Nhà Thương - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-thuong/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 18:12:51 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Nhà Thương - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-thuong/ 32 32 Ngoại Nhâm: Tử Pháp https://ngaydacbiet.com/ngoai-nham-tu-phap/ https://ngaydacbiet.com/ngoai-nham-tu-phap/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:12:51 +0000 https://ngaydacbiet.com/ngoai-nham-tu-phap/ Ngoại Nhâm tên thật là Tử Pháp, em của Trọng Đinh, kế vị khi Trọng Đinh chết, trị vì 15 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1535 TCN Khoảng năm 1550 TCN, Trọng Đinh qua đời, Ngoại Nhâm lên nối ngôi. Trong suốt triều đại […]

Bài viết Ngoại Nhâm: Tử Pháp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngoại Nhâm tên thật là Tử Pháp, em của Trọng Đinh, kế vị khi Trọng Đinh chết, trị vì 15 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1535 TCN

Khoảng năm 1550 TCN, Trọng Đinh qua đời, Ngoại Nhâm lên nối ngôi.

Trong suốt triều đại của ông có một cuộc nổi loạn của các chư hầu người Phi và Tân. Sử ký Tư Mã Thiên có đề cập đến việc biến loạn trong cung đình nhà Thương trong việc truyền ngôi giữa các anh em Trọng Đinh và con cháu họ. Việc tranh chấp kéo dài trong nhiều thế hệ vua nhà Thương mà sử sách không nêu chi tiết. Sử ký chỉ cho biết tranh chấp kéo dài thêm 8 đời nữa.

Khoảng năm 1535 TCN, Ngoại Nhâm qua đời. Ông ở ngôi tất cả 15 năm (Trúc thư kỷ niên ghi là 10 năm). Con ông là Hà Đản Giáp lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 10 của nhà Thương, được đặt tên sau khi chết là Bốc Nhâm.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngoại Nhâm: Tử Pháp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ngoai-nham-tu-phap/feed/ 0
Hà Đản Giáp: Tử Chỉnh https://ngaydacbiet.com/ha-dan-giap-tu-chinh/ https://ngaydacbiet.com/ha-dan-giap-tu-chinh/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:30:33 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-dan-giap-tu-chinh/ Hà Đản Giáp tên thật là Tử Chỉnh, em của Ngoại Nhâm, kế vị khi Ngoại Nhâm chết, trị vì được 9 năm, bị bệnh chết. Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1526 TCN Theo truyền thuyết táng ở 3 nơi + Tường (nay thuộc huyện Nội Diễn tỉnh Hà Nam) + […]

Bài viết Hà Đản Giáp: Tử Chỉnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hà Đản Giáp tên thật là Tử Chỉnh, em của Ngoại Nhâm, kế vị khi Ngoại Nhâm chết, trị vì được 9 năm, bị bệnh chết.

Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1526 TCN

Theo truyền thuyết táng ở 3 nơi + Tường (nay thuộc huyện Nội Diễn tỉnh Hà Nam) + Thang Âm (nay thuộc huyện Thang Âm tỉnh Hà Nam) + Yển (nay thuộc phía Nam Sông Hoàng Thủy).

Hà Đản Giáp là con thứ của Thái Mậu – vua thứ 9 nhà Thương và là em của các vua Trọng Đinh và Ngoại Nhâm – vua thứ 10 và 11 nhà Thương. Khoảng năm 1535 TCN, Ngoại Nhâm qua đời, Hà Đản Giáp lên nối ngôi.

Trong thời gian Hà Đản Giáp làm vua, chính trị nhà Thương lại suy kém khiến các chư hầu không phục. Sử ký Tư Mã Thiên có đề cập đến việc biến loạn trong cung đình nhà Thương trong việc truyền ngôi giữa các con của Thái Mậu và con cháu họ. Việc tranh chấp kéo dài trong nhiều thế hệ vua nhà Thương mà sử sách không nêu chi tiết. Sử ký chỉ cho biết tranh chấp kéo dài thêm 7 đời nữa.

Trong năm đầu tiên sau khi lên ngôi, ông dời đô sang đất Tướng. Năm thứ 3, một bộ trưởng của ông là Bành Bá chinh phục được nước Phi. Năm thứ 4 ông phát động một cuộc tấn công chống lại các tộc người Lam Xích. Trong năm thứ 5 nước Tây An thôn tính Ban Phương nhưng sau đó bị đánh bại bởi bộ trưởng của ông là Bành Bá và Vi Bá nên phải cử sứ đến Thương

Khoảng năm 1526 TCN, Ngoại Nhâm qua đời. Ông ở ngôi tất cả chín năm. Con ông là Tổ Ất lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 11 của nhà Thương và được nối ngôi bởi em là Tổ Ất.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hà Đản Giáp: Tử Chỉnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-dan-giap-tu-chinh/feed/ 0
Tổ Ất: Tử Đằng https://ngaydacbiet.com/to-at-tu-dang/ https://ngaydacbiet.com/to-at-tu-dang/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:31:54 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-at-tu-dang/ Tổ Ất tên thật là Tử Đằng, con của Trung Đinh, một thuyết khác nói là con của Hà Đản Giáp, kế vị sau khi Hà Đản Giáp chết, trị vì 75 năm, bị bệnh chết ở Địch Tuyền. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1507 TCN Khoảng năm 1526 TCN, Hà Đản Giáp […]

Bài viết Tổ Ất: Tử Đằng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tổ Ất tên thật là Tử Đằng, con của Trung Đinh, một thuyết khác nói là con của Hà Đản Giáp, kế vị sau khi Hà Đản Giáp chết, trị vì 75 năm, bị bệnh chết ở Địch Tuyền.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1507 TCN

Khoảng năm 1526 TCN, Hà Đản Giáp qua đời, Tổ Ất lên nối ngôi.

