Tây Tần Vũ Nguyên Vương tên là Khất Phục Càn Quy, là em trai của Khất Phục Quốc Nhân. Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời, ông được tiến cử kế vị, Tại vị 24 năm, bị cháu là Khất Phục Công Phủ giết chết.
Năm sinh, năm mất: ? – 412.
Nơi an táng: Lăng Nguyên Bình (nay thuộc huyện Lâm Hạ tỉnh Cam Túc). Thụy hiệu là Vũ Nguyên Vương, miếu hiệu là Cao Tổ.
Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời, do con trai là Khất Phục Công Phủ còn nhỏ tuổi nên các đại thần tiến cử Khất Phục Càn Quy tiếp vị, đổi niên hiệu là Thái Sơ, dời đô đến Kim Thành (nay là Lan Châu tỉnh Cam Túc).
Năm 395, Lã Quang nước Hậu Lương thống lĩnh 10 vạn đại quân tấn công Tây Tần, Khất Phục Càn Quy thấy thế lực quân Hậu Lượng mạnh mẽ thì vô cùng hoảng sợ, liền giao con trai là Sắc Bột cho Lã Quang làm con tin, xin xưng thần với Hậu Lương. Lã Quang thấy vậy thu quân không tấn công nữa. Sau khi Lã Quang lui quân, Càn Quy lại cảm thấy hối hận, liền mắng chửi Lã Quang một trận rồi từ chối xưng thần với Hậu Lương. Lã Quang vô cùng tức giận. Năm 397 lại tấn công Tây Tần lần nữa. Lần này, Khất Phục Càn Quy cùng các tướng lĩnh nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch phản công, dân dụ em trai Lã Quang là Lã Diên vào trận mai phục; Kết quả, Lã Diên tử trận. Lã Quang đành phải lui binh.
Bài viết liên quan:
Sau khi đánh lui quân Hậu Lương, Khất Phục Càn Quy tham vọng muốn chinh
phục các nước láng giềng. Năm 198, ông phái quân chinh chiến khắp nơi. Tuy tạm thời chưa thắng lợi nhưng đã làm quốc lực của Tây Tần hao tổn nghiêm trọng. Năm 400, Diêu Hưng nước Hậu Tần dẫn quân tấn công Tây Tần. Khất Phục Càn Quy vốn rất tự tin, lại muốn tính kế tiêu diệt Diêu Hưng. Nhưng lại gặp mưa lớn, Càn Quy mất liên lạc với trung quân, bị Diêu Hưng đánh bại. Cuối cùng, Càn Quy phải đầu hàng Diêu Hưng.
Diệu Hưng thấy Khất Phục Càn Quy quy thuận thì vô cùng mừng rỡ, phong ông ta làm Quy Nghĩa Hầu, cho trở về Uyển Xuyên, tiếp tục cai quản bộ tộc cũ. Sau này, Khất Phục Càn Quy lập nhiều công lao cho Diêu Hưng nhưng Diệu Hưng sợ thế lực của ông ta lớn mạnh thì không khống chế được. Cho nên, năm 406, nhân cơ hội Càn Quy đến Trường An bái kiến, Diệu Hưng giữ ông ta ở lại, ban cho chức thượng thư, thực tế là tước bỏ binh quyền của Càn Quy.
Năm 402, con trai của Khất Phục Càn Quy là Khất Phục Sí Bàn từ Tây Bình (nay là Tây Ninh tỉnh Thanh Hải) đến Trường An, được Diêu Hưng phong làm Chấn Trung tướng quân, thải thú Hưng Tấn, dẫn quân đóng ở Uyển Xuyên. Sau khi Khất Phục Càn Quy bị Diệu Hưng giữ lại Trường An, Khất Phục Sí Bàn tập hợp hơn 2 vạn người chiếm đất xưng vương. Càn Quy nghe tin đó rất vui mừng, lén bỏ đến Uyển Xuyên rồi thu thập hơn 3 vạn người ngựa, đến núi Độ Kiên xưng đế lần nữa, đổi niên hiệu là Cánh Thuỷ.
Tháng 6 năm 412, Khất Phục Càn Quy đi săn ở ngoài thành. Cháu của ông là Khất Phục Công Phủ oán hận vì không được thừa kế vương vị nên đã triệu tập bọn vây cánh nhân đêm tối hành thích Khất Phục Càn Quy rồi chạy đến nước Hạ, sau bị quân của Khất Phục Sí Bàn giết chết.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,