Nhà Tấn - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-tan-lich-su-trung-quoc/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 20:42:01 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Nhà Tấn - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/nha-tan-lich-su-trung-quoc/ 32 32 Tây Yên Vương: Mộ Dung Trung https://ngaydacbiet.com/tay-yen-vuong-mo-dung-trung/ https://ngaydacbiet.com/tay-yen-vuong-mo-dung-trung/#respond Fri, 16 Jul 2021 20:42:01 +0000 https://ngaydacbiet.com/tay-yen-vuong-mo-dung-trung/ Tây Yên Vương tên là Mộ Dung Trung. Là con trai của Tây Yên Tề Bắc Vương Mộ Dung Hoằng. Sau khi tướng sĩ giết chết Mộ Dung Dao, ủng hộ lập ông làm vương. Ông tại vị chưa đầy 3 tháng, bị thuộc hạ là Điếu Vân hành thích giết chết. Không rõ nơi […]

Bài viết Tây Yên Vương: Mộ Dung Trung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tây Yên Vương tên là Mộ Dung Trung. Là con trai của Tây Yên Tề Bắc Vương Mộ Dung Hoằng. Sau khi tướng sĩ giết chết Mộ Dung Dao, ủng hộ lập ông làm vương. Ông tại vị chưa đầy 3 tháng, bị thuộc hạ là Điếu Vân hành thích giết chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 386.

Tháng 3 năm 386, chính trị của Tây Yên không ngừng phát sinh biến loạn. Chỉ trong vòng 1 tháng mà đã 3 lần đổi chủ. Sau khi Mộ Dung Vĩnh giết chết Mộ Dung Dao, được thuộc hạ ủng hộ xưng đế. Nhưng Mộ Dung Vĩnh lấy lý do không đủ tư cách để từ chối, lập Mộ Dung Trung làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Kiến Vũ.

Mộ Dung Trung là con trai của Mộ Dung Hoằng. Sau khi kế vị, Mộ Dung Trung phong Mộ Dung Vĩnh làm thái uý, thượng thư lệnh, Hà Đông Công. Mộ Dung Vĩnh là người nắm thực quyền trong triều đình. Lúc mới đầu, Mộ Dung Vĩnh còn chấp pháp khoan dung, công bằng, khiến triều chính dần được ổn định. Tây Yên tiếp tục dẫn quân tiến về phía đông.

Khi đoàn quân đi đến Văn Hỷ (nay thuộc Sơn Tây), hay tin Mộ Dung Thùy đã xưng đế, thành lập nước Hậu Yên, Tây Yên sợ hãi, không dám đi tiếp nữa, xây dựng Yên Hy thành, tạm thời định cư ở Văn Hỷ.

Khi định cư tại Văn Hỷ, địa vị của Mộ Dung Vĩnh dần được củng cố, bắt đầu nảy sinh dã tâm. Do đó, dù Mộ Dung Trung vô cùng cẩn thận, an phận làm hoàng đế bù nhìn nhưng vẫn không thể thoát chết. Tháng 6 năm 386, Mộ Dung Vĩnh ngầm lệnh cho thuộc hạ là Điếu Vân làm phản, hành thích giết chết Mộ Dung Trung. Mộ Dung Vĩnh làm hoàng đế của Tây Yên.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tây Yên Vương: Mộ Dung Trung đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tay-yen-vuong-mo-dung-trung/feed/ 0
Hà Đông Vương: Mộ Dung Vĩnh https://ngaydacbiet.com/ha-dong-vuong-mo-dung-vinh/ https://ngaydacbiet.com/ha-dong-vuong-mo-dung-vinh/#respond Fri, 16 Jul 2021 20:22:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-dong-vuong-mo-dung-vinh/ Hà Đông Vương tên là Mộ Dung Vĩnh, tự Thúc Minh. Là em của Tiền Yên Vũ Tuyên Đế Mộ Dung Hội. Sau khi giết chết Mộ Dung Trung, Điếu Vân lập ông làm vương. Tại vị 8 năm, bị quân Hậu Yên bắt làm tù binh rồi giết chết. Không rõ nơi an táng. […]

Bài viết Hà Đông Vương: Mộ Dung Vĩnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hà Đông Vương tên là Mộ Dung Vĩnh, tự Thúc Minh. Là em của Tiền Yên Vũ Tuyên Đế Mộ Dung Hội. Sau khi giết chết Mộ Dung Trung, Điếu Vân lập ông làm vương. Tại vị 8 năm, bị quân Hậu Yên bắt làm tù binh rồi giết chết. Không rõ nơi an táng.