Tổ Ất cho dời đô đến Hình (nay là phía Đông huyện Ôn tỉnh Hà Nam). Đã vài lần mang quân đi đánh tộc Lan Di, Ban Phương, giải trừ mọi nguy hại, vận mệnh triều Thương lại đi lên.

Khoảng năm 1507 TCN, Tổ Ất qua đời. Ông ở ngôi tất cả 19 năm. Con ông là Tổ Tân lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 12 của nhà Thương nối ngôi anh là Hà Đản Giáp và tên hiệu sau khi chết là Hạ Ất.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tổ Ất: Tử Đằng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-at-tu-dang/feed/ 0
Tổ Tân: Tử Đán https://ngaydacbiet.com/to-tan-tu-dan/ https://ngaydacbiet.com/to-tan-tu-dan/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:35:49 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-tan-tu-dan/ Tổ Tân tên thật là Tử Đán, con của Tổ Ất, kế vị sau khi Tổ Ất chết, trị vì 16 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1491 TCN Khoảng năm 1507 TCN, Tổ Ất qua đời, Tổ Tân lên nối ngôi. Sử sách không […]

Bài viết Tổ Tân: Tử Đán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tổ Tân tên thật là Tử Đán, con của Tổ Ất, kế vị sau khi Tổ Ất chết, trị vì 16 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1491 TCN

Khoảng năm 1507 TCN, Tổ Ất qua đời, Tổ Tân lên nối ngôi.

Sử sách không chép rõ hành trạng của Tổ Tân trong thời gian trị vì.

Khoảng năm 1491 TCN, Tổ Tân qua đời. Ông ở ngôi tất cả 16 năm (Trúc thư kỷ niên ghi là 14 năm). Em ông là Ốc Giáp lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua Thương thứ 13.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tổ Tân: Tử Đán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-tan-tu-dan/feed/ 0
Ốc Giáp: Tử Du https://ngaydacbiet.com/oc-giap-tu-du/ https://ngaydacbiet.com/oc-giap-tu-du/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:40:51 +0000 https://ngaydacbiet.com/oc-giap-tu-du/ Ốc Giáp tên thật là Tử Du, em trai của Tổ Tân, kế vị khi Tổ Tân chết, trị vì 25 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1466 TCN Khoảng năm 1491 TCN, Tổ Tân qua đời, Ốc Giáp lên nối ngôi. Sử sách […]

Bài viết Ốc Giáp: Tử Du đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ốc Giáp tên thật là Tử Du, em trai của Tổ Tân, kế vị khi Tổ Tân chết, trị vì 25 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1466 TCN

Khoảng năm 1491 TCN, Tổ Tân qua đời, Ốc Giáp lên nối ngôi.

Sử sách không chép rõ hành trạng của Ốc Giáp trong thời gian trị vì.

Khoảng năm 1466 TCN, Tổ Tân qua đời. Ông ở ngôi tất cả 25 năm (mặc dù các nguồn khác khẳng định là 20 năm). Người con của Tổ Tân là Tổ Đinh, cháu gọi Ốc Giáp bằng chú, lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 14 của nhà Thương, tên hiệu sau khi chết là Khương Giáp.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ốc Giáp: Tử Du đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/oc-giap-tu-du/feed/ 0
Tổ Đinh: Tử Tân https://ngaydacbiet.com/to-dinh-tu-tan/ https://ngaydacbiet.com/to-dinh-tu-tan/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:10:49 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-dinh-tu-tan/ Tổ Đinh tên thật là Tử Tân, con của Tổ Tân, cháu của Ốc Giáp, kế vị khi Ốc Giáp chết, trị vì 39 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1439 TCN Khoảng năm 1466 TCN, Ốc Giáp qua đời, Tổ Đinh lên nối […]

Bài viết Tổ Đinh: Tử Tân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tổ Đinh tên thật là Tử Tân, con của Tổ Tân, cháu của Ốc Giáp, kế vị khi Ốc Giáp chết, trị vì 39 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh và năm mất: không rõ, ? – ? 1439 TCN

Khoảng năm 1466 TCN, Ốc Giáp qua đời, Tổ Đinh lên nối ngôi.

Sử sách không chép rõ hành trạng của Tổ Đinh trong thời gian trị vì.

Khoảng năm 1439 TCN, Tổ Đinh qua đời. Ông ở ngôi tất cả 32 năm. Người em họ ông, con của vua Ốc Giáp, tên là Nam Canh, lên nối ngôi.

