Nhà Hán - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-han/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 20:17:19 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Nhà Hán - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-han/ 32 32 Tân Đế: Vương Mãng https://ngaydacbiet.com/tan-de-vuong-mang/ https://ngaydacbiet.com/tan-de-vuong-mang/#respond Fri, 16 Jul 2021 20:17:19 +0000 https://ngaydacbiet.com/tan-de-vuong-mang/ Tân Đế Vương Mãng là cháu của Vương hoàng hậu của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, tuổi Tý, tính tình nham hiểm độc ác, có tài thao lược. Sau khi giết Hán Bình Đế Lưu Diễn thì đoạt vị. Tại vị 16 năm. Bị quân khởi nghĩa giết chết, thọ 69 tuổi. Không rõ nơi […]

Bài viết Tân Đế: Vương Mãng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tân Đế Vương MãngTân Đế Vương Mãng là cháu của Vương hoàng hậu của Hán Nguyên Đế Lưu Thích, tuổi Tý, tính tình nham hiểm độc ác, có tài thao lược. Sau khi giết Hán Bình Đế Lưu Diễn thì đoạt vị. Tại vị 16 năm. Bị quân khởi nghĩa giết chết, thọ 69 tuổi. Không rõ nơi an táng.

Năm sinh, năm mất: 45 TCN – 23

Trước khi lên ngôi

Lai lịch của Vương Mãng

Sau khi Hán Thành Đế kế vị, Vương Chính Quân được phong làm thái hậu. Sau mười mấy năm bị giam cầm trong lãnh cung, bà ta đã nếm trải mọi đau khổ vì không có quyền lực nên đã nhân cơ hội này lôi kéo họ hàng vào trong triều. Thành Đế bị chị em Triệu Phi Yến làm cho mê muội, giao mọi việc triều chính cho mấy người cậu. Vương Phong làm Đại tư mã kiêm Thượng thư lệnh, quyền hành ngang với Thừa tướng. Họ hàng của Vương thái hậu khống chế mọi việc trong triều đình.

Em trai của Vương Chính Quân là Vương Mạn mất sớm, gia cảnh túng thiếu. Thái hậu liền lệnh cho người nhà Vương Mạn chuyển vào sống trong cung. Vương Mạn chính là cha của Vương Mãng. Việc làm này của Vương thái hậu là cơ hội đầu tiên cho Vương Mãng đoạt vị nhà Hán.

Thăng quan tiến chức

Vương Mãng cũng giống như những kẻ đại gian đại ác khác, trước khi chưa đạt được mục đích của mình thì luôn tỏ ra tử tế để chiếm được lòng tin của mọi người. Sau khi vào cung, Vương Mãng luôn tỏ ra lễ độ, hiếu kinh, chăm chỉ, hiếu học. Khi Vương Phượng ốm, Vương Mãng ngày đêm hầu cận chăm sóc rất chu đáo, suốt tháng không thay quần áo, đầu tóc rối bù. Trước khi qua đời, Vương Phượng tiến cử Vương Mãng với Thành Đế, khuyên Thành Đế nên trọng dụng. Vương Mãng tỏ ra hiếu kính với Vương Phượng chính là vì mục đích này.

Từ đó, Vương Mãng bất đầu thăng quan tiến chức, từ Hoàng môn thị lang, Xạ thanh hiệu úy, Tân Đô Hầu, Kỵ đô úy, đến Quang Lộc đại phu, thị trung,… quyền lực ngày càng cao.

Vương Mãng tuy có quyền chức nhưng vẫn tỏ ra khiêm nhường, giúp đỡ các môn khách, thu nhận các danh sĩ làm môn hạ, giao thiệp rộng với giới quý tộc, mở rộng bè phái. Vài năm sau, danh tiếng Vương Mãng ngày càng cao. Cuối cùng, trở thành Đại tư mã nắm việc triều chính.

Lập bè phái, thu tóm quyền lực

Sau khi Hán Ai Đế kế vị, Vương Mãng dựa vào bè đảng trong triều và sự hậu thuẫn của Vương thái hậu, không coi Ai Đế ra gì, nên bị thua một vố đau. Vương Mãng ra mặt ngăn cản Ai Đế phong bà nội làm thái hoàng thái hậu vì lo sợ Ai Đế lợi dụng ngoại thích để lập thành bè cánh. Ai Đế tức giận, đuổi Vương Mãng ra khỏi triều đình.

Vương Mãng trở về đất phong nhưng vẫn không từ bỏ dã tâm, tiếp tục kéo bè cánh, thu phục lòng dân, quan sát mọi động thái của triều đình để chờ thời cơ. Con trai ông ta là Vương Hoạch ngộ sát một nữ tỳ. Vương Mãng liền nắm lấy thời cơ này, ép con trai mình phải tự sát để đền mạng cho nữ tỳ đó. Việc này được bè cánh của Vương Mãnh cực lực tán dương làm kinh động đến triều đình. Mọi người đều ca tụng Vương Mãng là người nhân nghĩa. Rất nhiều người dâng sớ lên Ai Đế, xin để ông ta trở lại triều đình. Vừa may, lúc đó Vương thái hậu ngã bệnh. Vương Mãng lấy danh nghĩa về kinh chăm sóc cô ruột.

Không lâu sau, Ai Đế qua đời. Vương thái hậu muốn Vương Mãng chủ trì tang sự cho Ai Đế, nhân cơ hội này tranh chức Đại tư mã của Đổng Hiền, nắm giữ triều chính.

Khi Bình Đế Lưu Diễn lên ngôi, mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Vương Mãng, ông ta phong hầu cho tông thất họ Lưu, các công thần và đại thần trong triều, khiến cho bọn họ cảm kích ân đức của ông ta mà đi theo. Vương Mãng còn bày mưu cho con gái làm hoàng hậu của Lưu Diễn. Bình Đế nghe theo chỉ thị của Vương thái hậu, ban thưởng cho Vương Mãng gần 3 vạn khoảnh ruộng tốt nhưng Vương Mãng từ chối. Việc này khiến cho danh tiếng của ông ta ngày càng lừng lẫy.

Năm 5, Vương Mãng nhận thấy thời cơ đoạt vị đã tới, bèn hạ độc giết chết Bình Đế, lập Lưu Anh làm hoàng đế, tự phong làm “Nhiếp hoàng đế”. Năm 8, ông ta phế truất Nhụ Tử Lưu Anh, tự xưng làm hoàng đế, đổi quốc hiệu là “Tân“.

Sau khi lên ngôi

Xây dựng nền chính trị mới

Sau khi xưng đế, Vương Mãng muốn xây dựng một nền chính trị mới. Ông cho rằng muốn thiên hạ thái bình thì phải thực hành “Chu lễ” nên dựa theo “Chu lễ”, thiết lập nên một nền chính trị mới.

Nội dung của chính sách mới bao gồm mọi phương diện của chính thể, chủ yếu là “Vương điền lệnh” và “Tư thuộc lệnh”.

  • Vương điền lệnh: mô phỏng hình thức của chế độ tỉnh điền thời Chu, quy ruộng đất trên cả nước thành tài sản của triều đình, cấm không được mua bán ruộng đất, ruộng đất được chia theo đầu người.
  • Tư thuộc lệnh: là coi tất cả các nữ tỳ là “tư thuộc” (của riêng), hạn định số lượng, cấm mua bán.

Ai phạm phải hai điều lệnh trên sẽ bị phạt nặng. Hai chính sách trên nghe qua thì có vẻ công bằng, có phần giống với chính sách ngày nay nhưng đó đều là tàn dư của chế độ công hữu thời nguyên thủy. Ngay từ cuối thời nhà Hạ, người xưa đã xóa bỏ chế độ này. Hơn nữa, những chế độ này đều ảnh hưởng đến lợi ích căn bản của quan lại và đại địa chủ.

Nhà Tân dần dần sụp đổ

Chính sách mới được thực thi không bao lâu, Vương Mãng đã bị vô số người phản đối, đảng phái của ông ta cũng dần tan rã. Dân chúng cũng chẳng được lợi ích gì mà còn cực khổ hơn. Bởi tất cả quan lại các cấp đều không thực thi chính sách này mà ra sức vơ vét, nhét đầy túi tham. Hơn nữa, thiên tai liên tiếp mấy năm, quân Hung Nô xâm phạm biên cương, dân chúng ngày càng khốn khổ, buộc phải đứng lên khởi nghĩa.

Tân chính dần dần sụp đổ, nội bộ triều đình cũng hỗn loạn. Tất cả đều nhận ra bản chất gian ác của Vương Mãng. Người thì bỏ đi, kẻ thì phản bội, còn có kẻ muốn đoạt vị. Vương Mãng tức giận, giết chết vô số người, đến cả mấy người cháu của ông ta cũng bị giết chết.

Có người nói rằng: muốn thái bình thì phải lập “dân mẫu”. Hoàng Đế ngày xưa lấy 120 phi tần mà biến thành thần tiên, khuyên Vương Mãng học theo. Vương Mãng lập tức tin theo, phái người đi khắp nơi tuyển chọn gái đẹp.

Có người nói rằng: thiên hạ đại loạn là do trời trừng phạt, phải kêu khóc cầu cứu trời giúp đỡ. Vương Mãng đích thân dẫn các quan lại và các thái học sĩ trong kinh thành đến Nam Giao tế trời. Và hạ chiếu nói rằng: ai có thể khóc lóc thảm thiết, và đọc thuộc văn tế trời của ông ta thì được ban làm quan lang. Mấy ngày sau, có đến hàng ngàn người được ban làm quan lang.

Năm 23, quân Lục Lâm và quân Vương Mãng quyết chiến ở Côn Dương (ngày nay là huyện Diệp tỉnh Hà Nam). Quân Vương Mãng đại bại. Mấy hôm sau, quân Lục Lâm tiến vào Trường An, thiêu cháy cung Vị Ương, Vương Mãng bị loạn quân giết chết. Vương Mãng chết, triều Tân cũng chấm dứt từ đó.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tân Đế: Vương Mãng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tan-de-vuong-mang/feed/ 0
Canh Thủy Đế: Lưu Huyền https://ngaydacbiet.com/canh-thuy-de-luu-huyen/ https://ngaydacbiet.com/canh-thuy-de-luu-huyen/#respond Fri, 16 Jul 2021 19:36:40 +0000 https://ngaydacbiet.com/canh-thuy-de-luu-huyen/ Canh Thủy Đế tên là Lưu Huyền, người Nam Dương (phía tây nam huyện Tảo Dương tỉnh Hồ Bắc ngày nay), anh họ của Lưu Tú, thuộc chi xa của hoàng tộc nhà Tây Hán. Tính tình nhu nhược, hèn nhát, lại ghen ghét, đố kỵ người hiền tài. Sau khi diệt trừ Vương Mãng, […]

Bài viết Canh Thủy Đế: Lưu Huyền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Canh Thủy Đế tên là Lưu Huyền, người Nam Dương (phía tây nam huyện Tảo Dương tỉnh Hồ Bắc ngày nay), anh họ của Lưu Tú, thuộc chi xa của hoàng tộc nhà Tây Hán. Tính tình nhu nhược, hèn nhát, lại ghen ghét, đố kỵ người hiền tài. Sau khi diệt trừ Vương Mãng, quân Lục Lâm tôn ông làm hoàng đế. Tại vị 3 năm. Sau này đầu hàng quân Xích Mi, bị quân Xích Mi sát hạị.

Tranh vẽ Canh Thủy Đế Lưu HuyềnNăm sinh, năm mất: ? – 25.

Khi Tân triều sụp đổ, Lưu Huyền khởi binh thảo phạt Vương Mãng. Do ông ta họ Lưu, từng là Hoàng tộc nên sau khi gia nhập Bình Lâm quân, được phong làm Canh Thủy tướng quân. Nhưng ngoài việc nhanh nhạy nắm bắt thời cơ ra, ông ta chẳng có tài cán gì.

Không lâu sau, nghĩa quân của Lưu Huyền bị quân Lục Lâm thôn tính. Nghĩa quân muốn thu phục lòng dân, được danh chính ngôn thuận nên Lưu Huyền được tôn làm hoàng đế. Tân triều sụp đổ, quân Lục Lâm tiến vào Trường An. Tuy được đường hoàng ngồi trên ngai báu nhưng Lưu Huyền vốn chỉ là một kẻ ngu ngốc, thiếu hiểu biết. Nên khi được quần thần tung hô thì sợ hãi đến mức lưng ướt đẫm mồ hôi, không nói nổi lời nào.

Lưu Huyền là một kẻ bất tài, chỉ biết chìm đắm trong tửu sắc. Ngoài ra, ông ta còn ghen ghét, đố kỵ với người hiền tài, giết chết công thần Lưu Diễn.

Năm 25, quân Xích Mi tiến vào Trường An, Lưu Huyền đầu hàng. Đại tướng quân Lưu Bồn Tử của quân Xích Mi phong cho ông ta làm Trường Sa Vương, phong Lưu Tú làm Hoài Dương Vương.

