Ấn độ cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/an-do-co-dai/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 18:07:10 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Ấn độ cổ đại - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/an-do-co-dai/ 32 32 Chế độ chủng tính ở Ấn Độ – chế độ Varna https://ngaydacbiet.com/che-do-chung-tinh-o-an-do-che-do-varna/ https://ngaydacbiet.com/che-do-chung-tinh-o-an-do-che-do-varna/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:07:10 +0000 https://ngaydacbiet.com/che-do-chung-tinh-o-an-do-che-do-varna/ Bạn có biết không, văn minh cổ Ấn Độ cũng là một trong những ngọn nguồn văn hóa nổi tiếng của thế giới. Ngay từ 5000 năm trước, trên bán đảo Ấn Độ đã hình thành nền văn hóa và tập tục độc đáo. Cư dân ở đây làm nghề nông và sản xuất thủ […]

Bài viết Chế độ chủng tính ở Ấn Độ – chế độ Varna đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bạn có biết không, văn minh cổ Ấn Độ cũng là một trong những ngọn nguồn văn hóa nổi tiếng của thế giới. Ngay từ 5000 năm trước, trên bán đảo Ấn Độ đã hình thành nền văn hóa và tập tục độc đáo. Cư dân ở đây làm nghề nông và sản xuất thủ công nghiệp, sau này đã xuất hiện nhiều thành thị, đã sáng tạo ra chữ viết của riêng mình. Nhưng vào năm 2000 TCN, có giống người da trắng từ phương Tây Bắc đến chinh phục họ. Những người da trắng này tự xưng là ”Arian” có nghĩa là tộc người ”xuất thân cao quý‘. Chúng gọi những người da đen bản địa là người man rợ, sau này, chúng đưa vào màu da ”xuất thân”, lập ra chế độ chủng tính ở Ấn Độ.

Chế độ ”chủng tính”, cũng gọi là chế độ Varna phân chia nhân dân thành bốn đẳng cấp.

  • Đẳng cấp thứ nhất là Brahman tức Bà-la-môn, gồm những người da trắng đều là tăng lữ (quý tộc chủ trì việc tế lễ đạo Bà-la-môn), họ là chúa tể, có địa vị cao nhất.
  • Đẳng cấp thứ hai là Kcatrya gồm tầng lớp quý tộc, vương công và vũ sĩ, có thể làm vua và các thứ quan lại.
  • Đẳng cấp thứ ba là Vaicya gồm đại đa số là nông dân, thợ thủ công và thương nhân, họ phải nộp thuế cho nhà nước, cung phụng cho đẳng cấp Brahman và Kcatrya.
  • Đẳng cấp thứ tư là Cudra gồm đại bộ phận là cư dân bản địa bị chinh phục, nhiều người là nô lệ, là kẻ tôi tớ đi làm thuê làm mướn.

Việc phân biệt sang hèn giữa các đẳng cấp rất rõ ràng, ranh giới rất khắt khe. Lại còn quy định những người không cùng đẳng cấp không được lấy nhau. Nếu lấy nhau, những đứa trẻ sinh ra và cha mẹ chúng đều bị gọi là “tiện dân”, còn gọi là ”người không thể đến gần”. Nếu một người Brahman do sơ ý chạm phải thân thể kẻ ‘‘tiện dân” thì coi như gặp phải uế khí, khi về nhà phải lập tức tắm rửa. Bình thường, “tiện dân” chỉ có thể trú ngụ ở ngoài làng, đi trên đường phải luôn gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người ở đẳng cấp cao không được tiếp xúc với họ.

Dưới đây là một câu chuyện xảy ra trong một thôn làng ở Ấn Độ 3000 năm trước

Khi đó, ở miền Trung Ấn Độ có một thôn làng rất to, trong làng có một gia đình Brahman vô cùng giàu có. Ở làng này có một cậu bé tên là Athira, mi thanh mục tú, rất đáng yêu chỉ có nước da không được trắng như các cậu bé khác. Vì vậy các cậu bé nghi ngờ cậu không phải là Brahman. Một hôm, mấy cậu bé Brahman tan học về nhà muốn bắt Athira phải xách cặp cho mình, cậu không chịu, liền bị chúng đánh đòn, chửi mắng:

– Đồ lạc loài!

Athira khóc trở về nhà, gục đầu vào gối mẹ, hỏi:

– Vì sao mọi người cứ bảo con không phải là Brahman?

Bà mẹ ôm hôn Athira:

– Con ơi, mặc kệ chúng. Mẹ con ta là Brahman từ tỉnh khác chuyển đến đây…

– Nhưng Brahman có thể làm tăng lữ, họ còn luôn luôn được đi dự tiệc của Brahman, vì sao mẹ con ta không được đi? Vì sao còn không cho chúng ta cùng ăn với họ?

Bà mẹ đã tốn sức để an ủi con trai nhưng Athira vẫn buồn bã không vui.

Athira biết rằng trong làng cậu cũng giống như ở trong cả nước Ấn Độ đều chia dân thành bốn đẳng cấp. Brahman là chủ mọi thứ trong làng, Cudra và “tiện dân” bị mọi người khinh thường nhất. Athira suy nghĩ, chẳng may mình bị đuổi ra khỏi Brahman, trở thành Cudra hay “tiện dân” thì đáng sợ biết chừng nào!

Nhưng ngờ vực vẫn là ngờ vực, mọi người không tìm ra chứng cớ. Ít lâu sau, Athira vào học trường của Brahman. Ở trường học này phải học kinh điển tôn giáo Brahman là .”Kinh Vêđa” và ”Luật Manu”.

Các thầy Brahman mang một bộ luật ra giảng cho các học trò về lịch sử vẻ vang của Brahman.

Athira lắng nghe, bất chợt hỏi:

– Thưa thầy vì sao lại phân chia mọi người thành bốn đẳng cấp?

Thầy bực dọc nhìn cậu, rồi lật giở bộ ”Kinh Vêđa”, nói với giọng cứng nhắc:

– Sách kinh đã viết rất rõ ràng rằng: Thần Brahma là đấng tối cao sáng tạo ra vũ trụ và muôn loài. Người đã dùng miệng lưỡi của mình tạo ra ”Brahman”, dùng tay và vai tạo ra ”Kcatrya” dùng đầu gối tạo ra ”Vaicya”, dùng bàn chân tạo ra ”Cudra”. . . đẳng cấp cao thấp đều do Thần quyết định?

Athira nghe giảng vẫn nghi hoặc không hiểu liền hỏi:

– Thưa thầy, thế thì có một ngày nào đó, Brahman sẽ có thể biến thành Cudra, Cudra biến thành Brahman được không?

Ờ, trừ phi chết rồi đến đầu thai ở kiếp sau – Thầy giáo rành rọt nói từng tiếng – Còn người đang sống, mãi mãi không bao giờ thay đổi địa vị? Giữa các đẳng cấp khác nhau, không được kết hôn với nhau, người không cùng đẳng cấp cũng không được ngồi ăn chung… vì thế, các trò là con em Brahman nhất định phải biết quý trọng thân thế và danh giá của mình! Athira càng sợ hãi, trong lòng lo lắng, chẳng may mình quả không phải là Brahman thì biết làm thế nào?

Việc đáng sợ cuối cùng cũng đã xảy ra.

Trong một ngày ảm đạm, thầy tu Brahman cho họp toàn dân làng trên bãi rộng đầu làng. Đây là cuộc họp trừng phạt những người phạm tội.

Thầy tu đứng trên bục cao ra lệnh:

– Giải phạm nhân vào!

Một người Cudra thân thể cường tráng bị dẫn lên bục.

Thầy tu cầm bộ ”Luật Manu”, dõng dạc nói:

Theo quy định của bộ luật, người thuộc chủng tính thấp hèn mà xâm hại người ở chủng tính cao quý thì phải chặt một phần chân tay của họ, đụng đến tay thì phải chặt tay, đụng đến chân thì phải chặt chân. Hôm trước, tên Cudra này đã dùng hai tay đánh một vị Brahman cao quý của chúng ta, vì vậy cần phải trừng phạt răn đe.

Chỉ nghe thấy tiếng ”phập, phập”, hai tay của người Cudra trong chớp mắt đã bị chặt đứt rời.

Tiếp đó một ‘‘tiện dân” bị dẫn lên bục, mấy người nắm chặt đầu, cắt lưỡi anh ta, lấy chiếc dùi nung đỏ đâm vào mồm, rồi lại rót dầu sôi vào mồm, vào tai anh ta. . . Thầy tu kể tội trạng của người này là đã nói xấu sau lưng đối với một thầy tu Brahman.

Athira đứng im bên cạnh mẹ, lặng lẽ cúi đầu. . . bỗng vị thầy tu cao giọng tuyên bố:

Hôm nay, chúng ta phải đuổi một kẻ mạo nhận là Brahman. Kẻ đó chính là nó…

Vị thầy tu giơ tay chỉ thẳng vào Athira – Cậu bé hồn bay phách lạc sợ hãi vùi đầu vào trong lòng mẹ.

Vị thầy tu chỉ vào mẹ của Athira nói lớn:

– Mụ đàn bà này cũng không phải lấy chồng Brahman. Hôm qua một vị Brahman từ ngoài tỉnh đến phát giác rằng mụ đã lấy một Cudra. Mọi người nhìn xem đứa con của mụ, nước da đen đủi, đâu có giống với người Brahman? Bắt đầu từ hôm nay, ta tuyên bố, cả nhà mụ là tiện dân!

Kể từ hôm đó, Athira và mẹ bị đuổi ra ở ngoài làng, mãi mãi không được tiếp xúc với người Brahman. Mẹ con đi đường, trên người phải mang dấu hiệu của kẻ tiện dân, mồm phải luôn luôn phát ra những âm thanh riêng biệt, hoặc gõ vào chiếc lọ sành để báo cho người Brahman và người Kcatrya tránh khỏi phải gặp họ, vì họ đã trở thành ”người không thể đến gần”.

Mẹ của Athira chịu không nổi nỗi đau đớn này, ít lâu sau thì chết. Athira ôm xác mẹ, phẫn uất gào lên:

– Vì sao con người lại phải phân chia ra đẳng cấp thế này!

Chế độ chủng tính tàn ác này đã kéo dài mấy ngàn năm ở Ấn Độ, thậm chí vẫn còn ảnh hưởng sâu sắc đến tận ngày nay.

Bài viết Chế độ chủng tính ở Ấn Độ – chế độ Varna đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/che-do-chung-tinh-o-an-do-che-do-varna/feed/ 0
Thủy tổ Phật giáo: Sakya Muni https://ngaydacbiet.com/thuy-to-phat-giao-sakya-muni/ https://ngaydacbiet.com/thuy-to-phat-giao-sakya-muni/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:05:47 +0000 https://ngaydacbiet.com/thuy-to-phat-giao-sakya-muni/ Bạn đã đến Tây Sơn ở Bắc Kinh chưa? Ở đây có Chùa Phật Nằm, trong chùa có một pho tượng đúc bằng đồng rất lớn, thân dài hơn 5 mét, nặng mấy vạn cân. Đặc biệt là thân tượng nằm nghiêng, tay phải gối đầu, ánh mắt hiền từ, thần thái trang trọng, chung […]

Bài viết Thủy tổ Phật giáo: Sakya Muni đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bạn đã đến Tây Sơn ở Bắc Kinh chưa? Ở đây có Chùa Phật Nằm, trong chùa có một pho tượng đúc bằng đồng rất lớn, thân dài hơn 5 mét, nặng mấy vạn cân. Đặc biệt là thân tượng nằm nghiêng, tay phải gối đầu, ánh mắt hiền từ, thần thái trang trọng, chung quanh còn có 12 pho tượng Phật nhỏ bằng đồng. Phật nằm như là đang đau yếu mà vẫn giảng giải không biết mệt mỏi cho các đệ tử. Ngoài Bắc Kinh ra, ở các nước Phật giáo trên thế giới cũng đều có tượng Phật nằm với hình dáng tương tự. Vị Phật nằm đó là ai? Đó chính là người sáng lập ra đạo Phật: Sakya Muni tức Thích-ca Mâu-ni.

Sakya Muni sinh ngày 8 tháng 4 năm 565 TCN, họ Gôtama (Gautama) tên là Xitđacta (Siddharta). Cha ông là Quốc vương một nước nhỏ ở Bắc bộ bán đảo Ấn Độ (nay thuộc Nêpan). Phong tục nơi đó, trẻ em mới sinh ra thì đến ở nhà bà ngoại. Bà mẹ của Sakya Muni mang thai, sửa soạn về nhà mẹ đẻ để sinh nở, trên đường đi qua một vườn hoa, khi ngồi nghỉ dưới một gốc cây thì sinh ra vương tử. Bà mẹ từ đó mắc bệnh đến ngày thứ bảy thì qua đời. Vì vậy Sakya Muni được bà dì nuôi nấng lớn khôn. Cậu bé này lúc nhỏ rất ham học, văn học, triết học, toán học đều tinh thông. Đồng thời cậu cũng ham thích võ thuật, cưỡi ngựa, bắn cung, múa kiếm, môn nào cũng thành thục. Cha cậu rất vui mừng, quyết định sẽ truyền ngôi vua cho cậu và hy vọng cậu sẽ trở thành một vị đại vương thống nhất thiên hạ, làm rạng rỡ tổ tông.

Nhưng Sakya Muni không ham quyền thế. Đầu óc chàng toàn nghĩ tới mọi thứ bất bình trong thế gian: Vì sao phải phân chia người Ấn Độ thành bốn đẳng cấp? Vì sao người da trắng lại thống trị những người da màu khác? Vì sao những đứa con hỗn huyết lại thành những người dân hèn hạ bị mọi người khinh rẻ.

Một hôm chàng ngồi xe đi du ngoạn, nhìn thấy những người nông dân đang làm việc trồng trọt trên đồng ruộng dưới ánh nắng chói chang, người nào cũng gầy gò, mặt mũi vàng vọt, mồ hôi ướt đẫm lưng, lộ rõ vẻ đói khát mệt mỏi. Con trâu già đang cày ruộng càng kiệt sức. Phía trước có người kéo căng đoạn giây rợ xỏ qua mũi trâu lôi đi, phía sau có người dùng roi vụt đen đét. Con trâu già đau đớn lúc lắc cặp sừng, thở phì phò, lôi chiếc lưỡi cày cắn sâu xuống đất, chậm chạp bước lên.

Sakya Muni bất giác buột mồm than:

– Khổ thay!

Trong lòng Sakya Muni cuộn trào những câu hỏi:

– Con người trên thế gian vì sao lai có bao khổ đau về sinh, lão bệnh, tử? Làm sao có thể thoát khỏi những khổ đau này? Chàng đã đọc rất nhiều sách mà không tìm được câu trả lời. Sau này chàng hiểu rằng, Quốc vương quyền lực lớn bao nhiêu cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề này. Thế là chàng quyết tâm từ bỏ quyền thừa kế ngôi vua, xuất gia tu đạo.

Quốc vương nghe tin, giật mình kinh hãi:

– Con ta điên rồi sao? Nó chưa đến 20 tuổi!

Để ngăn con xuất gia, Quốc vương tìm mưu tính kế, cưới cho Sakya Muni một Nữ vương xinh đẹp trẻ trung ở nước láng giềng.

Quốc Vương nói:

– Con xem, sau này mọi thứ ở hai nước đều thuộc về con, chẳng lẽ như vậy vẫn không đủ sao?

Một năm sau, Sakya Muni sinh một cậu con trai: Nhưng quyền thế lớn lao, cuộc sống hào hoa, người vợ kiều diễm mỹ lệ, đứa con kháu khỉnh đáng yêu, cũng đều không thể ngăn cản được quyết tâm xuất gia của chàng.

Đêm khuya ngày mồng 8 tháng 12 năm vừa tròn 29 tuổi, Sakya Muni lẳng lặng cưỡi ngựa phóng ra khỏi kinh thành tới vùng rừng sâu một nước khác. Ông thay đổi quần áo vương tử, cắt trọc đầu tóc, làm một nhà tu hành.

Quốc vương không thấy vương tử, lo lắng vô cùng liền phái năm người đi tìm, cuối cùng đã tìm thấy Sakya Muni trong rừng sâu, nhưng ông quyết không trở về. Sakya Muni đã tìm ba học giả nổi tiếng để học hỏi triết học, sau đó lại vào trong rừng cây thâm u theo các nhà sư khổ hạnh học đạo. Ông đã bôn ba sáu năm trời, ngay tắm rửa cũng không, mà trước sau vẫn chưa tìm được biện pháp xóa bỏ nỗi thống khổ trong nhân gian.

Một hôm, ông đi tới một dòng sông, quyết xuống sông tắm táp để tẩy rửa sạch những vết nhơ bẩn trên người tích lại từ sáu năm qua. Một cô gái chăn bò ven sông thấu tình cảnh ấy liền mang nhiều sữa bò đến mời ông uống. Sakya Muni đã trở lại như xưa. Ông đến bên một gốc bồ đề, mặt đất phủ đầy cỏ, ngồi xuống xếp bằng tròn, mặt quay về hướng Đông, thề với Trời rằng:

– Nếu ta không thể giác ngộ đến cùng thì cho dù thịt nát xương tan cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này.

Cứ như vậy, ông ngồi trầm tư trước gốc bồ đề tìm lời giải cho việc giải thoát khổ đau của con người.

Đêm mồng 8 tháng 2 năm ông 35 tuổi, khi một ngôi sao sáng mọc lên ở phương Đông, ông bỗng nhiên hiểu ra thông suốt đạo lý này, tìm ra con đường giải thoát và từ đó được gọi là Bouddha tức Phật, có nghĩa là ”người giác ngộ”. Di tích cây bồ đề này hiện nay vẫn còn ở tỉnh Bôca Ấn Độ. Sau đó Sakya Muni đi khắp nơi trên bán đảo Ấn Độ để truyền bá giáo lý mới của ông, mà về sau người ta gọi là đạo Phật (Bouddhisme). Truyền rằng ông còn đi tới Ceylan (nay là SaiLanka) và Miến Điện. Giáo lý của Phật giáo là chống lại việc phân chia con người theo đẳng cấp: chống lại hiện tượng bất bình đẳng, đồng tình với người dân bất hạnh. Đồng thời cũng tuyên truyền thuyết nhân quả báo ứng cho rằng đời nay làm việc thiện, đời sau sẽ được hưởng phúc lành, đời nay làm điều ác, đời sau tất có ác báo. Những thuyết này của Sakya Muni có mặt tiêu cực là trốn tránh hiện thực tàn khốc. Ông còn chủ trương xóa bỏ mọi phiền não bằng cách tự giải thoát, phủ định đấu tranh. Chủ trương này đương nhiên là có lợi cho giới chủ nô và bọn thống trị phong kiến, cho nên giai cấp thống trị các đời đều lợi dụng Phật giáo để củng cố nền thống trị của họ đối với quần chúng bị áp bức.