Sử ký Tư Mã Thiên có đề cập đến việc biến loạn trong cung đình nhà Thương trong việc truyền ngôi giữa các anh em Trọng Đinh và con cháu họ. Việc tranh chấp kéo dài trong nhiều thế hệ vua nhà Thương mà sử sách không nêu chi tiết. Sử ký chỉ cho biết tranh chấp trong nội tộc nhà Thương kéo dài thêm 2 đời nữa mới chấm dứt.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 15 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tổ Đinh: Tử Tân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-dinh-tu-tan/feed/ 0
Nam Canh: Tử Canh https://ngaydacbiet.com/nam-canh-tu-canh/ https://ngaydacbiet.com/nam-canh-tu-canh/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:45:50 +0000 https://ngaydacbiet.com/nam-canh-tu-canh/ Nam Canh tên thật là Tử Canh, con của Ốc Giáp, em họ của Tổ Đinh, kế vị khi Tổ Đinh chết, trị vì 25 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh và năm mất không rõ, ? – ? 1409 TCN Khoảng năm 1433 TCN, Tổ Đinh qua đời, Nam Canh lên […]

Bài viết Nam Canh: Tử Canh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nam Canh tên thật là Tử Canh, con của Ốc Giáp, em họ của Tổ Đinh, kế vị khi Tổ Đinh chết, trị vì 25 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh và năm mất không rõ, ? – ? 1409 TCN

Khoảng năm 1433 TCN, Tổ Đinh qua đời, Nam Canh lên nối ngôi.

Lúc Nam Canh trị vì, vận mệnh triều Thương lại đi tới suy vong. Năm thứ 3 sau khi lên ngôi, ông dời đô đến Yểm (nay thuộc huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).

Khoảng năm 1409 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 25 năm (có tài liệu là 29 năm). Người cháu ông, con của vua Tổ Đinh, tên là Dương Giáp, lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 16 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Nam Canh: Tử Canh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nam-canh-tu-canh/feed/ 0
Dương Giáp: Tử Hòa https://ngaydacbiet.com/duong-giap-tu-hoa/ https://ngaydacbiet.com/duong-giap-tu-hoa/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:41:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/duong-giap-tu-hoa/ Dương Giáp tên thật là Tử Hòa, con của Tổ Đinh, kế vị khi cha chết, trị vì 7 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền. Năm sinh năm mất không rõ, ? – ? 1402 TCN Khoảng năm 1409 TCN, Nam Canh qua đời, Dương Giáp lên nối ngôi. Trong năm thứ ba sau […]

Bài viết Dương Giáp: Tử Hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Dương Giáp tên thật là Tử Hòa, con của Tổ Đinh, kế vị khi cha chết, trị vì 7 năm, bị bệnh chết, táng ở Địch Tuyền.

Năm sinh năm mất không rõ, ? – ? 1402 TCN

Khoảng năm 1409 TCN, Nam Canh qua đời, Dương Giáp lên nối ngôi.

Trong năm thứ ba sau khi lên ngôi, ông phái quân tấn công tộc Đan Sơn.

Khoảng năm 1402 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả bảy năm (có tài liệu ghi là 17 năm). Em ông là Bàn Canh lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 17 của nhà Thương, tên hiệu sau khi chết là Tượng Giáp.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Dương Giáp: Tử Hòa đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/duong-giap-tu-hoa/feed/ 0
Bàn Canh: Tử Tuần https://ngaydacbiet.com/ban-canh-tu-tuan/ https://ngaydacbiet.com/ban-canh-tu-tuan/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:06:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/ban-canh-tu-tuan/ Bàn Canh tên thật là Tử Tuần, con của Tổ Đinh, em của Dương Giáp, kế vị sau khi Dương Giáp chết, trị vì 28 năm, bệnh chết táng ở làng Tiểu Đốn huyện An Dương tỉnh Hà Nam. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1374 TCN Khoảng năm 1402 TCN, Dương Giáp […]

Bài viết Bàn Canh: Tử Tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bàn Canh tên thật là Tử Tuần, con của Tổ Đinh, em của Dương Giáp, kế vị sau khi Dương Giáp chết, trị vì 28 năm, bệnh chết táng ở làng Tiểu Đốn huyện An Dương tỉnh Hà Nam.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1374 TCN

Khoảng năm 1402 TCN, Dương Giáp qua đời, Bàn Canh lên nối ngôi và trong năm thứ 7 sau khi lên ngôi, chư hầu ở Ứng Hầu đến kinh đô là Yểm để tỏ lòng tôn kính với ông.

Thời Bàn Canh trị vì, triều Thương mấy lần xảy ra nội chiến, chính trị suy đồi, quý tộc xa xỉ, vương thất mâu thuẫn gay gắt cộng thêm vào đó thiên tai xảy ra liên miên. Đối mặt với những nguy cơ nghiêm trọng đó, Bàn Canh quyết định dời đô đến Yên (là một nơi hoang vu) và đổi tên thành Ân Khư, nhằm ngăn chặn sự ăn chơi xa xỉ của quý tộc phản đối mâu thuẫn giai cấp. Các quý tộc phản đối kịch liệt chuyện dời đô, Bàn Canh phát thông cáo bắt họ thực hiện mệnh lệnh nghiêm chỉnh.

Sau khi dời đô ông chọn biện pháp cứng rắn chặn ý đồ quay về đô thành cũ của bọn quý tộc. Ông đề ra chủ trương tiết kiệm, giảm bớt xung đột, cuối cùng cũng làm yên được cục diện. Dần dần đô thành Ân Khư trở thành một đô thị phồn vinh, từ đó về sau hơn 270 năm, đô thành của triều Thương đặt luôn ở đây. Do việc dời đô này mà nhà Thương còn được gọi là nhà Ân.

Trong những năm thứ 15, ông xem xét lại quân đội của ông tại thủ đô mới và trong năm thứ 19, ông chỉ định Mân Hầu đến Á Ngữ.

Khoảng năm 1374 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 28 năm theo cả Sử ký Tư Mã Thiên và Trúc thư kỉ niên. Em ông là Tiểu Tân lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 18 của nhà Thương.