Năm sinh, năm mất: ? – 394.

Tháng 6 năm 386, sau khi giết chết Mộ Dung Trung, bọn Điếu Vân ủng hộ lập Mộ Dung Vĩnh làm vương. Mộ Dung Vĩnh lại tự xưng là Đại tướng quân, Đại thiền vu, làm châu mục các châu Ung, Tần, Lượng, kiêm Hà Đông Vương. Ít lâu sau, Mộ Dung Vĩnh lại đánh bại vua Tiền TầnPhù Đăng ở Tương Lăng, chiếm được Trường Tử (nay ở phía nam Trường Trị tỉnh Sơn Tây), rồi dời đô đến Trường Tử, đổi niên hiệu là Trung Hưng.

Sau khi đánh bại Phù Đăng rồi xưng đế, Mộ Dung Vĩnh thấy Dương hoàng hậu của Phù Đăng dung mạo xinh đẹp liền muốn lập bà làm Thượng phu nhân. Không ngờ, Dương hoàng hậu là người kiên cường khí khái, thà chết không chịu khuất phục, rút kiếm đâm Mộ Dung Vĩnh. Mộ Dung Vĩnh nắm lấy tay Dương hậu, đánh rơi thanh kiếm xuống đất rồi lập tức hạ lệnh giết chết bà ta.

Mộ Dung Vĩnh và vua Hậu Yên Mộ Dung Thùy là anh em họ nhưng theo Mộ Dung Thùy thì việc Mộ Dung Vĩnh xưng đế là đại nghịch bất đạo. Do đó, tháng 11 năm 393, Mộ Dung Thùy phái Mộ Dung Toản, Trương Sùng tấn công Tây Yên. Mộ Dung Vĩnh đích thân thống lĩnh 5 vạn đại quân nghênh chiến nhưng đại bại trong trận Đài Bích, phải quay về Trường Tử. Mộ Dung Thùy lập tức bao vây Trường Tử.

Sau 40 ngày giao chiến, tình hình trong thành rất khốn đốn. Mộ Dung Vĩnh liền phái Thường Sơn Công Mộ Dung Hoằng (không phải là Tề Bắc Vương Mộ Dung Hoằng) và thái tử Mộ Dung Lượng lần lượt xông ra phá vòng vây, đến Đông Tấn và Bắc Ngụy cầu cứu. Nhưng quân cứu viện của Bắc Ngụy chưa kịp đến thì anh họ của Mộ Dung Vĩnh là Đại Dật Đậu Quy và thuộc hạ là Đậu Thao lại làm phản, mở cổng thành cho quân Hậu Yên tiến vào. Mộ Dung Vĩnh bị bắt làm tù binh rồi giết chết, Tây Yên diệt vong.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hà Đông Vương: Mộ Dung Vĩnh đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-dong-vuong-mo-dung-vinh/feed/ 0
Tây Tần Tuyên Liệt Vương: Khất Phục Quốc Nhân https://ngaydacbiet.com/tay-tan-tuyen-liet-vuong-khat-phuc-quoc-nhan/ https://ngaydacbiet.com/tay-tan-tuyen-liet-vuong-khat-phuc-quoc-nhan/#respond Fri, 16 Jul 2021 19:42:00 +0000 https://ngaydacbiet.com/tay-tan-tuyen-liet-vuong-khat-phuc-quoc-nhan/ Tây Tần Tuyên Liệt Vương tên là Khất Phục Quốc Nhân. Là thủ lĩnh của bộ tộc Tiên Ty, sau xưng vương. Tại vị 3 năm, ốm chết. Không rõ nơi chôn cất. Thụy hiệu là Tuyên Liệt Vương, miếu hiệu là Liệt Tổ. Năm sinh, năm mất: ? – 388. Khất Phục Quốc Nhân […]

Bài viết Tây Tần Tuyên Liệt Vương: Khất Phục Quốc Nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tây Tần Tuyên Liệt Vương tên là Khất Phục Quốc Nhân. Là thủ lĩnh của bộ tộc Tiên Ty, sau xưng vương. Tại vị 3 năm, ốm chết. Không rõ nơi chôn cất. Thụy hiệu là Tuyên Liệt Vương, miếu hiệu là Liệt Tổ.

Năm sinh, năm mất: ? – 388.