Sự quan tâm của Lưu Tú với Lưu Huyền khiến thủ lĩnh của quản Xích Mi là Phàn Sùng nhận thấy để ông ta sống là một ẩn họa nên sai người treo cổ Lưu Huyền.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Canh Thủy Đế: Lưu Huyền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/canh-thuy-de-luu-huyen/feed/ 0
Kiến Thế Đế: Lưu Bồn Tử https://ngaydacbiet.com/kien-the-de-luu-bon-tu/ https://ngaydacbiet.com/kien-the-de-luu-bon-tu/#respond Fri, 16 Jul 2021 19:03:34 +0000 https://ngaydacbiet.com/kien-the-de-luu-bon-tu/ Kiến Thế Đế tên là Lưu Bồn Tử, tuổi Ngọ. Tính cách tầm thường, không có tài năng gì. Là dòng dõi tông thất nhà Hán. Sau khi Vương Mãng bị lật đổ, ông được quân Xích Mi lập làm Hoàng Đế, tại vị 3 năm, sau đó đầu hàng Lưu Tú. Không rõ năm […]

Bài viết Kiến Thế Đế: Lưu Bồn Tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Kiến Thế Đế tên là Lưu Bồn Tử, tuổi Ngọ. Tính cách tầm thường, không có tài năng gì. Là dòng dõi tông thất nhà Hán. Sau khi Vương Mãng bị lật đổ, ông được quân Xích Mi lập làm Hoàng Đế, tại vị 3 năm, sau đó đầu hàng Lưu Tú. Không rõ năm mất.

Kiến thế đế Lưu Bồn TửNăm sinh, năm mất: 10 – ?.

Lưu Bồn Tử được quân Xích Mi phong làm Thượng tướng quân, rồi được tôn làm hoàng đế bởi vì ông họ Lưu, có chút quan hệ với hoàng thất Tây Hán. Quân Lục Lâm có Lưu Huyền thì quân Xích Mi cũng có Lưu Bồn Tử. Dụng ý của cả hai bên đều giống nhau.

Lưu Bồn Tử cũng có chút công lao với quân Xích Mi. Chính vì ông ta nên thủ lĩnh Vương Khuông của quân Lục Lâm mới làm phản, tạo cơ hội cho quân Xích Mi tiến vào Trường An.

Năm 26, quân Xích Mi bị Lưu Tú đánh bại, rút khỏi Trường An. Năm sau, quân Xích Mi bị Lưu Tú bao vây, không lâu sau thì tan rã. Lưu Bồn Tử đầu hàng Lưu Tú. Sự việc về sau thì không rõ ra sao.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Kiến Thế Đế: Lưu Bồn Tử đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/kien-the-de-luu-bon-tu/feed/ 0
Hán Quang Võ Đế: Lưu Tú https://ngaydacbiet.com/han-quang-vo-de-luu-tu/ https://ngaydacbiet.com/han-quang-vo-de-luu-tu/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:27:29 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-quang-vo-de-luu-tu/ Hán Quang Võ Đế tên là Lưu Tú, tự là Văn Thúc, cháu 9 đời của Lưu Bang, là vị hoàng đế lập ra nhà Đông Hán, tuổi Mão. Tính tình ôn hòa, nho nhã, có tài thao lược. Sau khi lật đổ Vương Mãng, Lưu Huyền thì xưng đế. Tại vị 33 năm, ốm […]

Bài viết Hán Quang Võ Đế: Lưu Tú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Quang Võ Đế tên là Lưu Tú, tự là Văn Thúc, cháu 9 đời của Lưu Bang, là vị hoàng đế lập ra nhà Đông Hán, tuổi Mão. Tính tình ôn hòa, nho nhã, có tài thao lược. Sau khi lật đổ Vương Mãng, Lưu Huyền thì xưng đế. Tại vị 33 năm, ốm chết, thọ 64 tuổi.

Tranh vẽ Hán Quang Võ Đế: Lưu TúNăm sinh, năm mất: 6 TCN – 57.

Nơi an táng: Nguyên Lăng (huyện Mạnh Tân tỉnh Hà Nam ngày nay). Thụy hiệu là Quang Vũ Hoàng Đế, miếu hiệu là Thế Tổ.

Công – tội: Hán Quang Võ Đế khôi phục nhà Hán, thống nhất đất nước, kết thúc thời kỳ chiến loạn. Sau khi xưng đế, cai trị đất nước theo đường lối ôn hòa. Có công khôi phục và phát triển dân sinh, đưa đất nước phát triển trên mọi phương diện. Nhưng tiếc rằng đường lối cai trị ôn hòa của ông lại là mầm họa cho chính quyền về sau.

Lai lịch của Lưu Tú

Lưu Tú tuy là con cháu của hoàng thất nhà Hán, là dòng dõi của Trương Sa Vương Lưu Phát, con trai Hán Cảnh Đế, nhưng truyền đến đời phụ thân ông là Lưu Khâm thì chỉ làm chức huyện lệnh Nam Đôn. Khi Lưu Khâm qua đời, Lưu Tú mới 9 tuổi, được chú là Lưu Lương nuôi dưỡng.

Lưu Tú dung mạo anh tuấn, có phong độ của một Nho sĩ. Ông làm việc thận trọng, cư xử lễ nghĩa, khiêm tốn, tín nghĩa, được mọi người ca ngợi, ông còn có khí chất yếu đuối của nữ nhi nên tính tình rất hiền lành. Khi hơn 20 tuổi, ông vào học ở Thái học tại kinh đô, là vị hoàng đế có học vấn cao nhất.

Tương truyền, Lưu Tú vốn không hề có chí hướng muốn làm hoàng đế. Ông vừa gặp Âm Lệ Hoa ở Tân Dã đã sinh lòng mê đắm. Nhìn thấy đội nghi trượng của quan Chấp kim ngô (quan cai quản trị an của kinh đô Trường An) thì vô cùng ngưỡng mộ, từng nói rằng: “Làm quan thì làm Chấp kim ngô, lấy vợ thì lấy Âm Lệ Hoa”. Có thể thấy rằng, mục tiêu sống của Lưu Tú không hề cao xa.

Giai đoạn còn thuộc nhà Tân

Cuối triều Tân, chính trị hủ bại, dân chúng lầm than, thiên hạ đã đại loạn. Năm 22, quê nhà Nam Dương gặp nạn đói. Trong số bạn bè của Lưu Diễn (anh trai Lưu Tú, không phải Hán Bình Đế: Lưu Diễn) có người làm trộm cướp. Lưu Tú sợ bị liên lụy nên đã trốn đến Tân Dã, đi buôn bán lương thực. Có thể thấy ông là một người dân an phận.

Tham gia khởi nghĩa chống quân Tân

Sau này, các nghĩa quân nổi dậy ở khắp nơi, Lưu Tú cũng có chút dao động. Một người bạn của ông tên là Lý Thông khuyên ông cũng nên dấy binh khởi nghĩa. Sau khi đắn đo cân nhắc, Lưu Tú thấy rằng không khỏi nghĩa thì cũng không có đường thoát, liền lén mua binh khí, mưu tính khỏi sự với Lưu Diễn.

Tháng 10 năm đó, Lưu Diễn ở Thung Lăng, Lưu Tú và Lý Thông, Lý Dật ở Uyển Thành cùng khởi binh và gia nhập quân Lục Lâm.

Quân Lục Lâm là nghĩa quân lớn mạnh nhất lúc bấy giờ, có hơn 10 vạn người. Mọi người thương lượng lập một người trong tông thất nhà Hán làm hoàng đế để hiệu triệu lòng dân. Người ở Nam Dương muốn lập Lưu Diễn vì ông ta trị quân nghiêm minh, được mọi người trọng vọng. Nhưng nghĩa quân Tây Thị, Bình Lâm muốn lập một kẻ bất tài như Lưu Huyền để dễ sai khiến. Lưu Diễn rất tức giận nhưng cũng không làm được gì. Sau khi Lưu Huyền làm hoàng đế, phong cho Lưu Diễn làm Đại tư đồ, Lưu Tú làm Thái thường thiên tướng quân.

Lưu Tú lãnh đạo, đánh quân Tân đại bại

Khi Lưu Huyền và các tướng lĩnh đang vất vả tấn công Uyển Thành, Lưu Tú dẫn quân chiếm được Côn Dương.

Trước tình hình đó, Vương Mãng vội vàng tập kết trăm vạn đại quân (thực ra chỉ có bốn mươi mấy vạn) tấn công quân Lục Lâm. Quân Lưu Tú chỉ có chưa đến 1 vạn. Các tướng lĩnh thấy tình thế đó thì đều chủ trương rút chạy khỏi Côn Dương, nhưng Lưu Tú phân tích tình hình và khuyên mọi người nên dũng cảm chiến đấu. Tướng lĩnh rất khâm phục Lưu Tú, đồng ý nghe theo sự chỉ huy của ông.

Lưu Tú chia quân làm 2 cánh, Vương Phượng và Vương Thường ở lại trấn thủ còn mình dẫn theo Lý Dật và 13 người phá vòng vây xông ra ngoài, triệu tập các nghĩa quân khác đến ứng cứu. Lúc này, quân Tân đã đến chân thành Côn Dương.

Sau khi ra khỏi thành Côn Dương, Lưu Tú hỏa tốc đến huyện Yển và Đinh Lăng, tập hợp được vài ngàn người, trở về cứu viện Côn Dương. Quân Tân đã vây kín thành Côn Dương.

Lưu Tú nhân lúc quân Tân chưa bày trận xong, tự mình dẫn 3000 tử sĩ đánh thẳng vào trung quân của địch. Tướng địch là Vương Ấp, Vương Tầm cậy quân số đông đảo, coi thường quân Lưu Tú, chỉ mang vài ngàn quân ra nghênh chiến. Kết quả là bị quân Lưu Tú đánh cho tan tác, quân Tân không dám cứu viện, đến Vương Ấp cũng bị giết chết.

Quân Tân thấy Đại tướng quân bị giết thì hoảng loạn. Vương Thường và Vương Phượng ở trong thành xuất binh đánh ra. Hai cánh quân cùng hợp lại đánh cho quân Tân bỏ chạy tán loạn, dẫm đạp lên nhau chết vô số. Quân Tân bỏ chạy bị chết đuối ở sông Tù làm tắc nghẽn cả dòng chảy.

Nhờ sự dũng cảm và tài thao lược của Lưu Tú, nghĩa quân đã đánh cho quân Tân đại bại, bắt được mấy vạn tù binh, chiến lợi phẩm thu được phải vận chuyển mấy tháng mới hết.

Anh trai bị Lưu Huyền giết

Chiến thắng ở Côn Dương đã làm tăng thêm uy thế của nghĩa quân, khiến cho Lưu Tú và Lưu Diễn trở thành danh tướng nổi tiếng của quân Lục Lâm. Tuy nhiên, tướng lĩnh quân Lục Lâm lại không vui mừng trước chiến thắng này. Chúng thấy anh em họ Lưu lập được đại công thì liên tục khuyên Lưu Huyền trừ khử họ. Lưu Huyền vốn là kẻ thiển cận, nghe lời khuyên của bọn tay chân thì cũng thấy rằng anh em Lưu Diễn là một mối họa, liền mượn cớ mời anh em họ đến Uyển Thành dự tiệc. Trong buổi tiệc, Lưu Huyền thấy anh em họ một người thì dũng mảnh như hổ, một người thi thư sinh nho nhã, tự thấy không thể đối đầu, liền để cho họ đi.

Sau đó, các tướng lĩnh của Lưu Huyền đều trách hắn bất tài, khiến Lưu Huyền rất tức giận. Đúng lúc đó, có viên tướng tên là Lưu Tắc, vốn ghen ghét anh em họ Lưu nên đã mắng cho Lưu Huyền một trận. Lưu Huyền liền lôi hắn ra chém đầu. Lưu Diễn đến doanh trại để cứu hắn cũng bị giết chết.

Sau khi Lưu Diễn chết, rất nhiều người khuyên Lưu Tú báo thù cho anh trai. Lưu Tú vẫn không có động tĩnh gì, vì ông biết bọn Lưu Huyền chỉ chờ ông làm vậy để kiếm cớ trừ khử. Ông không mặc tang phục, không cử hành tang sự, gặp Lưu Huyền thì đều tỏ ra cung kính, không hề nhắc đến chuyện của Lưu Diễn. Những việc Lưu Huyền giao phó, ông đều lo liệu chu đáo, khiến cho Lưu Huyền không tìm được cớ để giết ông. Nhưng thật ra ông vô cùng đau khổ, kiêng rượu thịt, âm thầm khóc một mình.

Sự thay đổi của tình thế sau đó khiến Lưu Tú trở thành lực lượng cốt cán của nghĩa quân, Lưu Huyền cũng cảm thấy ăn năn vì những việc đã làm, phong cho ông làm Phá hổ Đại tướng quân và Vũ Tín Hầu.

Giai đoạn Lưu Huyền làm vua

Chuẩn bị xây dựng đại nghiệp

Sau khi quân Lục Lâm định đô ở Lạc Dương, Lưu Huyền ban cho Lưu Tú chức Đại tư mã và một số người ngựa, phái ông đi vỗ yên các quận ở Tuyên Phủ tỉnh Hà Bắc. Đây chính là cơ hội để Lưu Tú xây dựng đại nghiệp.

Sau khi đến Hà Bắc, Lưu Tú lập tức phế bỏ chính sách “Tân chính” của Vương Mãng, bãi bỏ các loại thuế khiến dân chúng vô cùng vui mừng, ông tiến hành phân loại quan lại địa phương, cách chức kẻ xấu, ban thường và thăng chức cho người tốt và phục hồi tên gọi của các chức quan thời Hán. Ông thẩm tra lại vụ án của những phạm nhân đang bị giam trong ngục, sửa chữa những án oan sai.

Vài tháng sau, quân và dân ở đó ai cũng quý mến và quy phục theo Lưu Tú. Có người từng khuyên ông nên phá đê sông Hoàng Hà, dìm chết quân Xích Mi ở Hà Đông, ông kiên quyết không nghe, ông nói rằng: “Cũng là nghĩa quân chống lại Vương Mãng, sao lại tàn sát lẫn nhau? Hơn nữa, nếu phá vỡ đê thì người chịu tai họa vẫn chỉ là trăm họ”. Điều đó chứng tỏ Lưu Tú là một người quân tử nhân nghĩa.