Trong Kinh Thư có tồn tại một chương mang tên “Bàn Canh”, mà theo truyền thống là do vị vua này phát biểu, tuy nhiên, ngôn ngữ trong đó lại khác với thời Bàn Canh nên có khả năng đây không phải là một sản phẩm từ thời đại của ông.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Bàn Canh: Tử Tuần đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ban-canh-tu-tuan/feed/ 0
Tiểu Tân: Tử Phạm https://ngaydacbiet.com/tieu-tan-tu-pham/ https://ngaydacbiet.com/tieu-tan-tu-pham/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:57:04 +0000 https://ngaydacbiet.com/tieu-tan-tu-pham/ Tiểu Tân tên thật là Tử Phạm, con của Tổ Đinh, em của Bàn Canh, kế vị khi Bàn Canh chết, trị vì 21 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư. Sau khi kế vị, làm cho triều Thương suy vong. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1353 TCN Khoảng năm 1374 […]

Bài viết Tiểu Tân: Tử Phạm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tiểu Tân tên thật là Tử Phạm, con của Tổ Đinh, em của Bàn Canh, kế vị khi Bàn Canh chết, trị vì 21 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư. Sau khi kế vị, làm cho triều Thương suy vong.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1353 TCN

Khoảng năm 1374 TCN, Bàn Canh qua đời, Tiểu Tân lên nối ngôi.

Trong thời gian Tiểu Tân làm vua, nhà Ân lại suy yếu. Người nhà Ân nhớ tới công đức của vua anh Bàn Canh nên soạn ra 3 thiên “Bàn Canh” để tưởng nhớ.

Khoảng năm 1353 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 21 năm (có tài liệu ghi 3 năm). Em ông là Tiểu Ất lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 19 của nhà Thương.

Hạ Thương Chu đoạn đại công trình – dự án nghiên cứu của các sử gia hiện đại Trung Quốc – xác định thời gian trị vì của ông cùng vua trước là Bàn Canh và vua sau là Tiểu Ất trong khoảng từ 1300 TCN đến 1251 TCN, tức là thời gian cai trị của ông bắt đầu khoảng sau năm 1300 TCN và kết thúc trước năm 1251 TCN, muộn hơn số liệu đã dẫn khoảng 100 năm.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tiểu Tân: Tử Phạm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tieu-tan-tu-pham/feed/ 0
Tiểu Ất: Tử Liễm https://ngaydacbiet.com/tieu-at-tu-liem/ https://ngaydacbiet.com/tieu-at-tu-liem/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:48:41 +0000 https://ngaydacbiet.com/tieu-at-tu-liem/ Tiểu Ất tên thật là Tử Liễm, con của Tổ Đinh, em của Tiểu Tân, kế vị khi Tiểu Tân chết, trị vì 28 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1332 TCN Khoảng năm 1353 TCN, Tiểu Tân qua đời, Tiểu Ất lên nối ngôi. […]

Bài viết Tiểu Ất: Tử Liễm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tiểu Ất tên thật là Tử Liễm, con của Tổ Đinh, em của Tiểu Tân, kế vị khi Tiểu Tân chết, trị vì 28 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1332 TCN

Khoảng năm 1353 TCN, Tiểu Tân qua đời, Tiểu Ất lên nối ngôi.

Trong năm thứ sáu sau khi lên ngôi, ông ra lệnh cho con trai của ông là Vũ Đinh đến sống tại Hà và học tập tại Cam Bàn.

Khoảng năm 1332 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 28 năm (có tài liệu ghi là 10 năm). Như vậy 4 anh em Dương Giáp lần lượt truyền ngôi cho nhau làm vua trong hơn 80 năm. Vũ Đinh do vậy lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 20 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tiểu Ất: Tử Liễm đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tieu-at-tu-liem/feed/ 0
Vũ Đinh https://ngaydacbiet.com/vu-dinh/ https://ngaydacbiet.com/vu-dinh/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:29:15 +0000 https://ngaydacbiet.com/vu-dinh/ Vũ Đinh, con của Tiểu Ất, kế vị khi cha chết, trị vì 59 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư, một thuyết khác nói táng ở Trường Bình huyện Thương Thủy tỉnh Hà Nam. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1266 TCN Cha của Vũ Đinh, vốn không được thừa nhận […]

Bài viết Vũ Đinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Vũ Đinh, con của Tiểu Ất, kế vị khi cha chết, trị vì 59 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư, một thuyết khác nói táng ở Trường Bình huyện Thương Thủy tỉnh Hà Nam.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1266 TCN

Cha của Vũ Đinh, vốn không được thừa nhận tư cách làm vua, liền đem con trai gửi vào dân dã. Vũ Đinh sống cùng với nô lệ, cày ruộng, chặt củi, do vậy ông ta có thói quen tiết kiệm thật thà. Ông có một người bạn làm nô lệ tên là Duyệt Thuyết. Duyệt Thuyết ham học có tài, Vũ Đinh học hỏi ở anh ta rất nhiều.

Khoảng năm 1325 TCN, Tiểu Ất qua đời, Vũ Đinh lên nối ngôi. Ông ta vẫn có thói quen tiết kiệm và không quên nỗi khổ của bà con trăm họ. Ông một lòng một dạ đưa triều Thương đi lên, ông hiểu rõ điều cốt yếu phải trọng dụng nhân tài, ông nghĩ ngay đến Duyệt Thuyết, Duyệt Thuyết đang là nô lệ bỗng chốc trở thành đại quan nên gặp phải sự phản đối mãnh liệt của quý tộc và chủ nô lệ.