Năm 485 TCN, Sakya Muni sắp tròn 80 tuổi. Ông vừa già vừa ốm yếu nhưng vẫn đi khắp nơi truyền giáo. Ngày 15 tháng 2 ông đến bên một dòng sông, bệnh tình đã nặng, biết mình không qua khỏi ông liền xuống sông tắm rửa. Các đệ tử liền đặt một chiếc giường vải gai giữa mấy cây chà là. Sakya Muni nằm nghiêng trên đó, gối đầu bên tay phải, vẫn rành rọt căn dặn các đệ tử, không được vì không có thấu mà sa ngã, vẫn phải lấy Phật pháp để dẫn đường. Nói xong, ông qua đời. Sau này để tưởng niệm tới việc ông hết lòng dạy dỗ các đệ tử mọi người đã tạc tượng Sakya Muni nằm, đặt ở các chùa chiền. Rồi lấy ngày Sakya Muni giáng sinh (mồng 8 tháng 4) là ngày ”Lễ tắm Phật”, ngày ông đi tu đạo (ngày 8 tháng 12) làm ngày ”Lễ lạp bát”.

Di thể của Sakya Muni sau khi hỏa táng, tro xương kết thành từng hạt, đạo Phật gọi những hạt đó là ”Xá lị”- Sau này, tám nước chia nhau xá lị, đem cất giữ cúng lễ trong những cây tháp cao được xây dựng đặc biệt, để tỏ lòng tôn kính ngưỡng mộ Sakya Muni. Loại tháp này dùng bảy thứ báu vật vàng, bạc, trân châu, mã não. . . để trang trí, mọi người gọi là ”Bảo tháp”. Thế kỷ I CN, Phật giáo truyền vào vùng người Hán ở Trung Quốc, sau này lại từ Trung Quốc truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam. Nhưng từ sau thế kỷ VIII, đạo Bà-la-môn ở Ấn Độ thắng thế, đổi gọi thành đạo Hinđu (Hindouisme) tức Ấn Độ giáo. Phật giáo ở Ấn Độ dần dần suy yếu, cho nên ở Ấn Độ ngày nay còn rất ít người theo tín ngưỡng Phật giáo. Nhưng Phật giáo bắt nguồn từ bán đảo Ấn Độ vẫn được toàn thế giới coi trọng. Trong bảo tháp ở chùa Linh Quang, Tây Sơn, Bắc Kinh truyền rằng còn cất giữ được một chiếc răng của Sakya Muni, mọi người gọi bảo tháp này là ”Phật Nha Tháp” (Tháp Răng Phật).

Bài viết Thủy tổ Phật giáo: Sakya Muni đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thuy-to-phat-giao-sakya-muni/feed/ 0
Vua Acoka https://ngaydacbiet.com/vua-acoka/ https://ngaydacbiet.com/vua-acoka/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:12:31 +0000 https://ngaydacbiet.com/vua-acoka/ 60 năm trước, các nhà khảo cổ học Ấn Độ đã khai quật được một vương cung rộng lớn xây dựng cách đây khoảng 2000 năm. Tuy thời gian cách ngày nay đã quá lâu, nhưng những cây cột gỗ đào lên được vẫn trơn bóng và hoàn chỉnh, thậm chí các mối ghép cũng không […]

Bài viết Vua Acoka đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

60 năm trước, các nhà khảo cổ học Ấn Độ đã khai quật được một vương cung rộng lớn xây dựng cách đây khoảng 2000 năm. Tuy thời gian cách ngày nay đã quá lâu, nhưng những cây cột gỗ đào lên được vẫn trơn bóng và hoàn chỉnh, thậm chí các mối ghép cũng không nhìn thấy. Những người đến tham quan di tích này ngày nay đều luôn luôn kinh ngạc thốt lên:

– Cho dù ngay ngày nay cũng khó mà làm được hoàn hảo hơn.

Khi đó, tòa cung điện này được xây dựng vô cùng tráng lệ. Trong đó làm người ta chú ý nhất là có rất nhiều cột đá cao to, mỗi cột nặng đến 50 tấn, cao trên 15 mét. Trên đỉnh cột có tượng sư tử chạm khắc rất tỉ mỉ đẹp đẽ. Trên thân cột khắc đầy những chiếu lệnh của nhà vua.

Có một đạo chiếu lệnh viết như sau:

“Quốc vương thần thánh nhân từ lên ngôi được tám năm thì mang quân đi chinh phục nước Kalinga, có mười lăm vạn người bị bắt làm tù binh, mười vạn người bị chết, người bị thương lại càng nhiều hơn. . .”

“Quốc vương rất hối hận vì đã chinh phạt Kalinga, vì đánh chiếm một nước chưa từng bị chinh phục bao giờ nên khiến cho nhân dân bị chết chóc, bị bắt, đau khổ rất nhiều. Trẫm rất đau đớn. . .”

Đạo chiếu lệnh còn ghi, Quốc vương không thể cho phép giết chóc bắt tù binh nữa, cho dù chỉ là một phần trăm, một phần nghìn sự việc giống như đã làm ở Kalinga, Người cũng quyết không làm. Quốc vương cho rằng, chinh phục chân chính là cần phải lấy Phật pháp để thu phục nhân tâm. Từ đó ông sống từ bi, khoan dung, ra sức kiềm chế bản thân. Có ai làm việc gì sai trái, ông vẫn có thể tha thứ. Ông ra sức làm cho mọi người được sống yên ổn, sung sướng, trong lòng bình thản, vui vẻ.

Vì sao lại có chuyện như vậy?

Chuyện là thế này, vào thế kỷ VI TCN, Ấn Độ có hơn 10 nước, luôn xảy ra chiến tranh với nhau. Đến thế kỷ IV TCN, vương triều Maurya, người Trung Quốc gọi là vương triều Không Tước, được thành lập, đã thống nhất đại bộ phận Bắc Ấn Độ. Vua đời thứ ba vương triều Maurya là Acoka lên ngôi vào năm 273 TCN. Khi đó miền Nam và miền Bắc Ấn Độ đã cơ bản thống nhất. Chỉ còn nước Kalinga và một vài tiểu quốc chưa nằm dưới sự cai trị của vương triều. Vua Acoka trẻ tuổi có một tham vọng mãnh liệt là muốn bất cứ nơi nào ở Đông, Nam, Tây, Bắc Ấn Độ đều thuộc quyền thống trị của ông. Vì vậy, vua Acoka lên ngôi chưa bao lâu đã phát động cuộc chiến tranh với Kalinga.
Chiến tranh bắt đầu, từng bản tin bí mật quân sự được chuyển tới vua Acoka.

“Tâu Quốc vương Bệ hạ, 10 vạn bộ binh, 5 vạn ky binh, 400 cỗ chiến xa và 500 voi chiến của Thánh triều đã vượt biển an toàn, hiện đang đổ bộ lên đất nước Kalinga. . .”

“Tâu Bệ hạ, uy phong quân ta chấn động, chưa đến 1 ngày đã giết chết 5000 quân địch, bắt giữ được chiến xa, chiến mã, voi, tiền vàng, lương thực, đàn bà, súc vật rất nhiều, không sao tính xuể. . .”

“Cấp báo Bệ hạ, quân ta tác chiến suốt đêm, vấp phải sự chống trả ngoan cường của quân dân kinh thành bên địch; quân ta thương vong rất nhiều. . . đã quyết định phải dùng hỏa công. . .”

“Tin chiến thắng! Kinh thành quân địch chỉ trong một đêm đã thành đống tro tàn, những kẻ quyết đánh trả đến cùng đều bị chặt đầu bêu xác. . . vua giặc đang chạy trốn. . .”

“Tin chiến thắng! Quân ta xuất kích trên mọi hướng, ngay trong đêm, đã giết chết 5 vạn quân địch, bắt 10 vạn tù binh, kẻ chống đối đều bị xử tử. . .”

“Chúc mừng Bệ hạ, vua giặc đã bị bắt nhưng thà chịu chết chứ không khuất phục, lại còn có ý mắng nhiếc Thánh vương Bệ hạ, hiện đã tự tử trong trại giam. . .”

Vị vua trẻ xem từng bản tâu tin thắng trận, mới đầu thấy rất vui sướng, nhưng nhìn thấy con số người bị giết mỗi ngày một tăng, vẻ sầu não dần dần hiện ra trên gương mặt. Cuối cùng được tin vua bên địch đã tự tận, ông không ngăn được tiếng thở dài, lẩm bẩm một mình:

– Vũ lực có thể chinh phục được đất nước người, nhưng không thể chinh phục được lòng người!

Ông bèn ra lệnh lập tức đình chỉ việc giết chóc và tiến công, nhanh chóng rút quân quay về, rồi ban bố những chiếu lệnh nói ở trên, tỏ rõ sự hối hận của mình với nhân dân cả nước.

Vì sao vua Acoka lại nói rằng việc chinh phục chân chính là phải dựa vào Phật pháp để thu phục nhân tâm? Nguyên là, trước khi lên ngôi vua, ông đã đảm nhiệm chức vụ Tổng đốc ở một số thành thị lớn. Lúc đó, những thành thị này là trung tâm văn hóa quan trọng, Phật giáo rất thịnh hành, khoa học kỹ thuật cũng rất phát đạt, lại chịu ảnh hưởng các trào lưu văn hóa phương Tây, nhất là Hy Lạp rất sâu sắc. Lúc đó, một số quý tộc và chủng tính cao cấp, nhất là con em Brahman đều tiếp thụ nền giáo dục ở đây. Tất cả những cái đó đều mang lại ảnh hưởng sâu sắc đối với sự hình thành tính cách và toàn bộ sự nghiệp sau này của ông. Từ nhỏ ông đã hết sức sùng kính thủy tổ Phật giáo Sakya Muni, rất thích nghe những câu chuyện về vị thánh nhân này đã trải qua nhiều cuộc đấu tranh nội tâm và nỗi thống khổ như thế nào để cuối cùng trở thành Phật. Ông cho rằng, Phật giáo có thể giáo dục con người xóa bỏ dục vọng cá nhân, làm cho con người sống yên ổn an phận, như vậy rất lợi cho việc trị nước.

Bây giờ, sau cuộc chiến tranh chết chóc, ông lại hiểu rõ ra chân lý này. Từ đó ông càng tôn sùng Phật giáo, tuyên bố Phật giáo là quốc giáo của Ấn Độ. Ông còn ra lệnh dựng những cột đá, làm những bức tường đá ở trong vương cung và các nơi trong cả nước, bên trên khắc các chiếu chỉ, sắc lệnh. Ít lâu sau, năm 253 TCN, Acoka triệu tập một đại hội Phật giáo quy mô lớn tại Pataliputơra biên soạn, chỉnh lý các Kinh Phật. Lại cho xây dựng nhiều chùa chiền Phật giáo và tháp Phật ở khắp nơi.

Cùng lúc đó, Acoka còn cho các vương tử và công chúa lần lượt đi sang Xâylan truyền giáo. Công chúa dẫn một đoàn tăng lữ và rất nhiều bộ Kinh Phật, dùng thuyền men theo bờ biển Đông Ấn Độ đi xuống. Công chúa còn mang theo một nhánh cây của cây bồ đề thần thánh, đem trồng ở Xâylan, đến nay vẫn sinh sôi. Qua việc truyền bá và trao đổi sứ thần, Phật giáo chẳng những truyền sang Xâylan mà còn nhanh chóng truyền sang Ai Cập, Siri, Miến Điện, Trung Quốc, Việt Nam và nhiều nơi trên thế giới.

Ngoài việc truyền bá đạo Phật, vua Acoka còn ban hành hàng loạt chính sách kinh tế xã hội, như mở rộng công trình dẫn tưới nước, xây dựng đường sá, lập các y viện v.v. . . Trong 40 năm cai trị của Acoka, vương triều Maurya đã trở thành một đế quốc thống nhất hùng mạnh nhất thống lịch sử Ấn Độ. Nhưng đế quốc này không được vững chắc, sau khi Acoka qua đời không lâu, nước Kalinga và các tiểu quốc bị chinh phục lần lượt tuyên bố độc lập, bán đảo Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia cắt, ly tán như trước.

Bài viết Vua Acoka đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/vua-acoka/feed/ 0
Sơ lược đất nước Ấn Độ https://ngaydacbiet.com/so-luoc-dat-nuoc-an-do/ https://ngaydacbiet.com/so-luoc-dat-nuoc-an-do/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:15:54 +0000 https://ngaydacbiet.com/so-luoc-dat-nuoc-an-do/ Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía nam châu Á nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dải núi cao nhất thế giới, Himalaya, nên còn được gọi là một “tiểu lục địa”. Ấn Độ chỉ có thể liên hệ với thế giới bằng đường bộ, về […]

Bài viết Sơ lược đất nước Ấn Độ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ấn Độ là một bán đảo hình tam giác, nằm ở phía nam châu Á nhưng hầu như ngăn cách với châu lục này bởi dải núi cao nhất thế giới, Himalaya, nên còn được gọi là một “tiểu lục địa”.

Ấn Độ chỉ có thể liên hệ với thế giới bằng đường bộ, về phía tây, qua đèo Bolan (nay ở phía nam Pakistan) vượt núi Toba Kakar, hoặc về phía tây – bắc, từ Taxila qua Kabun (nay là thủ đô Afganistan), vượt dãy Hinducuc hiểm trở, để đến Iran và Trung Á. Nhưng Ấn Độ có hai mặt giáp biển, nằm giữa đường biển từ Tây (Hồng Hải và Vịnh Ba Tư) sang Đông (Biển Đông và Thái Bình Dương), nơi dừng chân bắt buộc của đường hàng hải Tây – Đông.

Bán đảo này hầu như bị cắt đôi bởi dãy núi Vinđia. Nửa phía bắc là hai đồng bằng rộng lớn, do sông Hằng (Ganga) tạo nên ở phía đông – bắc, và sông Ấn (Indus) tạo nên ở phía tây – bắc (vùng này nay thuộc Pakistan).

Nửa phía nam, Đêcan là núi Vinđia kéo dài thành cao nguyên Đêcan, núi cao, rừng rậm chiếm phần lớn diện tích, lại thêm hai dãy núi Đông Gat và Tây Gat chạy dọc hai bờ đông, tây của bán đảo. Tuy nhiên, hai vùng duyên hải hẹp và dài là hai vùng quần cư đông đúc và thuận lợi.

Bán đảo Ấn Độ có chiều ngang rộng từ 67° – 87° kinh đông, (khoảng 2100 km) nằm trên 3 múi giờ, và có chiều dài từ 7 đến 32° vĩ bắc (khoảng 3000km).

Từ trung lưu sông Indus, còn con đường bộ qua đèo Goman nhưng rất xa hiểm trở nên ít dùng cũng như có thể qua Axam ở phía đông để đến Mianma, nhưng đi đường biển tiện hơn nhiều.

Will Durant (1946) cho rằng Đêcan là biến âm của từ Sanskrit Dakshina = (tay phải, nhìn hướng Mặt Trời mọc) nghĩa là phương Nam. René Grousset (1955) lại cho là có gốc từ Sanskrit, nghĩa là Giữa Trưa = ở Giữa (?) đầy ý nghĩa : từ cực nam đến sát vùng hạ lưu sông Ấn và sông Hằng, từ 7 – 25° vĩ bắc, khí hậu nóng và rất nóng. Phía bắc vùng giáp chân núi Himalaya lại rất lạnh, có tuyết rơi. Miền Bắc, ở vĩ độ 23°, chịu ảnh hưởng của đới chí tuyến đã nóng lại rất khô. Vùng tây bắc, lưu vực sông Ấn, khí hậu khô nóng xê dịch ít nhiều lên trên (trong khoảng vĩ độ 25 – 30°) tạo nên sa mạc Thar, mỗi chiều khoảng 600km. Lưu vực sông Ấn rất hiếm mưa và chịu tác động trực tiếp của sa mạc Than, cát bay dữ dội, hàng năm phủ một lớp dày trên hai bờ trung lưu sông Ấn. Trong khi đó vùng đông bắc, lưu vực sông Hằng lại có tác động của gió mùa, có mưa, cây cối tốt tươi.

Gió biển đem lại mưa, khí hậu dịu mát hơn và nước sinh hoạt cho dân hai vùng duyên hải đông, tây. Vùng sông Hằng ở đông – bắc chịu ảnh hưởng của gió mùa, trồng lúa nước và những cây cối gần gũi với đời sống của dân Đông Nam Á.

Thiên nhiên Ấn Độ: miền Bắc sông ngòi và miền Nam lắm rừng nhiều núi, có núi cao rừng già bí hiểm lại có hai dải bờ biển dài vào loại nhất trên thế giới, có sa mạc nóng chảy lại có mưa theo gió mùa. Thật là một thiên nhiên vừa đóng kín vừa cởi mở, vừa là một tiểu lục địa thống nhất, cách biệt với bên ngoài, vừa chia cắt và khác nhau bên trong, vừa hùng vĩ và vừa cực kì đa dạng.

Sông Ấn (Indus) chính là cái nôi của văn minh Ấn Độ mà dân bản địa gọi là sông Sindhu. Người láng giềng Iran phát âm là Hindu, nên gọi tên nước là xứ Hindu – Hindustan. Xưa kia từ này chỉ để gọi miền Bắc, sau dùng để chỉ chung Ấn Độ. Người Hi Lạp gọi tên sông là Indus, và tên nước là India, nhưng chính người Ấn Độ lại lấy tên một ông vua truyền thuyết, thủy tổ để đặt tên chính thức cho nước mình BHARAT.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sơ lược đất nước Ấn Độ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/so-luoc-dat-nuoc-an-do/feed/ 0
Quá trình nghiên cứu Lịch sử Ấn Độ cổ đại https://ngaydacbiet.com/qua-trinh-nghien-cuu-lich-su-an-do-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/qua-trinh-nghien-cuu-lich-su-an-do-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:26:14 +0000 https://ngaydacbiet.com/qua-trinh-nghien-cuu-lich-su-an-do-co-dai/ Ấn Độ có một nền văn minh lớn và lâu đời nên nguồn tài liệu cũng như quá trình thành tựu nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng. Nghiên cứu lịch sử Ấn Độ cổ đại nhờ khảo cổ học Để hiểu biết về những thời kì xa xôi của lịch sử Ấn […]

Bài viết Quá trình nghiên cứu Lịch sử Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ấn Độ có một nền văn minh lớn và lâu đời nên nguồn tài liệu cũng như quá trình thành tựu nghiên cứu hết sức phong phú và đa dạng.

Nghiên cứu lịch sử Ấn Độ cổ đại nhờ khảo cổ học

Để hiểu biết về những thời kì xa xôi của lịch sử Ấn Độ cổ đại, khoa khảo cổ học đã có phần đóng góp căn bản.