Bình định Hà Bắc

Kẻ địch lớn nhất của Lưu Tú ở Hà Bắc là Lưu Lang. Lưu Lang được thế lực ở địa phương ủng hộ, tự xưng là con trai của Hán Thành Đế, định đô ở Hàm Đan, chiếm một vùng rộng lớn từ đất Triệu đến Liêu Tây. Lưu Tú dựa vào lực lượng ở Hà Bắc, nhanh chóng lên đường tấn công Hàm Đan. Khi ông đánh đến Hàm Đan, thuộc hạ của Lưu Lang mở cổng thành đón đại quân của ông vào thành. Lưu Lang nhân lúc đêm tối bỏ trốn, bị giết trên đường đi.

Khi Lưu Tú thanh lý văn kiện dưới thời Lưu Lang thì phát hiện rất nhiều mật báo của quân Lưu Tú gửi cho Lưu Lang. Có người kiến nghị Lưu Tú căn cứ theo danh sách những kẻ phản bội, lần lượt hỏi tội từng tên khiến chúng rất sợ hãi. Lưu Tú nói: “Bỏ qua đi, ngày nay thiên hạ đại loạn, có người không nhìn rõ thời cục, không biết nên theo ai cũng là điều dễ hiểu”, rồi lệnh thiêu hủy hết các công văn đó trước mặt mọi người khiến những kẻ có liên quan cảm động, một lòng theo ông chinh chiến. Đây chính là sự việc tiêu biểu cho việc Lưu Tú chủ trương trị quân, trị nước một cách ôn hòa.

Sau khi ổn định ở Hà Bác, ông liền chiêu mộ anh tài, thu phục lòng dân, muốn xây dựng đại nghiệp như Cao Tổ. Lúc này, ông mới thực sự muốn làm hoàng đế.

Rất nhiều người nhìn thấy chí hướng cao xa, khâm phục nhân cách của ông đã đua nhau tìm đến. Những nhân vật nổi tiếng như Đặng Vũ, Phùng Dị, Khẩu Tuân, Diêu Kỳ, Cảnh Yểm đều có vai trò quan trọng, giúp ông bình định thiên hạ sau này, trở thành danh thần của triều đình.

Lưu Huyền đề phòng

Lưu Huyền thấy Lưu Tú lập được đại công thì thấy lo lắng. Tướng lĩnh dưới trướng cũng khuyên hắn đề phòng Lưu Tú.

Lưu Huyền bèn phái sứ thần đến gặp Lưu Tú, sau khi phong ông làm Tiêu Vương thì lệnh cho ông dừng mọi hoạt động quân sự, lập tức dẫn những tướng lĩnh có công về Trường An. Lưu Tú nhận ra âm mưu của Lưu Huyền, bèn lấy lý do chưa bình định xong Hà Bắc, từ chối chấp hành mệnh lệnh của Lưu Huyền. Lúc đó, thế lực của Lưu Tú đã hùng mạnh, Lưu Huyền cũng không thể làm gì được.

Lưu Tú không ngừng mở rộng lãnh thổ, phát triển lực lượng. Mọi việc làm của ông đều lấy ”nhu” làm gốc. Bởi ông tin rằng nhu có thể thắng cương, yếu có thể khắc chế mạnh, ông liên tiếp xuất binh, lần lượt đánh bại nhiều quân khởi nghĩa như Đổng Mã, Cao Hồ ở Quán Đào (nay thuộc Sơn Đông), Bổ Dương (nay thuộc Hà Bắc) rồi chiêu hàng họ. Ông biết rằng những người này không thực sự hàng phục, luôn chuẩn bị làm phản hoặc bỏ trốn, nên sai người chỉnh đốn, nhiều lần tự mình giám sát chúng, cư xử thân thiết như anh em, không hé tỏ ra nghi ngờ, khiến những kẻ hàng phục rất cảm động.

Giai đoạn sau khi lên ngôi

Lưu Tú bắt đầu xưng đế

Lưu Tú thu nạp nghĩa quân ở khắp nơi, một bộ phận quân Xích Mi cũng đến xin hàng khiến cho lực lượng của ông nhanh chóng lớn mạnh. Lưu Tú nhận thấy lực lượng đã đủ để tranh đấu với quần hùng.

Lúc đó, Phàn Sùng dẫn quân Xích Mi tiến về Trường An. Lưu Tú lệnh cho Đặng Vũ dẫn binh tiến về Quan Trung, Khấu Tuân trấn thủ Hà Nội, coi Hà Nội là hậu phương, đợi thời cơ. Mấy hôm sau, có tin truyền về rằng kinh đô của quân Lục Lâm đã là một tòa thành trống.

Lúc này, văn võ bá quan đều khuyên Lưu Tú xưng đế. Sau một hồi thoái thác, ông cũng đồng ý làm hoàng đế, vẫn lấy quốc hiệu là Hán để biểu thị ý quang phục Hán thất.

Tấn công Lạc Dương

Sau khi xưng đế, Lưu Tú không tổ chức lễ đăng cơ mà lập tức phái quân tấn công Lạc Dương. Tướng trấn giữ Lạc Dương là Lý Dật, Chu Vị đều từng khuyên Lưu Huyền giết Lưu Diễn, Lưu Tú và đều thù ghét anh em họ.

Khi quân Hán đến gần, Lý Dật sợ hãi, viết thư nói rằng mình muốn đầu hàng nhưng sợ Chu Vị không nghe. Lưu Tú lệnh cho các tướng lĩnh tuyên truyền nội dung bức thư đó. Chu Vị biết tin rất tức giận, bèn giết chết Lý Dật.

Lưu Tú phái người đến nói với Chu Vị rằng ông bỏ qua mọi thù oán trước đây, nếu hắn đầu hàng thì sẽ ban thưởng hậu hĩnh. Chu Vị tự thấy không thể địch lại quân Hán nên đã đầu hàng. Lưu Tú phong cho hắn làm Bình Địch tướng quân, Phù Câu Hầu.

Quân Lưu Tú không phải đổ máu mà vẫn chiếm được Lạc Dương. Trước khi vào thành, Lưu Tú giao hẹn với tướng sĩ tuyệt đối không được quấy nhiễu dân chúng. Tuy nhiên viên tướng tên là Tiêu Quảng vẫn dẫn quân giết chóc. Lưu Tú liền đem hắn ra chém đầu thị chúng. Do đó, quân dân thành Hàm Dương đều quy thuận Lưu Tú.

Trấn áp quân Xích Mi

Sau khi định đô ở Lạc Dương, Lưu Tú quyết định trấn áp quân Xích Mi. Quân Xích Mi vốn chỉ là một lũ trộm cướp ô hợp, không thể địch lại quân Hán. 10 vạn quân Xích Mi bị vây trong vùng Nghi Dương chật hẹp, chỉ mấy ngày sau liền đầu hàng. Lưu Tú cho triệu tập các thủ lĩnh đến, nói rằng: “Trẫm không ép các ngươi phải đầu hàng. Ai không phục thì lĩnh quân quyết chiến với trẫm một trận nữa”. Các thủ lĩnh đều dập đầu thuận lòng quy phục.

Năm 36, sau hơn 10 năm chinh chiến, Lưu Tú đã thống nhất đất nước.

Lưu Tú trị vì đất nước như thế nào?

Chính sách và chủ trương mới

Lưu Tú lấy Nho học làm gốc, chủ trương “dùng nhu trị quốc”. Khi đất nước vừa được bình định, ông liền đến khắp nơi chiêu mộ những nhà Nho có tài, ban quan tước để họ cùng giúp ông an bang định quốc. Trong đó có mấy chục nhà Nho lớn như Phạm Tỉnh, Trần Nguyên, Trịnh Hưng, Đỗ Lâm, Vệ Hoành, Lưu Côn, Hoàn Vinh…

Lưu Tú đưa những nhà Nho này thay thế vị trí của những tướng quân không hiểu chữ nghĩa, chỉ nhờ vào chiến công mà thăng tiến, lệnh cho bọn họ giao nộp binh quyền, về quê nghỉ hưu. Đồng thời, cắt giảm quân đội và những chức vụ không cần thiết để giảm bớt gánh nặng cho dân chúng.

Do chiến tranh kéo dài nhiều năm, dân chúng phải lưu lạc tha hương nên phần lớn đồng ruộng bị bỏ hoang. Lưu Tú liên tiếp ra mười mấy chiếu lệnh để ổn định dân lang thang, khuyến khích sản xuất, mở kho lương cứu trợ. Chỉ vài năm sau, dân chúng ở Trung Nguyên đều đã an cư lạc nghiệp.

Mỗi khi có việc gì, Lưu Tú luôn bàn bạc với các đại thần, cho phép họ tự do phát biểu ý kiến. Thái độ khiêm tốn nhã nhặn, khoáng đạt của ông khiến các đại thần rất cảm động nên ai cũng ra sức cống hiến tài năng cho triều đình. Sau khi bàn thảo việc quốc sự, Lưu Tú thường cùng các đại thần thảo luận về Nho học.

Chủ trương ôn hòa

Có kẻ tên là Nguy Hiêu đã cát cứ ở Lũng Hữu nhiều năm. Rất nhiều đại thần đều chủ trương xuất binh thảo phạt nhưng Lưu Tú nói rằng: “Hà tất phải làm thế, trẫm viết cho hắn 1 bức thư, nếu hắn là người hiểu biết thì sẽ đầu hàng”.

Nhưng Nguy Hiêu cũng đồng thời nhận được thư chiêu hàng của Công Tôn Thuật cát cứ ở đất Thục, lưỡng lự khó quyết định. Nguy Hiêu phái tướng quân Mã Viện đến cả hai nơi để thăm dò tình hình. Mã Viện đến Thành Đô trước, Công Tôn Thuật đối xử với ông ta rất ngạo mạn và còn phòng bị nghiêm ngặt. Sau đó, Mã Viện đến Lạc Dương, gặp Lưu Tứ thì rất bất ngờ thay ông ăn mặc giản dị như thường dân ra tiếp đón, thái độ hết sức thân thiết. Mã Viện muôn phần cảm động, quay về hồi báo với Nguy Hiêu, khuyên ông ta nên quy thuận nhà Hán. Nhưng Nguy Hiêu vẫn do dự không quyết, Mã Viện liền tự mình bỏ theo nhà Hán.

Lưu Tú: một vị Hoàng đế giản dị

Lưu Tú sống rất giản dị, ngoài những ngày đại lễ, ông không bao giờ mặc tơ lụa, càng không uống rượu, vui chơi. Đối với người trong cung cũng yêu cầu hết sức nghiêm khắc. Chỉ có hoàng hậu và quý nhân mới được ban tước lộc, những người còn lại chỉ được hưởng lộc là mấy đấu gạo mà thôi.

Những năm cuối đời, quần thần muốn xây lăng mộ cho ông, ông dặn dò rằng: “Không nên xây quá cao, to, chỉ cần để xung quanh không ứ đọng nước là được”.

Năm 57, Lưu Tú mắc bệnh nặng. Ông ra ý chỉ: “Ta không tạo phúc được cho dân chúng, tang lễ cử hành theo nghi thức tang lễ của Văn Đế, mọi thứ phải tiết kiệm, không được lãng phí”. Tháng 2 năm đó Lưu Tú qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Quang Võ Đế: Lưu Tú đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-quang-vo-de-luu-tu/feed/ 0
Hán Minh Đế: Lưu Trang https://ngaydacbiet.com/han-minh-de-luu-trang/ https://ngaydacbiet.com/han-minh-de-luu-trang/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:49:21 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-minh-de-luu-trang/ Hán Minh Đế tên là Lưu Trang, con trai thứ tư của Hán Quang Võ Đế, tuổi Sửu. Tính tình kín đáo, cương nghị, cơ mưu, nghiêm khắc. Sau khi Quang Võ Đế mất thì kế vị, tại vị 18 năm, sau mắc bệnh mà chết, thọ 47 tuổi. Năm sinh, năm mất: 29-75. Nơi […]

Bài viết Hán Minh Đế: Lưu Trang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Minh Đế tên là Lưu Trang, con trai thứ tư của Hán Quang Võ Đế, tuổi Sửu. Tính tình kín đáo, cương nghị, cơ mưu, nghiêm khắc. Sau khi Quang Võ Đế mất thì kế vị, tại vị 18 năm, sau mắc bệnh mà chết, thọ 47 tuổi.

Hình minh họa Hán minh đế Lưu TrangNăm sinh, năm mất: 29-75.

Nơi an táng: Hiển Tiết Lăng. Thụy hiệu là Hiếu Minh Hoàng Đế, miếu hiệu là Hiển Tông.

Công – tội: Trong lịch sử nhà Đông Hán, Hán Minh Đế được coi là một hoàng đế anh minh. Khi ông chấp chính, tuy không theo chủ trương dựa vào “nhu” để trị nước như phụ thân Lưu Tú mà thi hành sự thống trị hà khắc nhưng vẫn có những công lao nhất định. Ông củng cố chính quyền, thu phục được Hung Nô và Tây Vực, mở đường cho Phật giáo phát triển, mở ra sự giao lưu văn hóa giữa Trung Quốc và Tây Á.