Vũ Đinh nghĩ ra một phương kế, trong 3 năm liền không đả động gì đến chuyện đó, sau đó mượn cớ nằm mơ thấy Thang gửi cho ông một hiền tài, và sai người căn cứ vào sự mô phỏng của ông về chân dung của Duyệt Thuyết đi tìm khắp nơi. Quan quân ở Duyệt Nham (nay thuộc Sơn Tây) phát hiện một người đang xây tường giống hệt người trong ảnh, liền đưa anh ta về kinh đô, người đó chính là Duyệt Thuyết. Vũ Đinh vui mừng, trước mắt quần thần tuyên bố bãi bỏ thân phận nô lệ cho anh ta và phong làm tể tướng. Quý tộc chủ nô mê tín tin rằng có quỷ thần, nghe nói Duyệt Thuyết là người mà Thang gửi cho Vũ Đinh, không ai dám phản đối.

Dưới sự trợ giúp của Duyệt Thuyết, Vũ Đinh giải quyết tốt công việc quốc gia, giải tỏa mâu thuẫn, sản xuất phát triển, xã hội ổn định. Trên cơ sở đó, ông không ngừng thu phục các bộ lạc ở miền Tây Bắc như Thổ Phương, Quy Phương, Hổ Phương mở rộng lãnh thổ phát triển thế lực, chọn vùng đất Canh Chủ làm nơi dụng binh, những điều đó khiến triều Thương phát triển thành một vương triều hưng thịnh.

Khoảng năm 1266 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 59 năm, được tôn miếu hiệu là Cao Tông. Con Vũ Đinh là Tổ Canh lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 21 của nhà Thương.

Nước Quyền được thành lập bởi con trai của ông là Quyền Văn Đinh ở khu vực mà nay là Mã Lương Trấn thuộc Kinh Môn, Hồ Bắc

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Vũ Đinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/vu-dinh/feed/ 0
Tổ Canh: Tử Diệu https://ngaydacbiet.com/to-canh-tu-dieu/ https://ngaydacbiet.com/to-canh-tu-dieu/#respond Fri, 16 Jul 2021 04:31:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-canh-tu-dieu/ Tổ Canh tên thật là Tử Diệu, con thứ hai của Tổ Đinh, kế vị khi Tổ Đinh chết, trị vì được 7 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1259 TCN Anh trai Tổ Canh tên là Tổ Kỉ, bị mẹ kế hãm hại vu cáo, […]

Bài viết Tổ Canh: Tử Diệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tổ Canh tên thật là Tử Diệu, con thứ hai của Tổ Đinh, kế vị khi Tổ Đinh chết, trị vì được 7 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1259 TCN

Anh trai Tổ Canh tên là Tổ Kỉ, bị mẹ kế hãm hại vu cáo, nên cha đuổi khỏi kinh thành, về sau ngậm oan chết, em thứ ba là Tổ Giáp do mẹ kế sinh ra để biểu thị không muốn tranh quyền đoạt vị với anh trưởng nên âm thầm rời bỏ cung điện.

Khoảng năm 1266 TCN, Vũ Đinh chết, Tổ Canh lên kết vị.

Tổ Canh noi theo gương của vua cha Vũ Đinh, tôn miếu hiệu cho cha là Cao Tông. Đại thần Tổ Kỷ soạn những bài “Cao Tông đồng nhật” và “Cao Tông chi huấn”, ghi lại những lời dạy của Vũ Đinh.

Vào năm thứ 12 sau khi lên ngôi, ông phái quân tấn công người Tây Lệ ở phía tây cho đến khi mùa đông đến. Năm thứ 13, Tây Lệ phái sứ giả đến Thương và trong cùng năm đó ông đã ra lệnh chư hầu của Mân thiết lập quân đội tại Cam.

Năm thứ 24, ông cho dùng lại các hình phạt được sử dụng bởi Thành Thang để dẹp yên một cuộc nổi loạn.

Vào năm thứ 27, ông đặt tên cho hai người con trai sinh đôi của ông là hoàng tử Tử Ngao và Tử Lương.

Khoảng năm 1259 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả bảy năm. Em ông là Tổ Giáp lên nối ngôi

Hạ Thương Chu đoạn đại công trình – dự án nghiên cứu của các sử gia hiện đại Trung Quốc – xác định thời gian trị vì của ông bắt đầu từ năm 1191 TCN, tức là muộn hơn số kể trên khoảng 74 năm.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 22 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tổ Canh: Tử Diệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-canh-tu-dieu/feed/ 0
Tổ Giáp: Tử Tải https://ngaydacbiet.com/to-giap-tu-tai/ https://ngaydacbiet.com/to-giap-tu-tai/#respond Fri, 16 Jul 2021 01:54:03 +0000 https://ngaydacbiet.com/to-giap-tu-tai/ Tổ Giáp tên thật là Tử Tải, con thứ ba của Vũ Đinh, kế vị khi Tổ Canh chết, trị vì 33 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1226 TCN Tổ Giáp không muốn tranh quyền với anh cả, đã bỏ cung điện ra đi. Sau […]

Bài viết Tổ Giáp: Tử Tải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tổ Giáp tên thật là Tử Tải, con thứ ba của Vũ Đinh, kế vị khi Tổ Canh chết, trị vì 33 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1226 TCN

Tổ Giáp không muốn tranh quyền với anh cả, đã bỏ cung điện ra đi. Sau khi Vũ Đinh chết, Tổ Canh lên kế vị ông ta mới về cung.