Từ 1863, người ta đã được biết về văn hóa Soan (lưu vực sông Indus) và Madras (Nam Ấn), nhưng phải đến năm 1935 mới có hiểu biết đầy đủ về nền văn hóa đá cũ này qua báo cáo của nhóm khai quật mang tên Đoàn công tác Yale Bắc Ấn.

Năm 1864, người ta được biết về thời đá giữa, hay đá nhỏ, phát hiện ở Djabalpur. Cho đến giữa những năm 30 thì đã có hiểu biết khá đầy đủ về kĩ nghệ đá nhỏ này trên nhiều địa điểm cũng như phát hiện được hàng loạt di chỉ đá mới trên hầu hết đất nước Ấn Độ.

Trong nhiều năm, người ta chỉ được biết về thời đại đá mới, đồng và sự xuất hiện các quốc gia sơ kì ở lưu vực sông Hằng thì sự phát hiện một nền văn minh cổ xưa hơn trên lưu vực sông Ấn đã gây nên sự ngạc nhiên và thích thú cho giới khoa học cũng như mọi người quan tâm tới lịch sử Ấn Độ. Thực ra, từ cuối thế kỉ XIX, từ năm 1875, A.Cunningham đã phát hiện ra địa điểm Harappa, nhưng phải đến đầu những năm 20, các nhà khảo cổ Ấn Độ R.Sahni, R. D.Banerji mới khai quật đầy đủ hai di chỉ và là hai thành phố cổ Harappa và Mohendjo Daro (trên triền sông Indus). Kết quả khai quật này thực ra lại do giám đốc sở khảo cổ học Ấn Độ thời bấy giờ (Archaeological Survey) là John Marshall thông báo ở Anh năm 1924, đã làm xôn xao dư luận Anh và thế giới. Từ đó đến nay còn có thêm một số thành thị cổ được phát hiện làm phong phú thêm những hiểu biết về nền văn minh cổ sông Indus, như Kot Diji (Sind, Hạ lưu), Kalibangan (ở Rajasthan), Rupar (Punjab – Thượng lưu), cảng thị Lothal (ở Gujarat).

A.Cunningham cũng là người đề xướng từ cuối thế kỉ XIX, việc cần thiết phải khảo sát và sưu tầm các di tích vật chất (đền, tháp, cột…) và bi kí. Nhờ đó, mở màn cho công việc này là việc phát hiện khu di tích hang động Adjanta. Những năm 1819 – 1879, người ta đã thấy trong vùng núi Adjanta, gần làng Fordapur, bang Hyderabad, Tây Ấn Độ, 29 ngôi chùa lớn tạc trong lòng hang động. Trên vách tường của chùa đều có những phù điêu bích họa màu lam, xanh, đỏ, thể hiện các tích Phật với màu sắc rực rỡ, nét vẽ sinh động, có thể “xếp vào hàng những kiệt tác nghệ thuật của loài người”.

Nghiên cứu lịch sử Ấn Độ cổ đại qua Thư tịch

Ngoài các di tích và hiện vật, một nguồn tài liệu khác vô cùng quan trọng là các thư tịch.

Người Ấn Độ có một kho tàng văn bản phong phú, được lưu truyền ghi chép lại trên giấy, hoặc khắc trên bia, bằng những văn tự cổ, như Phạn (Sanskrit), Brahmi, Kharosthi, Pali… Một số nhà tu hành vẫn đọc được Sanskrit, Pali, Kharosthi (trừ Brahmi) nhưng đọc, phân tích và khai thác các văn bản, thúc đẩy sự phát triển của việc nghiên cứu Ấn Độ là các cơ quan khoa học Anh, Pháp và Đức.

Năm 1784, William Jones lập Hội châu Á ở Bengan (Asiatic Society of Bengal), mở đường cho ngành Ấn Độ học. Một số bài nghiên cứu và nhất là cuối năm 1784, Charles Wilkins công bố bản dịch từ Sanskrit sang tiếng Anh tác phẩm triết học cổ Bhagavad Gita, đã đem lại vinh quang cho Hội này. Tiếp đó là những nhà tiên phong người Anh như H.H.Wilson (dịch Vishnu Purana, London 1864), người Pháp E.Bournouf (dịch Bhagavata Purana, Paris 1840), người Đức Max Muller (dịch Dhammapada, Oxford 1898) v.v…

Công việc này được đẩy mạnh hơn, khi năm 1795, nước Pháp lập trường ngôn ngữ Phương Đông, năm 1821 lập Hội châu Á. Năm 1823, Anh lập Hội Hoàng gia châu Á (Royal Asiatic Society). Đến năm 1928, Pháp lại lập Viện nghiên cứu văn minh Ấn Độ trong trường Đại học Xoocbon.

Những mốc rực rỡ trong thành tựu nghiên cứu của các nhà bác học và các tổ chức này được đánh dấu bằng năm 1837, James Prinsep, giải mã được chữ Brami, nhờ đó đọc được những dòng chữ trên “cột Ashoka”. Những năm cuối thế kỉ XIX, xuất hiện hàng loạt chuyên gia Ấn Độ học Anh, Pháp, Đức, vừa dịch vừa nghiên cứu toàn diện về văn minh Ấn Độ, những tên tuổi lừng lẫy như R.T.H. Griffiths, J.Eggeling ), A.Bergaigne, A.Barth, E.Senart v.v…

Những nhà sử học Ấn Độ cũng đã góp phần xứng đáng vào việc nghiên cứu lịch sử và văn hóa dân tộc mình. Tiến sĩ A.Ghosh thay John Marshall làm giám đốc sở khảo cổ, từ sau 1954, đã phát hiện Rajagriha, cùng với những nhà sử học khác như P.Aiyangaro), N.P. Chakravarti, R.K.Mookerjee, K.A.Nilakantha Sastri, R.S. Sharma ”, và các nhà minh văn học như H.K.Shastri.

Ngày nay, sự hiểu biết về lịch sử và văn hóa Ấn Độ cổ đại đã rất phong phú và ngày càng có nhiều vấn đề lí thú, hấp dẫn. Cùng với một đội ngũ các nhà nghiên cứu rất uyên bác, đông đảo và rộng rãi ở nhiều nước. Ấn Độ học đã trở thành một điểm thu hút sự quan tâm của nhiều người trên thế giới.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Quá trình nghiên cứu Lịch sử Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/qua-trinh-nghien-cuu-lich-su-an-do-co-dai/feed/ 0
Thời tiền sử và nền văn hoá Sông Ấn (Indus) https://ngaydacbiet.com/thoi-tien-su-va-nen-van-hoa-song-an-indus/ https://ngaydacbiet.com/thoi-tien-su-va-nen-van-hoa-song-an-indus/#respond Fri, 16 Jul 2021 12:04:57 +0000 https://ngaydacbiet.com/thoi-tien-su-va-nen-van-hoa-song-an-indus/ Giữa những năm 30, nhóm những nhà khảo cổ học hỗn hợp của hai trường Đại học Yale-Cambridge tiến hành khai quật di chỉ hóa thạch ở đồi Sixalik nằm trên biên giới phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Ở đây, họ đã tìm thấy một số răng và mảnh hàm trên một loài vượn […]

Bài viết Thời tiền sử và nền văn hoá Sông Ấn (Indus) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Giữa những năm 30, nhóm những nhà khảo cổ học hỗn hợp của hai trường Đại học Yale-Cambridge tiến hành khai quật di chỉ hóa thạch ở đồi Sixalik nằm trên biên giới phía bắc Ấn Độ và Pakistan. Ở đây, họ đã tìm thấy một số răng và mảnh hàm trên một loài vượn nhân hình, và đặt tên là Ramapithécus – cũng có thể gọi là vượn Ấn Độ. Ramapithécus đã tiến xa hơn Dryopithékus, có niên đại khoảng hơn 10 triệu năm, là tiền thân của Australopithékéus và Homo Erectus.

Do đó, Ấn Độ rất có thể là một cái nôi của quá trình chuyển biến từ vượn thành người. Tuy nhiên, những dấu tích tiếp nối còn bị đứt quãng. Không có hóa thạch xương, nhưng hai nền văn hóa đá cũ hậu kì đã được phát hiện, có niên đại khoảng từ 400.000 đến 200.000 năm. Đó là văn hóa Soan ở Tây – Bắc, trên hạ lưu sông Ấn và văn hóa Madras ở miền Nam.

Sự phát triển của nền văn hoá Sông Ấn

Đồ đá nhỏ hay đá giữa cũng tìm thấy ở miền Nam (vùng Tinnevelly) và miền Đông bắc (vùng Tây Bengal). Đồ đá mới đã được phát hiện một cách rộng rãi hơn trên hầu khắp tiểu lục địa Hindustan: từ vùng cực bắc Kasamia đến miền Nam Đêcan, ở Belle từ triền sông Indus ở tây bắc, Axam và Orixa ở đông bắc.

Đáng chú ý là sự phát triển phong phú của văn hóa đá mới trên lưu vực sông Ấn (Indus), trong các thiên kỉ IV và III TCN, chuẩn bị cho sự ra đời của nền văn minh đồng thau ở đây: văn hóa Nal trên dãy đồi Baluchistan, ở miền Nam và văn hóa Kulli ở Punjab, miền Bắc Indus là nền văn hóa đá mới, với những dấu vết cư trú thành làng xóm của dân cư.

Việc phát hiện dấu tích các thành phố cổ trên các di chỉ Harappa và Mohendjo-Daro đã đưa dân tộc Ấn Độ trở thành chủ nhân của một nền văn minh vào hàng cổ nhất và phát triển nhất trên thế giới. Hai địa điểm này cách nhau rất xa, chỉ tình cờ mà phát hiện được: Harappa ở Tây Punjab, thượng lưu Indus, còn Mohendjo – Daro ở vùng Sind, bắc hạ lưu Indus.

Mỗi thành phố cổ này gồm có 2 khu: khu thành là nơi có dinh thự, đền đài và khu cư dân. Báo cáo của J.Marshall cho hay, ở Ai Cập hoặc Lưỡng Hà, những cung điện và đền thờ quá nguy nga, đồ sộ, thật tương phản với nhà dân là những túp lều tranh vách đất, nhưng ở thung lũng sông Indus “những công trình kiến trúc đẹp nhất lại là những công trình được xây dựng vì sự tiện lợi của các công dân”.

Khu dân cư là “những đường phố quy hoạch tốt và một hệ thống tiêu nước đàng hoàng, thường xuyên được nạo vét, phản ánh sự thận trọng của một chính quyền thường trực nào đó của thành phố”.

Ở đây có những ngôi nhà hai tầng, xây bằng gạch nung, những nhà tắm công cộng và phòng tắm riêng “tốt nhất chưa hề thấy ở đâu”. Ở đây còn có những nhà kho đựng lúa, những quầy hàng kiểu cửa hàng nhỏ nằm liền một dãy mà theo J.Nêru, “gây ấn tượng về một cái chợ Ấn Độ ngày nay”, những kho hàng gắn liền với những ngôi nhà riêng rộng rãi “cho thấy một cộng đồng thương nhân hùng mạnh và phồn vinh”.

Chính là trong phố buôn này “người ta đã thu được những dấu tích của một sự giàu có đáng ngạc nhiên”: đồ trang sức bằng vàng, bạc, ngọc, đồ gốm có men, đồ đựng bằng đồng, một số loại vũ khí, một số tượng người và dấu vết của vải dệt sợi bông.

Ở Harappa, người ta đã tìm thấy tới 2000 con dấu hình vuông hoặc chữ nhật, bằng đất nung, có hình người hoặc thú và có chữ. Hiện nay, người ta vẫn chưa đọc được chữ này, nhưng dù sao những con dấu Harappa cũng nói lên mối quan hệ buôn bán giữa lưu vực sông Indus với bên ngoài, chủ yếu là với Iran, Trung Á, và Tây Á. Một số sản phẩm thủ công của vùng Indus có mặt ở Lưỡng Hà và ngược lại, một con dấu hình trụ của Lưỡng Hà được chế tạo mô phỏng ở Indus, đã nói lên quan hệ giao lưu thương mại giữa hai vùng.

Căn cứ vào các hiện vật, văn hóa sông Indus được định niên đại vào khoảng 3000 – 1500 năm TCN, vào thời kì kĩ nghệ đồng và đồng thau, đại để cùng thời với văn hóa cổ đại Ai CậpLưỡng Hà. Ở đây kém về những công trình kiến trúc đồ sộ, về số lượng văn tự so với Ai Cập, Lưỡng Hà, nhưng lại có phần hơn về kiến trúc và quy hoạch thành thị cổ, về một số sản phẩm thủ công, đặc biệt là vải sợi bông và gốm tráng men.

Chủ nhân của văn hóa Indus chưa biết kĩ nghệ sắt, chưa biết dùng ngựa, không trồng lúa nước mà trồng đại mạch. Nhưng nông nghiệp đã phát triển, có thóc dư thừa chứa trong kho đụn, công thương nghiệp đã phát triển. Họ đã có một đời sống đô thị khá phát triển cả về mặt vật chất và tinh thần, đến mức, theo J. Marshall, “trên một vài phương diện thậm chí còn cao hơn nền văn minh Lưỡng Hà và Ai Cập đương thời”.

Sự suy sụp của văn hoá Sông Ấn

Tuy nhiên, văn hóa Sông Ấn có những dấu hiệu suy sụp nhanh chóng, thậm chí có vẻ đột ngột và được tiếp nối bởi nền văn hóa sông Hằng ở đông – bắc mà chủ nhân là một tộc người đến sau, người Arya, khiến người ta phải suy xét đến nguyên nhân của sự suy sụp của nó.

Có những dấu hiệu chứng tỏ chủ nhân của văn hóa Harappa và Mohendjo-Daro là dân bản địa Dravida. Trước hết, nền văn hóa sông Hằng tiếp sau về thời gian nhưng lại mang những đặc điểm riêng, không tiếp nối văn hóa Sông Ấn.

Miền Nam có dấu tích văn hóa cự thạch, có thể là chịu ảnh hưởng từ vùng Địa Trung Hải, còn ở Harappa thì có hẳn một số di cốt thuộc nhóm cư dân cổ Địa Trung Hải. Điều đó nói lên có thể có mối quan hệ giống nhau giữa dân bản địa Ấn Độ cả ở Sông Ấn và miền Nam, với Tây Á và Địa Trung Hải từ thời đại đồ đồng. Ngoài ra những bức tượng “vũ nữ” phát hiện được ở Harappa, có nước da đen, môi dầy, giống người Dravida miền Nam, cũng cung cấp thêm hình ảnh sinh động về một cái nền tộc người nguyên thủy trên bán đảo này.

Cư dân cổ nhất ở Ấn Độ là người Nêgritô, thuộc chủng tộc đen mà hậu duệ ngày nay của họ là những bộ lạc nói tiếng Munda. Tiếp đó là người Australoid, tức là người Negroid có pha trộn ít nhiều yếu tố vàng Mongoloid, tạo thành nhóm Dravida ở Ấn Độ. Cả hai nhóm này ngày nay sống tập trung chủ yếu ở miền Nam, chủ yếu là cao nguyên Đêcan nhưng đã từng có mặt ở lưu vực sông Ấn, qua việc phát hiện và phân tích di cốt của họ ở di chỉ Harappa. Ở Harappa còn có chủng tộc Vàng Mongoloid, nhưng người Mongoloid sống tập trung chủ yếu ở đông bắc, vùng chân núi Himalaya, thuộc dòng ngôn ngữ Hán Tạng.

Vì sao có sự tàn lụi của văn hóa sông Ấn?

Một số tác giả đã đưa ra nguyên nhân thuộc các điều kiện tự nhiên: hạ lưu sông Indus đổi dòng, lũ lụt v.v… Đây là những giả định chưa có cơ sở chắc chắn, nhưng có thể đã giữ vai trò là một tác nhân hết sức quan trọng. Dù rằng có thể có cư dân đến sau chinh phục thung lũng Sông Indus, thì dẫu sao họ xâm chiếm và sử dụng cái cơ sở kinh tế sẵn có vẫn còn có lợi hơn phải chuyển đi chỗ khác xây dựng từ đầu, sau khi phá sạch cái cũ. Vậy là chính ở đó cũng khó sống, nhân loạn li thì bỏ đi tìm chỗ khác thuận lợi hơn.

Những khó khăn đó là gì?

Hiện nay chưa thể khẳng định một cách dứt khoát, nhưng tình trạng khí hậu ngày càng khô nóng hơn và tình trạng sa mạc hóa ngày càng mở rộng hơn ở tây – bắc Ấn Độ là một thực tế rõ ràng. Sa mạc Thar đã lan rộng đến các vùng Sind, hạ lưu Indus. Gió thổi cát bay liên tục về phía tây, nên ở Mohendjo – Daro, từng lớp cát chồng lên nhau khiến người ta phải tôn cao nhà sau mỗi thời gian. Có những bức tường đã phải xây nối lên cao 2, 3 lần vì mức nền cũ bị cát phủ đã không còn độ cao cần thiết. Nước mưa và nước sinh hoạt do đó cũng hiếm hơn.

Trong một thời gian rất dài, các nhà nghiên cứu cổ sử Ấn Độ đều tìm nguyên nhân của sự suy tàn của văn hóa sông Indus ở sự xuất hiện, tiến công và tàn phá của người Arya.

Gần đây, Romita Thapar lưu ý rằng Arya không phải là một thuật ngữ dân tộc học mà là ngôn ngữ học. Đó là dân nói ngôn ngữ Ấn – Âu. Không có sự khẳng định dân tộc học về sự hiện diện của một tộc người Arya ở Ấn Độ.

J.M. Datla đã nói quá khi cho rằng số dân Ấn Độ ở thế kỉ IV TCN là 181 triệu, nếu so sánh với con số 100 triệu mà W.H. Morulanh đoán chừng vào thế kỉ XVII và con số của chính quyền Anh tiến hành thống kê vào năm 1881 là 253 triệu. Nếu như vào thiên kỉ II TCN, dân số Ấn Độ chỉ là mười triệu thì một số bộ lạc Arya cần phải có bao nhiêu và lấy số dân từ đâu để chiến thắng được người Dravida?

Nghĩ về một sự thiên di ồ ạt, chinh phục, nô dịch tàn phá của người Arya có lẽ là quá đáng. Nhưng rõ ràng là có sự thiên di của dân nói ngôn ngữ Ấn – Âu. Có thể là họ đã đến làm nhiều đợt. Nhưng đợt có ý nghĩa quyết định nhất và sớm nhất đã diễn ra khoảng giữa thiên kỉ II TCN. Đây là thời gian có những cuộc thiên di của dân Nam Âu đến vùng Đông Địa Trung Hải (trường hợp người Akeens và Doriens đến Hi Lạp) và từ Địa Trung Hải đến Tiền Á (trường hợp người Philistins) v.v… sự biến động về kinh tế, chính trị và dân cư diễn ra sôi nổi ở nam châu Âu và Đông Địa Trung Hải, chứ chưa phải ở Trung Á và Iran. Một bộ phận của dân Địa Trung Hải và thậm chí Nam Âu đã rong ruổi đường trường, thiên di đến tận Bắc Ấn Độ, nên trong các di cốt tìm thấy ở Harappa, còn có cả người Địa Trung Hải đến sớm.

