Toc
Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư là một trong hai cuộc chiến lớn nhất xảy ra trong lịch sử Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng. Thắng lợi cuối cùng thuộc về người Hi Lạp. Thắng lợi của người Hi Lạp trước đế quốc Ba Tư hùng cường đã dọn đường cho Hi Lạp nói chung và Aten nói riêng bước vào thời kì phát triển cực thịnh, đạt tới điểm đỉnh của chế độ chiếm nô ở khu vực Địa Trung Hải, điểm đỉnh của nền văn minh cổ đại.
Nguyên nhân
Nguyên nhân sâu xa
Đế quốc Ba Tư là một đế quốc hùng cường ở Tây Á được thiết lập từ giữa thế kỉ VI TCN, dưới thời vua Xirút (558 – 529 TCN). Tới thời kì trị vì của vua Đariut I (521 – 485 TCN) cương vực lãnh thổ của Ba Tư đã hết sức rộng lớn. Bao gồm hàng loạt những trung tâm văn minh của thế giới cổ đại phương Đông: phía bắc tới tận biển Caxpiên, Hắc Hải, phía nam tiếp giáp với vịnh Pécxích (gồm cả Ai Cập), phía đông giáp sông Ấn và phía tây tiếp giáp với các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á và trên biển Êgiê. Ba Tư có một lực lượng quân sự hùng hậu (cả bộ binh, kị binh và hải quân), với một tham vọng cũng hết sức lớn : khống chế biển Caxpiên, Hắc Hải, Địa Trung Hải, xâm nhập các thành bang Hi Lạp (kể cả miền lục địa). Nền độc lập của Hi Lạp bị đe dọa trong khi đó Hi Lạp nhất là Aten sau cải cách của Clixten cũng đang thèm khát vươn ra các khu vực xung quanh. Cuộc đụng độ giữa Hi Lạp – Ba Tư xảy ra chính là xuất phát từ nguyên nhân sâu xa đó.
Nguyên nhân trực tiếp
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cuộc chiến tranh là phong trào đấu tranh và nổi dậy của các thành bang Hi Lạp (ở Tiểu Á) đang nằm trong sự khống chế của Ba Tư, điển hình là cuộc nổi dậy của dân chúng thành Milê. Vào năm 509 TCN, Milê đã kêu gọi Aten và các thành bang Hi Lạp khác giúp sức. Aten đã cử 20 chiến thuyền với quân thiện chiến cùng thành bang Êrêtơri (trên đảo Ơbê) sang giúp. Được tiếp viện, Milê đã vây hãm và hạ được thành Xácđơ – thủ phủ của tổng đốc Ba Tư ở Tiểu Á. Đariút I đã điều quan tới trấn áp và mãi tới năm 494 TCN mới đàn áp được Milê (Thành Milê bị phá huỷ, thanh niên trai tráng hoặc bị giết hoặc bị biến thành tù binh nô lệ. Phụ nữ, trẻ em bị bắt đưa về Ba Tư bán làm nô lệ. Vốn sẵn có ý đồ xâm lược, viện cớ Aten và Êrêtơri đã giúp Milê làm phản, Đariút I quyết định dùng vũ lực tuyên chiến với các thành bang Hi Lạp và chủ động tấn công Aten. Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư bùng nổ và diễn ra ngay trên phần đất Hi Lạp.
Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư
Về phía Ba Tư, hai lần tiến quân sang Hi Lạp không thành, vẫn không làm cho các vua chúa Ba Tư từ bỏ tham vọng xâm lược của mình. Năm 485 TCN, Đariút I chết, con trai là Xécxét lên thay quyết tâm thực hiện mơ ước của cha mình. Y tăng cường chuẩn bị những đợt tiến quân mới. Xécxét cho đào một kênh đào rộng qua eo đất Ácxe (để chiến thuyền Ba Tư tránh phải vượt qua mũi đất Atốt – nơi thường xảy ra những trận bão biển lớn). Xécxét đã huy động sức lực của Ai Cập, Phenixi để bắc một cầu phao dài vượt qua eo Đacđanen. Đồng thời tăng cường tích trữ lương thảo tại nhiều địa điểm trên đường hành quân, tuyển mộ thêm quân.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/van-hoc-hi-lap-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/nen-kinh-te-cua-aten-trong-thoi-ky-toan-thinh-cua-che-do-chiem-huu-no-le/
- https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-khoa-hoc-tu-nhien-cua-hi-lap-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/van-minh-cret-myxen-thien-nien-ky-iii-ii-tcn/
- https://ngaydacbiet.com/nghe-thuat-kien-truc-dieu-khac-va-hoi-hoa-hi-lap-co-dai/
Ba Tư vẫn không từ bỏ tham vọng của mình. Năm 479 TCN, Ba Tư lại phát động chiến tranh xâm lược Hi Lạp. Từ Tétxali, Mácđôniút thống lĩnh đạo quân Hi Lạp tràn vào xứ Attích, vây hãm thủ đô Aten. Quân đồng minh Hi Lạp do vua Xpác – Paoxanist – chỉ huy được điều tới giải vây cho Aten, và tấn công quân Ba Tư. Mácđôniút phải rút khỏi Attích. Quân đồng minh truy kích và trận tử chiến đã xảy ra ở Plate. Tuyệt đại bộ phận quân lực Ba Tư bị tiêu diệt, tướng Mácđôniút tử trận. Kế hoạch tấn công Hi Lạp lần thứ ba lại thất bại nặng nề.
Nhân đã thắng thế, hải quân Hi Lạp (do vua Xpác – Lêôtisitát và tướng Aten – Xăngtipốt chỉ huy) đã tấn công quân Ba Tư ở Micalơ, giải phóng được các đảo Lexbốt, Xamốt, Kiốt… Hi Lạp còn tấn công hải quân Ba Tư ở vùng biển Đácđanen, Ba Tư liên tiếp thất bại. Năm 448 TCN, Ba Tư buộc phải kí hòa ước với Hi Lạp – hòa ước Callia – thừa nhận quyền độc lập tự chủ của các thành bang Hi Lạp ở Tiểu Á, từ bỏ quyền bá chủ trên biển Egiê.
Chiến tranh Hi Lạp – Ba Tư kết thúc. Thắng lợi hoàn toàn thuộc về các bang Hi Lạp.
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,