Khoảng năm 1259 TCN, Tổ Canh qua đời, Tổ Giáp lên nối ngôi.

Tổ Giáp là ông vua hoang dâm ít quan tâm chính sự, vì vậy nhà Thương lại suy yếu sau 2 đời thịnh trị.

Khoảng năm 1226 TCN, Tổ Giáp qua đời, ở ngôi tất cả 33 năm. Con ông là Lẫm Tân lên nối ngôi.

Hạ Thương Chu đoạn đại công trình – dự án nghiên cứu của các sử gia hiện đại Trung Quốc – xác định thời gian trị vì của ông cùng vua trước là Tổ Canh và vua sau là Lẫm Tân, Canh Đinh trong khoảng từ 1191 TCN đến 1148 TCN, tức là thời gian cai trị của ông bắt đầu khoảng sau năm 1191 TCN và kết thúc trước năm 1148 TCN, muộn hơn số liệu đã dẫn khoảng 70 năm.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 23 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Tổ Giáp: Tử Tải đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/to-giap-tu-tai/feed/ 0
Lẫm Tân https://ngaydacbiet.com/lam-tan/ https://ngaydacbiet.com/lam-tan/#respond Thu, 15 Jul 2021 23:27:34 +0000 https://ngaydacbiet.com/lam-tan/ Lẫm Tân là con trai của Tổ Giáp, kế vị khi Tổ Giáp chết, trị vì 6 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1220 TCN Khoảng năm 1226 TCN, Tổ Giáp qua đời, Lẫm Tân lên nối ngôi. Lẫm Tân, trong thời gian trị vì luôn bị […]

Bài viết Lẫm Tân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lẫm Tân là con trai của Tổ Giáp, kế vị khi Tổ Giáp chết, trị vì 6 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1220 TCN

Khoảng năm 1226 TCN, Tổ Giáp qua đời, Lẫm Tân lên nối ngôi.

Lẫm Tân, trong thời gian trị vì luôn bị các bộ lạc: Ân Phương, Đê Phương, Bì Phương công kích, ông nhiều lần đem quân đi chinh phạt và nhờ các bộ lạc về hổ thụ, đi trợ giúp nhưng không chinh phục được họ.

Khoảng năm 1220 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả sáu năm (theo Trúc thư kỷ niên là 4 năm. Em ông là Canh Đinh lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 24 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Lẫm Tân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/lam-tan/feed/ 0
Canh Đinh: Tử Ngao https://ngaydacbiet.com/canh-dinh-tu-ngao/ https://ngaydacbiet.com/canh-dinh-tu-ngao/#respond Thu, 15 Jul 2021 20:07:36 +0000 https://ngaydacbiet.com/canh-dinh-tu-ngao/ Canh Đinh tên thật là Tử Ngao, em trai của Lẫm Tân, kế vị khi Lẫm Tân chết, trị vì 21 năm, bệnh chết, táng ở Yên. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1199 TCN Khoảng năm 1220 TCN, Lẫm Tân qua đời, Canh Đinh lên nối ngôi. Trong thời gian trị vì, […]

Bài viết Canh Đinh: Tử Ngao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Canh Đinh tên thật là Tử Ngao, em trai của Lẫm Tân, kế vị khi Lẫm Tân chết, trị vì 21 năm, bệnh chết, táng ở Yên.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1199 TCN

Khoảng năm 1220 TCN, Lẫm Tân qua đời, Canh Đinh lên nối ngôi.

Trong thời gian trị vì, mang quân đi chinh phạt các bộ lạc Ân phương, Đê Phương, Bì Phương nhưng không thu phục được.

Khoảng năm 1199 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả 21 năm. Con ông là Vũ Ất lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 25 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Canh Đinh: Tử Ngao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/canh-dinh-tu-ngao/feed/ 0
Vũ Ất: Tử Cù https://ngaydacbiet.com/vu-at-tu-cu/ https://ngaydacbiet.com/vu-at-tu-cu/#respond Thu, 15 Jul 2021 17:50:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/vu-at-tu-cu/ Vũ Ất tên thật là Tử Cù, con trai của Canh Đinh, kế vị khi cha chết, trị vì trong 4 năm bị sét đánh chết ở sông Vị Thủy, một thuyết khác nói chết trong lúc đi chinh phạt, táng ở Yên. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? Khoảng năm 1199 […]

Bài viết Vũ Ất: Tử Cù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Vũ Ất tên thật là Tử Cù, con trai của Canh Đinh, kế vị khi cha chết, trị vì trong 4 năm bị sét đánh chết ở sông Vị Thủy, một thuyết khác nói chết trong lúc đi chinh phạt, táng ở Yên.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ?

Khoảng năm 1199 TCN, Canh Đinh qua đời, Vũ Ất lên nối ngôi.

Trong thời gian Vũ Ất trị vì, thế lực của phái Vu Giáo rất mạnh, thường giỏi mượn ý trời để kiểm soát hoạt động của vua Thương. Vũ Ất luôn nghĩ cách đánh đổ quyền lực của phái Vu Giáo.

Một lần, ông ra lệnh khắc một con tượng gỗ, diện mạo nghiêm túc, quan phục chỉnh tề, gọi nó là thiên thần. Và cùng thiên thần đánh bạc, ra lệnh cho một hạ thần thay thế thiên thần đánh bạc. Vị quan thần đó rất sợ Vũ Ất, luôn tìm cách thua bài. Vũ Ất chỉ vào thiên thần nói “Anh là thiên thần, vậy mà lại thua tôi” Như vậy không linh nghiệm, thật đáng tiếc khi gọi anh là thiên thần và sai người đánh tượng gỗ.

