Lạp được gieo trồng ở Rôma đã được Rôma hóa để được nuôi dưỡng, phát triển lên trở thành những yếu tố Rôma. Bên cạnh chữ Hi Lạp, tiếng Latinh vẫn được sử dụng và ngày càng trở nên thông dụng, phổ biến. Người Rôma tiếp thu hệ thống các thần Hi Lạp nhưng cải biên đi, mang sắc thái Rôma, Thần Dớt của Hi Lạp với người Rôma lại là thần Giupite. Thần ái tình Hi Lạp Aphrodit, với Rôma là nữ thần Vênuýt.

Văn học và sử học

Văn học

Nét nổi bật của Văn học Rôma chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Hi Lạp mặc dù đề tài của thơ ca, tác phẩm văn học là những đề tài Rôma, viết bằng tiếng Latinh và có tiếp thu truyền thống văn học dân gian cổ xưa. Điều này cũng dễ giải thích vì nhiều nhà thơ, nhà văn Rôma vốn gốc là người Hi Lạp hoặc chí ít cũng đã từng sống, từng du học ở Hi Lạp.

Thời kì phát triển rực rỡ nhất của văn học Rôma là thời kì trị vì của Ôctaviuxơ (27 TCN – 14 sau CN). Văn học Rôma bao gồm nhiều thể loại: thơ trữ tình, thơ trào phúng, sử thi, kịch, văn xuôi… Trong số những đại biểu xuất sắc của nền văn học Rôma, có Anđrônicuxơ người Tarantơ – một thành bang Hi Lạp thuộc Nam Italia – ông đã dịch Ôđixê của Hôme ra tiếng Latinh để phổ biến rộng rãi ở Rôma. Nôviuxơ với trường ca “Cuộc chiến tranh Puních” gồm 7 quyển. Mácxiuxơ Plôtuxơ (254 – 184 TCN) vừa là nhà thơ, vừa là nhà soạn kịch nổi tiếng. Thơ của ông thông cảm sâu sắc với quần chúng nghèo khó, căm ghét chiến tranh, tiêu biểu là tập thơ “ông chủ và những người nô lệ”. Catuluxơ (87 – 45 TCN) nữ thi sĩ trữ tình, em gái của quan bảo dân Clauđiuxơ, tác giả của những bài thơ viết về nàng Lexbi nồng cháy yêu đương.

Xêda không những là một nhà chính trị, quân sự tài ba mà còn là một nhà sử học, văn học tài hoa. “Kí sự về cuộc chiến tranh ở xứ Golơ” của Xêda đã đạt đến trình độ nghệ thuật điêu luyện. Nhiều người cho rằng đó là một trong những tác phẩm tiêu biểu của nền văn học – sử học Rôma.

Viếcgiliuxơ (70 – 19 TCN) được coi là nhà thơ lớn nhất của Rôma cổ đại với những tập thơ nổi tiếng “Những bài ca của người chăn nuôi”, “Khuyến nông”, đặc biệt là tập thơ tự sự có tính chất thần thoại gồm 12 bài lấy tiêu đề “Enêít” phỏng theo Ôđixê của Hôme, ca ngợi sự dũng cảm, quyết liệt của người Rôma, ca ngợi sự phồn vinh của Rôma thời Ôctaviuxơ.

Hôraliuxơ là con của một nô lệ được giải phóng, đã từng du học ở Hi Lạp (Aten) chịu ảnh hưởng sâu nặng văn học, triết học Hi Lạp. Tác phẩm tiêu biểu là tập thơ “Ca ngợi” gồm 103 bài.

Ôviđiuxơ (43 TCN – 17 CN) xuất thân từ một gia đình kị sĩ giàu có, tác giả của nhiều tập thơ nổi tiếng ở Rôma : “Tình ca”, “Nghệ thuật yêu đương”, “Nữ anh hùng”, “Những bài thơ buồn” và nhất là tập thơ “Biến hình” gồm 15 chương.