Một số ít dừng chân ở thung lũng sông Indus nhưng chẳng được bao lâu vì những hoàn cảnh tự nhiên khó khăn ở đây mà chính dân bản địa cũng đang bị suy giảm và chuyển cư về miền Nam.

Phần lớn người Arya đã không dừng lại ở sông Indus mà tiếp tục đi sang phía đông và định cư trên lưu vực sông Ganga. Một lớp văn hóa Arya trùm lên văn hóa bản địa Dravida. Dân nói tiếng Ấn – Âu-Arya, gọi như thế vì được coi là dân từ Iran đến, nhưng rất có thể là từ xa hơn, qua Iran đến Ấn Độ.

Căn cứ vào đâu để nói rằng người Arya (đúng ra là các bộ lạc nói ngôn ngữ Ấn – Âu từ phương Tây) tới Ấn Độ vào khoảng 1500 TCN? Các thư tịch Phạn ngữ (Sanskrit) sau này đều đưa truyền thống Arya ở Ấn Độ ngược thời gian lên tới thiên kỉ III TCN, nhưng như đã nói ở trên, văn hóa Sông Indus mang đậm sắc thái bản địa Dravida. Nền văn hóa này đã tàn lụi khoảng trước 1500 TCN, để sau đó xuất hiện một nền văn hóa mới ở thung lũng sông Ganga.

Tuy nhiên, các sự kiện, các địa danh mà thư tịch Phạn ngữ nói tới, chỉ xuất hiện từ đầu thiên kỉ I TCN, đồ gốm men xám đặc trưng của thung lũng Gapa, phát hiện ở di chỉ Aligarth (cách Đêli khoảng 100 km về phía đông nam) có niên đại sớm nhất được biết hiện nay là khoảng năm 1100 – 100 TCN. Đồ sắt có niên đại sớm nhất được biết qua di chỉ ở Hastinapur là khoảng 700 TCN.

Dân bản địa ở lưu vực Ganga cũng như ở miền Nam (Đêcan) vẫn còn sống trong thời đại đá mới và đồ đồng, vừa chăn nuôi vừa là nông nghiệp sơ khai, chế tác đồ gốm, mộc quét mầu vàng bằng thổ hoàng. Các bộ lạc Arya đến sau, khoảng 1500 TCN, đã lập các làng xóm của mình, ở thượng và trung lưu Ganga, sau tiến dần về hạ lưu Ganga. Nhờ người Arya mà vùng Ganga lần đầu tiên biết dùng ngựa. Còn người Arya đã học dân bản địa nghề trồng lúa đã nhanh chóng chuyển từ nghề chăn nuôi du mục sang định cư làm nông nghiệp, đã phát triển năng động và nhanh chóng chiếm ưu thế và làm chủ lưu vực Ganga.

Ở đây, trùm lên trên lớp gốm thổ hoàng là gốm men xám có hoa văn ở phía tây và gốm đen bóng ở phía đông Ganga. Hai loại gốm này là sản phẩm đặc trưng của người Arya ở Ganga.

Sự phát triển và chuyển biến như vậy đã diễn ra một cách từ từ, có lẽ suốt nửa sau thiên kỉ II TCN.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Thời tiền sử và nền văn hoá Sông Ấn (Indus) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thoi-tien-su-va-nen-van-hoa-song-an-indus/feed/ 0
Lưu vực sông Hằng thời sơ sử (khoảng năm 1000 – 600 TCN) https://ngaydacbiet.com/luu-vuc-song-hang-thoi-so-su-khoang-nam-1000-600-tcn/ https://ngaydacbiet.com/luu-vuc-song-hang-thoi-so-su-khoang-nam-1000-600-tcn/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:41:47 +0000 https://ngaydacbiet.com/luu-vuc-song-hang-thoi-so-su-khoang-nam-1000-600-tcn/ Một số tác giả đã phác họa ra một hình ảnh sai lệch: “dường như từ khi người Arya đến lưu vực sông Hằng (Ganga) đã lập thành một xã hội chia đẳng cấp, một thể chế, một tổ chức thống nhất chung cho toàn bộ người Arya”. Đầu thế kỉ VI TCN mới hình […]

Bài viết Lưu vực sông Hằng thời sơ sử (khoảng năm 1000 – 600 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Một số tác giả đã phác họa ra một hình ảnh sai lệch: “dường như từ khi người Arya đến lưu vực sông Hằng (Ganga) đã lập thành một xã hội chia đẳng cấp, một thể chế, một tổ chức thống nhất chung cho toàn bộ người Arya”.

Đầu thế kỉ VI TCN mới hình thành một số tiểu quốc Arya trên thung lũng sông Hằng và cuộc đấu tranh thống nhất thung lũng này diễn ra trong nửa sau thế kỉ VI. Trước đó là các công xã nông nghiệp Arya đang trên đường chuyển biến và đấu tranh vươn lên giành ưu thế với nhau.

Người Harappa đã có chữ viết từ khoảng 3000 năm TCN nhưng người Arya đến đây vẫn chưa có. Mọi kinh kệ và truyền thuyết đều chỉ được truyền miệng. Khoảng năm 700 TCN mới xuất hiện chữ viết và năm 500 TCN mới được dùng phổ biến. Hệ thống chữ viết này chịu ảnh hưởng văn tự semitic (Tây Á) và ghi chép lại một hệ ngôn ngữ rất gần gũi với cấu trúc và âm vị của tiếng La tinh, Hi Lạp. Do đó được gọi chung là hệ ngôn ngữ Ấn – Âu.

Những ghi chép muộn hơn về thời xa xưa, nguồn gốc, nhưng có những căn cứ để định niên đại và do đó được biết, chúng cũng không quá xa xôi.

Văn liệu xưa nhất là kinh Veda, và là bộ đầu tiên của kinh này, gọi là Rig-Veda cho biết về giai đoạn đầu người Arya đến Ấn Độ (khoảng nửa sau thiên kỉ II TCN). Hai bộ sử thi Ramayana và Mahabharata phản ánh tình hình Đông – Bắc Ấn Độ trong khoảng 1000 – 700 năm TCN. Puranas là một tập hợp huyền thoại được thực hiện tương đối muộn (500 TCN – 500 CN) kể lại nguồn gốc của người Ấn Độ, từ khởi thủy, những huyền tích và thần thoại liên quan đến đời sống người Ấn Độ.

Theo Puranas, người Arya thuộc dòng dõi Manu, một biến âm của Manava, nghĩa là người, con người. Đây là cách tự gọi phổ biến của nhiều tộc châu Á, thời công xã nguyên thủy. Họ đến lưu vực sông Hằng, khai phá đất đai, làm nông nghiệp. Họ đã từng tiếp xúc với dân Lưỡng Hà nên tiếp thu một phần huyền thoại nơi đó làm của mình, như nạn đại hồng thủy rồi thần thánh cứu vớt, những người còn lại tái lập cơ nghiệp, sinh con đẻ cái v.v…

Rig-Veda là thư tịch gắn với giai đoạn này một cách thiết thực, nên tuy là một bộ “kinh” Bà la môn, toát lên đầy sự huyền hoặc, nhưng cũng chứa đựng nhiều điều xác thực. Các bộ lạc Arya đang trên đường phân hóa, xã hội chia thành đẳng cấp giàu nghèo, các công xã đóng kín phân biệt với người bản địa có trước và giữa các công xã của người Arya với nhau. Các tín ngưỡng và tôn giáo ban đầu có thấm đượm vai trò của các tinh linh và có tính chất tản mạn.

Tuy nhiên, Veda được viết lại tương đối muộn, nên ngoài điều ghi nhớ những gì đã diễn biến đương thời (khi người Arya mới vào thung lũng sông Hằng) thì còn xen lẫn cả những sự kiện của thời sau. Trong khi đó, phản ánh tình hình tiếp theo, tức là những thế kỉ đầu của thiên kỉ I TCN, ở vùng Bắc Ấn Độ, chính là các sử thi Mahabharata và Ramayana. Mahabharata (Bharat vĩ đại) là một tập thơ dài 107,000 khổ thơ (2 câu) 8 chữ, dài vượt xa sử thi của các dân tộc, kể về nữ thần Shakuntala sinh ra Bharat. Bharat là “vua” đầu tiên, thủy tổ của 2 dòng họ, cũng là 2 bộ lạc Kauravas và Pandavas. Pandavas là dòng chính được kế ngôi, trị vì ở kinh đô Hastinapur (phía bắc Delhi), nhưng dòng Kauravas muốn tranh ngôi, dẫn tới một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn, liền 18 ngày đêm trên cánh đồng Kuru (Kurukshetra). Bên Pandavas thắng, nhưng chết gần hết, bên thua thì chẳng còn ai sống sót. Bhishma thuộc dòng Pandavas lên ngôi.

Sử thi Mahabharata phản ánh cuộc đấu tranh giữa 2 bộ lạc thủy tổ của người Arya trong điều kiện xã hội đã phân hóa, nẩy sinh tư hữu, tranh giành của cải, đất đai, ưu thế xã hội chính trị trong quá trình thành lập nhà nước.

Tương truyền tác giả của Mahabharata là Vyasa. Từ này lại có nghĩa là “người sưu tập”. Thực tế có lẽ nó được tập hợp và chỉnh lí bởi hàng trăm thi sĩ dân gian từ những năm đầu của thiên kỉ I TCN đến thời Gupta, thế kỉ IV CN. Cho nên nó vốn là bản anh hùng ca chiến trận của tầng lớp Kshatriya, về sau lại bị tầng lớp Bà la môn lồng thêm vào nội dung mới. Bản thân sự tích chiến trận chỉ chiếm 20% số câu. Phần còn lại, mượn lời các nhân vật để nói về thiết chế đẳng cấp, luật lệ, về di sản, cưới xin, phong tặng, lễ nghi, qua đó dạy bảo dân về luật Manu, quan niệm Yoga, nguyên tắc đạo đức, triết học Sankhya và Upanishad.

Sử thi Ramayana (những chiến tích của Rama) dài 24.000 khổ thơ, cốt truyện được kết cấu chặt chẽ hơn Mahabharata.

Tương truyền tác giả của bộ sử thi này là Valmiki, nhưng có lẽ ông cũng chỉ là người chỉnh lí, hoàn thiện một công trình tập thể của hàng trăm nghệ sĩ dân gian, sáng tác trong thời gian dài hàng thế kỉ. Ramayana phản ánh một giai đoạn muộn hơn Mahabharata ít nhiều, khi người Arya đã mở rộng địa bàn cư trú về phía đông, đến trung và hạ lưu sông Hằng, đã tiến về phương Nam và vượt biển sang đảo Lanka.

Truyện kể hoàng tử Rama nước Kosala (nay cách địa bàn diễn ra sự kiện Mahabharata khoảng 700km về phía đông) thi tài và được kết duyên cùng công chúa Sita, con vua Janak nước Videha. Bị thứ phi ghen ghét, lừa, khiến vua cha đày hoàng tử Rama và Sita vào rừng. Ở rừng, Sita bị “quỷ” Ravana bắt mang về đảo Lanka. Rama tiến hành một cuộc viễn chinh lớn đến tận xứ sở Ravana, giao tranh ác liệt và cuối cùng nhờ “vua khỉ” Hanuman hỗ trợ, đã chiến thắng Ravana, cứu được nàng Sita xinh đẹp và chung thủy. Rama lên ngôi, vinh hiển và hạnh phúc.

Dù muộn hơn Rig Veda, cả Mahabharata và Ramayana đều mới phản ánh một xã hội đang phân hóa, đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và sự hình thành nhà nước. Cuộc xung đột giữa Rama và Ravana phải chăng là sự đấu tranh trên con đường phát triển giữa cư dân nông nghiệp ở lưu vực Sông Hằng với dân săn bắn và lượm hái trong vùng núi Vinđia. Con đường đi quá đến Lanka có lẽ là sự sáng tác bổ sung của một soạn giả ở giai đoạn muộn. Và trong đó, Janak, vua của Videha đang cày ruộng thì thấy xuất hiện giữa luống cày một cô bé, mà ông nhận làm con gái – công chúa Sita.

Như thế, từ Veda đến Ramayana, một giai đoạn khoảng 900 năm, từ 1500 – 600 TCN, là thời gian người Arya định cư ở lưu vực sông Hằng, chuyển từ săn bắn, hái lượm sang nông nghiệp. Dân vùng sông Ân chỉ trồng đại mạch (Yava) thì ở đây họ bắt đầu dùng ngựa và trồng lúa nước. Họ dùng công cụ đồng và đá để đẽo các dụng cụ bằng gỗ, nhất là lưỡi cày. Họ còn đan bện các đồ dùng bằng lau sậy, thuộc da, làm đồ gốm mà loại phổ biến là gốm đen bóng có hoa văn giải bằng chấm. Cuối giai đoạn này, từ khoảng 800 năm TCN, kĩ nghệ luyện sắt được áp dụng, đã thúc đẩy nghề rèn đúc kim khí (đồng, sắt), làm đồ gỗ, nhất là xe kéo, nhà cửa. Thợ mộc và thợ rèn là những tầng lớp được xã hội quý trọng.

Bắt đầu xuất hiện thương nghiệp.

Người ta trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp giữa các vùng, có lẽ cũng đã xuất hiện cả ngoại thương. Các tài liệu đã nói tới việc buôn bán ven biển với vịnh Ba Tư và Hồng Hải. Hẳn là hình thức phổ biến vẫn còn là trao đổi trực tiếp tuy đã bắt đầu xuất hiện hình thức vật trung gian. Lúc đầu vật đó là con bò, sau dùng cả vàng thoi – nishka. Nishka sau trở thành tên gọi tiền vàng.

Các tài liệu nói tới các vương quốc (rashtra), các vua (raja) nhưng thực ra mới chỉ là thủ lĩnh quân sự, đứng đầu liên minh bộ lạc (jana), gồm các bộ lạc (vish) ; mỗi bộ lạc gồm một số làng (grama) vốn là thị tộc; mỗi làng có một số gia đình (kula), đứng đầu là một bộ lão gia trưởng (kalapa). Sinh hoạt cộng đồng vẫn còn được giữ dưới hình thức Hội nghị toàn thể thành viên (samiti), cũng như Hội đồng bô lão (sabha) của cộng đồng.

Ngôi vua được củng cố vào đầu thiên kỉ I TCN, dựa vào một hội đồng bô lão, một vị tư tế (purohita) và một chỉ huy quân sự (senani), dần dần được bổ sung bằng đội ngũ các quan ngân khố, lương thảo v.v…

Rig Veda đã nói về việc thần Brama sinh ra những tầng lớp người khác nhau. Có 4 tầng lớp là Braman (sinh ra từ mồm), Ksatria (từ tay), Vaisia (từ đùi) và Sutra (từ bàn chân của thần Brahma).

Tuy nhiên, trong cộng đồng người Arya chưa có sự phân biệt đẳng cấp. Người ta đã thấy nhiều trường hợp “tôi là ca sĩ, còn cha tôi là thầy lang và mẹ tôi xay bột”. Chỉ mới có sự phân hóa xã hội thành thượng lưu (vốn là quý tộc thị tộc), tăng lữ và dân chúng những người làm nghề nông và thủ công. Chưa có sự lưu truyền bắt buộc về nghề nghiệp cũng như chưa có lệ cấm kết hôn giữa tầng lớp này với tầng lớp khác.

Nhưng cũng như các cư dân nguyên thủy khác, người Arya liên kết với nhau trong mỗi cộng đồng, phân biệt với dân bản địa là người ngoài cộng đồng. Họ gọi dân làm nghề chăn nuôi ở Đông bắc Ấn Độ là Panis và dân làm ruộng là Dasa. Shuhra hẳn là được dùng để chỉ tầng lớp này, Dasa, những người không phải nguồn gốc Arya.

Như vậy, trong xã hội Arya mới có sự phân hóa bước đầu, sự phân biệt cao thấp về tài sản và địa vị, nhưng lại có sự phân biệt rõ ràng giữa cộng đồng Arya với người bản địa, gọi là Dasa (hay Panis).

Sự phân chia xã hội và quan hệ như thế, được gọi là varna, màu sắc hay “chế độ chủng tính“, dường như muốn nhấn mạnh đến sự phân biệt chủ yếu giữa cộng đồng Arya và ngoài cộng đồng.

Dân bản địa Dravida qua nền văn hóa Harappa đã có những tín ngưỡng còn mang nhiều yếu tố nguyên thủy: thần mẹ, thần cây… Người Arya đến, đã tiếp thu và làm phong phú thêm tín ngưỡng này. Họ tôn thờ Mặt Trời (Surya), Mặt Trăng (Soma), Thần Chết (Vama), Thần Lửa (Agni). Kinh Veda cho biết họ còn có thêm hệ thống thần thánh Veda – những vị thần gần gũi trực tiếp với đời sống con người : Brahma – thần Sáng tạo, Shiva – thần Hủy diệt, và Vishnu – thần Bảo vệ.

Veda còn cho biết quan niệm của tín ngưỡng Veda về số phận của con người hiện tại là cái kết quả, hay “nghiệp” (Karma) của kiếp trước và người ta mong mỏi ở một kiếp sau tốt đẹp hơn. Con người phải nhận số phận và cái nghiệp vì đó là Đạo Pháp (Dharma), quy tắc căn bản do Thần thánh đặt ra.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Lưu vực sông Hằng thời sơ sử (khoảng năm 1000 – 600 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/luu-vuc-song-hang-thoi-so-su-khoang-nam-1000-600-tcn/feed/ 0
Các quốc gia sơ kỳ và bá quyền Magađa (600 – 321 TCN) https://ngaydacbiet.com/cac-quoc-gia-so-ky-va-ba-quyen-magada-600-321-tcn/ https://ngaydacbiet.com/cac-quoc-gia-so-ky-va-ba-quyen-magada-600-321-tcn/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:31:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/cac-quoc-gia-so-ky-va-ba-quyen-magada-600-321-tcn/ Từ thế kỉ VI TCN, các minh văn, tác phẩm Arthasastra của Kautilya, các ghi chép về Phật và các ghi chép của người Hi Lạp muộn hơn một chút, đã cung cấp những hiểu biết tương đối chính xác về Ấn Độ và chủ yếu là lưu vực sông Hằng, trong khoảng 5 thế […]

Bài viết Các quốc gia sơ kỳ và bá quyền Magađa (600 – 321 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Từ thế kỉ VI TCN, các minh văn, tác phẩm Arthasastra của Kautilya, các ghi chép về Phật và các ghi chép của người Hi Lạp muộn hơn một chút, đã cung cấp những hiểu biết tương đối chính xác về Ấn Độ và chủ yếu là lưu vực sông Hằng, trong khoảng 5 thế kỉ (6 – 2 TCN).