Trước khi lên ngôi

Lai lịch của Hán Minh Đế

Hán Minh Đế tên là Lưu Trang, là hoàng đế thứ 2 của triều Đông Hán được kế vị ngai vàng nhờ vào may mắn. Lưu Tú vốn đã lập Lưu Cương, con của Quách hoàng hậu, làm thái tử. Sau này, do sủng ái Âm Lệ Hoa, mẹ của Lưu Trang, nên phế bỏ Lưu Cương, lập Lưu Trang làm thái tử.

Lưu Tú luôn hành xử theo tiêu chuẩn của Nho học, coi trọng danh phận. Do vậy, việc thay đổi danh vị thái tử không phải việc dễ dàng. Nhưng chính sự thiển cận của Quách hoàng hậu đã giúp ông. Quách hoàng hậu vốn là người hẹp hòi. Thấy Lưu Tú sủng ái Âm Lệ Hoa thì ghen ghét, thường xuyên chửi chó mắng mèo, kiếm cớ gây sự. Lưu Tú dựa vào cớ đó, phế bỏ Quách hoàng hậu, lập Âm Lệ Hoa làm hoàng hậu. Lưu Cương cảm thấy ngôi thái tử của mình khó giữ nên chủ động đề nghị được nhượng vị. Lưu Tú nhân cơ hội đó lập Lưu Trang làm thái tử.

Từ nhỏ Lưu Trang đã thông minh lanh lợi

Lưu Trang từ nhỏ đã thông minh lanh lợi, rất được Lưu Tú yêu quý. Sau khi lập Lưu Trang làm thái tử , Lưu Tú lệnh cho Lưu Trang hàng ngày cùng ông thượng triều, tiếp kiến quần thần, để rèn luyện khả năng chấp chính. Lưu Trang tuy nhỏ tuổi nhưng thường xuyên có những việc làm vượt qua dự liệu của mọi người, khiến bá quan văn võ hết lời khen ngợi.

Một lần, khi đang phê duyệt công văn, Lưu Tú nhất thời không hiểu được một câu văn trong đống tấu thư cũ. Các vị đại thần cũng không thể giải thích được. Vậy mà Lưu Trang khi đó mới 12 tuổi đã giải thích rành mạch, rõ ràng, khiến cho Lưu Tú và quần thần vô cùng ngỡ ngàng. Lưu Tú càng thêm coi trọng Lưu Trang.

Sau khi kế vị

Lúc mới lên ngôi Lưu Trang nhẫn nhịn, củng cố lực lượng

Sau khi Lưu Trang kế vị, rất nhiều kẻ âm mưu cướp ngôi. Bởi ông là con trai thứ tư mà được lập làm thái tử nên rất nhiều anh em của ông cho là không hợp lệ, hầu như đều rất bất mãn. Một số lão thần cũng không ủng hộ việc ông kế vị; Ngoài ra, còn có một số ngoại thích cũng có ý rình rập.

Lưu Trang tự thấy mình thân cô thế yếu, quyết định nhẫn nhịn, không biểu hiện gì mà chỉ ngầm chuẩn bị lực lượng, ông bàn bạc với một số đại thần, trong vài tháng sẽ nắm lấy binh quyền ở kinh đô, từng bước khống chế những huyện ở xung quanh kinh đô. Thế lực của ông dần lớn mạnh.

Lúc này, em trai cùng mẹ với Lưu Trang là Lưu Kinh cũng đố kỵ với ông, sai người bắt chước nét chữ của anh em trong họ của Quách hoàng hậu, viết thư cho Lưu Cương, khuyên hắn dấy binh làm loạn. Nhưng Lưu Cương là người nhút nhát, sợ hãi chạy đến thanh minh với Lưu Trang, giao nộp bức thư. Sau khi Lưu Trang tra xét biết được là do Lưu Kinh làm thì vẫn nhẫn nhịn vì ông biết rằng lực lượng của mình còn mỏng, bên trên còn có thái hậu. Hơn nữa, làm vậy có thể dẫn đến biến cố lớn, khó lòng khống chế được.

Ông áp dụng 3 chiến lược:

  • Một là quy tụ những lão thần trung thành như Đặng Vũ, Lưu Thương, Triệu Hỷ thành trung tâm quyền lực.
  • Hai là đối xử với hai vị hoàng hậu Quách, Âm như nhau, tận tình quan tâm đến Lưu Cương, ra sức lôi kéo những anh chị em ủng hộ mình. Làm như vậy thì trong họ hàng thân thích sẽ không còn kẻ thù địch nữa.
  • Ba là đại xá thiên hạ, tiếp tục thi hành chính sách khoan thư sức dân của Lưu Tú. Phái người điều tra tình hình cả nước, phát triển thủy lợi, cứu trợ dân gặp thiên tai, nên Lưu Trang được đông đảo dân chúng ủng hộ.

Tuy nhiên, ông vẫn không quên những kẻ thù của mình, đợi sau khi chính quyền được củng cố vững chắc, ông liền bắt đầu nghiêm khắc trừng trị bọn chúng để tập trung hơn nữa.

Thanh trừng các thế lực thù địch

Năm 70, có người tố cáo anh trai ông là Sở Vương Lưu Anh mưu phản.

Từ khi Lưu Trang kế vị, Lưu Anh luôn tỏ ra bất mãn, không chỉ thường xuyên phỉ báng hoàng để mà còn ly gián nội bộ hoàng tộc. Lưu Trang vốn muốn trừng trị hắn từ lâu nhưng chưa tìm được lý do. Sau Khi truy xét biết rằng đích thực có kẻ vu cáo Lưu Anh nhưng Lưu Trang quyết không bỏ qua, nói với viên quan điều tra: “Dù là án giả thì nhà ngươi cũng phải làm thành án thật”.

Viên quan đó lập tức làm theo ý chỉ của hoàng đế tra tấn cực hình Lưu Anh, khiến hắn không chịu nổi đau đớn mà thừa nhận tội phản nghịch. Lưu Trang dựa vào khẩu cung của Lưu Anh, ghép tội cho tất cả những hoàng thân, vương hầu, quan lại mà ông muốn báo thù, tạo thành một vụ án lớn liên can đến mấy ngàn người. Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, biết rằng có rất nhiều người bị oan nhưng Lưu Trang vẫn phê chuẩn. Chỉ một bước mà Lưu Trang đã hoàn thành mục đích của mình, chỉ xét xử một vụ án mà đã thanh trừ được gần hết những kẻ đối địch.

Sau này, có một số vị lão thần cảm thấy hành động của Lưu Trang có phần quá đáng, những kẻ đối địch đã bị xử tử, khuyên ông nên dùng việc giết chóc lại. Lưu Trang nghe theo, phóng thích hàng ngàn tù nhân.

Lưu Trang còn có hai sự kiện được hậu thế ca ngợi.

Thu phục Hung Nô và Tây Vực

Từ năm 65 đến năm 72, Hung Nô nhiều lần xâm phạm Hà Tây, khiến cho dân chúng ở biên giới lũ lượt bỏ chạy. Trong các đại thần, có người chủ trương nghị hòa. Lưu Trang cân nhắc sức mạnh của quân Hán rồi quyết định phản công. Nhưng ông không vội vàng phái quân đi quyết chiến mà lệnh cho tướng quân Đậu Cố và Cảnh Bỉnh đồn trú tại Lương Châu (nay thuộc Vũ Uy tỉnh Cam Túc) rồi liên minh với các dân tộc như Nam Hung Nô, Ổ Hoàn, Tiên Ty xuất quân tấn công Hung Nô, liên tiếp giành thắng lợi.

Đồng thời, Đại tướng quân Đậu Cố phái Ban Siêu đi sứ Tây Vực, tuyên truyền chính sách Tây Vực của nhà Hán, để các quốc gia ở Tây Vực quy thuận nhà Hán. Đúng lúc đó, Hung Nô cũng phải sứ thần đến Thiện Thiện. Ban Siêu dẫn theo tùy tùng, trong một đêm giết sạch đoán sứ thẩn 100 người của Hung Nô, uy hiếp các quốc gia ở Tây Vực, ép họ quy thuận nhà Hán. Thiện Thiện Vương còn gửi con trai đến Lạc Dương làm con tin, những nước nhỏ khác cũng phái sứ thần đến Lạc Dương triều cống.

Mở đường cho Phật giáo phát triển sau này

Khi đã có tuổi, Lưu Trang bắt đầu kiểm điểm lại những việc làm của mình, đêm ngủ liên tiếp gặp ác mộng. Một lần, ông mơ thấy một người khổng lồ tỏa ánh vàng rực rỡ, đầu tỏa hào quang, bay lượn khắp cung điện rồi bay về hướng tây. Hôm sau, ông kể lại giấc mơ đó với mấy vị cận thần. Một quan bác sĩ tên là Phó Nghị nói rằng đó là một vị Phật rồi kể cho ông nghe câu chuyện về Phật Thích Ca Mâu Ni.

Lưu Trang nghe xong thì rất kính phục Phật Thích Ca Mâu Ni, muốn tìm hiểu nhiều hơn những câu chuyện về Phật giáo. Lưu Trang phái hai viên đại thần là Thái Âm và Tần Cảnh đến nước Thiên Trúc lấy kinh Phật. Họ vượt vạn dặm đường xa xôi, cuối cùng cũng mang được kinh Phật về Lạc Dương. Lưu Trang cảm động, hạ lệnh xây dựng chùa Bạch Mã. Do hai vị đại thần này dùng bạch mã để vận chuyển kinh thư về Lạc Dương nên hai con bạch mã này được coi là thần vật. Sau khi chúng chết, các tín đồ dùng đá trắng chạm thành tượng, đặt ở ngoài chùa. Vì vậy, ngôi chùa có tên là Bạch Mã. Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Trung Quốc, là nơi khởi nguồn của Phật giáo Trung Quốc.

Năm 75, Hán Minh Đế ốm chết trong cung nhà Hán ở Lạc Dương.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Minh Đế: Lưu Trang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-minh-de-luu-trang/feed/ 0
Hán Chương Đế: Lưu Đát https://ngaydacbiet.com/han-chuong-de-luu-dat/ https://ngaydacbiet.com/han-chuong-de-luu-dat/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:46:03 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-chuong-de-luu-dat/ Hán Chương Đế tên là Lưu Đát, là con trai thứ 5 của Hán Minh Đế, tuổi Thìn. Tính tình nhân hậu khoan dung, nho nhã hiếu học. Kế vị sau khi Minh Đế qua đời, tại vị 13 năm, ốm chết, thọ 33 tuổi. Năm sinh, năm mất: 56 – 88. Nơi an táng: […]

Bài viết Hán Chương Đế: Lưu Đát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Chương Đế tên là Lưu Đát, là con trai thứ 5 của Hán Minh Đế, tuổi Thìn. Tính tình nhân hậu khoan dung, nho nhã hiếu học. Kế vị sau khi Minh Đế qua đời, tại vị 13 năm, ốm chết, thọ 33 tuổi.

minh họa Hán Chương Đế - Lưu ĐátNăm sinh, năm mất: 56 – 88.

Nơi an táng: Kính Lăng (phía đông nam Lạc Dương). Thụy hiệu là Hiếu Chương hoàng đế, miếu hiệu là Túc Tông.

Công – tội: ông tiếp tục thi hành chính sách khoan thư sức dân của Hán Quang Võ Đế, bãi bỏ những hình luật hà khắc thời Hán Minh Đế, phái sứ thần thiết lập quan hệ với các dân tộc ở tây bắc, an định biên thùy. Ngoài ra, ông còn có thành tựu to lớn trên phương diện văn hóa giáo dục, cùng với Minh Đế, tạo ra thời kỳ “Minh Chương thịnh thế”.

Tuy Minh Đế cai trị hà khắc, nhưng quốc gia vẫn phát triển phồn vinh về mọi mặt, tạo nền móng vững chắc cho thời đại của Lưu Đát.

Để ngoại thích hoành hành triều chính

Sau khi kế vị, Lưu Đát đã làm một việc sai lầm là để cho ngoại thích can dự vào việc triều chính. Thời Lưu Tú cai tri, thấm nhuần bài học Vương Mãng nên từng lập ra quy định “ngoại thích không được phong hầu và can dự vào việc chính sự”. Nhưng Lưu Đát đã phá bỏ quy định đó. Mã hoàng hậu của Minh Đế là con gái của hiền thần Mã Viện. Ông chính là người bỏ chạy từ Thung Hữu đến Lạc Dương quy thuận Lưu Tú. Mã Viện lập được rất nhiều công lao, là tác giả của câu nói nổi tiếng “Làm trai phải chết ở chốn biên thùy, lấy da ngựa bọc thây mới là đáng trọng”. Mã hoàng hậu là người đã nuôi dưỡng Lưu Đát, nay là Mã thái hậu.

Lưu Đát rất tôn trọng Mã thái hậu và bắt đầu trọng dụng người nhà của bà vào việc triều chính. Rất may là khi thái hậu biết chuyện đã kiên quyết ngăn cấm mới có thể diệt trừ tai họa về sau.

Sau khi Mã thái hậu qua đời, không ai cai quản việc này, người nhà của Đậu hoàng hậu lại bắt đầu lộng quyền.

Lưu Đát rất sủng ái Đậu hoàng hậu, luôn nghe theo lời bà ta. Đậu hoàng hậu nhân cơ hội đó xây dựng thế lực của mình. Chỉ vài năm sau, mọi quyền lực trong triều đều nằm trong tay người nhà họ Đậu. Anh trai của Đậu hoàng hậu là Đậu Hiến đã nắm giữ mọi chức vụ quan trọng trong triều như Đại tư mã, Đại tướng quân, ngang ngược chuyên quyền, thậm chí còn ức hiếp, bức hại cả hoàng tộc.