Sử học

Đầu thế kỉ III TCN, lịch sử Rôma bắt đầu được ghi chép thành văn. Lúc đầu các nhà sử học Rôma ghi chép lịch sử bằng tiếng Hy Lạp, từ cuối thế kỉ III TCN, tiếng Latinh đã được dùng phổ biến. Nhà sử học nổi tiếng nhất của Rôma ở thế kỉ II TCN là Polybiuxơ (205 – 125 TCN), gốc người Hi Lạp. Bộ “Thông sử” của ông gồm 40 quyển thuật lại một cách khái quát lịch sử Hi Lạp, Rôma và các nước Đông bộ Địa Trung Hải trong khoảng hơn 100 năm (từ năm 264 đến năm 146 TCN). Polybiuxơ là nhà sử học Rôma đầu tiên chú ý đến phương pháp sử học, chú ý đến việc biên soạn lịch sử nhiều nước và nhất là nhận thức rõ tác dụng giáo dục của lịch sử với cuộc sống, coi quan điểm sử học là triết học, lấy sự việc thật để dạy người đời.

Tinux Liviuxơ (59 – 17 TCN) người sống cùng thời với Ôctaviuxơ đồng thời cũng là nhà sử học tiêu biểu trong giai đoạn lịch sử này. Tác phẩm tiêu biểu: “Lịch sử Rôma” gồm 142 chương, trình bày lịch sử Rôma từ khởi thủy đến thế kỉ XIX TCN. Tiếc rằng hiện nay bộ sử 142 chương này chỉ còn lại 35 chương.

Taxituxơ (55 – 120) là nhà sử học sáng giá nhất của Rôma ở thế kỉ I, II, tác giả của bộ “Lịch sử”, “Lịch sử xứ Giécmani”, “Lịch sử biên niên”. Nét đáng ghi nhận ở Taxituxơ là ông viết sử không chỉ có ca ngợi mà còn nhiều lần phê phán những điểm xấu xa của chế độ chuyên chế Rôma.

Pơlutác (50 – 125) gốc người Hi Lạp, tác giả của “tiểu sử so sánh” (hay còn gọi là “Truyện các danh nhân Hi Lạp Rôma”; với bút pháp tài tình, Pơlutác đã phác họa rõ nét, chân thực và sinh động các danh nhân trong lịch sử Hi Lạp Rôma. Pơlutác là người đầu tiên xây dựng cơ sở cho thể loại truyện kí lịch sử và là người đầu tiên đã đưa nhân vật Xpáctacuxơ vào tác phẩm sử học của mình.

Khoa học tự nhiên

Về khoa học tự nhiên (thiên văn, vật lí, địa lí, y học…), người Rôma không đạt được những thành tựu lớn như người Hi Lạp. Về cơ bản, các nhà khoa học tự nhiên Rôma chủ yếu là tiếp thu chỉnh lí những thành tựu vốn có trước của người Hi Lạp (có bổ sung những kiến thức mới).

Nhà khoa học Pơliniuxơ (23 – 79) được coi là học giả uyên thâm nhất. Bộ sách “Lịch sử tự nhiên” gồm 37 chương là một bộ bách khoa toàn thư của Rôma cổ đại, tổng kết những thành tựu khoa học kĩ thuật cổ đại gồm đủ mọi tri thức về thiên văn, địa lí, động vật học, thực vật học, nông học, luyện kim, y học, hội họa, điêu khắc… Pơliniuxơ cũng là nhà khoa học Rôma đầu tiên chú trọng đến phương pháp thực nghiệm và chính ông đã bỏ mình (năm 79) trong khi đang tiến hành khảo sát núi lửa Vêduvơ.

Nhà thiên văn học, địa lí học và toán học xuất sắc nhất của Rôma là Clauđiuxơ Ptôlêmê (giữa thế kỉ II) sinh trưởng ở thành phố Alếchxanđơri (Ai Cập). Ptôlêmê đã đúc kết những thành tựu thiên văn của Ai Cập, Babilon, Ba Tư, Hi Lạp để biên soạn bộ sách “Hệ thống vũ trụ”. Ptôlômê thừa nhận quả đất hình cầu, nhưng lại sai lầm khi cho rằng quả đất là trung tâm của vũ trụ và đứng yên tại chỗ. Học thuyết của Ptôlômê đã chi phối khoa học thiên văn châu Âu trong suốt 1400 năm, mãi tới thế kỉ XVI mới bị học thuyết của Côpécních đánh đổ. Ptôlômê còn được thừa nhận là người đã vẽ được bản đồ thế giới tương đối chuẩn xác nhất. Bản đồ thế giới của Ptôlômê lúc đó có 3 châu – Á, Âu và Phi – Với vùng cực Bắc là bán đảo Xcăngdinavơ, vùng Cực Nam là lưu vực sông Nin, phía tây là đất đai xứ Tây Ban Nha, còn phía đông là Trung Quốc.