Một lần khác, sai người may một chiếc túi da, bên trong đựng đầy máu thú, treo lên cành cây, rồi dùng cung tên bắn vào túi, máu bắn hết ra ngoài. Vũ Ất cười lớn nói: “Trời đã bị ta bắn thủng một lỗ.”

Trải qua nhiều lần đấu tranh, thế lực của Vu Giáo bị lung lay dần dần, vương quyền lại tăng lên.

Lúc đó, Đê Phương và Chi Phương liên kết với nhau công kích triều đình. Vũ Ất đưa quân đi chinh phạt, bắt được mấy nghìn tù binh.

Khoảng năm 1195 TCN, Vũ Ất đi săn ở khu vực sông Hoàng Hà và Vị Thủy theo truyền thuyết nói bị sét đánh, một số học gia cho rằng: thuyết này do phái Vu Giáo bịa đặt ra để bôi tấu ông ta. Từ những tư liệu lịch sử thấy rằng Vũ Ất thường mang quân đi chinh phạt các bộ lạc, ông bị chết trong cuộc chiến đấu với bộ lạc phương quốc.

Con ông là Thái Đinh lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 26 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Vũ Ất: Tử Cù đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/vu-at-tu-cu/feed/ 0
Thái Đinh https://ngaydacbiet.com/thai-dinh/ https://ngaydacbiet.com/thai-dinh/#respond Thu, 15 Jul 2021 15:57:16 +0000 https://ngaydacbiet.com/thai-dinh/ Thái Đinh, còn gọi là Văn Đinh, con của Vũ Ất, kế vị khi cha chết, trị vì được 3 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1192 TCN Khoảng năm 1195 TCN, Vũ Ất bị sét đánh chết, Thái Đinh lên nối ngôi. Trong năm thứ […]

Bài viết Thái Đinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thái Đinh, còn gọi là Văn Đinh, con của Vũ Ất, kế vị khi cha chết, trị vì được 3 năm, bị bệnh chết, táng ở Yên.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1192 TCN

Khoảng năm 1195 TCN, Vũ Ất bị sét đánh chết, Thái Đinh lên nối ngôi.

Trong năm thứ 2 sau khi ông lên ngôi, Quý Lịch, tấn công Yên Kinh Nhung nhưng bị đánh bại. Năm thứ 4, Quý Lịch tấn công Dư Vô Nhung và giành chiến thắng. Năm thứ 7, Quý Lịch tấn công Hô Nhung và một lần nữa chiến thắng.

Vài năm sau đó, Quý Lịch đánh bại Ế Đồ Nhung, bắt giữ được ba tướng, báo cáo chiến thắng cho Thái Đinh. Tuy nhiên, do lo sợ nước Chu phát triển quá mạnh mẽ, Thái Đinh ban thưởng cho Quý Lịch và phái ông đến một thành phố được gọi là Tắc Kiều và giết đi.

Khoảng năm 1192 TCN, ông qua đời, ở ngôi tất cả ba năm. Dự án Hạ Thương Chu đoạn đại công trình của các nhà sử học hiện đại Trung Quốc xác định ông ở ngôi từ năm 1112 TCN đến 1102 TCN, tức là 11 năm và kết thúc muộn hơn số liệu trên khoảng 90 năm.

Con ông là Đế Ất lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 27 của nhà Thương.

Bài viết Thái Đinh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thai-dinh/feed/ 0
Đế Ất: Tử Tiện https://ngaydacbiet.com/de-at-tu-tien/ https://ngaydacbiet.com/de-at-tu-tien/#respond Thu, 15 Jul 2021 14:15:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/de-at-tu-tien/ Đế Ất tên thật là Tử Tiện, con của Văn Đinh, kế vì khi cha chết, trị vì 37 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1155 TCN Khoảng năm 1192 TCN, Thái Đinh qua đời, Ất lên nối ngôi. Thời gian này, thế lực triều […]

Bài viết Đế Ất: Tử Tiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đế Ất tên thật là Tử Tiện, con của Văn Đinh, kế vì khi cha chết, trị vì 37 năm, bị bệnh chết, táng ở Ân Khư.

Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1155 TCN

Khoảng năm 1192 TCN, Thái Đinh qua đời, Ất lên nối ngôi.

Thời gian này, thế lực triều Thương đã lụi tàn, tộc Di đã phát triển mạnh luôn tấn công triều đình.

Tháng 2 năm thứ 9 kể từ khi lên ngôi, ông đã mang quân đi chinh phạt tộc Di, nửa đường bị đánh chặn ở Mãnh Phương (nay gần huyện Hoài tỉnh Hà Nam).

Tháng 9 năm thứ hai, đã đánh xuống phía Nam và còn đến nước Du ở lĩnh vực sông Hoài Thủy. Đế Ất và vua Du hợp binh với nhau đánh tộc Di.

Vào những năm cuối đời, dời đô đến Lãm (nay là làng Triều Ca huyện Kỳ tỉnh Hà Nam).

Khoảng năm 1155 TCN, Ất qua đời, ở ngôi tất cả 37 năm. Con thứ của ông là Tân lên nối ngôi.