Từ những công xã cổ xưa, hàng loạt tiểu quốc đã hình thành trên hai bờ sông Hằng. Một số tiêu quốc vốn chỉ là 1 bộ lạc, một số khác xây dựng trên cơ sở liên minh của 2 bộ lạc. Bộ máy cai quản quốc gia do vua đứng đầu đã hình thành, đóng ở kinh đô. Kinh đô là một thành thị cổ, trung tâm quốc gia, nơi có vua, các quan và tăng lữ, nơi sống tập trung dân cư làm nghề thủ công và buôn bán. Do đó, thành thị hay kinh đô có dinh thự, nhà cửa và phố xá, nhưng một thời gian dài, tất cả đều được làm bằng gỗ.

Thí dụ, ta được biết ở thượng lưu sông Indus vẫn có tiểu quốc Kamboja và Gandhara, (kinh đô là Taxila) ; còn lưu vực Ganga có Koshala (kinh đô là Ayodhya), Vrijis (Vaishali), Vatsa (Kaushambi), Kashi (Kashi), Magadha (Rajagriha), Anga (Champa) v.v…

Các quốc gia này cạnh tranh và thôn tính lẫn nhau, nên sang thế kỉ V TCN chỉ còn lại 4 quốc gia – Kashi, Koshala, Magadha và Vrijis trong đó Magadha nhanh chóng giành được ưu thế hơn cả.

Magadha nằm ở hạ lưu Ganga, nhưng cách miền của sông nhiều đầm lầy và nhiều bất trắc của lũ lụt, là xứ sở của Anga – Champa. Đất đai rộng và phì nhiêu, đường liên hệ với các quốc gia ở thượng lưu và cửa sông Ganga đều thuận tiện.

Ông vua đầu tiên của Magadha mà ta biết hiện nay là Bimbisara (khoảng 550 – 490 TCN). Thời Bimbisara trị vì cũng là thời của Phật (khoảng 560 – 480 TCN) tuy rằng, theo Phật tích, Phật sinh cùng năm với Bimbisara nước Magadha và Prasenajit nước Koshala. Phật là hoàng tử nước Shakyas, sống ở kinh thành Kapilavastu, dưới chân Himalaya. Trong quá trình phát triển, Shakyas bị thu hút vào Vrijis, rồi sau đó vào Magadha.

Phật tiếp nhận một cách căn bản những quan niệm của đạo Bà la môn, đã phát triển và làm phong phú cho những quan niệm này.

Tuy nhiên, sự xuất hiện Phật và những quan niệm của Phật đã cho thấy những nhu cầu phát triển mới của Ấn Độ. Việc đề xướng con đường “giải phóng” nhân thân bằng diệt dục, bằng sự chống đối mọi ham muốn về sắc, lợi, danh… nói lên sự khác biệt xã hội, sự bon chen cạnh tranh của một xã hội tư hữu, phân đẳng cấp và khổ sở vì sự tham lam. Chuyện kể một nhà giàu muốn mua đất để dựng tịnh xá cho Phật, chủ đất đòi dải vàng kín đến đâu thì bán cho đến đó. Vàng đã dải kín 80 khoảnh đất, dù là cường điệu đến đâu thì cũng đã nói lên sự phân hóa giàu nghèo đáng kể lúc bấy giờ.

Nhưng theo quan niệm Phật, việc giải phóng là tự mình, có nghĩa là không cần thiết có sự can thiệp của tăng lữ, trong đó, mọi người đều có thể thực hiện như nhau, có nghĩa là không phân biệt đẳng cấp, quốc gia : “Con đường giải thoát mở ra cho mọi người… như những dòng sông đi đến biển cả thì không còn giữ tên sông mà chỉ còn tên gọi Đại dương, nhưng người của 4 đẳng cấp, quý tộc và Bà la môn, Vaisia và Sutra khi vào Tăng già (Sangha) thì chỉ còn một tên gọi, là những Thiện nhân của ta”.

Giáo lý Phật phản ánh đòi hỏi của thời đại là sự không thừa nhận chế độ varna, nhất là sự cách biệt có tính chất chủng tộc giữa dân bản địa và Arya, sự lỗi thời của tình trạng phân chia, thành tiểu quốc và vai trò của tăng lữ Bà la môn riêng biệt trong mỗi quốc gia. Quan niệm như thế có ý nghĩa tích cực về mặt xã hội, đã khuyến khích và hỗ trợ cho sự đấu tranh thống nhất Ấn Độ mà trước tiên là thống nhất lưu vực Ganga.

Tuy nhiên, đấu tranh thống nhất là một quá trình lâu dài và phức tạp.

Bimbisara mới làm các việc chủ yếu có ý nghĩa củng cố và xây dựng vương quốc : lập bộ máy hành chính, tăng cường quân đội và quan tâm đến sự phát triển nông nghiệp.

Con là Ajatashatru có vẻ như sốt ruột với các việc làm của vua cha, đã ám sát vua, cướp ngôi. Nhưng với 32 năm cầm quyền (493 – 461 TCN) Ajatashatru làm được khá nhiều việc. Ông giữ quan hệ tốt với Kosala để chinh phục các quốc gia phía đông và nam, rồi quay lại chinh phục Kosala và các quốc gia phía tây. Cuộc chiến với Vrijis ở bắc và Anga ở cửa sông Ganga là những cuộc chiến ác liệt mà thắng lợi đã làm cho Magadha có vai trò bá chủ trên thung lũng Sông Hằng, kiểm soát đường giao thông và thương mại trên sông, cũng như với các xứ sở ở ven Ấn Độ Dương. Ông vua này đã mở mang xây dựng kinh đô Rajagriha nằm gọn trong một thung lũng bao quanh là 5 quả đồi như những thành lũy tự nhiên và còn xây dựng thêm một trấn thành mới nằm quá về phía bắc, ngay trên bờ nam Sông Hằng để kiểm soát thủy lộ, gọi tên là Pataligrama, về sau trở thành Pataliputra phồn thịnh không nơi nào sánh kịp.

Ajatashatru qua đời năm 461 TCN, tiếp theo một giai đoạn nhiều sóng gió, có tới 5 vua liên tiếp tranh ngôi (461 – 413 TCN), rồi kết thúc bằng việc một phó vương tên là Shishunaga giành được quyền bính (413 – 360 TCN).

Giai đoạn này diễn ra mờ nhạt, một người tên là Mahapadma Nanda soán ngôi. Dường như ông vua này có nguồn gốc xuất thân thấp kém, có thuyết nói ông là con của một phụ nữ thuộc tầng lớp Sutra, lại có thuyết nói là con của một cung nữ với một ông thợ cắt tóc. Đây là trường hợp hết sức hiếm hoi ở miền Bắc, vua không xuất thân từ Ksatria.

Tuy nhiên, Nanda và cả vương triều do ông sáng lập (360 – 321 TCN) cũng không phải là một vương triều hèn kém, ngược lại, còn có những thành tựu rực rỡ đáng ghi nhận.

Các vua Nanda quan tâm phát triển nông nghiệp bằng việc thực hiện nhiều công trình thủy lợi, đặt chế độ thuế má và thu thuế hợp lí. Của cải và ngân khố phong túc. Việc cai quản của triều đình trên toàn bộ lưu vực sông Hằng tiếp tục được củng cố cũng nói lên địa vị vững chắc của các vua Nanda. Quân đội được tăng cường làm chỗ dựa và sức mạnh của vương triều, theo các tác giả Hi Lạp, có tới 20.000 kị binh, 200.000 bộ binh, 2000 xe, 3000 voi. Thực là một đối phương đáng ngại của các thế lực ngoại xâm.

Giai đoạn Magadha kể từ Bimbisara đến đây (550 – 321 TCN) chưa phải là giai đoạn hoàn toàn thống nhất mà là bước đầu thống nhất dưới sự lãnh đạo của các vương triều Magadha.

Đây cũng là giai đoạn người Ấn Độ bắt đầu có sự tiếp xúc với người Iran và Hi Lạp.

Năm 530 TCN, Cyrus, hoàng đế Ba Tư đã thực hiện cuộc đông tiến, vượt dãy núi Hinđucuc, chiếm lĩnh vùng sông Indus. Hai quốc gia ở Punjab, là Kamboja và Gandhara đã phải nộp cống thuế cho Ba Tư. Người Ấn Độ còn tham gia quân đội Ba Tư trong cuộc chiến tranh với Hi Lạp (486 – 465 TCN).

Năm 330 TCN, đế quốc Ba Tư sụp đổ trước sự tấn công của Alêchxan, vua xứ Macedonia và thống lĩnh quân đội Hi Lạp – Macedonia. Năm 327 TCN, Alêchxan đưa quân vượt Hindu Kush tiến vào đất Ấn Độ, nhằm hoàn thành việc chinh phục lãnh thổ cũ của Ba Tư. Chiếm được Punjab, Alếchxan nảy ra ý muốn tiếp tục đng chinh, vươn ra tới biển. Nhưng quân lính của ông phản đối, không muốn đi hơn đến một đất nước xa lạ, Alệchxan cho quân xuôi sông Indus ra đến biển và rút quân trở về Babilon.

Vương triều Nanda ở Magadha có vẻ như sẵn sàng chống cự, nhưng chiến tranh đã không xảy ra. Cuộc chinh phục của Alêchxan đến lưu vực sông Ấn đã đem lại những hệ quả rất có ý nghĩa đối với Ấn Độ : đã thúc đẩy quan hệ văn hóa và giao thương đông – tây, đã xóa sạch những quốc gia Ấn Độ vùng Tây – Bắc tạo điều kiện thuận lợi cho việc chinh phục lưu vực sông Indus sau này của vương triều Maurya.

Thung lũng sông Hằng vẫn đứng ngoài những biến động của vùng Tây – Bắc và mặc dù những thăng trầm của nó, vùng này vẫn phát triển và đạt được những thành tựu mới.

Nông nghiệp tiếp tục phát triển nhờ đất đai màu mỡ và hệ thống thủy lợi được mở mang.

Các ngành nghề thủ công có nhiều tiến bộ. Trước tiên là nghề luyện sắt và rèn đúc sắt lần đầu tiên nở rộ dưới thời Magadha. Các mũi lao, giáo, mũi tên sắt, các công cụ sản xuất bằng sắt đã khá phổ biến.

Loại đồ gốm đặc trưng của miền Bắc, có xương gốm mịn, tráng men màu thẫm, ngả từ màu xanh thép, sang xám thẫm và đen bóng ; chủ yếu là đĩa và bát nhỏ, những mặt hàng thương phẩm có giá trị cao.

Người Hi Lạp quen mặc hàng len thô dệt bằng lông cừu, đã tỏ ra vô cùng thán phục vải trắng dệt sợi bông của người Ấn Độ. Một vị tướng của Alêchxan là Nearchus đã tả “họ mặc quần dài chấm gót, choàng tấm vải qua vai, một góc quấn trên đầu, bằng một thứ vải sợi bông trắng chưa từng thấy ở bất cứ nơi đâu, hay là vì bóng tối (của rừng cây) Ấn Độ khiến người ta có cảm tưởng là nó trắng đến như thế…”.

Người Ấn Độ còn đeo hoa tai làm bằng ngà voi, che Ô, đi giầy da thuộc trắng.

Các thợ thủ công sống ở thành thị, tổ chức thành phường hội (Shreni). Các nhà buôn chuyên chở và trao đổi hàng hóa từ hạ lưu sông Hằng đến cửa sông Indus rồi theo đường biển đến vịnh Ba Tư và Hồng Hải, hoặc ngược sông Hằng đến Punjab, qua Taxila, theo đường bộ đến Iran và Tiền Á. Trong việc buôn bán, người Ấn Độ đã đúc tiền bạc và đồng. Tiền đồng đã được phát hiện, nhưng chưa biết giá trị trao đổi của nó.

Về mặt quân sự, ngoài việc tăng cường lực lượng đã nói trên, cũng có những tiến bộ về kĩ thuật. Hêrôđốt tả lính Ấn Độ (trong quân đội Ba Tư) mặc quần áo sợi bông, trang bị cung tre, giáo và mũi tên bằng sắt. Bộ binh có máy bắn đá (Mahaghilakantaka) bắn được những viên đạn đá lớn, có chiến xa (Rathamushala) là loại xe lớn, kéo hay đẩy, có cài gươm dao, có mái che dùng trong việc tấn công xung kích.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Các quốc gia sơ kỳ và bá quyền Magađa (600 – 321 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/cac-quoc-gia-so-ky-va-ba-quyen-magada-600-321-tcn/feed/ 0
Vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ (321 – 232 TCN) https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-morya-va-su-thong-nhat-an-do-321-232-tcn/ https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-morya-va-su-thong-nhat-an-do-321-232-tcn/#respond Fri, 16 Jul 2021 08:21:00 +0000 https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-morya-va-su-thong-nhat-an-do-321-232-tcn/ Sau vương triều Nanda là một vương triều mới, gọi tên là Morya – tên bộ lạc (có nghĩa là con công) cầm quyền ở Magadha. Thủ lĩnh bộ lạc này, tên là Chandragupta, xuất thân là một bộ tướng dưới triều Nanda, một người thuộc đẳng cấp bình dân – Vaishya, có lẽ do […]

Bài viết Vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ (321 – 232 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Sau vương triều Nanda là một vương triều mới, gọi tên là Morya – tên bộ lạc (có nghĩa là con công) cầm quyền ở Magadha. Thủ lĩnh bộ lạc này, tên là Chandragupta, xuất thân là một bộ tướng dưới triều Nanda, một người thuộc đẳng cấp bình dân – Vaishya, có lẽ do có tài nên đã được nhiều lực lượng ủng hộ lên ngôi (321 – 297 TCN).

Chandragupta có một người thầy và người bạn, một tăng lữ Bà la môn, tên là Kautalya, hết lòng bảo trợ phò tá. Chính Kautalya đã soạn tác phẩm Arthasastra (Luận về bổn phận hay còn gọi là khoa học chính trị), vừa là cẩm nang trị nước của nhà vua, vừa là một tài liệu quý để hiểu về thời đó.

Chandragupta một mặt dựa vào Kautalya tổ chức cai trị quốc gia, mặt khác tiến hành chinh chiến mở rộng quyền lực của mình. Nhân sự suy sụp của các quốc gia ở vùng Punjab, sau khi Alechxan rút đi, ông đã chinh phục toàn bộ thung lũng sông Indus. Tiếp đó tiến về miền Trung, đến sông Narmada, phía bắc dãy núi Vindhya, chinh phục vùng này, rồi quay trở lại vượt dãy Hindu Kush, chiếm một vùng rộng lớn ở phía đông Iran, nay là Apganistan (năm 303 TCN).

Ba Tư lúc này được Alechxan giao cho một bộ tướng người Hi Lạp và Seleucds cai quản, Chandragupta chuyển sang kết giao hòa hiếu với vương triều Seleucos và hỏi một công chúa của vương triều làm vợ. Cuộc đời ông chuyển sang theo đạo Giaina, một giáo phái có quan niệm gần Phật giáo nhưng có phần khắc nghiệt chặt chẽ hơn.

Chandragupta qua đời năm 297 TCN, con là Bindusara kế ngôi (297–272 TCN).

Kinh đô đã được chuyển từ Rajagriha về Pataligrama, đổi tên là Pataliputra, có lẽ từ thời Chandragupta để thích hợp với việc cai quản những lãnh thổ rộng lớn hơn, thuận tiện giao thông hơn, xứng với kinh đô của một đế quốc, chứ không phải chỉ là một tiểu quốc sơ kì.

Bindusara hẳn là đã cho mở mang kinh đô mới và tiếp tục theo đuổi cuộc chinh chiến của vua cha, như tên hiệu của ông – Người tiêu diệt các kẻ thù, Amitraghata. Ông đem quân vượt qua dãy Vindhya, tiến về phương Nam đến Dekkan, rồi đến tận Mysor. Thực tế thì Bindusara đã hoàn thành việc chinh phục bán đảo, trừ một phần mỏm cực nam không cần đến chinh chiến vì dân đây là thần phục. Phần duy nhất còn lại chưa chịu khuất phục là Kalinga ở vùng đông bắc, nay là Orissa.

Asôca là con, kế ngôi Bindusara, đã đưa vương triều Morya phát triển đến mức cực thịnh (272 – 232 TCN).

Năm 260 TCN, Asôca đã tiến đánh Kalinga, một cuộc chiến dữ dội, ác liệt mà theo lời ông “150 nghìn người bị bắt mang đi, 100 nghìn bị giết và nhiều lần hơn như thế bị thương vong”. Toàn bộ bán đảo đã thuộc quyền cai quản của vương triều Môrya.

Ông còn cử sứ thần đặt quan hệ ngoại giao với nhiều nước như Syria, Ai Cập, Makedonia và tiếp tục duy trì quan hệ thân hữu với vương triều Seleucos ở Iran. Một người con gái của ông được gả cho một quý tộc Nepal, Asoka quan tâm khuyến khích việc giao thương giữa Ấn Độ với các nước ngoài, mở mang đường sá, bến cảng. Chính Asôca đã cho lập thành phố Srinagar Kashmir, di dân Ấn Độ đến lập nước Khotan, nằm ở Trung Á, giáp tây bắc Ấn Độ. Ở nhiều nơi, Asôca cho xây cột kỉ niệm – gọi là cột Asôca – mô phỏng kiểu cột Persepolis, để ghi nhớ hoạt động của mình, khắc chữ Brahmi, hoặc Kharosthi và đôi khi bằng chữ Aramaic. Các bản văn tự thường được mở đầu, hoặc kết thúc bằng câu “Đức vua (Ashoka) sủng ái của thần thánh (Devanamapiya) Piyadassi đã nói thế…”

Công tích rực rỡ, nhưng tàn sát ác liệt nên có lẽ vì thế ông cảm thấy day dứt, luôn luôn bị ám ảnh bởi nỗi kinh hoàng, nên đã dốc lòng thờ Phật và theo Phật giáo, ngay sau trận chiến với Kalinga.

Dưới thời Asôca, Phật giáo phát triển rất mạnh, năm 250 TCN, đại hội Phật giáo lần thứ ba họp ở Pataliputra, nhằm mục đích ngăn chặn sự phân chia giáo phái. Nhiều phái bộ được cử đi các nơi để truyền bá Phật giáo, tuy rằng không ngăn được sự chia rẽ sau đó thành hai phái Đại Thừa và Tiểu Thừa.

