Macedonia là một vùng thuộc Nam Âu, tiếp giáp với biên giới phía bắc Hi Lạp. Macedonia có 2 khu vực địa lí: miền thượng là vùng đồi núi, cao nguyên thích hợp với việc chăn nuôi; miền hạ là vùng đồng bằng thuận tiện cho trồng trọt. Macedonia có nhiều gỗ quý, kim loại màu. Cư dân sống chủ yếu về chăn nuôi và trồng trọt và sử dụng ngôn ngữ như ngôn ngữ của cư dân vùng Tétxali (Bắc Hi Lạp).
Khi các thành bang Hi Lạp đã đạt tới thời kì phát triển huy hoàng của chế độ chiếm nô thì người Macedonia vẫn còn sống ở giai đoạn mạt kì của xã hội thị tộc (tương đương như thời đại Hôme của Hi Lạp. Alếchxan I (495 – 450 TCN) được coi là người đã thiết lập nên nhà nước của người Macedonia. Áckelaút (419 – 399 TCN) là người kế tục hoàn thiện và củng cố nhà nước Macedonia. Áckelaút đã xây dựng Penla thành thủ đô tráng lệ của xứ Macedonia; thiết lập hệ thống tiền tệ, xây dựng nhiều đường giao thông, khuyến khích sự phát triển của kinh tế Công thương nghiệp, xây dựng lực lượng quân sự…
Đến thế kỉ IV TCN, nhờ tiếp thu và học hỏi những thành tựu văn hóa, khoa học kĩ thuật của các quốc gia lân bang (nhất là Hi Lạp), Macedonia đã nhanh chóng phát triển thể lực và trở thành một quốc gia hùng cường ở khu vực Bancăng (khi các quốc gia của người Hi Lạp đã suy yếu). Philíp II (359 – 336 TCN) – người đặt nền móng cho sự cường thịnh của Macedonia – đã thực hành một loạt cải cách kinh tế, xã hội và quân sự, tạo nên một quốc gia Macedonia thống nhất, giàu mạnh về kinh tế, hùng cường về quân sự, và có những chính sách đối ngoại khôn khéo. Philíp II đã tăng cường và tích cực xây dựng lực lượng, dự trữ lương thảo để thực hành chính sách xâm lược, bành trướng. Đánh chiếm Canxiđíc và Taraxơ, Philíp II đã mở đầu công cuộc chinh phục và thống trị các quốc gia Hi Lạp của người Macedonia.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/su-ra-doi-nha-nuoc-dan-chu-chu-no-aten-the-ki-vii-the-ki-vi-tcn/
- https://ngaydacbiet.com/cuoc-dong-chinh-cua-alexander-macedonia-va-thoi-ky-hy-lap-hoa/
- https://ngaydacbiet.com/su-phat-trien-cua-che-do-no-le-o-aten-tu-the-ki-v-den-the-ki-iv-tcn/
- https://ngaydacbiet.com/nhung-thanh-tuu-khoa-hoc-tu-nhien-cua-hi-lap-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/triet-hoc-co-hi-lap/
Năm 338 TCN thống lĩnh một đạo quân lớn, Philíp II đánh thắng xuống miền lục địa Hi Lạp. Một lần nữa, các thành bang Hi Lạp lại liên kết với nhau để chống trả (do Aten và Tebơ cầm đầu). Nhưng khác hẳn với thời gian chống Ba Tư, các thành bang Hi Lạp, do nhiều lí do khác nhau, đã không liên kết và chống trả thành công. Trận kịch chiến giữa Philíp II và Liên minh Hi Lạp đã xảy ra ở Kôrênê (thuộc Bêôxi). Liên quân Hi Lạp đại bại: Toàn bộ chiến binh Tebơ tử trận, 1.000 binh sĩ Aten bị giết, 2000 binh sĩ khác bị bắt làm tù binh.
Năm 337 TCN tại Corinh, Philíp II đã triệu tập hội nghị toàn thể các thành bang Hi Lạp (Xpác không tham dự) thiết lập Đồng minh Corinh (còn gọi là Đồng minh Hi Lạp) do Macedonia chỉ huy. Về hình thức, các thành bang Hi Lạp vẫn giữ được quyền độc lập, nhưng thực ra đã bị lệ thuộc vào Macedonia (nhất là về quân sự, ngoại giao).
Nhiều nhà sử học cho rằng, người Macedonia cũng là một nhánh của tộc người Hi Lạp.
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,