Khất Phục Quốc Nhân là người Tiên Ty Lũng Tây. Cha ông là Khất Phục Tư Phồn, là thủ lĩnh của người Tiên Ty, từng quy phục Tiền Tần. Sau khi Khất Phục Tư Phồn qua đời, Khất Phục Quốc Nhân kế nhiệm chức thủ lĩnh của cha. Sau trận chiến Phi Thuỷ, ông quay về cát cứ Lũng Tây. Tháng 9 năm 385, ông tự xưng là Đại đô đốc, Đại tướng quân, Đại thiền vu, đóng đô ở thành Dũng Sĩ (nay ở phía đông bắc huyện Du Trung tỉnh Cam Túc), đặt niên hiệu là Kiến Nghĩa. Sử gọi là Tây Tần. Sau khi xây dựng chính quyền, Khất Phục Quốc Nhân lập tức xưng thần với Tiền Tần, được Tần Cao Đế Phù Đăng phong làm Uyển Xuyên Vương.

Sau khi dựng nước Khất Phục Quốc Nhân thu phục hơn 3 vạn hộ phú hào ở Nam An. Cũng trong năm đó, ông tấn công ba bộ lạc người Tiên Ty khác do Đại Nhân Mật Quý, Dụ Câu và Đề Luân đứng đầu, lần lượt bắt ba bộ lạc này phải quy phục, giúp chính quyền Tây Tần được củng cố.

Tháng 6 năm 388, Khất Phục Quốc Nhân mắc bệnh qua đời tại thành Dũng Sĩ.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tây Tần Tuyên Liệt Vương: Khất Phục Quốc Nhân đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tay-tan-tuyen-liet-vuong-khat-phuc-quoc-nhan/feed/ 0
Tây Tần Vũ Nguyên Vương: Khất Phục Càn Quy https://ngaydacbiet.com/tay-tan-vu-nguyen-vuong-khat-phuc-can-quy/ https://ngaydacbiet.com/tay-tan-vu-nguyen-vuong-khat-phuc-can-quy/#respond Fri, 16 Jul 2021 19:06:58 +0000 https://ngaydacbiet.com/tay-tan-vu-nguyen-vuong-khat-phuc-can-quy/ Tây Tần Vũ Nguyên Vương tên là Khất Phục Càn Quy, là em trai của Khất Phục Quốc Nhân. Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời, ông được tiến cử kế vị, Tại vị 24 năm, bị cháu là Khất Phục Công Phủ giết chết. Năm sinh, năm mất: ? – 412. Nơi an […]

Bài viết Tây Tần Vũ Nguyên Vương: Khất Phục Càn Quy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tây Tần Vũ Nguyên Vương tên là Khất Phục Càn Quy, là em trai của Khất Phục Quốc Nhân. Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời, ông được tiến cử kế vị, Tại vị 24 năm, bị cháu là Khất Phục Công Phủ giết chết.

Năm sinh, năm mất: ? – 412.

Nơi an táng: Lăng Nguyên Bình (nay thuộc huyện Lâm Hạ tỉnh Cam Túc). Thụy hiệu là Vũ Nguyên Vương, miếu hiệu là Cao Tổ.

Sau khi Khất Phục Quốc Nhân qua đời, do con trai là Khất Phục Công Phủ còn nhỏ tuổi nên các đại thần tiến cử Khất Phục Càn Quy tiếp vị, đổi niên hiệu là Thái Sơ, dời đô đến Kim Thành (nay là Lan Châu tỉnh Cam Túc).

Năm 395, Lã Quang nước Hậu Lương thống lĩnh 10 vạn đại quân tấn công Tây Tần, Khất Phục Càn Quy thấy thế lực quân Hậu Lượng mạnh mẽ thì vô cùng hoảng sợ, liền giao con trai là Sắc Bột cho Lã Quang làm con tin, xin xưng thần với Hậu Lương. Lã Quang thấy vậy thu quân không tấn công nữa. Sau khi Lã Quang lui quân, Càn Quy lại cảm thấy hối hận, liền mắng chửi Lã Quang một trận rồi từ chối xưng thần với Hậu Lương. Lã Quang vô cùng tức giận. Năm 397 lại tấn công Tây Tần lần nữa. Lần này, Khất Phục Càn Quy cùng các tướng lĩnh nghiên cứu kỹ lưỡng kế hoạch phản công, dân dụ em trai Lã Quang là Lã Diên vào trận mai phục; Kết quả, Lã Diên tử trận. Lã Quang đành phải lui binh.