Lưu Đát không phải không biết những việc này nhưng ông ta vốn tính đôn hậu, do dự không quyết đoán nên đã gây ra hậu họa về sau. Một lần, Đậu Hiến tháp tùng Hoàng thượng xuất du. Hoàng thượng cố ý cho xe đi qua đất phong của công chúa Thấm Thủy, rồi hỏi Đậu Hiến: “Hiện nay khu đất này thuộc về ai?” Trước đó không lâu, Lưu Đát đã biết Đậu Hiến chiếm đoạt khu đất này của công chúa Thấm Thủy nên mới cố ý hỏi như vậy.

Đậu Hiến nghe vậy thì sợ đến cứng lưỡi. Lưu Đát trách mắng và nghiêm khắc cảnh cáo những việc làm ngang ngược của Đậu Hiến. Từ đó, người nhà họ Đậu cũng bớt ngang ngược. Nhưng Lưu Đát vẫn để ngoại thích thao túng triều chính như cũ.

Tại sao lại như vậy? Đó chính là hậu quả của chủ trương “dĩ nhu trị quốc” của Lưu Tú. Lưu Đát luôn cho rằng nhân nghĩa tốt hơn là nền chính trị hà khắc. Cho nên, sau khi ông nắm quyền, đã lần lượt nới lỏng và bãi bỏ những hình phạt và luật lệ hà khắc mà phụ thân đã định ra. Ông coi trọng việc tuyển chọn quan lại, cho rằng quan lại thanh liêm sẽ khiến cho chính trị trong sạch. Chỉ cần làm tốt những việc này thì có một vài ngoại thích làm loạn cũng không đáng lo ngại.

Phát triển sản xuất

Trong phát triển sản xuất, Hán Chương Đế chủ yếu thực hiện ba việc.

  • Một là cấm tư nhân buôn bán muối và rèn sắt, để tránh tình trạng đầu cơ tích trữ.
  • Hai là giảm nhẹ lao dịch và sưu thuế.
  • Ba là chống bọn cường hào chiếm đoạt ruộng đất, khuyến khích khai hoang, khuyến khích việc sinh đẻ để tăng dân số.

Những chính sách này có vai trò quan trọng, giúp đất nước phát triển phồn vinh.

Lưu Đát bản chất là một Nho sĩ. Một Nho sĩ làm chính trị thì chỉ cần làm được những việc trên. Đợi khi tình hình đất nước ổn định, ông lại làm những việc mình yêu thích.

Phát triển Nho học

Năm 83, Lưu Đát lệnh cho chính quyền các cấp tiến cử người học rộng tài cao cho trung ương, để họ nghiên cứu cổ tịch trong Thái học. Những người này giống như những thành phần tri thức ngày nay, lúc nào cũng tranh luận không ngừng nghỉ. Lưu Đát bèn cho triệu tập họ đến Bạch Hổ quán để trao đổi các quan điểm bất đồng, tập trung trí tuệ của các phái để phân biệt sự giống và khác nhau, cuối cùng biên soạn thành một bộ sách lớn còn được truyền tận đến ngày nay là “Bạch Hổ thông nghĩa”. Bộ sách này không chỉ nghiên cứu các cổ tích mà còn tiếp thu các học thuyết như Âm Dương Ngũ hành và sấm vĩ, phát triển thêm Nho học và triết học thần bí từ thời Đổng Trọng Thư đến lúc đó, có ảnh hưởng rất to lớn.

Ngoài ra, ông còn có công sáng lập trên các phương diện như lịch pháp và khoa học.

Lưu Đát cũng là một nhà thư pháp tài ba, sở trường về viết chữ thảo, được những bậc cao thủ về thư pháp các đời tôn kính gọi là “chương thảo”. Tóm lại, nhà Đông Hán đến thời Hán Chương Đế đã phát triển đến đỉnh cao.

Năm 88, Hán Chương Đế mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Chương Đế: Lưu Đát đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-chuong-de-luu-dat/feed/ 0
Hán Thương Đế: Lưu Long https://ngaydacbiet.com/han-thuong-de-luu-long/ https://ngaydacbiet.com/han-thuong-de-luu-long/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:51:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-thuong-de-luu-long/ Hán Thương Đế tên là Lưu Long, con trai út của Hán Hòa Đế, tuổi Tỵ. Được kế vị khi mới 100 ngày tuổi, 8 tháng sau chết yểu. Thụy hiệu là Hiếu Thương hoàng đế. Năm sinh, năm mất: 105 – 106. Nơi an táng: Khang Lăng. Lưu Long là con trai út của […]

Bài viết Hán Thương Đế: Lưu Long đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Thương Đế tên là Lưu Long, con trai út của Hán Hòa Đế, tuổi Tỵ. Được kế vị khi mới 100 ngày tuổi, 8 tháng sau chết yểu. Thụy hiệu là Hiếu Thương hoàng đế.

Năm sinh, năm mất: 105 – 106.

Nơi an táng: Khang Lăng.

Lưu Long là con trai út của Hán Hòa Đế với Đặng hoàng hậu. Khi Hòa Đế băng hà, Lưu Long mới được 100 ngày tuổi.

Hán Hòa Đế còn có một người con trưởng tên là Lưu Thắng. Nhưng Lưu Thắng quanh năm đau ốm, có tướng chết yểu.

Khi Hòa Đế lâm chung đã tạm thời lập Lưu Long làm hoàng đế. Ngay trong đêm đó, Hòa Đế băng hà, Lưu Long được làm hoàng đế.

Lưu Long còn quá nhỏ nên mẫu thân là Đặng thái hậu lâm triều, thiết chính.

Hán Hòa Đế không ngờ rằng Lưu Long còn đoàn mệnh hơn anh trai. 8 tháng sau khi kế vị, Lưu Long mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Thương Đế: Lưu Long đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-thuong-de-luu-long/feed/ 0
Hán An Đế: Lưu Hỗ https://ngaydacbiet.com/han-an-de-luu-ho/ https://ngaydacbiet.com/han-an-de-luu-ho/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:55:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-an-de-luu-ho/ Hán An Đế tên là Lưu Hỗ là con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh – con trai Hán Chương Đế, là cháu của Hòa Đế, tuổi Ngọ. Tư cách tầm thường, là người hồ đồ. Sau khi Hán Thương Đế chết yểu được kế vị, tại vị 20 năm, ốm chết, thọ 32 […]

Bài viết Hán An Đế: Lưu Hỗ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán An Đế tên là Lưu Hỗ là con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh – con trai Hán Chương Đế, là cháu của Hòa Đế, tuổi Ngọ. Tư cách tầm thường, là người hồ đồ. Sau khi Hán Thương Đế chết yểu được kế vị, tại vị 20 năm, ốm chết, thọ 32 tuổi.

minh họa Hán An Đế Lưu HỗNăm sinh, năm mất: 94 -125

Nơi an táng: Cung Lăng. Thụy hiệu là Hiếu An hoàng đế, miếu hiệu là Cung Tông.

Sau khi Thương Đế yểu mệnh qua đời, quyền lực trong triều đều do tay chân của Đặng thái hậu nắm giữ. Những người con trai của Hán Hòa Đế lại không có ai có thể làm hoàng đế. Sau khi cân nhắc, Đặng thái hậu đã đón con trai của Thanh Hà Vương Lưu Khánh là Lưu Hỗ đến Lạc Dương, vội vàng lập ông làm hoàng đế. Khi đó Lưu Hỗ mới 13 tuổi, chưa hiểu biết gì nên mọi việc đều do Đặng thái hậu chủ trì.

Đặng thái hậu phải đối mặt với hai khó khăn lớn.

Chiến sự ở tây bắc đang căng thẳng. Các nước ở Tây Vực làm phản, lại thêm cuộc khởi nghĩa của dân tộc Khương, bắc Hung Nô xâm phạm biên cương khiến triều đình khó ứng phó. Các đại thần đều chủ trương xóa bỏ Tây Vực, lập lại đô hộ phủ. Lúc đó, có một người đứng lên. Đó là Ban Dũng, con trai của Ban Siêu.

Thời Chương Đế, do Tây Vực chiến tranh liên miên, cục diện không ổn định nên Chương Đế đã hạ lệnh xóa bỏ đô hộ phủ. Nhưng Ban Siêu đã dâng tấu xin tình nguyện ở lại Tây Vực. Sau đó, Ban Siêu đã tuyên truyền chính sách biên cương của triều Hán đến các tiểu quốc à đây, khiến cho mấy chục nước, trừ Quy Từ đều thần phục triều Hán. Ban Dũng muốn lợi dụng danh tiếng của phụ thân để đi sứ Tây Vực.

Sau khi được Đặng thái hậu phê chuẩn, Ban Dũng dân quân đến Tây Vực. Đầu tiên ông đoàn kết bốn quận ủng hộ nhà Hán ở Hà Tây rồi liên kết với các thuộc quốc ở Tây Vực, đánh bại quân Hung Nô, lại bình định được tộc Khương. Quan hệ giữa Tây Vực và nhà Hán lại trở nên tốt đẹp.

Một khó khăn nữa là thiên tai liên tiếp xảy ra. Năm 106, có 18 quận xảy ra động đất, 70 quận còn lại gặp nạn hồng thủy hoặc mưa đá, bão lốc. Mấy chục vạn dân phải lang thang, không nơi cư trú.

Năm 114, kinh thành và 23 quận huyện lại xảy ra động đất lớn, 36 quận huyện lại gặp nạn hồng thủy hoặc mưa đá. Mùa màng mất trắng, nạn dân chen kín khắp đường phố Lạc Dương.

Trước tình hình đó, một số triều thần không nghĩ cách đối phó mà lại khuếch trương tư tưởng mê tín cho rằng tại Lưu Hỗ làm hoàng đế không thuận ý trời và Đặng thái hậu nắm triều chính. Bọn họ hò hét ầm ĩ, muốn thừa cơ gây chính biến, lập Bình Nguyên Vương làm hoàng đế. Rất may là Đặng thái hậu đã biết trước nên kiên quyết trấn áp những kẻ làm loạn.

Năm 121, Đặng thái hậu qua đời. Hán An Đế nắm quyền hành nhưng không giải quyết hậu quả của thiên tai, chăm lo đời sống nhân dân mà lao vào cuộc chiến với ngoại thích họ Đặng.

Lúc đó, trong triều đình ngoài thế lực của họ Đặng còn có họ Lương và tàn sư của họ Đậu. Thế lực của hoạn quan Trịnh Chúng cũng rất lớn. Nhưng bọn chúng tranh đấu với nhau lại khiến cho triều đình ổn định hơn.

Trong đó, tập đoàn họ Đặng vẫn giúp ích cho triều đình nhất. Do Đặng thái hậu cai quản nghiêm khắc nên phần lớn người nhà họ Đặng đều giữ phép công, tận lực vì triều đình, có một số đóng góp cho đất nước. Nhưng An Đế lại thanh trừ bọn họ.

Sau khi trừ khử ngoại thích họ Đặng, hậu cung lại xảy ra sự cố.

Diêm hoàng hậu mà Hán An Đế sủng ái không có con trai. An Đế muốn lập con trai Lưu Bảo của Lý cung nhân làm thái tử. Nhưng Lý cung nhân đã bị Diêm hoàng hậu đầu độc chết, Diêm hậu sợ Lưu Bảo kế vị sẽ báo thù mình nên nói xấu Lưu Bảo với An Đế. An Đế tin lời bà ta, phế truất Lưu Bảo, giáng làm Tề Âm Vương. Đến tận lúc qua đời, An Đế cũng không lập thái tử nữa.

Năm 125, Hán An Đế đi tuần du phương nam, trên đường đi thi mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán An Đế: Lưu Hỗ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-an-de-luu-ho/feed/ 0
Hán Thuận Đế: Lưu Bảo https://ngaydacbiet.com/han-thuan-de-luu-bao/ https://ngaydacbiet.com/han-thuan-de-luu-bao/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:25:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-thuan-de-luu-bao/ Hán Thuận Đế tên là Lưu Bảo, con trai của Hán An Đế, tuổi Mão. Tính hay phiền muộn, không có tài năng gì. Kế vị sau khi Hán An Đế qua đời, tại vị 19 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi. Năm sinh, năm mất: 115-144. Nơi an táng: Hiến Lăng. Thụy hiệu là […]

Bài viết Hán Thuận Đế: Lưu Bảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Thuận Đế tên là Lưu Bảo, con trai của Hán An Đế, tuổi Mão. Tính hay phiền muộn, không có tài năng gì. Kế vị sau khi Hán An Đế qua đời, tại vị 19 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 115-144.

Nơi an táng: Hiến Lăng. Thụy hiệu là Hiếu Thuận hoàng đế, miếu hiệu là Kính Tông.

Sau khi Hán An Đế qua đời, Diêm hậu sợ các đại thần lập Lưu Bảo làm hoàng đế nên giấu kín, không phát tang rồi vội vàng tìm người kế thừa. Bà ta lập cháu của Hán Chương Đế, con trai của Tề Bắc Vương Lưu Thọ là Lưu Ý làm hoàng đế. Nhưng Lưu Ý yểu mệnh, chỉ hơn 200 ngày sau đã qua đời. Diêm hậu lại làm theo cách cũ, vừa bưng bít tin tức vừa vội vàng tìm một hoàng đế mới. Có thể thấy triều Đông Hán đã đến thời kỳ lụn bại nên mới xảy ra những việc như vậy.