Có tài liệu cho biết là Asôca cố tránh không can thiệp vào sự bành trướng Phật giáo mà chỉ tự coi là sự sùng tín cá nhân. Tuy nhiên, hoàn toàn không phải ngẫu nhiên, Phật giáo phát triển mạnh, trùng hợp về thời gian với việc vương triều Morya chinh phục lãnh thổ và biến bán đảo Ấn Độ thành một đế quốc thống nhất rộng lớn.

Vương triều Marya không phải là một vương triều tiếp nối bình thường của quốc gia Magadha, lần đầu tiên nó thực sự thực hiện vai trò của một Đế chế, cai quản thống nhất toàn bộ tiểu lục địa, thực tế là một đế quốc Ấn Độ cổ đại.

Bộ máy triều đình được tổ chức bao gồm một Hội đồng Thượng thư. Quan chức cao cấp nhất là Đại Tư tế (Purohita), nhưng chỉ là cách gọi thôi, có vai trò như Tể tướng, chứ không phải là một tăng lữ Bà la môn. Tiếp đó là hai Thượng thư Ngân khố và Thuế vụ rồi đến các quan chức khác. Trong các chỉ dụ của mình, Asôca nói là thường tham khảo ý kiến của Hội đồng Thượng thư, nhưng thực ra, quyền quyết định tối hậu chính là Đức vua.

Mỗi Thượng thư được phân phụ trách một số ngành, thông qua các Sở ở địa phương phụ trách mỗi sở một ngành, chẳng hạn đo lường, thương mại, vàng và kim khí quý, nông nghiệp, tàu thuyền, xe, voi ngựa, lâm nghiệp… kể cả Sở phụ trách các ca kĩ.

Nhà nước đã đặt các phẩm trật quan chức, quy định chức năng, nhiệm vụ, lương bổng một cách rõ ràng. Chẳng hạn lương Đại Tư tế là 48.000 panas, Ngân khố và Thuế vụ 24.000 panas, các Thượng thư khác 12.000 cho tới một nhân viên văn thư là 95 panas.

Toàn bộ lãnh thổ chia làm 1 đặc khu kinh đô và 4 tỉnh, mỗi nơi do 1 hoàng thân đứng đầu, có địa vị như Phó vương. Dưới tỉnh có huyện và làng. Làng và việc quản trị làng hầu như không biến đổi gì qua hàng thế kỉ. Các viên chức địa phương được hưởng một phần thuế hoặc tô.

Đặc khu kinh đô được Megasten miêu tả khá tỉ mỉ: Hội đồng quản trị có 30 quan chức, chia làm 6 Ban (mỗi Ban có 5 ủy viên) phụ trách 6 mặt khác nhau (thủ công, ngoại vụ, hộ tịch, thương mại, thuế vụ và giám sát việc cung cấp sản phẩm).

Đất nước vẫn dựa chủ yếu vào nền kinh tế nông nghiệp. Nhà nước đặc biệt coi trọng và khuyến khích nông nghiệp. Theo Arthasastra, vua vẫn được coi là người sở hữu tối cao của mọi ruộng đất, nhưng cũng thừa nhận hình thức chiếm hữu tư nhân. Việc khai khẩn đất hoang thuộc về nhà nước. Sau chiến tranh với Kalinga, có tới 150.000 người Kalinga bị điều đi khai hoang và lập trại mới. Họ sống dưới sự kiểm soát chặt chẽ của bộ máy nhà nước và phải nộp toàn bộ sản phẩm thặng dư. Những người này cũng được gọi là Sutra và lại có thân phận giống như nô lệ – Dasas.

Nông dân nhận ruộng của làng, tự canh tác và phải nộp từ 1/6 đến 1/4 sản phẩm, tùy theo chất lượng đất và thuế được tính theo diện tích và chất đất đối với từng nông dân mà chính quyền địa phương phải thu và nộp lên triều đình.

Gắn liền với nông nghiệp là thủy lợi. Nhà nước hết sức quan tâm công tác thủy lợi, như tổ chức đào kênh, đắp đê, đập, đào hồ ao, giếng. Một viên quan thời Chandragupta được giao việc đắp đập tạo nên một hồ nước ở gần Girnar. Đập này vẫn còn có tác dụng đến 800 năm sau. Thủy lợi là một nhiệm vụ quan trọng của quan chức địa phương và cũng là một chính sách quan trọng của nhà nước nhằm kiểm soát chính trị trên toàn lãnh thổ. Nhà nước cũng định cả mức thuế nước đối với nông dân nói chung và nhất là những người có sử dụng các công trình thủy lợi do nhà nước làm.

Thủ công và thương nghiệp cũng có nhiều tiến bộ. Các mặt hàng truyền thống tiếp tục phát triển. Nhà nước trực tiếp điều khiển việc chế tạo vũ khí và tàu thuyền. Những thợ làm nghề này được miễn thuế. Còn những ngành nghề khác, ngay cả những người làm trong các cơ sở nhà nước như kéo sợi, dệt vải, khai thác mỏ… cũng vẫn phải nộp thuế.

Thợ thủ công tự tập hợp nhau trong phường hội. Họ được quyền tự sản xuất và bán hàng, nhưng phải đóng dấu ngày sản xuất để phân biệt hàng cũ mới. Đã có sự kiểm soát giá cả để tránh cho người mua phải chịu giá quá cao. Quan thương vụ có trách nhiệm kiểm soát kĩ thời giá, chất lượng và cung cầu đối với hàng hóa. Mỗi sản phẩm phải chịu thuế 1/5 trị giá hàng hóa và thêm 1/5 thuế doanh thu (có nghĩa là cả trực thu và gián thu). Trốn thuế bị coi là một tội rất nặng.

Việc buôn bán nội địa có cơ hội phát triển hơn trước rất nhiều, vì nay không còn sự phân biệt quốc gia này với quốc gia khác từ bắc đến nam. Có lẽ đã có những đường buôn bán thường xuyên ven biển, và đường bộ nối sông Ấn với sông Hằng. Hiện nay chưa có dấu tích gì về việc buôn bán với vùng biển Đông Nam Á, nhưng ngoại thương bằng đường bộ và đường biển với vương triều Seleucos ở Iran và qua đó với thế giới Địa Trung Hải, gia tăng hơn trước nhiều.

Arthasastra của Kautalya và Indika của Megasten cùng những văn phẩm khác đương thời còn cung cấp những hiểu biết sinh động về xã hội Ấn Độ đương thời.

Trước hết về chế độ chủng tính Varna hình thành cùng với sự có mặt của người Arya, tức là người nói ngôn ngữ Ấn – Âu, từ nửa sau thiên kỉ II TCN. Đạo Phật không có ý tưởng xóa bỏ varna mà chỉ chủ trương không phân biệt varna trong Đạo Pháp, tức là dù thuộc tầng lớp nào cũng có thể tin theo và hành động theo Phật Pháp.

Megasten nói rằng xã hội Morya chia làm 7 đẳng cấp: Các triết gia, nông phu, binh sĩ, mục đồng, thợ thủ công, quan tòa và các thành viên Hội đồng. Dường như ông không biết gì về các varna thời Veda. Theo ông, lớp thứ nhất bao gồm các nhà tu hành Bà la môn, Phật và các giáo phái khác; binh sĩ, quan tòa và các quan chức đã là sự phân tách của Ksatria. Tuy nhiên đa số binh sĩ không phải xuất thân từ Ksatria, mà từ Vaisia. Vaisia còn bao gồm nông phu, mục đồng và thợ thủ công. Nhưng phần lớn nông phu hẳn là Sutra, nhất là những người làm trong các đất khẩn hoang thời Asôca. Dường như các varna cũ được pha trộn và kéo dài ra, tăng thêm những tầng lớp xã hội mới. Những tầng lớp mà ông kể ra không cho thấy một trật tự cao thấp như thế nào, nhưng lại cho biết về quan hệ giữa các tầng lớp không giống như các varna thời Veda: “Không ai được phép kết hôn ngoài đẳng cấp hoặc thực hành nghề nghiệp, hay kĩ nghệ khác với nghề nghiệp của mình”.

Địa vị của các tầng lớp xã hội cũng thay đổi. Sự gia tăng các viên chức và quân đội, cùng với sự tham gia của các tầng lớp khác, khiến cho ý nghĩa của tầng lớp kshatriya khác trước. Sự phát triển thành thị và tầng lớp công thương gia với sự gia tăng của cải và vai trò quản trị thành thị, chắc chắn không thể duy trì thân phận Vaisia của họ như trước.

Đến đây – thế kỉ IV-III TCN, có lẽ hệ thống varna đã không còn trong thực tế, hệ thống casta mới nảy sinh. Có lẽ chế độ đẳng cấp casta đang trên đường định hình dưới vương triều Môrya trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn này.

Kết cấu xã hội cũng có những biến đổi phức tạp. Tầng lớp tăng lữ không thay đổi mấy về vị trí, chức năng và thành phần, nhưng không còn địa vị kinh tế như trước. Các quan chức và các nhà buôn giàu, có địa vị kinh tế cao nhưng không giống nhau về vị trí xã hội. Tầng lớp bình dân gồm thợ thủ công làm các nghề nghiệp thông thường và nông dân. Thợ thủ công tập hợp nhau trong các phường hội. Còn nông dân là những người sản xuất chủ yếu, sống trong các làng – grama – còn thấm đượm tàn dư của quan hệ công xã nguyên thủy.

Các thư tịch thường nhắc đến 2 lớp người, là suđra và dasa. Dasa thường được hiểu là nô lệ. Arthasastra cho biết một người có thể bị biến làm nô lệ do sinh ra là con nô lệ, bị bắt làm tù binh, bị tội, gán mình chuộc nợ…

Nhưng theo Megasten, đại sứ của triều Seleucos tại Pataliputra. Ấn Độ không có chế độ nô lệ. Nhưng đó là cách nhìn của người Hi Lạp, vì ở đây không có sự phân biệt hoàn toàn giữa người tự do và nô lệ, cũng như vai trò của nô lệ trong sản xuất ở Hi Lạp. Ở Ấn Độ, nữ nô lệ có con với chủ, thì chị ta và đứa con đều trở thành tự do. Người nô lệ có thể chuộc lại thân phận hoặc được chủ trả lại tự do và nếu người đó là Arya thì cũng lại được hưởng địa vị Arya. Vì phần lớn ruộng đất vẫn do nông dân trong các làng canh tác, người nô lệ chủ yếu làm các việc hầu hạ, lao động nặng nhọc mà chỉ có vai trò phụ trong sản xuất.

Cũng do đó, dasa và suđra không đồng nhất với nhau. Như đã thấy, Arya cũng có thể bị biến làm nô lệ và ngược lại, nhiều sutra có thân phận thấp kém và nghèo khổ, nhưng không lệ thuộc riêng một chủ nào. Mặt khác lại có những người, như dân Kalinga bị bắt đi khẩn hoang và do nhà nước trực tiếp quản lí, thì họ vừa bị coi là sutra, vừa có thân phận gần như nô lệ của nhà nước.

Ở Ấn Độ, dasa phát triển một cách hạn chế và mang tính chất gia trưởng, như nhiều nước phương Đông khác.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ (321 – 232 TCN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/vuong-trieu-morya-va-su-thong-nhat-an-do-321-232-tcn/feed/ 0
Sự phân liệt và biến chuyển trên bán đảo Ấn Độ (232 TCN – 320 CN) https://ngaydacbiet.com/su-phan-liet-va-bien-chuyen-tren-ban-dao-an-do-232-tcn-320-cn/ https://ngaydacbiet.com/su-phan-liet-va-bien-chuyen-tren-ban-dao-an-do-232-tcn-320-cn/#respond Fri, 16 Jul 2021 06:14:32 +0000 https://ngaydacbiet.com/su-phan-liet-va-bien-chuyen-tren-ban-dao-an-do-232-tcn-320-cn/ Asôca mất năm 232 TCN, vương triều Môrya suy sụp hẳn. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội và sự phân cắt của điều kiện tự nhiên chưa thể tạo nên sự thống nhất thực sự sau một thời gian ngắn chưa đầy một thế kỉ, mặc dù dưới sự […]

Bài viết Sự phân liệt và biến chuyển trên bán đảo Ấn Độ (232 TCN – 320 CN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Asôca mất năm 232 TCN, vương triều Môrya suy sụp hẳn. Sự phát triển không đồng đều về kinh tế – xã hội và sự phân cắt của điều kiện tự nhiên chưa thể tạo nên sự thống nhất thực sự sau một thời gian ngắn chưa đầy một thế kỉ, mặc dù dưới sự cai quản của một vương triều mạnh. Trong khoảng 5 thế kỉ tiếp theo, từ 232 TCN đến 320 CN, lịch sử Ấn Độ diễn biến theo những hoàn cảnh khác nhau ở mỗi vùng:

Miền Bắc Ấn Độ

Miền Bắc Ấn nhất là trên lưu vực sông Hằng, sau triều Môrya là triều Sungat và triều Kanvat còn tiếp tục trị vì từ 232 đến 28 TCN. Hai vương triều này mờ nhạt và suy yếu, thường xuyên bị uy hiếp và cuối cùng thì bị người Sakat ở phía tây chinh phục.

Kalinga

Kalinga (nay là vùng Orissa) ở phía nam sông Hằng, vốn là vùng đất kiên cường mà triều Môrya phải chinh phục vất vả, thì nay lại có cơ hội phục hồi. Vua Kharavela của nước này, khoảng nửa sau thế kỉ I TCN đã mạnh lên, thường đem quân đánh vương triều Kanvat ở Magadha. Tấn công phương Nam vào lãnh thổ các bộ lạc ở cao nguyên Đêcan, và nhất là đã tiến xa về phía tây, đến lưu vực sông Indus, tấn công các vùng do người Hi Lạp kiểm soát.

Tất cả các cuộc viễn chinh đó không đem lại kết quả gì đáng kể. Nhưng sau Kharavela mặc dù bị suy yếu, lịch sử diễn ra mờ nhạt, Kalinga vẫn giữ được quyền tự chủ rất lâu dài.

Tây Bắc Ấn Độ

Tây Bắc Ấn Độ ngược lại, diễn biến rất sôi động. Khoảng năm 200 TCN, vương triều Sêlêucôs suy yếu, các tướng tách ra hùng cứ mỗi người một phương : phía nam biển Aran là nước Parthia, còn phía đông Aran là nước Bactria. Bactria kiểm soát toàn bộ vùng đông Iran, tiếp giáp với Ấn Độ.

Tướng Hi Lạp là Điôđôtôs trở thành vua đầu tiên của Bactria đã mở đầu việc vượt qua dãy Hindu Kush xâm nhập đất Ấn Độ. Một ông vua địa phương ở thượng lưu sông Indus, có tên là Subhagasena đã phải nộp nhiều voi và của cải để đổi lấy sự yên ổn tạm thời. Nhưng đến con của Điôđôtôs là Ethyđêmôs và cháu là Đêmêtriôs I đã chiếm vùng Punjab, thượng lưu sông Indus.

– Tiếp đó, Đêmêtriôs II chiếm toàn bộ lưu vực sông Indus và lại còn tiến xa hơn về phía đông nam, chiếm vùng Kutch.

Ông vua cuối cùng của vương triều này có tên là Menander hoặc gọi theo các Ấn Độ là Milanda, trị vì vào những năm 155-130 TCN. Tiếp bước các tiền bối của mình, Menander tiến quân về phía đông, tấn công vùng sông Hằng. Dường như ông đã đến cả kinh đô Magadha là Pataliputra, nhưng ông đã không giữ được vùng trung và hạ lưu. Chỉ có vùng thượng lưu đến Mathura là thuộc quyền kiểm soát của ông. Tiền Menander được phát hiện thấy trên lưu vực sông Indus và ở phía bắc, từ Kabun cho đến Mathura, cách Đeli khoảng 150km về phía đông nam.

Ông tôn sùng đạo Phật và giữ trong triều, nhà sư Nagasena làm quân sư. Khi chết, sau lễ hỏa thiêu, tro xương của ông được phân phát cho nhiều thành thị Bactria để thờ, chẳng khác gì Phật tích. Nhưng đến đây cũng là lúc Bactria suy sụp, nhường chỗ cho nước Kusana.

Nước Kusana

Bấy giờ vùng giáp ranh giữa Trung Á và Trung Quốc có nhiều tộc du mục. Một trong những tộc đó người Trung Quốc gọi là Nhục Chi, người châu Âu gọi là Sitơ (Scythes). Bị người Trung Quốc xây thành ngăn và dồn đẩy họ, một bộ phận, gọi là Tiểu Nhục Chi cứ ở lại miền tây Tây Tạng, còn nhóm Đại Nhục Chi thì tìm đường thiên di về phía tây. Một bộ phận đến Iran, bộ phận khác còn đi xa hơn nữa, đến vùng Hắc Hải.

Một bộ phận Đại Nhục Chi, còn gọi là người Sakat, gồm 5 bộ lạc, đi chuyển về vùng đồng Iran, tràn vào lãnh thổ Bactria khoảng năm 128 TCN. Lúc này họ còn sống trong tình trạng bộ lạc và mới định cư từng bộ phận. Năm 80 TCN, Moja trở thành vua đầu tiên của người Sakat, lên ngôi ở Taxila, vùng Gantara. Con ông là Azes, lật đổ vua cuối cùng của người Hi Lạp là Hippostratos, giành lấy quyền lực cho vương triều Sakat trên toàn bộ lãnh thổ cũ của Bactria, tức là bao gồm toàn bộ tây bắc Ấn Độ, kể cả vùng thượng lưu sông Hằng.

Sau Azes ở ngôi khoảng đầu thế kỉ I CN, rồi đến Kujula sống đến 80 tuổi đã chấm dứt tình trạng bộ lạc du mục của người Sakat, thống nhất cả 5 bộ lạc trong một quốc gia, gọi tên là Kusana. Có lẽ đến đây thì Kusana đã làm chủ miền Bắc Ấn Độ, đến lưu vực sông Hằng, nhưng vẫn đặt kinh đô ở Purusapura (nay là Pashawar) ở thượng nguồn Sông Indus, nằm trên đường đi từ Taxila đến Kabun.

Các vua Kusana học cách của người Hi Lạp và vương triều Akêmênit, tự xưng là “Đại vương”, “Vua của các vua”, chia vương quốc thành Trấn, cử Tổng trấn (Mahashatrapa) vừa cai quản hành chính vừa chỉ huy quân sự. Họ còn học người Rôma, đúc tiền vàng kiểu tiền Dénarius, tiêu dùng khắp Trung Á và Ấn Độ.

Họ cũng kế thừa dân Bactria cũ, cải theo đạo Phật. Thừa hưởng miếng đất có nền văn hóa lâu đời và sự hòa trộn văn hóa và tộc người rất mạnh, người Sakat đã từ những bộ lạc du mục nhanh chóng trở thành một quốc gia hùng mạnh, có những đóng góp quan trọng vào sự phát triển và giao lưu văn hóa trong vùng.