Sau khi đánh lui quân Hậu Lương, Khất Phục Càn Quy tham vọng muốn chinh
phục các nước láng giềng. Năm 198, ông phái quân chinh chiến khắp nơi. Tuy tạm thời chưa thắng lợi nhưng đã làm quốc lực của Tây Tần hao tổn nghiêm trọng. Năm 400, Diêu Hưng nước Hậu Tần dẫn quân tấn công Tây Tần. Khất Phục Càn Quy vốn rất tự tin, lại muốn tính kế tiêu diệt Diêu Hưng. Nhưng lại gặp mưa lớn, Càn Quy mất liên lạc với trung quân, bị Diêu Hưng đánh bại. Cuối cùng, Càn Quy phải đầu hàng Diêu Hưng.

Diệu Hưng thấy Khất Phục Càn Quy quy thuận thì vô cùng mừng rỡ, phong ông ta làm Quy Nghĩa Hầu, cho trở về Uyển Xuyên, tiếp tục cai quản bộ tộc cũ. Sau này, Khất Phục Càn Quy lập nhiều công lao cho Diêu Hưng nhưng Diệu Hưng sợ thế lực của ông ta lớn mạnh thì không khống chế được. Cho nên, năm 406, nhân cơ hội Càn Quy đến Trường An bái kiến, Diệu Hưng giữ ông ta ở lại, ban cho chức thượng thư, thực tế là tước bỏ binh quyền của Càn Quy.

Năm 402, con trai của Khất Phục Càn Quy là Khất Phục Sí Bàn từ Tây Bình (nay là Tây Ninh tỉnh Thanh Hải) đến Trường An, được Diêu Hưng phong làm Chấn Trung tướng quân, thải thú Hưng Tấn, dẫn quân đóng ở Uyển Xuyên. Sau khi Khất Phục Càn Quy bị Diệu Hưng giữ lại Trường An, Khất Phục Sí Bàn tập hợp hơn 2 vạn người chiếm đất xưng vương. Càn Quy nghe tin đó rất vui mừng, lén bỏ đến Uyển Xuyên rồi thu thập hơn 3 vạn người ngựa, đến núi Độ Kiên xưng đế lần nữa, đổi niên hiệu là Cánh Thuỷ.

Tháng 6 năm 412, Khất Phục Càn Quy đi săn ở ngoài thành. Cháu của ông là Khất Phục Công Phủ oán hận vì không được thừa kế vương vị nên đã triệu tập bọn vây cánh nhân đêm tối hành thích Khất Phục Càn Quy rồi chạy đến nước Hạ, sau bị quân của Khất Phục Sí Bàn giết chết.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tây Tần Vũ Nguyên Vương: Khất Phục Càn Quy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tay-tan-vu-nguyen-vuong-khat-phuc-can-quy/feed/ 0
Tây Tần Văn Chiêu Vương: Khất Phục Sí Bàn https://ngaydacbiet.com/tay-tan-van-chieu-vuong-khat-phuc-si-ban/ https://ngaydacbiet.com/tay-tan-van-chieu-vuong-khat-phuc-si-ban/#respond Fri, 16 Jul 2021 18:32:57 +0000 https://ngaydacbiet.com/tay-tan-van-chieu-vuong-khat-phuc-si-ban/ Tây Tần Văn Chiêu Vương tên là Khất Phục Sí Bàn, là con trưởng của Khất Phục Càn Quy. Sau khi Khất Phục Càn Quy bị Khất Phục Công Phủ giết chết, ông lại giết chết Công Phủ rồi kế vị. Tại vị 16 năm, ốm chết. Năm sinh, năm mất: ? – 428. Nơi […]

Bài viết Tây Tần Văn Chiêu Vương: Khất Phục Sí Bàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tây Tần Văn Chiêu Vương tên là Khất Phục Sí Bàn, là con trưởng của Khất Phục Càn Quy. Sau khi Khất Phục Càn Quy bị Khất Phục Công Phủ giết chết, ông lại giết chết Công Phủ rồi kế vị. Tại vị 16 năm, ốm chết.

Năm sinh, năm mất: ? – 428.

Nơi an táng: Lăng Vũ Bình (không rõ ngày nay ở đầu). Thuy hiệu là Văn Chiêu Vương, miểu hiệu là Thái Tổ.