Nhưng dù che giấu kỹ càng, những thái giám hầu cận bà ta vẫn biết chuyện. Thái giám Tôn Trình liên kết với các hoạn quan nổi loạn, lập Lưu Báo lên ngôi.

Sở dĩ các hoạn quan có thể thành công, chủ yếu là do quần thần đều bất mãn với việc Diêm hậu chuyên quyền, làm nhiều chuyện độc ác.

Lưu Bảo lên ngôi hoàng đế khiến cho Diêm hậu vỏ cùng sợ hãi. Lưu Bảo phái người đến đòi Diêm hậu giao nộp ngọc tỷ rồi giam bà ta vào ly cung.

Sau khi nắm được quyền hành, Lưu Bảo lần lượt thanh trừ thế lực họ Diêm.

Bọn hoạn quan đã giúp Lưu Bảo giành chính quyền nên Lưu Bảo đã phong cho Tôn Trình và mười mấy hoạn quan làm các chức quan khác nhau. Quyền lực trong triều bắt đầu tập trung vào tay hoạn quan.

Lưu Bảo không muốn bị bọn Tôn Trình khống chế nhưng cũng không có cách nào đối phó với chúng được. Sau này, ông phong cho một viên thái giám là Trương Phòng làm trung thường thị để giảm bớt quyền lực của Tôn Trình. Tôn Trình nắm được chứng cớ Trương Phòng tham ô, nhận hối lộ, tố cáo lên Hoàng thượng. Lưu Bảo đành phải bãi chức Trương Phòng, phái đến biên cương.

Có một vị đại thần kiến nghị Lưu Bảo nên lợi dụng quy định không cho thái giám được phép tranh công của Quang Võ Đế để trị tội bọn Tôn Trình. Lưu Bảo lập tức hạ chiếu, dựa vào “tội tranh công”, bãi chức của 19 thái giám gồm cả Tôn Trình, đuổi ra khỏi Lạc Dương, vĩnh viễn không được quay lại.

Sau khi diệt trừ chướng ngại trong cung, Lưu Bảo muốn trị quốc an dân nhưng ông ta vốn là một kẻ bất tài, khi triệu tập văn võ bá quan để bàn thảo việc nước, nghe các quan tấu trình về tình hình hỗn loạn trong và ngoài nước thì sợ hãi đến đờ đẫn. Lúc đó, khắp nơi trên cả nước đều liên tiếp gặp thiên tai như động đất, lũ lụt, mưa đá, và còn cả hạn hán, nạn châu chấu. Có những nơi đất hoang bạt ngàn, người đói hàng vạn.

Ở biên giới, tây bắc chiến sự không ngừng. Tộc Khương, Hung Nô lại đến xâm phạm. Phần lớn tiền của của triều đình đều bị quan lại nhét vào túi riêng. Binh sĩ không tuân lệnh, tranh nhau đào ngũ.

Đối mặt với muôn vàn khó khăn như vậy, Lưu Bảo đành phải làm ngơ không biết, tìm thú vui trong tửu sắc. Ông lập sủng phi Lương quý nhân làm hoàng hậu, phong cho phụ thân của nàng ta làm Đại tướng quân. Họ Lương cũng giống như những hoàng hậu trước đó, lập tức củng cố địa vị, và lại trở thành một tập đoàn ngoại thích…

Năm 144, Lưu Bảo mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Thuận Đế: Lưu Bảo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-thuan-de-luu-bao/feed/ 0
Hán Xung Đế: Lưu Bỉnh https://ngaydacbiet.com/han-xung-de-luu-binh/ https://ngaydacbiet.com/han-xung-de-luu-binh/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:02:40 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-xung-de-luu-binh/ Hán Xung Đế tên là Lưu Bỉnh, con của Hán Thuận Đế, tuổi Mùi. Kế vị sau khi Thuận Đế qua đời, tại vị 5 tháng, mắc bệnh chết, thọ 3 tuổi. Năm sinh, năm mất: 143 – 145. Nơi an táng: không rõ. Thụy hiệu là Hiếu Xung hoàng đế. Lưu Bỉnh cũng lại […]

Bài viết Hán Xung Đế: Lưu Bỉnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Xung Đế tên là Lưu Bỉnh, con của Hán Thuận Đế, tuổi Mùi. Kế vị sau khi Thuận Đế qua đời, tại vị 5 tháng, mắc bệnh chết, thọ 3 tuổi.

tranh minh họa Hán Xung Đế - Lưu BỉnhNăm sinh, năm mất: 143 – 145.

Nơi an táng: không rõ. Thụy hiệu là Hiếu Xung hoàng đế.

Lưu Bỉnh cũng lại là một đứa trẻ đoản mệnh, là con của Hán Thuận Đế – Lưu Bảo và Ngu quý nhân. Tháng 8 năm một năm trước khi Thuận Đế qua đời, lập con trai 2 tuổi Lưu Bỉnh làm thái tử. Năm sau, Lưu Bảo qua đời, Lưu Bỉnh lên kế vị.

Lương hoàng hậu trở thành Lương thái hậu. Anh trai bà ta là Lương Ký lấy danh vị Đại tướng quân, độc chiếm triều chính.

Lưu Bảo để lại cho tiểu hoàng đế một đống đổ nát, biên cương chiến tranh liên tiếp, trong nước thì thiên tai triền miên, ruộng đất bỏ hoang, người đói hàng vạn.

Lưu Bỉnh chỉ làm hoàng đế được 5 tháng đã vội vàng lìa đời khi mới 3 tuổi.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Xung Đế: Lưu Bỉnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-xung-de-luu-binh/feed/ 0
Hán Chất Đế: Lưu Toản https://ngaydacbiet.com/han-chat-de-luu-toan/ https://ngaydacbiet.com/han-chat-de-luu-toan/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:31:09 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-chat-de-luu-toan/ Hán Chất Đế tên là Lưu Toản, tuổi Dần, lá chắt của Hán Chương Đế, con trai của Bột Hải Hiếu Vương Lưu Hồng. Kế vị sau khi Hán Xung Đế mất, tại vị 1 năm rưỡi, bị đầu độc chết, thọ 9 tuổi. Năm sinh, năm mất: 138 -146. Nơi an táng: không rõ […]

Bài viết Hán Chất Đế: Lưu Toản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Chất Đế tên là Lưu Toản, tuổi Dần, lá chắt của Hán Chương Đế, con trai của Bột Hải Hiếu Vương Lưu Hồng. Kế vị sau khi Hán Xung Đế mất, tại vị 1 năm rưỡi, bị đầu độc chết, thọ 9 tuổi.

minh họa Hán Chất Đế: Lưu ToảnNăm sinh, năm mất: 138 -146.

Nơi an táng: không rõ nơi an táng. Thụy hiệu là Hiếu Chất hoàng đế.

Sau khi Hán Xung Đế qua đời, Lương thái hậu và anh trai Lương Ký thương lượng tìm một tiểu hoàng đế trong hoàng thất.

Người được chọn là Lưu Toàn, con trai của Bột Hải Hiếu Vương Lưu Hồng, khi đó mới 7 tuổi. Nhưng từ nhỏ Lưu Toàn đã được cha mẹ dạy dỗ, thông hiểu lịch sử nhà Đông Hán, có ý muốn đoạt lại vương quyền.

Tháng giêng năm 145, Lưu Toàn được Lương thái hậu và bè cánh lập làm hoàng đế.

Ông thấy Đại tướng quân Lương Ký ngang ngược hống hách, làm những việc sai quấy, sát hại lương dân, thậm chí công khai tham ô, vơ vét tiền của của triều đình thì vô cùng phẫn nộ (mới 7 tuổi thôi mà ???). Tuy nhiên, trong triều cũng vẫn có những đại thần chính trực, không e ngại thế lực của họ Lương. Thái úy Lý Cố từng dâng sớ vạch tội bè lũ họ Lương.

Trong một buổi thiết triều, tiểu hoàng đế sau khi nghe các đại thần chỉ trích Lương Ký liền chỉ vào mặt Lương Ký nói rằng: “Ngươi là một tướng quân ngang ngược”.

Lương Ký ôm hận trong lòng, lo sợ rằng bây giờ tiểu hoàng đế đã thù địch với nhà họ Lương như vậy thì sau này sẽ là mối họa lớn. Sau khi bàn bạc với Lương thái hậu, hắn quyết định đầu độc Lưu Toản.

Tháng 6 nhuận năm 146, Lương Ký sai thân tín bỏ thuốc độc vào bánh của Lưu Toản. Lưu Toản ăn xong thì đau bụng dữ dội và chết ngay trong hôm đó, khi mới 9 tuổi.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Chất Đế: Lưu Toản đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-chat-de-luu-toan/feed/ 0
Hán Hòa Đế: Lưu Triệu https://ngaydacbiet.com/han-hoa-de-luu-trieu/ https://ngaydacbiet.com/han-hoa-de-luu-trieu/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:17:32 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-hoa-de-luu-trieu/ Hán Hòa Đế tên là Lưu Triệu, là con trai thứ tư của Hán Chương Đế, tuổi Mão. Tính tình mạnh mẽ, cương nghị, có chủ kiến, ông kế vị sau khi Chương Đế băng hà, tại vị 18 năm, thọ 27 tuổi. Năm sinh, năm mất: 79- 105. Nơi an táng: Thận Lăng (phía […]

Bài viết Hán Hòa Đế: Lưu Triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Hòa Đế tên là Lưu Triệu, là con trai thứ tư của Hán Chương Đế, tuổi Mão. Tính tình mạnh mẽ, cương nghị, có chủ kiến, ông kế vị sau khi Chương Đế băng hà, tại vị 18 năm, thọ 27 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 79- 105.

Nơi an táng: Thận Lăng (phía đông nam Lạc Dương). Thụy hiệu là Hiếu Hòa hoàng đế, miếu hiệu là Mục Tông.

Công – tội: Hán Hòa Đế kế vị khi 10 tuổi, cơ bản bị bè cánh của Đậu thái hậu khống chế nên khó lập được công trạng gì đáng để hậu thế ca ngợi. Nhưng ông vẫn là một người có tài. Ông trừ khử bè lũ Đậu thị, đoạt lại quyền bính khi mới 14 tuổi.

Trước Lưu Triệu, Chương Đế đã lập con trai thứ 3 Lưu Cương làm thái tử. Lưu Cương là con của Tống quý nhân. Đậu hoàng hậu đố kỵ với Tống quý nhân nên ép Chương Đế phải phế bỏ ngôi vị thái tử của Lưu Cương. Nhưng Đậu hoàng hậu vốn không có con nên hại chết Lương quý nhân, biến con trai của bà là Lưu Triệu thành con đẻ của mình.

Chương Đế băng hà, Lưu Triệu lên kế vị. Đến tận sau khi Đậu thái hậu qua đời, Lưu Triệu mới biết bà ta không phải là mẹ đẻ của mình.

Đậu thái hậu cũng là người đàn bà giống Lả Trĩ, thông minh sắc sảo lại chuyên quyền độc đoán. Bà ta cầm đầu anh em họ Đậu, nắm mọi quyền hành của triều đình. Lưu Triệu chỉ là một con rối.

Lưu Triệu ngày càng khôn lớn, không cam chịu làm con rối nữa, muốn đoạt lại quyền lực nhưng không có ai giúp sức.

Người thân cận với ông nhất chính là các thái giám. Trong đó có một người tên là Trịnh Chúng rất thông minh, dũng cảm. Lúc nhỏ, Lưu Triệu thường được người này kể cho nghe những câu chuyện về nhà Hán trước đó, khơi dậy ý thức đoạt lại hoàng vị trong Lưu Triệu.

Trịnh Chúng và Lưu Triệu cùng bàn tính, bí mật liên hệ với một số đại thần có địa vị mà bất mãn với anh em họ Đậu, tập hợp thành lực lượng. Đậu thái hậu và anh em của bà ta đều cho rằng tiểu hoàng đế chẳng làm nổi trò trống gì nên không hề đề phòng. Ngay trong một buổi thiết triều, Lưu Triệu và Trinh Chúng cùng vây cánh phát động chính biến, tiêu diệt hết những thành phần cốt cán trong bè đảng Đậu thị, ép cha con, anh em Đậu Hiến phải tự sát. Chỉ trong vài ngày, chính quyền Đậu thái hậu dày công gây dựng nhiều năm đã bị xóa sổ.

Trịnh Chúng và những đại thần giúp Lưu Triệu tiêu diệt bè lũ Đậu thị đều được thăng quan. Lưu Triệu coi bọn họ là tâm phúc, mỗi khi triều đình có việc hệ trọng đều thương lượng với Trịnh Chúng trước. Vậy là vừa trừ khử được thế lực của ngoại thích, thì cái họa hoạn quan chuyên chính lại sắp bắt đầu.

Năm 26, Đậu thái hậu đột ngột qua đời.

Rất nhiều triều thần dâng tấu kiến nghị xóa bỏ tôn hiệu của Đậu thái hậu và cho rằng bà ta không có tư cách được an táng cùng với Chương Đế. Nhưng Hán Hòa Đế không tán thành.

Sau khi mai táng Đậu thái hậu, một lão thái giám cho Lưu Triệu biết mẹ đẻ của ông là Lương quý nhân, ông liền truy phong bà làm hoàng thái hậu rồi lần lượt phong tước vị cho anh em họ hàng của bà. Trong triều đình lại có một thế lực mới, ngoại thích họ Lương bắt đầu làm mưa làm gió. Sau này trở thành thế lực mạnh nhất trong triều.