Sau Kujula là Vima, có lẽ ở ngôi trong khoảng năm 50 – 78 CN, thì đến Kanishka (78 – 144 CN). Kanishka tiếp tục mở rộng lãnh thổ về phía đông, đến Bénares (Vanaras) trung lưu sông Hằng và về phía nam, đến Sanchi, trên sông Narmada. Mathura được coi như là Đông đô.

Ông tiếp tục sùng tín và truyền bá Phật giáo, đã triệu tập Đại hội Phật giáo lần thứ 4, thảo luận việc thống nhất và khẳng định giáo lí tổ chức các đoàn truyền giáo đi Trung Á và Trung Quốc. Bản thân ông được giáo hội suy tôn là giáo chủ.

Kaniska còn áp dụng một lịch pháp mới trong vương quốc mà sau này còn có ảnh hưởng sâu rộng trong các quốc gia Ấn Độ và chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, gọi là lịch Sakat. Lịch pháp này cũng chỉ là âm lịch, lấy năm sinh của Kanishka làm năm mở đầu lịch Sakat.

Sau Kanishka, các con cháu ông còn giữ ngôi khoảng 150 năm nữa, nhưng suy yếu dần. Năm 226, vương triều Sassanid – Ba Tư được lập ở Trung Á, khoảng năm 250, họ chiếm kinh đô Peshawar của Kusana. Vương triều của Kusana chỉ còn lại một phần lãnh thổ ở thượng lưu sông Hằng và phải chịu thần phục vương triều Sassanid.

Miền Trung

So với miền Bắc, miền Trung và Nam Ấn Độ phát triển chậm hơn. Khoảng tiếp giáp của Công nguyên là thời gian mà các miền này chuyển biến hết thời kì tiền sử.

Các bộ lạc sống ở phía đông cao nguyên Dekkan, trên luu vực sông Gôđavari đã tập hợp nhau lại vào khoảng giữa thế kỉ I CN, lập nên nhà nước. Vua đầu tiên là Satakarni, vương triều do ông sáng lập, gọi là Satavahanas. Nằm ven biển, ở giữa Kalinga và miền Nam Ấn, vùng Gôđavari nằm trên đường giao lưu văn hóa và buôn bán Bắc – Nam, nên đã có điều kiện, tiếp thu ảnh hưởng bên ngoài, phát triển tương đối nhanh.

Ngay khi vừa mới lập nước, Satakarni đã ham muốn mở rộng thế lực, bành trướng lãnh thổ, đã tiến đánh Kalinga ở phía bắc, ngược sông Gôđavari đi về phía tây đến sông Narmada kiểm soát một vùng rộng lớn đến tận Sanchi. Tiếp đó, ông tiến quân về phía nam, thu phục các bộ lạc ở vùng sông Krisna, do đó ông có danh hiệu Dakshina pathapati (vương Công miền nam). Quốc gia của họ có tên gọi là Andhras bao gồm hầu như toàn bộ miền Trung bán đảo Hindustan, từ bờ biển phía đông đến bờ phía tây, từ sông Narmada đến sông Krisna.

Các đời vua sau, Nahapana (còn gọi là Gautamiputra) và Pulumavi (còn gọi là Vasishthiputra), ở ngôi vào khoảng năm 100 – 150, tiếp tục mở rộng thêm lãnh thổ thuộc Andhras về phía tây bắc. Vương triều Satavahanas theo đạo Bà la môn, không ưa nhóm người Sakat còn sống ở Gujarat, đã thường xuyên tấn công lấn đất của họ, những lí do chính là lúc này, người Sakat đã suy yếu, không còn là đối thủ của người Andhras.

Nahapana tuyên bố là ông đã đánh đuổi người Sakat, hạ uy thế đẳng cấp Ksatria, đề cao lợi ích của tầng lớp “sinh 2 lần” (Arya nói chung, nhưng ở đây là muốn nói Bà la môn), chấm dứt sự pha tạp 4 varna. Cả Nahapana và Pulumavi còn khoe trong một bi kí là đã đánh đuổi không chỉ có người Sakat, mà cả lavanat và Palavat.

Vương triều Satavahanas suy yếu trong thế kỉ III, nước Andhras chia thành nhiều xứ nhỏ, tiếp tục tồn tại độc lập với nhau.

Miền Nam

Từ Madras ở phía đông và Mangalor ở phía tây đến mũi Comorin ở cực Nam là địa bàn sinh sống của người Tamil, bộ phận cực Nam của nhóm Draviđa. Lãnh thổ của họ, ngày nay vẫn gọi là Tamil-nad (Đất của người Tamin).

Các minh văn của Asôca đã kể tên một số liên minh bộ lạc này, ở miền Nam, có thái độ thần phục Asôca. Đó là người Chola, Kerala, Pandya v.v…

Chola ở phía đông – nam, Kerala ở tây – nam, còn Pandya ở mỏm cực Nam. Kalinga vẫn có quan hệ buôn bán với Pandya.

Còn Megasten thì ghi lại rằng Pandya do một nữ hoàng, con gái của Hêrakles, sáng lập, nhưng quốc gia này lại có đạo quân đông tới 500 voi, 4000 kị binh và 13.000 bộ binh. Lực lượng quân sự có thể đã được nói cường điệu, trong khi chi tiết về nữ hoàng lại có thể phản ánh tình trạng mẫu hệ trong xã hội Pandya.

Từ các bộ lạc Tamin ở miền Nam Ấn Độ đã hình thành những quốc gia sơ kì, 3 – 4 nước tương đối lớn và hơn 10 nước nhỏ. Các nước này thường xung đột với nhau để tranh địa vị bá quyền. Quá trình này diễn ra trong khoảng 3 thế kỉ đầu công nguyên, trong đó, Chola đã giành được ưu thế, bắt các nước khác phải thần phục. Song có lẽ quan hệ giữa các nước với Chola chưa phải là sự thân thuộc và cai trị trực tiếp mà mới chỉ là sự quy thuận, cống nạp. Vì thế mà người ta vẫn thấy sự tiếp xúc và ghi chép riêng về từng nước của các du khách và thương nhân nước ngoài, chủ yếu là Hi Lạp và Rôma.

Một vài tài liệu cho biết ít nhiều sự kiện thuộc các vương triều đầu tiên của những nước như Chola, Pandya… nhưng xen lẫn sự cường điệu, huyễn hoặc, khó tin.

Khó mà biết được điều gì chắc chắn, chính xác, nhưng có thể phỏng đoán là các nước Tamil ở nam Ấn Độ đã hình thành xã hội có giai cấp, bộ máy nhà nước sơ khai, đã tiếp thu văn hóa Bắc Ấn Độ và đã tiến hành giao lưu buôn bán Bắc – Nam. Ngoài ra, họ cũng đã tiếp xúc và quan hệ buôn bán với các du khách và thương nhân Hi Lạp, Rôma qua đây. Có lẽ chính họ đã có khả năng đóng tàu thuyền đi ven biển tới Hồng Hải và vùng biển Đông Nam Á.

Một ghi chép của người nước ngoài cho biết vua Chola có tục lệ làm lễ hiến tế Veda. Hẳn là người Tamin đã có lúc đóng tàu vượt biển chinh phục Sri Lanka, nên đã trở thành chi tiết “bổ sung” cho Ramayana vào thời gian muộn. Đạo Phật đứng vững ở Sri Lanka, có thể đã đến đây từ thời Asôca, nhưng đạo Phật có được truyền bá ở Nam Ấn không, mà cuối cùng, những nghi lễ và quan niệm Bà la môn giáo đã hoàn toàn chiếm lĩnh, ở đây ?

Bên trên có nói tới việc nước Andhras ở miền Trung Ấn Độ tiến công Pahlava, tức người Parthia. Chắc rằng không phải Andhras đã vượt qua Bactria để đánh Parthia ở phía bắc Iran mà có lẽ là đánh hoặc cản người Parthia hay Pahlava rồi bị người Shakas dồn đẩy, một bộ phận có thể đã chạy tới miền đông nam Ấn Độ. Họ đến sống xen kẽ với dân Tamin, Munda trên lãnh thổ do Andhras và Chola kiểm soát, dần dần hòa đồng với dân bản địa, để sẽ xuất hiện sau đây một quốc gia Palavat có vai trò quan trọng trong việc phát triển văn hóa Hinđu ở miền Nam và mở rộng quan hệ với các nước Đông Nam Á.

Như thế, sau thời kì thống nhất dưới vương triều Morya (321 – 232 TCN), 5 thế kỉ tiếp theo không phải là giai đoạn khủng hoảng tan rã của Ấn Độ, mà là một giai đoạn chia cắt, phân tán để phát triển cao hơn, tương đối đồng đều nhau hơn, trong từng phạm vi nhỏ hơn ở mỗi phần bán đảo.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Sự phân liệt và biến chuyển trên bán đảo Ấn Độ (232 TCN – 320 CN) đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/su-phan-liet-va-bien-chuyen-tren-ban-dao-an-do-232-tcn-320-cn/feed/ 0
Chữ viết và Văn học Ấn Độ cổ đại https://ngaydacbiet.com/chu-viet-va-van-hoc-an-do-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/chu-viet-va-van-hoc-an-do-co-dai/#respond Fri, 16 Jul 2021 03:23:56 +0000 https://ngaydacbiet.com/chu-viet-va-van-hoc-an-do-co-dai/ Chữ viết Ấn Độ cổ đại Chữ cổ nhất của Ấn Độ, được khắc trên các con dấu và được phát hiện tại lưu vực sông Ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng với nền văn hóa sông Ấn, không ai còn dùng, không ai còn biết […]

Bài viết Chữ viết và Văn học Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chữ viết Ấn Độ cổ đại

Chữ cổ nhất của Ấn Độ, được khắc trên các con dấu và được phát hiện tại lưu vực sông Ấn, đã có lịch sử từ hơn 2000 năm TCN. Chữ này mất đi cùng với nền văn hóa sông Ấn, không ai còn dùng, không ai còn biết đọc nữa.

Dân bản địa cũng như các bộ lạc nói ngôn ngữ Ấn – Âu đến từ giữa thiên kỉ II TCN, một thời gian dài không có chữ viết.

Khoảng 800 năm TCN, bắt đầu xuất hiện chữ viết được khắc trên hiện vật. Sớm nhất là chữ Kharosthi, có nguồn gốc từ chữ Aramaic ở Tây Á được dùng ở Iran và vùng Tây bắc Ấn Độ. Trên bán đảo Ấn Độ, dùng rộng rãi hơn chữ Brami, có nguồn gốc Semitic cũng ở Tây Á.

Ít lâu sau, có lẽ khoảng thế kỉ VII TCN, từ những chữ viết này, người ta cải biên thành mẫu tự Devanagari để ghi chép ngôn ngữ Ấn – Âu : chữ Phạn, (sanskrit) ra đời.

गातम नारी शापवश उपल देह धरि धीर।

चरण कमल रज चाहती कृपा करहु रघुबीर ॥

Từ sử thi Ramayana ghi lại bằng sanskrit, văn hào Tulsidas (thế kỉ XVI) phóng tác lại bằng tiếng Hindi, lấy nhan đề Ramcaritmanas (Hồn thiêng các hành động của Rama), đoạn chữ trên là một câu trích trong đó.

Nhưng các địa phương Bắc Ấn, nhất là vùng Magadha người ta ngày càng quen nói một thứ tiếng Ấn – Âu đã chuyển hóa, cải biên, trở thành thổ ngữ (Prâkrita: thổ ngữ). Khi Phật truyền giáo, Người nói với mọi người bằng Prâkrita này, để mọi người hiểu được, và người ta lại cải biên và sáng tạo một hệ thống mẫu tự để ghi chép Prâkrita. Đó là Pali.

So với Sanskrit, Pali đơn giản hơn về âm tiết, biến cách, cú pháp và đơn giản hơn cả về nét chữ. Chẳng hạn Kostha (Skr) : Kottha (Pali) : kho ; Suvarna (Skr) : suvanna (Pali) Vàng ; Dharma (Skr) : Dhamma (Pali) : Đạo Pháp. Pali được dùng để viết kinh Phật, nhưng cũng vì thế mà ít được bổ sung từ ngữ, ít cải tiến và kém phát triển so với Sanskrit.

Kharosthi và Brami vẫn được dùng mấy thế kỉ nữa, đặc biệt trong những trường hợp giao tiếp và giao dịch. Asôca cho dựng nhiều cột đá để ghi các chiến công của mình, rải rác hầu khắp bán đảo Ấn Độ. Các cột này được khắc bằng chữ viết thông dụng ở địa phương : ở vùng Tây Bắc, khắc chữ Kharosthi, vượt qua dãy Hindu Kush còn khắc cả chữ Hi Lạp, nhưng ở miền Bắc và miền Nam Ấn là chữ Brami. Rất nhiều con dấu và đồ trang sức đã được tìm thấy ở Ấn Độ và nước ngoài, khắc chữ Brami. Việc J.Prinsep giải mã được chữ Brami (1837) đã giúp đọc được các cột Asôca và rất nhiều chữ khắc rời nói trên. Tuy nhiên, chữ Kharosthi và Brami không có cơ hội phát triển vì không phải là ngôn ngữ và văn tự bản địa Ấn Độ.

Vì thế, còn lại chữ Sanskrit và tiếng sanskrit trở thành tiếng thông dụng chính thức ở Ấn Độ từ thế kỉ VI TCN cho đến khoảng thế kỉ X CN, trước khi nó trở thành Apabhramsa cái cầu nối sanskrit với các ngôn ngữ tộc người hiện đại (Hindi, Bengali, Marathi, Panjabi…).

Văn học Ấn Độ cổ đại

Những văn liệu được ghi chép sớm nhất là Rig Veda, gồm 108 bài tụng, khoảng thế kỉ VII TCN, rồi đến các bộ Veda khác (Samaveda, Yajurveda, Arthasaveda). Upanishad (“ngồi bên chân người”) triết lí của đạo Bà la môn, có 108 đoạn văn, viết khoảng thế kỉ VI TCN.

Thế kỉ V TCN, học giả Panini viết Asthadhyayi (8 chương). Đây chính là công trình chỉnh lí ngữ pháp và văn sanskrit, hoàn thiện và mở đường cho sự phát triển của Phạn ngữ. .

Thế kỉ IV TCN, Kautalya biên soạn Arthasastra (Luận về bổn phận hay khoa học chính trị). Đây có lẽ cũng là lúc các Purana (thoại) Sastra (luận), Sutra (quy tắc) xuất hiện.

Như đã nói ở bài trước, các sử thi Mahabharata và Ramayana có nguồn gốc và nói về những sự kiện từ đầu thiên kỉ I TCN, nhưng bắt đầu được ghi chép lại vào khoảng vài thế kỉ TCN có phần thậm chí còn muộn hơn nữa.

Những thế kỉ tiếp giáp của Công nguyên là thời gian phát triển rầm rộ của văn liệu Phạn ngữ. Bhagavad-Gite (Bài ca Thần thánh) xuất hiện vào thời gian này. Luật Manu có nguồn gốc từ thế kỉ II TCN nhưng hoàn thành thế kỉ II CN, Pháp điển Narada ra đời ở thế kỉ III CN, Brihaspati thế kỉ IV CN v.v…

Văn học Phạn ngữ được trau chuốt, mài dũa, dùng phổ biến trong văn chương và văn bản chính thức ở lưu vực sông Hằng và bắt đầu được truyền bá, lan tỏa đến các quốc gia miền Tây và miền Nam bán đảo Ấn Độ.

Điều đó càng cho thấy những thế kỉ tiếp giáp của Công nguyên không phải là giai đoạn suy sụp, tan vỡ, mà là giai đoạn phát triển văn hóa một cách mạnh mẽ và phát triển rộng trên toàn bán đảo.

Với sự phát triển rộng của Arthasastra trong vài thế kỉ cuối TCN, sự phổ biến luật Manu và Narada vào đầu Công nguyên, với sự truyền bá rộng tiếng Sanskrit ở cả miền Bắc và miền Nam văn học Hindu giáo đã chiếm ưu thế trong đời sống văn hóa xã hội.

Mối liên hệ và ảnh hưởng của Ấn Độ với bên ngoài, nhất là với Đông Nam Á, có thể được bắt đầu ngay từ thế kỉ đầu của Công nguyên, xuất phát từ Bắc Ấn. Miền Bắc có một quá trình phát triển lâu dài và đầy biến động nên có thể có những nhóm đi ra ngoài từ sớm tìm đất mới, làm ăn sinh sống (Champa, Kamboja, Kalinga…).

Miền Nam chậm hơn sự hình thành quốc gia cùng với sự tiếp thu và phát triển văn hóa Hindu, diễn ra khoảng thế kỉ II-III. Nhưng chính miền Nam với sự hưng khởi ban đầu và điều kiện tự nhiên thuận lợi, đã xúc tiến quan hệ với bên ngoài. Quan hệ giữa Đông Nam Á với miền Nam Ấn Độ, do đó chỉ bắt đầu từ thế kỉ III-IV, nhưng đã giữ được thường xuyên hơn. Dấu tích văn hóa Ấn Độ ở các nước Đông Nam Á, phần nhiều xuất xứ từ miền nam Ấn và từ thế kỉ IV về sau đã nói lên điều đó.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Chữ viết và Văn học Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chu-viet-va-van-hoc-an-do-co-dai/feed/ 0
Tư tưởng triết lí và tư tưởng tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại https://ngaydacbiet.com/tu-tuong-triet-li-va-tu-tuong-ton-giao-o-an-do-co-dai/ https://ngaydacbiet.com/tu-tuong-triet-li-va-tu-tuong-ton-giao-o-an-do-co-dai/#respond Thu, 15 Jul 2021 22:29:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/tu-tuong-triet-li-va-tu-tuong-ton-giao-o-an-do-co-dai/ Triết học và tôn giáo là hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng tư tưởng tôn giáo, mặc dù siêu hình, huyền bí, cũng tham gia triết lí về tâm linh, về con người, cuộc sống và cả thế giới. Trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, tư tưởng tôn giáo còn có vai trò nổi […]

Bài viết Tư tưởng triết lí và tư tưởng tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Triết học và tôn giáo là hai lĩnh vực khác nhau. Nhưng tư tưởng tôn giáo, mặc dù siêu hình, huyền bí, cũng tham gia triết lí về tâm linh, về con người, cuộc sống và cả thế giới. Trong lịch sử Ấn Độ cổ đại, tư tưởng tôn giáo còn có vai trò nổi bật hơn triết học. Lại có tư tưởng trở thành tôn giáo (như Phật giáo) nhưng từ nguồn gốc không tự coi là tôn giáo mà là quan niệm về cuộc sống và đạo lí.

Đạo Bà la môn – Veda

Veda là thư tịch cổ xưa nhất, phản ánh buổi đầu người Arya đến Ấn Độ, cùng với việc làm ăn sinh sống, còn có cả tín ngưỡng, tôn giáo của họ.