Đại biểu xuất sắc của lĩnh vực y học Rôma là Clauđiuxơ Galênuxơ (131 – đầu thế kỉ III) gốc người Tiểu Á. Galênuxơ đã tổng kết được những thành tựu y học, dược học và biên soạn nhiều sách giáo khoa y học, được học, giải phẫu học. Sách của ông đã được dịch và sử dụng ở nhiều nước. Galênuxơ cũng là nhà y học thực nghiệm đầu tiên của Rôma.

Triết học

Triết học Rôma không phong phú và sáng tạo như triết học Hi Lạp. Nhìn chung triết học Rôma chủ yếu là kế thừa và phát triển các trường phái, học thuyết triết học Hi Lạp, có cải biên hoặc làm sáng tỏ thêm để thích hợp với thời đại lúc bấy giờ. Triết học Rôma cũng bao gồm nhiều trường phái khác nhau: triết học duy vật, chiết trung, khắc kỉ, hoài nghi, trường phái Platôn mới, trường phái Pitago mới…

Nhà triết học duy vật tiêu biểu và xuất sắc nhất là Lucrêtiuxơ (98 – 55 TCN) người sống cùng thời với Xêda. Lucrêtiuxơ đã phát triển quan điểm triết học duy vật của Epicuya (Hi Lạp). Trong tác phẩm “Bàn về bản chất của sự vật), Lucrêtiuxơ đã phê phán kịch liệt quan điểm tôn giáo, bác bỏ những quan niệm mê tín, tin vào thần thánh. Trong thuyết nguyên tử, ông cho rằng vạn vật trong vũ trụ đều do nguyên tử tạo thành và phát triển theo quy luật nội tại của nó, có tính bảo toàn, vĩnh hằng, không bị tiêu huỷ hoàn toàn mà chỉ có hiện tượng tan rã của những vật thể mà thôi. Lucrêtiuxơ còn có những đóng góp đáng kể trình bày về nguồn gốc loài người và sự tiến hóa của xã hội loài người theo quan điểm triết học duy vật biện chứng.

Từ giữa thế kỉ I TCN trở đi, triết học Rôma chuyển dần sang phạm trù duy tâm, cơ sở của nó là trường phái Xtôixít của Hi Lạp.

Xixêrô (106 – 43 TCN) là đại biểu lỗi lạc của triết học chiết trung. Quan điểm của ông đứng giữa chủ nghĩa hoài nghi và chủ nghĩa khắc kỉ. Công lao lớn của Xixêrô là đã dịch các tác phẩm triết học Hi Lạp sang tiếng Latinh, giúp cho người Rôma (sau này là cả người châu Âu) tiếp xúc và nắm bắt được triết học Hi Lạp.

Xênecơ, thầy dạy của bạo chúa Nêrô, là đại biểu xuất sắc nhất của trường phái triết học duy tâm thuộc phái Xtôixít, phái khắc kỉ. Ông viết khá nhiều “Bàn về nhân từ”, “Bàn về phẫn nộ”, “Bàn về sự yên tĩnh”, “Bàn về cuộc sống hạnh phúc”,… Trong các tác phẩm của mình, Xênecơ chú ý nhiều tới phạm trù đạo đức, chủ trương nhẫn nhục, chịu đựng gian khổ, lấy sự phục tùng làm đức tính tốt đẹp của con người.

Ở Rôma cổ đại còn tồn tại những học thuyết của trường phái triết học duy tâm Pitago mới và Platôn mới. Các học thuyết này cho rằng con người không có khả năng nhận thức được chân lí, chỉ có các thần thánh mới có khả năng này.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Văn hóa Rôma cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/van-hoa-roma-co-dai/feed/ 0