Năm 105, Hán Hòa Đế băng hà.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hán Hòa Đế: Lưu Triệu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-hoa-de-luu-trieu/feed/ 0
Lã Hậu: Lã Trĩ – Vị hoàng hậu đầu tiên của Trung Quốc https://ngaydacbiet.com/la-hau-la-tri-vi-hoang-hau-dau-tien-cua-trung-quoc/ https://ngaydacbiet.com/la-hau-la-tri-vi-hoang-hau-dau-tien-cua-trung-quoc/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:09:02 +0000 https://ngaydacbiet.com/la-hau-la-tri-vi-hoang-hau-dau-tien-cua-trung-quoc/ Lã Hậu (hoặc Lữ Hậu) tên thật là Lã Trĩ, là hoàng hậu của Hán Cao Tổ, nắm quyền chấp chính sau khi Hán Cao Tổ chết, trị vị 16 năm. Bị bệnh chết, thọ 62 tuổi. Mai táng ở vườn phía Tây cạnh Trường Lăng (Lăng của Cao Tổ) (nay cách 35 km về […]

Bài viết Lã Hậu: Lã Trĩ – Vị hoàng hậu đầu tiên của Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Lã Hậu (hoặc Lữ Hậu) tên thật là Lã Trĩ, là hoàng hậu của Hán Cao Tổ, nắm quyền chấp chính sau khi Hán Cao Tổ chết, trị vị 16 năm. Bị bệnh chết, thọ 62 tuổi. Mai táng ở vườn phía Tây cạnh Trường Lăng (Lăng của Cao Tổ) (nay cách 35 km về phía Tây thành phố Hàm Dương tỉnh Thiểm Tây).

hoàng hậu đầu tiên Trung Quốc - Lã Trĩ

Năm sinh, năm mất: 241 TCN – 180 TCN

Lã Trĩ tên tự của bà ta là: Nga Hứa. Là một phụ nữ có mưu lược thường hay giúp Cao Tổ giải quyết mọi công việc trong triều đình. Vào những năm đầu của triều Hán, trong lúc Hán Cao Tổ mang quân đi dẹp cuộc phản loạn của Trần Hi, bà ta ở nhà bàn bạc với Tiêu Hà, âm mưu giết chết Hàn Tín.

Không lâu sau, Cao Tổ quay về Lạc Dương, có người nói với ông ta là: Bành Việt có ý đồ làm phản. Cao Tổ lập tức sai người bắt giữ Bành Việt muốn tạo phản, đành phạt giáng làm thường dân, sung vào quân đội của Ba Thục làm lính. Giữa đường Bành Việt gặp được Lã Hậu, ông ta khóc lóc xin Lã Hậu nói với Cao Tổ cho ông ta được về nhà dưỡng già. Lã Hậu nhận lời giúp đỡ Bành Việt, gọi Bành Việt cùng bà ta trở về Lạc Dương. Sau khi quay về Lạc Dương, Lã Hậu đi gặp Lưu Bang và bảo: “Bành Việt là một viên hổ tướng, bệ hạ cho ông ta vào quân Thục, khác gì thả hổ về rừng, chi bằng giết đi để trừ hậu họa về sau này”. Lưu Bang nghe lời bà ta liền sai người chém chết Bành Việt.

Sau khi Hán Cao Tổ chết, Hán Huệ Đế lên kế vị bà ta vẫn lấy chức danh làm hoàng thái hậu để quản lý công việc triều chính, nắm chắc quyền lực, tiếp tục duy trì các chính sách: coi trọng nông nghiệp, cổ vũ thương nghiệp, giảm nhẹ tô thuế… Sau khi Huệ Đế chết, bà ta hai lần lập hai người làm thiếu đế (một người vốn là con của một dân thường). Lã Trĩ ép buộc hoàng hậu của Huệ Đế đi tìm con cái của một dân thường bắt về hoàng cung giả vờ là con của Huệ Đế. Lã Trĩ còn sai người giết chết mẹ đẻ của đứa trẻ; một người là: Thường Sơn Vương Lưu Nghĩa, Còn Lã Trĩ tự mình lâm triều kiểu cách lâm triều của bà ta gọi là “chế” (tức là: làm trợ lý cho hoàng đế, lấy danh nghĩa của hoàng đế để điều hành mọi việc, thực thi quyền lực của: Thái Úy Chu Bột, hữu thừa tướng Vương Lăng, và chính bản thân bà ta vi phạm vào lời thề với Lưu Bang “nếu không phải họ Lưu thì không được xưng vương”, bà ta còn cho rất nhiều người trong họ Lữ làm chư vương.

Tháng 3 năm 180 TCN, Lã Trĩ bị bệnh nặng. Tháng 7 bệnh phát ra nguy kịch, bà ta vội vàng sắp xếp mọi chuyện về sau: cho cháu là Lã Sản làm thừa tướng thống lĩnh quân đội phía Bắc; Lã Lục làm thượng tướng quân thống lĩnh quân đội phía Nam và dặn dò hai cháu: “Cao Tổ trước lúc lâm chung có dặn các hạ thần không phải họ Lưu mà xưng vương sẽ bị thiên hạ loại trừ”. Bây giờ họ Lã xưng vương, nắm giữ quyền hành nhưng các đại thần đều không phục, nếu sau này cô chết, có chính biến gì thì hai cháu nhất định phải nắm chắc quân đội, bảo vệ hoàng cung, không được dẫn lính đi ra ngoài. Nếu lúc đưa cô đi mai táng, hai cháu cũng không được phép rời hoàng cung, để đề phòng tạo phản”. Và bà ta còn lập con gái của Lã Lục làm hoàng hậu, một lòng một dạ muốn họ Lã làm chủ thiên hạ.

Ngày Tân Kỷ tháng 7 năm 180 TCN, Lã Hậu tạ thế tại cung Vị Ương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Lã Hậu: Lã Trĩ – Vị hoàng hậu đầu tiên của Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/la-hau-la-tri-vi-hoang-hau-dau-tien-cua-trung-quoc/feed/ 0
Xương Ấp Vương: Lưu Hạ https://ngaydacbiet.com/xuong-ap-vuong-luu-ha/ https://ngaydacbiet.com/xuong-ap-vuong-luu-ha/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:46:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/xuong-ap-vuong-luu-ha/ Xương Ấp Vương tên thật là Lưu Hạ. Là cháu của Hán Vũ Đế, em họ của Hán Chiêu Đế. Chiêu Đế chết, không có con ông ta lên kế vị. Trị vì được 27 ngày, vì hoang dâm vô độ nên bị Hoắc Quang phế truất. Còn về sau ra sao thì không rõ. […]

Bài viết Xương Ấp Vương: Lưu Hạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Xương Ấp Vương tên thật là Lưu Hạ. Là cháu của Hán Vũ Đế, em họ của Hán Chiêu Đế. Chiêu Đế chết, không có con ông ta lên kế vị. Trị vì được 27 ngày, vì hoang dâm vô độ nên bị Hoắc Quang phế truất. Còn về sau ra sao thì không rõ.

Năm sinh, năm mất: không biết rõ

Lưu Hạ từ lúc 5 tuổi đã được phong làm Xương Ấp Vương. Tháng 4 năm 74 TCN Hán Chiêu Đế bị bệnh chết, không có con, nên vào ngày Bính Dậu tháng 6 năm 74 TCN lập Lưu Hạ làm hoàng đế.

Lưu Hạ là con nhà giàu sang phú quý, ông ta không có năng lực. Khi nhận ngôi vị hoàng đế, ông ta dẫn hơn 200 người vào cung, ngày ngày cùng những người này uống rượu nghe nhạc, hoang dâm vô độ, ông ta lên ngôi trong vòng 27 ngày đã gây ra 1107 chuyện hoang đường khiến hoàng cung náo loạn, rơi vào cảnh hỗn độn.

Hoắc Quang thấy Lưu Hạ không thể đảm nhận được chức trách, sau khi Hoắc Quang cùng các đại thần bàn bạc đã xin hoàng thái hậu hạ chỉ phế truất Lưu Hạ và đích thân Hoắc Quang hộ tống Lưu Hạ trở về Xương Ấp (nay thuộc phía Đông Nam huyện Cự Dã, tỉnh Sơn Đông), phế bỏ đi vương hiệu của Lưu Hạ đổi tên vùng đất đã phong cho Lưu Hạ thành quận Sơn Dương, chỉ cho Lưu Hạ hưởng tô thuế của 2.000 hộ trong ấp.

Chuyện của Lưu Hạ về sau ra sao không rõ lắm.

Trong sử sách gọi Lưu Hạ là Xương Ấp Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Xương Ấp Vương: Lưu Hạ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/xuong-ap-vuong-luu-ha/feed/ 0
Thái hậu Đặng: Đặng Tuy https://ngaydacbiet.com/thai-hau-dang-dang-tuy/ https://ngaydacbiet.com/thai-hau-dang-dang-tuy/#respond Fri, 16 Jul 2021 05:13:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/thai-hau-dang-dang-tuy/ Thái hậu Đặng, tên bà ta là Đặng Tuy. Bà là vợ của Hán Hòa Đế, bà ta chấp chính 16 năm sau khi Hòa Đế chết. Bà ta bị bệnh chết, thọ 41 tuổi. Mai táng ở cạnh Thận Lăng (cạnh mộ của Hòa Đế). Năm sinh, năm mất: 81 – 121 Đặng Tuy […]

Bài viết Thái hậu Đặng: Đặng Tuy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thái hậu Đặng, tên bà ta là Đặng Tuy. Bà là vợ của Hán Hòa Đế, bà ta chấp chính 16 năm sau khi Hòa Đế chết. Bà ta bị bệnh chết, thọ 41 tuổi. Mai táng ở cạnh Thận Lăng (cạnh mộ của Hòa Đế).

Năm sinh, năm mất: 81 – 121

Đặng Tuy là người ở Tân Dã (Nam Dương) (nay phía Nam huyện Tân Dã tỉnh Hà Nam), là con gái của Đặng Huấn. Bà ta rất thông minh, ham học hỏi, được Hòa Đế tuyển chọn làm quý nhân. Sau khi nhập cung, bà suốt ngày hầu hạ bên hoàng hậu, bà rất lễ phép, tuân theo nề nếp, bà đối xử với các phi tần cũng thân thiện hòa nhã nên mọi người rất quý mến bà. Nếu như các cung nữ có chuyện gì khó khăn bà đều giúp đỡ tận tình. Bà thu được tình cảm tốt đẹp của mọi người trong cung nên Hòa Đế cũng quý mến và hài lòng về Lưu Tuy. Tháng 6 năm 102, Hoàng hậu chẳng may bị ốm chết, tháng 10 Hoàng Đế phong Đặng Tuy làm hoàng hậu. Sau hi nên ngôi bà ra lệnh cấm các quân mang lễ vật cống tiến triều đình, mỗi năm chỉ cần cống tiến cho triều một ít giấy mực để biểu thị là có lễ tiết điều này đã giảm nhẹ gánh nặng cho các quận.

Tháng 12 năm 105 Hòa Đế bị bệnh chết. Hòa Đế lúc sinh thời để đề phòng các con trai bị hoạn quan, ngoại thích (họ hàng nhà vợ) mưu hại do đó đem các hoàng tử gửi vào dân gian. Sau khi Hòa Đế chết, Đặng Tuy sai đón các hoàng tử về cung. Do thái tử Lưu Thắng bị bệnh nặng, nên phải phong Lưu Long làm hoàng đế (lúc này Lưu Long mới đẻ được 100 ngày), còn Đặng Tuy làm thái hậu, bà thường phải làm triều giải quyết công việc triều chính. Tháng 8 năm 106 Lưu Long bị bệnh chết, bà phải đón Lưu Hỗ lên kế vị. Lúc đó Lưu Hỗ mới có 13 tuổi, bà lại phải nắm quyền nhiếp chính.

Thời gian Đặng Tuy chấp chính, bà đã phong cho anh trai Đặng Chí làm tể tướng, nắm giữ mọi quyền lực trong triều. Nhiều chức vị khác bà cũng để cho nhà họ Đặng của hoạn quan nắm giữ, bà chuộng Nho học. Với nhân dân, bà chú ý giúp đỡ họ, mỗi khi gặp phải thiên tai bà đều giúp đỡ lương thực. Tháng 5 năm 108, bà đi xem xét nhà ngục ở Lạc Dương, thấy một phạm nhân nhìn bà với vẻ cầu cứu và thái độ muốn giải bày điều gì đó, do lính cai ngục đang đứng bên cạnh nên phạm nhân đó không dám mở mồm, bà liền cho gọi người phạm nhân đó đến tra hỏi, hóa ra phạm nhân đó vô tội, bị vu oan là giết người và bị vào tội chết. Bà lập tức sai người điều tra rõ sự việc và trả lại tự do cho phạm nhân. Thời gian bà nhiếp chính, xã hội tương đối ổn định.

Tháng 3 năm 121 Thái hậu Đặng bị bệnh chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Thái hậu Đặng: Đặng Tuy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thai-hau-dang-dang-tuy/feed/ 0
Hán Thiếu Đế: Lưu Ý https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-y/ https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-y/#respond Fri, 16 Jul 2021 02:31:12 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-y/ Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Ý. Ông ta là cháu của Hán Chương Đế, lên kế vị sau khi Hán An Đế chết. Trị vì chưa được 1 năm thì bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ. Năm sinh, năm mất: ? CN – 125 Lưu Ý là con trai của […]

Bài viết Hán Thiếu Đế: Lưu Ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Ý. Ông ta là cháu của Hán Chương Đế, lên kế vị sau khi Hán An Đế chết. Trị vì chưa được 1 năm thì bị bệnh chết. Mai táng ở đâu không rõ.