Ban đầu chưa phải là một hệ thống thần thánh hoàn chỉnh mà sau là tín ngưỡng tinh linh. Yakshas là thần cây, trong đó có bodhi cây đa, naga – rắn thần (vốn có lẽ là vật tổ của bộ lạc Nagas ở thượng nguồn sông Ấn), Hanuman – khỉ thần, Nandi – bò thần… là những tinh linh đầu tiên được nói tới.

Tín ngưỡng mở rộng đến các lực lượng siêu nhiên, như Trời (Varuna) cũng là Cha ; Đất (Prithivi) cũng là Mẹ ; Lửa (Agni), Gió (Vayu). Ngay Visnu ban đầu cũng đồng nhất với Mặt Trời (Surya).

Vị thần gần gũi nhất là Indra, thần mưa bão, sấm sét. Indra có phần mang tai họa, nhưng nước mưa cần thiết biết bao nhiêu cho cuộc sống của người Arya ở sông Hằng. Đối lập với Indra là Visnu, Mặt trời chiếu sáng nhưng cũng đem lại khô nóng. Visnu đồng nhất với Krisna, vốn là vị thần địa phương của bộ lạc Krisna.

Từ Deva (thần) có quan hệ thế nào đó với Dyaus (tức là Zeus Hi Lạp), vốn có nghĩa là “sáng sủa”, là Trời.

Rig Veda nói về việc các thần Devas số nhiều, sinh ra các sắc đẳng (Varna) không phải là Brama đã có vai trò thần sáng tạo, càng chưa phải là thần tối cao, thần duy nhất. Brama lúc đầu có thể chỉ mới là biến thể của Atma. Atma là gì? là “Tinh tuý linh hồn của toàn thể Vũ trụ, là bản thân Chân lí hay Chân Như, là Bản ngã Tat team asi, là chính người” (Upanishad). Một khái niệm rất trừu tượng. Có thể hiểu Atma hay Brama là Vũ trụ, Chân Như, đồng thời cũng là Ta, Bản ngã.

Như thế, ban đầu Brama chưa định vị là thần. Sự phân sắc đẳng là điều thực, nhưng không do một thần nào mà do các thần sinh ra.

Gắn liền với sắc đẳng là quan niệm về số phận, định mệnh. Ramayana nói tới Karma (nghiệp) tức là nhân quả, số phận. Upanishad (Áo nghĩa thư) thì nói về Samsara (luân hồi) tức là sự chuyển từ kiếp này sang kiếp khác. Trong sự chuyển đó, con người khao khát Moksha, là sự giải phóng hay giải thoát. Đó là tất cả sợi dây ràng buộc con người hay Pháp, Đạo Pháp – Dharma, là khuôn khổ, quy luật tất yếu, không thể thoát ra được.

Có thể nói triết lí vĩ mô là hệ thống ảo, những triết lí vi mô là hệ thống thực. Con người phải theo cái thực, nhưng nguồn gốc của cái thực được giải thích bằng sự trừu tượng, mơ hồ.

Điều đó biện hộ cho vai trò của tăng lữ Bà la môn, tầng lớp quý tộc thị tộc chuyên coi việc lễ thần. Tầng lớp này chỉ có vai trò lớn và địa vị cao nhất trong khuôn khổ hẹp của bộ lạc hay quốc gia sơ kì mà sự phân hóa xã hội mới là bước đầu, mà tầng lớp võ sĩ Katria chưa quyết định vận mệnh và sự phát triển của các quốc gia.

Tóm lại, trong suốt thời Veda và Sử thi (khoảng 1500 – 600 TCN), đạo Veda hay Bà la môn ngự trị xã hội Ấn Độ, với tín ngưỡng đa thần còn mang nhiều yếu tố tinh linh, tự nhiên với quan niệm và sự phục tùng Đạo Pháp, sự phân biệt Varna và vai trò của Bà la môn.

Đạo phật

Sự ra đời của đạo Phật

Những hệ thống Varna và địa vị của tầng lớp Bà la môn, tối cao, bí hiểm và độc quyền đã không còn thích hợp với sự chuyển biến xã hội qua 10 thế kỉ, và sự phát triển bành trướng của các quốc gia.

Đạo Phật đã ra đời trong điều kiện đó (560 – 480 TCN), Đạo Phật vẫn giữ quan niệm Đạo Pháp – Dharma, với hạt nhân của Pháp là Karma (nghiệp) và Sansara (Luân hồi). Các tôn giáo đều gắn cuộc sống hiện hữu với số phận, đem lại hi vọng cho con người bằng sự luân hồi kiếp người, trong đó kiếp hiện tại là hệ quả của kiếp trước và là nguyên nhân của kiếp sau. Đó là Pháp hay quy luật bắt buộc, không ai tránh được.

Phật giải thích sự luân hồi là khổ, kiếp người là khổ, ai cũng khổ mặt này hay mặt khác. Từ đó, cái mới, bổ sung của Phật là “tứ diệu đế”:

  1. khổ (Dukha) là gì?
  2. Tập (Samudaya) hay nguyên nhân của sự khổ,
  3. diệt (Nirodha) hay sự cần thiết phải loại trừ sự khổ,
  4. Đạo (Marga) hay con đường đúng để loại trừ sự khổ.

Theo giáo lí Phật, Đạo là 8 con đường đúng, tựu trung lại là loại trừ mọi ham muốn hay xa lánh những cám dỗ trần tục.

Đây cũng là một hình thức tu thân và cái mới của Phật là trong sự tu thân đó, hướng tới chân lí của Phật thì không có sự phân biệt về mức độ thực hiện và hiệu quả giữa các sắc đẳng. Sự tự tu và tinh thần trái ngược với sự phân biệt sắc đẳng, thực tế là hạ uy thế tầng lớp tăng lữ Bà la môn và khuôn khổ chật hẹp của các quốc gia sở kì.

Phật cũng góp phần giải thích khái niệm Nirvana (Niết bàn), vốn đã có từ thời Veda. Câu hỏi đặt ra là trong vòng luân hồi triền miên, con người có thể đạt được sự giải thoát (moksa) triệt để hay không? Trả lời có, đó là Nirvana. Nhưng từ Veda đến Phật, chưa bao giờ có thể giải thích tường minh. Có thể hiểu Niết Bàn là nơi “Cực lạc” (Sukhovati) hay “Hư vô” (Shunyata), cũng có thể hiểu là “không là gì cả”.

Phật không tôn thờ một vị thần nào và cũng không hề tự coi mình là thần, mà đưa ra một triết lí về nhân sinh quan. Về sau do cảm phục mà người ta tôn sùng Phật.

Như thế, về giáo lí, Phật có phần kế thừa Veda, có phần không rõ ràng, triệt để nhưng những biện pháp, những con đường và phương pháp thực hiện, đã có ý nghĩa tích cực, đáp ứng những yêu cầu của xã hội Ấn Độ trong 6 thế kỉ cuối TCN. Đó là những biện pháp rèn luyện đạo đức và bản lĩnh, sự khuyến khích xoá bỏ ranh giới chật hẹp cũ của các công xã, các tiểu quốc, khuyến khích sự thống nhất và phát triển cao hơn của Ấn Độ.

Sự phân chia của Phật giáo

Nhưng thực tế một xã hội như Ấn Độ, thời đó, chưa thể đạt được sự thống nhất thực sự, chưa thể thủ tiêu hoàn toàn xu hướng phân liệt tản quyền, chưa thể xóa bỏ sự phân chia đẳng cấp cũng như chưa thể loại trừ tín ngưỡng thần thánh để chỉ có tư duy triết lí.

Vì thế, sự ra đời cũng là một đòi hỏi và sự biến mất của Phật giáo trên chính mảnh đất đã sinh ra Phật cũng là một thực tế.

Asôca có ý thức không tự mình truyền bá đạo Phật, nhưng Phật giáo phát triển mạnh ở Ấn Độ và sang cả Sri Lanka dưới vương triều Môrya và thời Asôca (321 – 232 TCN). Asôca mất cũng là lúc mà đạo Phật phải chịu những thử thách gay go (232 TCN).

Tuy nhiên, nó vẫn được bảo tồn và khuyến khích dưới thời vương quốc Bactria và nhất là Kusana (80 TCN – 250). Chính sự bảo tồn và truyền bá đạo Phật ở Kusana và từ Kusana mà đi vào Trung Á và Trung Quốc, đã dẫn tới sự hình thành những quan niệm khác nhau về Phật giáo.

Thứ nhất là phái Tiểu Thừa (Hinayana), giữ hình ảnh Phật ban đầu, coi Phật là con người mẫu mực, đã tu đắc đạo và truyền bá đạo. Tiểu thừa lấy từ bị làm phương tiện, noi gương Phật tu và hành động để tự giải phóng mình. Viết kinh bằng tiếng Pali, truyền bá ở Đông Nam Á, Nam Ấn và Sri Lanka.

Thứ hai là phái Đại Thừa (Mahayana), coi Phật là siêu việt, là “Thần”, lấy từ bi làm mục đích, nặng về triết lí. Theo Đại Thừa, vũ trụ là ảo mộng, không có cả Atman, tức là Bản ngã, dẫn tới quan niệm “Vô Ngã”, “Hư vô”, “Sắc – không”. Theo Đại Thừa, nếu thực hành từ bi và giới răn đạt đến “Vô Ngã” thì có thể đắc đạo, không nhất thiết phải tu hành. Môn phái mở rộng, giáo hội “đại đồng” cho cả thiện nam và tín nữ. Viết kinh bằng sanskrit, truyền bá ở Bắc Ấn, và Bắc Á.

Thứ ba là phái Mật tông (Tantrism), từ Tantra nghĩa là “sách”, chủ trương sống gần tự nhiên, ít triết lí, lấy lẽ tiết ma thuật để đạt mục đích thiêng liêng. Phái này cũng có nhiều sách (như tên gọi) để ghi chép những lễ tiết ma thuật tỉ mỉ, cụ thể. Mật tông được thịnh hành ở Tây Tạng.

Kỳ Na giáo – Giain (Jainism)

Gần như đồng thời với Phật, hoặc muộn hơn chút ít, khoảng giữa thế kỉ VI TCN, ở Ấn Độ còn nảy sinh một giáo phái khác, gọi là Kỳ Na giáo – Giain (Jainism). Một thanh niên con nhà giầu, người tỉnh Vaishali (nay là Bihar), năm 31 tuổi, từ chối và phủ nhận toàn bộ thế giới hiện hữu, lột bỏ quần áo, lang thang khắp vùng Bengal đi tìm sự thanh khiết. Tự gọi mình là Mahavira (Con người vĩ đại), hiệu là Jina (kẻ Chinh phục), tập hợp tín đồ – gọi là những người Giain (Jains), theo nguyên tắc sống độc thân, ông qua đời vào tuổi 72, số tín đồ đã lên đến 14.000 người.

Chính Giain nêu lên ví dụ câu chuyện 6 người mù xem voi và cho rằng chỉ có Giain mới nắm được chân lí tuyệt đối. Chân lí đó là không có thần thánh và vì thế Veda là vô nghĩa. Nhưng Giain cũng tin vào sự luân hồi (Samsara), trong đó mỗi người đã thực hiện bổn phận của mình, đã hoàn thiện thì khi chết sẽ trở thành một Paramatman – hay Đại Nga, Toàn Ngã, Tuyệt đối, và sẽ thoát khỏi luân hồi.

Để trở thành hoàn thiện, phải tuân thủ tuyệt đối nguyên tắc Ahimsa, vừa là giới sát sinh, vừa là bất bạo động. Do đó, người Giain không cày cấy vì thế là xẻ đất, không ăn mật vì mật là ong, quét đất mới bước để khỏi dẫm chết sâu bọ.

Khoảng đầu Công nguyên, Giain cũng chia làm 2 phái : Swetambara mặc áo trắng còn Digambaras vẫn trần truồng. Ngày nay, người Digambaras chẳng hạn, có khoảng hơn 1 triệu, đã mặc quần áo truyền thống, nhưng các “vị thánh” của họ vẫn trần truồng đi ra phố.

Đạo Hindu

Như thế, xuyên suốt hơn 1000 năm, điều nhức nhối dai dẳng vẫn là có một Dharma, một luật lệ khắc nghiệt mà hạt nhân của nó là Karma – Samsara – Moksa, và con người ta vật vã hoặc trầm mặc chịu đựng một điều : Giải thoát (Mousa) là gì? và như thế nào?

Sự ra đời của đạo Hindu

Chính vì thế mà sau Veda là Phật và sau Phật cũng không thể là một cái gì hoàn toàn khác. Đạo Hindu hình thành vào những thế kỉ cuối TCN đã đóng góp tiếp tục vào việc trả lời câu hỏi đó. Có thể nói một cách đơn giản, đạo Hinđu là sự tái lập và hoàn thiện đạo Veda.

Thời Veda đã có nhiều thần nhưng nói chung chưa định rõ danh tính, chức năng và hệ thống. Will Durant nghiên cứu Hindu giáo thấy có tới 30 triệu thần”, nhưng trong đó bộ ba “Tam thần” (Trimurti) gồm Brama, Siva, Visnu giữ vai trò trung tâm và được sùng bái nhất. Brama được coi là thần Sáng tạo, Siva là thần Hủy diệt và Visnu là thần Bảo vệ. Siva còn được tôn thờ cùng với vợ là Kali (hay Parvati, Uma v.v…), Visnu có vợ là Lakshmi, Kamala V.V…

Đạo Hinđu rất nhấn mạnh Đạo Pháp, Nhân quả và Luân hồi. Không chỉ nói tới trong lí thuyết mà cả trong “thực tế thần thánh” : Krisna là hóa thân của Visnu, sinh trong tù ngục, ra đời chữa bệnh cho người hủi, người mù, cứu giúp người nghèo khổ… Con voi tái sinh thành Ganesa, thần voi và là con của Siva v.v… Vẫn một mạch tư duy – tâm linh đằng đẵng hàng nghìn năm xuyên suốt mọi tôn giáo Ấn Độ, chẳng khác gì nhau giữa tôn giáo này với tôn giáo khác. Nhưng dường như Hinđu giáo thờ ơ với việc giải thích Moksa (Sự giải thoát) và Nirvana (Niết bàn). Phải chăng, trong quan niệm Hindu, một số tầng lớp xã hội phải cam chịu số phận ở kiếp này hay kiếp khác là điều bắt buộc bởi thần thánh?

Từ những sử thi, Purana, Sastra… Hinđu giáo có những Sutra (quy tắc) và từ đó tổng kết trong luật Manu, định ra những nguyên tắc đạo lí, những luật lệ và hình phạt, định ra một cách tỉ mỉ những nguyên tắc Hinđu cho mọi lĩnh vực của đời sống tinh thần, nghệ thuật, xã hội…

Trong đó, đã định hình những quy tắc Hinđu về kiến trúc đền tháp, các lễ gồm có lễ sinh (Samskara), lễ dâng (Upanaiana), lễ trưởng thành, lễ cưới, lễ tang v.v… và những nghi thức cử hành lễ… Việc tiến hành những nghi lễ hàng năm thống nhất trong đền miếu là bước tiến rất xa so với Veda giáo, khiến Hinđu giáo có “chuẩn” để dễ thực hiện và dễ phổ biến.

Sự phát triển của đạo Hindu

Sự phát triển của Hinđu giáo gắn liền với sự phổ biến quy tắc và luật được ghi chép, biên soạn để lưu truyền rộng rãi. Do đó nó gắn liền với sự phát triển Phạn ngữ và văn chương Phạn ngữ.

Sau cùng, đạo Hindu gần với “đời” hơn các tôn giáo khác ở Ấn Độ. Nó phản ánh thực tế xã hội và gắn liền với xã hội đó, một xã hội phân chia thành đẳng cấp (Casta) mà quy chế đẳng cấp được xác định trong Manu, không tách rời tinh thần Hinđu.

Tại sao lại gọi là Hindu giáo (Đạo Ấn Độ)? Veda là tôn giáo của làng xóm thì đạo Hinđu là tôn giáo quốc gia và quốc tế. Những quy tắc chuẩn của nó khiến nó có thể được truyền bá rộng ra ngoài biên giới. Phật giáo là sự tìm tòi con đường vừa trí tuệ, vừa tâm linh, vừa rèn luyện thể xác, để giải phóng nhân thân của con người Ấn Độ, nhưng về nhiều mặt cũng là của loài người, nên sự lan tỏa rộng cũng dễ hiểu. Còn Hinđu giáo là sự phục tùng về mặt tâm linh của con người Ấn Độ, mang đậm sắc thái Ấn Độ. Đạo Hindu cũng được truyền bá ra ngoài bán đảo Ấn Độ, chủ yếu ở các quốc gia Đông Nam Á, nhưng ở đây, nó trở thành một yếu tố văn hóa, trong tổng thể ảnh hưởng sâu đậm của văn hóa Ấn Độ ở các nước này. Chính vì thế mà ở Ấn Độ, đạo Hinđu tồn tại như một phần đời sống tâm linh, một phần văn hóa và đời sống xã hội trong gần hết 2 thiên kỉ của Công nguyên.

Các tư tưởng triết lý khác

Không phải Ấn Độ cổ đại chỉ có tư tưởng tôn giáo. Có phái Kanada chủ trương thế giới được cấu tạo bằng nguyên tử và sự vận động của nguyên tử sinh ra vạn vật. Đây thực sự là một tư tưởng triết học duy vật. Lại có phái Samkhya chủ trương nhị nguyên, gồm tinh thần và vật chất, linh hồn và thể xác, tách biệt và thống nhất với nhau. Hoặc phái Yoga chủ trương thiền định, luyện trí, luyện thân để đạt tới “đại tự tại”. Tuy nhiên nổi bật lên vẫn là tư tưởng tôn giáo.

Trên cơ sở tâm linh, đạo Phật và cả Kỳ Na giáo suy tư về cuộc đời, con đường đời, về lẽ sống và cách sống. “Con đường đi theo Người” (Weg nach Ihnen) nói như nhà văn được giải Nobel Herman Hess, là con đường có mô hình cụ thể để theo và xét cho cùng là xa lánh trầm luân thoát khỏi trầm luân.

Ở đạo Hinđu thì ngược lại, người ta cũng thấy sự đè nặng của số phận, sự vâng chịu uy lực của thần thánh nhưng lại thấy sự khơi dậy cuộc sống vật chất, trần tục, trong đó những lạc thú kể cả nhục dục, cũng trở thành quy tắc (Kamasutra).

Dường như vừa có sự nhất quán, vừa có sự đa dạng trong tư duy. Và phải chăng đó là bản chất Homo philosophicus Ấn Độ (Con người triết lí Ấn Độ)?

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bài viết Tư tưởng triết lí và tư tưởng tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tu-tuong-triet-li-va-tu-tuong-ton-giao-o-an-do-co-dai/feed/ 0