Giáp cốt văn khai quật tại Ân Khư ghi ông là vua thứ 27 của nhà Thương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Đế Ất: Tử Tiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/de-at-tu-tien/feed/ 0
Trụ Vương (Đế Tân): Tử Thụ https://ngaydacbiet.com/tru-vuong-de-tan-tu-thu/ https://ngaydacbiet.com/tru-vuong-de-tan-tu-thu/#respond Thu, 15 Jul 2021 13:00:52 +0000 https://ngaydacbiet.com/tru-vuong-de-tan-tu-thu/ Trụ Vương hay Đế Tân, tên gọi thật là Tử Thụ, con Đế Ất, kế vị khi cha chết, trị vì 33 năm, tự thiêu ở Triều Ca, táng ở ngoại ô Bất Minh. Là vị vua cuối cùng của nhà Thương. Năm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1123 TCN Trụ có […]

Bài viết Trụ Vương (Đế Tân): Tử Thụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Trụ Vương hay Đế Tân, tên gọi thật là Tử Thụ, con Đế Ất, kế vị khi cha chết, trị vì 33 năm, tự thiêu ở Triều Ca, táng ở ngoại ô Bất Minh. Là vị vua cuối cùng của nhà Thương.

Trụ vương nhà ThươngNăm sinh năm mất: không rõ, ? – ? 1123 TCN

Trụ có thân hình cao lớn, diện mạo tuấn tú, sức khỏe vô biên, có thể đánh nhau tay không với mãnh thú, thông minh lanh lợi có tài thơ văn. Ông nhiều lần chinh phạt Đông Di, bắt nhiều tù binh. Chiếm lĩnh vùng Đông Nam khiến nền văn hóa Trang Nguyên truyền tới lĩnh vực sông Hoài, Trương Giang.

Trụ Vương là tên bạo chúa hoang dâm, sủng ái nàng Đát Kỷ, suốt ngày cùng Đát Kỷ uống rượu nghe nhạc. Ông sai đào một cái hố trong cung dưới đáy hồ, vách hồ đều lát đá cuội, trong hồ đổ đầy rượu. Cây cối xung quanh hồ đầy gấm vóc, treo trên cây thịt nướng. Ông ta cùng Đát Kỷ và tùy tùng vui chơi ca hát, khát thì múc rượu trong hồ uống, đói thì ăn thịt treo trên cây. Để phục vụ thú vui của Đát Kỷ, ông ta tùy ý chặt đầu người, cắt chân cắt tay, thậm chí lấy cả thai nhi, hung ác cực độ.

Anh cùng cha khác mẹ với ông ta là Vi Tử Hổ nhiều lần khuyên giải, bị ông ta bỏ ngoài tai mọi lời khuyên và đòi giết anh, khiến Vi Tử Hổ phải trốn khỏi kinh thành. Chú ông ta là Tỷ Can đến khuyên nhủ, ông ta nói: “Nghe nói tim thánh nhân có 7 lỗ, tôi muốn xem tim chú có mấy lỗ” sai người giết Tỷ Can móc tim ra xem. Nghe lời Đát Kỷ, ông sai người đúc một cột đồng rỗng bên trong đốt lửa, gọi là “cây đuốc”, nếu quần thần nào trái ý ông ta, sẽ bị ông ta cởi bỏ quần áo và thiêu chết trên cột đồng.

Hành vi hung bạo của Trụ Vương khiến nhân dân oán hận, người thân lìa xa. Về sau quân của Chu Vũ Vương tấn công Trụ. Lúc này, Trụ và Đát Kỷ đang vui chơi ở Lộc Đài (Triều Ca), biết tin đã sai 70 nô lệ ra nghênh chiến, hai đội quân đánh nhau ở Thụ Da (nay thuộc phía Nam huyện Kỳ tỉnh Hà Nam). Quân Chu chiến đấu dũng cảm, quân Thương vừa đánh đã chạy toán loạn. Trụ vội chạy vào thành Triều Ca, biết không có cách cứu vãn, ông quyết định tự tử. Ông ta sợ sau khi chết nhân dân sẽ phanh thây ông ta, nên ra lệnh mang thuyền ngọc lên Lộc Đài, ăn mặc chỉnh tề, đeo trang sức quý, dưới đất chất một đống cỏ, sau khi ăn xong hạ lệnh châm lửa.

Chu Vũ Vương được đón tiếp niềm nở, Chu vội vàng đến Lộc Đài, tìm được thi thể của Trụ đã cháy trụi, tuyên bố triều Thương bị diệt vong.

Tội ác của Trụ có thật nghiêm trọng như vậy không? Đời sau có nhiều cuộc tranh luận, có người khẳng định, có người nghi ngờ. Ông Ôn Lão Tất (đời Tống) bàn luận đúng sai về Kiệt Trụ cho rằng: Những tội ác của Trụ như Tây Cung thất, làm hố rượu, rừng thịt, sủng ái mĩ nhân, hại quân tử cũng giống tội ác của Kiệt. Tội ác của hai người này giống nhau. Một số điều này là do mô phỏng.

Ông Lý Tư Danh (thời Tống) trong quyển “Nhật ký hoa đào” nói: “Tội ác của Trụ tàn bạo hơn bạo chúa của hậu thế”.

Ông Tử Cung trong Luận ngữ Tử hương nói: “hành vi tội ác của Trụ không nghiêm trọng như trong sách vở, đó là do hậu thế đem tội ác đổ lên đầu cổ nhân, khiến Kiệt và Trụ giống nhau, trở thành nhân vật tượng trưng cho tội ác, là điển hình cho hôn quân bạo chúa

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Trụ Vương (Đế Tân): Tử Thụ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tru-vuong-de-tan-tu-thu/feed/ 0