Năm sinh, năm mất: ? CN – 125

Lưu Ý là con trai của Tề Bắc Vương Lưu Thọ. Lúc Hán An Đế còn sống đã phong cho Lưu Ý làm Bắc Hương Chư.

Tháng 3 năm 125 An Đế chết trên đường đi tuần, hoàng hậu sợ các đại thần sẽ ủng hộ Tế Dương Vương Lưu Bảo làm hoàng đế, do vậy bà ta bí mật không phạt tang, sau khi trở về Lạc Dương mà thông báo việc đau buồn, vào ngày Ất Dậu tháng 3 đón Lưu Ý vào cung phong làm hoàng đế.

Lúc đó Lưu Ý tuổi còn rất nhỏ (năm sinh không rõ lắm), do vậy mọi công việc triều chính đều do hoàng hậu (vợ của An Đế) giải quyết họ hàng nhà hoàng hậu đều nắm giữ những chức vụ quan trọng, thao túng chính quyền, bà ta còn sai giết hoạn quan thân tín của An Đế nhằm nắm giữ chính quyền.

Lưu Ý mất ngày Tân Hợi tháng 10 năm 125, tại cung điện thành Lạc Dương.

Trong lịch sử gọi ông ta là Thiếu Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Thiếu Đế: Lưu Ý đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-y/feed/ 0
Hán Hoàn Đế: Lưu Chí https://ngaydacbiet.com/han-hoan-de-luu-chi/ https://ngaydacbiet.com/han-hoan-de-luu-chi/#respond Fri, 16 Jul 2021 00:15:35 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-hoan-de-luu-chi/ Hán Hoàn Đế tên thật là Lưu Chí. Ông là cháu của Hán Chương Đế. Sau khi Hán Chất Đế chết Lương Kí lập Lưu Chí làm hoàng đế. Ông trị vì 21 năm, bị bệnh chết, thọ 36 tuổi. Mai táng ở Tuyên Lăng (nay thuộc phía Đông Nam thành phố Lạc Dương tỉnh […]

Bài viết Hán Hoàn Đế: Lưu Chí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Hoàn Đế tên thật là Lưu Chí. Ông là cháu của Hán Chương Đế. Sau khi Hán Chất Đế chết Lương Kí lập Lưu Chí làm hoàng đế. Ông trị vì 21 năm, bị bệnh chết, thọ 36 tuổi. Mai táng ở Tuyên Lăng (nay thuộc phía Đông Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: 132 – 167

Lưu Chí là con trai của Lãi Ngô Hầu Lưu Tang. Sau khi Chất Đế chết, thái hậu Lương và Lương Kí bàn kế hoạch sẽ đưa Lưu Chí vào cung. Ngày Canh Dần tháng 6 năm 146 đã lập Lưu Chí làm hoàng đế và đổi niên hiệu là “Kiến Hòa”, về sau còn 6 lần đổi niên hiệu.

Lúc này, Lưu Chí lên 15 tuổi. Lương Kí lại nắm giữ toàn bộ quyền hành. Lương Kí càng hung bạo ngang ngược bức hại nhân dân. Về sau khi Lưu Chí trưởng thành, hiểu mọi chuyện nên giữa Lưu Chí và Lương Kí luôn có mâu thuẫn. Lương Kí lén lút sai người giết mẹ của quý nhân Lương (một quý nhân được Lưu Chí vô cùng sủng ái), Lưu Chí tức giận mà không làm gì được Lương Kí đành ngậm bồ hòn làm ngọt. Nhưng vào năm 159, Lưu Chí liên kết với một số hoạn quan, nhân cơ hội Lương Kí không chuẩn bị đã phát động hơn 1000 quân lục lâm bao vây phủ đệ của Lương Kí, giết chết Lương Kí, tiêu diệt hơn 300 đồng đảng. Sau khi dẹp yên vây cánh nhà họ Lương, Lưu Chí phong cho 5 viên hoạn quan làm chư, lúc này chính quyền lại rơi vào tay bọn hoạn quan.

Năm 166 CN, các quan viên, thái học sinh ngoại thích liên kết với nhau phản đối bọn hoạn quan, Lưu Chí lập tức hạ chiếu sai bắt giữ hơn 200 người. Lưu Chí mất ngày Đinh Sửu tháng 12 năm 167 tại điện Đức Âm.

Sau khi ông ta chết đặt Thụy Hiệu là Hoàn Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Hoàn Đế: Lưu Chí đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-hoan-de-luu-chi/feed/ 0
Hán Linh Đế: Lưu Hoằng https://ngaydacbiet.com/han-linh-de-luu-hoang/ https://ngaydacbiet.com/han-linh-de-luu-hoang/#respond Thu, 15 Jul 2021 21:01:48 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-linh-de-luu-hoang/ Hán Linh Đế tên thật là Lưu Hoằng là chút của Hán Chương Đế (cháu 5 đời) và ông là con trai của Lưu Thường. Sau khi Hán Hoàn Đế chết, hoàng hậu Đậu đã lập Lưu Hoằng làm hoàng đế. Ông trị vì được 22 năm, bị bệnh chết, thọ 34 tuổi. Mai táng […]

Bài viết Hán Linh Đế: Lưu Hoằng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Linh Đế tên thật là Lưu Hoằng là chút của Hán Chương Đế (cháu 5 đời) và ông là con trai của Lưu Thường. Sau khi Hán Hoàn Đế chết, hoàng hậu Đậu đã lập Lưu Hoằng làm hoàng đế. Ông trị vì được 22 năm, bị bệnh chết, thọ 34 tuổi. Mai táng ở Văn Lăng (nay thuộc phía Đông Bắc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: 166 – 189

Sau khi Hoàn Đế chết, Hoàng hậu Đậu đã lập Lưu Hoằng làm hoàng đế, lễ đăng quang được tổ chức vào ngày Canh Tí tháng 12 năm 167. Sau khi ông lên ngôi đã cho đổi niên hiệu là “Kiến Ninh”.

12 tuổi Lưu Hoằng lên ngôi hoàng đế, vì vậy thái hậu Đậu phải lâm triều giải quyết công việc triều chính, họ hàng nhà hoàng hậu cũng nắm giữ công việc trong triều, Đậu Vũ được phong làm tể tướng. Đậu Vũ liên kết bè phái diệt bọn hoạn quan, nhưng Đậu Vũ chưa kịp ra tay thì đã gặp nạn. Năm 168 hoạn quan liên kết với nhau giết chết Đậu Vũ, Trần Phan diệt vây cánh nhà họ Đậu… lúc này quyền lực của bọn hoạn quan đạt tới đỉnh cao. Tiếp đó bọn hoạn quan đã xúi bẩy Lưu Hoằng bắt giam hơn 100 người (những người này thuộc bè phái nhà họ Đậu), bắt giữ hơn 700 thái học sinh. Năm 176, Lưu Hoằng viết chiếu phàm là những đảng nhân môn sinh, cha con anh em… có liên quan tới nhà họ Đậu… đều không được làm quan trong lịch sử gọi đây là tai họa của bè phái”.

Lưu Hoằng rất hoang dâm, ăn chơi xa xỉ, để kiếm chác tiền của, ông ta rao bán chức tước ngay tại Tây Viện và còn cho phép những ai chưa đủ tiền có thể nợ ông ta, bao giờ có thì trả, nền chính trị thối rữa đến cực điểm. Ngân khố của quốc gia trống rỗng, nhiều người dân phải sống lưu vong mọi gánh nặng đổ hết vào đầu người nông dân. Cuối cùng không thể chịu được sự đè ép của Lưu Hoằng và quan lại đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân của Hoàng Cân.

Tháng 4 năm 189, Lưu Hoằng bị bệnh, ông ta nằm bẹp trên giường không thể thiết triều, các quan phải dâng biểu nói ông ta sắc phong thái tử, nhưng ông ta cũng không thể ngồi dậy phê chuẩn được… Lưu Hoằng mất ngày Bính Tuất tại điện Gia Đức ở nội cung đô thành Lạc Dương.

Sau khi ông ta chết đặt Thụy Hiệu là Hán Linh Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Linh Đế: Lưu Hoằng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-linh-de-luu-hoang/feed/ 0
Hán Thiếu Đế: Lưu Biện https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-bien/ https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-bien/#respond Thu, 15 Jul 2021 18:30:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-bien/ Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Biện. Ông lên kế vị sau khi Hán Linh Đế chết. Ông ở ngôi chưa được 6 tháng thì bị Đổng Trác phế truất và hạ độc. Ông hưởng dương 15 tuổi. Mai táng ở gần thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam. Năm sinh, năm mất: 175 […]

Bài viết Hán Thiếu Đế: Lưu Biện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Thiếu Đế tên thật là Lưu Biện. Ông lên kế vị sau khi Hán Linh Đế chết. Ông ở ngôi chưa được 6 tháng thì bị Đổng Trác phế truất và hạ độc. Ông hưởng dương 15 tuổi. Mai táng ở gần thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam.

Năm sinh, năm mất: 175 – 189

Lưu Biện là con trai của Linh Đế. Sau khi Linh Đế chết, các quan lại đã lập Lưu Biện làm hoàng đế và đổi niên hiệu là “Quang Hỉ”.

14 tuổi Lưu Biện đã làm hoàng đế, do vậy thái hậu Khả phải nắm quyền chấp chính, anh trai của thái hậu là Khả Tiến được phong làm tể tướng. Khả Tiến xuất thân trong một gia đình phú hộ, ông ta muốn dựa vào Đổng Trác để giết các hoạn quan. Nhưng các hoạn quan đã liên kết với nhau giết Khả Tiến. Viên Triệu khởi binh giết chết hơn 2000 hoạn quan. Tháng 9 Đổng Trác mang quân đánh vào thành Lạc Dương đuổi bắt Viên Triệu, giết thái hậu Khả. Ngày Giáp Tuất, Đổng Trác đã phế truất Lưu Biện và phong cho ông ta làm Hoằng Y Vương.

Thế lực của hoạn quan và ngoại thích đã bị tiêu diệt hết. Vương triều Đông Hán bị cuộc khởi nghĩa của Hoàng Cân đánh cho tan tác. Kết thúc được cục diện chém giết lận nhau. Từ đó vương triều Đông Hán chỉ tồn tại trên danh nghĩa mà thôi, bọn cường hào địa chủ mở ra một cuộc hỗn chiến điên cuồng.

Tháng 1 năm 190, Lưu Biện bị hạ độc chết.

Trong sử sách gọi Lưu Biện là Thiếu Đế hay còn gọi là Hoằng Y Vương.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Thiếu Đế: Lưu Biện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-thieu-de-luu-bien/feed/ 0
Hán Hiến Đế: Lưu Hiệp https://ngaydacbiet.com/han-hien-de-luu-hiep/ https://ngaydacbiet.com/han-hien-de-luu-hiep/#respond Thu, 15 Jul 2021 16:35:49 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-hien-de-luu-hiep/ Hán Hiến Đế tên thật là Lưu Hiệp, tên tự là Bác Hòa. Ông là con trai thứ 3 của Hán Linh Đế, và là em trai của Hán Thiếu Đế. Ông trị vì được 31 năm bị Tào Phi phế truất, sau đó bệnh chết. Thọ 54 tuổi. Mai táng ở Đơn Lãng (nay […]

Bài viết Hán Hiến Đế: Lưu Hiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hán Hiến Đế tên thật là Lưu Hiệp, tên tự là Bác Hòa. Ông là con trai thứ 3 của Hán Linh Đế, và là em trai của Hán Thiếu Đế. Ông trị vì được 31 năm bị Tào Phi phế truất, sau đó bệnh chết. Thọ 54 tuổi. Mai táng ở Đơn Lãng (nay thuộc thôn Tiểu Phong huyện Tu Vũ tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: 181 – 234

Lưu Hiệp được phong làm Trấn Lưu Vương. Tháng 9 năm 189 Đổng Trác phế bỏ Lưu Biện và lập Lưu Hiệp làm hoàng đế. Ông cho đổi niên hiệu là “Vĩnh Hán”, tháng 12 lại đổi niên hiệu là “Trung Bình”. Trước đó niên hiệu của Lưu Biện là “Quang Hi” sau đó lại đổi là “Chiêu Ninh”. Như vậy trong một năm đổi niên hiệu 4 lần, trong lịch sử năm này được coi là năm đổi niên hiệu nhiều nhất trong thời kỳ Đông Hán.

Lưu Hiệp lên kế vị bị Đổng Trác thúc ép phải dời đô đến Trường An. Sau khi Đổng Trác bị Vương Sung giết, Lưu Hiệp lại được Quý Tước mang đi. Năm 196, Lưu Hiệp lại bị Tào Tháo đón về và bắt dời đô đến thành Hứa (nay thuộc phía đông thành phố Hứa Xương tỉnh Hà Nam) và trở thành một con rối trong tay Tào Tháo.

Ngày Ất Mão tháng 10 năm 220. Lưu Hiệp bị Tào Phi phế truất, giáng xuống làm Sơn Âm Công và phải cư trú ở Sơn Âm (nay thuộc phía Tây Bắc huyện Tu Vũ tỉnh Hà Nam). Vương triều Đông Hán bị diệt vong hoàn toàn. Hai người con gái của Lưu Hiệp còn bị Tào Phi cướp đi.

Lưu Hiệp mất ngày Canh Dần tháng 3 năm 234. Sau khi chết đặt Thụy Hiệu là Hán Hiến Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Hiến Đế: Lưu Hiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-hien-de-luu-hiep/feed/ 0