Hán Thuận Đế tên là Lưu Bảo, con trai của Hán An Đế, tuổi Mão. Tính hay phiền muộn, không có tài năng gì. Kế vị sau khi Hán An Đế qua đời, tại vị 19 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 115-144.
Nơi an táng: Hiến Lăng. Thụy hiệu là Hiếu Thuận hoàng đế, miếu hiệu là Kính Tông.
Sau khi Hán An Đế qua đời, Diêm hậu sợ các đại thần lập Lưu Bảo làm hoàng đế nên giấu kín, không phát tang rồi vội vàng tìm người kế thừa. Bà ta lập cháu của Hán Chương Đế, con trai của Tề Bắc Vương Lưu Thọ là Lưu Ý làm hoàng đế. Nhưng Lưu Ý yểu mệnh, chỉ hơn 200 ngày sau đã qua đời. Diêm hậu lại làm theo cách cũ, vừa bưng bít tin tức vừa vội vàng tìm một hoàng đế mới. Có thể thấy triều Đông Hán đã đến thời kỳ lụn bại nên mới xảy ra những việc như vậy.
Nhưng dù che giấu kỹ càng, những thái giám hầu cận bà ta vẫn biết chuyện. Thái giám Tôn Trình liên kết với các hoạn quan nổi loạn, lập Lưu Báo lên ngôi.
Sở dĩ các hoạn quan có thể thành công, chủ yếu là do quần thần đều bất mãn với việc Diêm hậu chuyên quyền, làm nhiều chuyện độc ác.
Lưu Bảo lên ngôi hoàng đế khiến cho Diêm hậu vỏ cùng sợ hãi. Lưu Bảo phái người đến đòi Diêm hậu giao nộp ngọc tỷ rồi giam bà ta vào ly cung.
Sau khi nắm được quyền hành, Lưu Bảo lần lượt thanh trừ thế lực họ Diêm.
Bài viết liên quan:
Bọn hoạn quan đã giúp Lưu Bảo giành chính quyền nên Lưu Bảo đã phong cho Tôn Trình và mười mấy hoạn quan làm các chức quan khác nhau. Quyền lực trong triều bắt đầu tập trung vào tay hoạn quan.
Lưu Bảo không muốn bị bọn Tôn Trình khống chế nhưng cũng không có cách nào đối phó với chúng được. Sau này, ông phong cho một viên thái giám là Trương Phòng làm trung thường thị để giảm bớt quyền lực của Tôn Trình. Tôn Trình nắm được chứng cớ Trương Phòng tham ô, nhận hối lộ, tố cáo lên Hoàng thượng. Lưu Bảo đành phải bãi chức Trương Phòng, phái đến biên cương.
Có một vị đại thần kiến nghị Lưu Bảo nên lợi dụng quy định không cho thái giám được phép tranh công của Quang Võ Đế để trị tội bọn Tôn Trình. Lưu Bảo lập tức hạ chiếu, dựa vào “tội tranh công”, bãi chức của 19 thái giám gồm cả Tôn Trình, đuổi ra khỏi Lạc Dương, vĩnh viễn không được quay lại.
Sau khi diệt trừ chướng ngại trong cung, Lưu Bảo muốn trị quốc an dân nhưng ông ta vốn là một kẻ bất tài, khi triệu tập văn võ bá quan để bàn thảo việc nước, nghe các quan tấu trình về tình hình hỗn loạn trong và ngoài nước thì sợ hãi đến đờ đẫn. Lúc đó, khắp nơi trên cả nước đều liên tiếp gặp thiên tai như động đất, lũ lụt, mưa đá, và còn cả hạn hán, nạn châu chấu. Có những nơi đất hoang bạt ngàn, người đói hàng vạn.
Ở biên giới, tây bắc chiến sự không ngừng. Tộc Khương, Hung Nô lại đến xâm phạm. Phần lớn tiền của của triều đình đều bị quan lại nhét vào túi riêng. Binh sĩ không tuân lệnh, tranh nhau đào ngũ.
Đối mặt với muôn vàn khó khăn như vậy, Lưu Bảo đành phải làm ngơ không biết, tìm thú vui trong tửu sắc. Ông lập sủng phi Lương quý nhân làm hoàng hậu, phong cho phụ thân của nàng ta làm Đại tướng quân. Họ Lương cũng giống như những hoàng hậu trước đó, lập tức củng cố địa vị, và lại trở thành một tập đoàn ngoại thích…
Năm 144, Lưu Bảo mắc bệnh qua đời.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,