Khi Khất Phục Cạn Quy tại vị, Khất Phục Sí Bàn được phong làm thái tử. Ông từng theo cha đầu hàng Hậu Tần, được phong làm Chấn Trung tướng quân, Thái thú Hưng Tấn, dẫn quân đóng ở Uyển Xuyên. Năm 409, Khất Phục Càn Quy chạy từ Trường An đến Uyển Xuyên xưng đế lần nữa, Khất Phục Sí Bàn được phong làm Trấn tây tướng quân, Tả Hiền Vương, Bình Xương Công.

Tháng 6 năm 412, sau khi Khất Phục Càn Quy bị Khất Phục Công Phủ giết hại, ông bình định quận phản loạn, giết chết Khất Phục Công Phủ rồi kế vị, đổi niên hiệu là Vĩnh Khang.

Trong thời gian tại vị, Khất Phục Sí Bàn đã tiêu diệt Nam Lương, mở rộng lãnh thổ. Đây là thời kỳ cực thịnh của Tây Tần. Do chinh chiến liên miên, sức khoẻ Khất Phục Sí Bàn dần sút kém. Tháng 5 năm 428, ông ngã bệnh rồi qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tây Tần Văn Chiêu Vương: Khất Phục Sí Bàn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tay-tan-van-chieu-vuong-khat-phuc-si-ban/feed/ 0
Tây Tần Hậu Chủ: Khất Phục Mộ Mạt https://ngaydacbiet.com/tay-tan-hau-chu-khat-phuc-mo-mat/ https://ngaydacbiet.com/tay-tan-hau-chu-khat-phuc-mo-mat/#respond Fri, 16 Jul 2021 17:51:55 +0000 https://ngaydacbiet.com/tay-tan-hau-chu-khat-phuc-mo-mat/ Tây Tàn Hậu Chủ tên là Khất Phục Mộ Mạt, tự An Thạch, Là con trai thứ 2 của Khất Phục Sí Bàn. Kế vị sau khi Khất Phục Sí Bàn qua đời. Tại vị 2 năm, sau đó đầu hàng nước Hạ, bị Hạ Hậu Chủ Hách Liên Định giết chết. Không rõ nơi […]

Bài viết Tây Tần Hậu Chủ: Khất Phục Mộ Mạt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tây Tàn Hậu Chủ tên là Khất Phục Mộ Mạt, tự An Thạch, Là con trai thứ 2 của Khất Phục Sí Bàn. Kế vị sau khi Khất Phục Sí Bàn qua đời. Tại vị 2 năm, sau đó đầu hàng nước Hạ, bị Hạ Hậu Chủ Hách Liên Định giết chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 430.

Khất Phục Mộ Mạt kế vị sau khi Khất Phục Sí Bàn mắc bệnh qua đời, đổi niên hiệu là Vĩnh Hoành. Từ đó, Khất Phục Mộ Mạt liên tiếp giao chiến với Bắc Lương khiến hao tổn tiền của, binh sĩ mệt mỏi, đất nước nghèo đói, lại thi hành chính sách cai trị hà khắc khiến lòng người căm phẫn. Sau đó, Khất Phục Mộ Mạt bị Hạ Vương Hách Liên Định bức ép, đành phải đầu hàng Bắc Ngụy. Sau khi Thác Bạt Đào đồng ý, phái quân đón Khất Phục Mộ Mạt đến Bắc Ngụy thì ông ta liền thiêu cháy thành quách, dẫn theo 1 vạn 5 ngàn hộ dân đến Bắc Ngụy.

Khất Phục Mộ Mạt đi đến Thượng Quê thì bị Hách Liên Định nước Hạ chặn đánh, lại phải lui đến Nam An, Hách Liên Định lệnh cho chú là Hách Liên Vi Phạt dẫn 1 vạn quân bao vây Nam An. Lúc đó, lương thực trong thành Nam An đã cạn kiệt, thậm chí còn xảy ra thảm cảnh người ăn thịt người. Văn võ bá quan Tây Tần lũ lượt trèo tường thành ra ngoài đầu hàng Hạ. Khất Phục Mộ Mạt không còn cách nào khác, đành phải ngậm ngọc tỷ vào miệng, cởi trần, trói 2 tay ra ngoài thành đầu hàng.

Khất Phục Mộ Mạt bị áp giải đến Thương Khuê, ít lâu sau, Hách Liên Định chém đầu Khất Phục Mộ Mạt cùng toàn bộ hơn 500 người trong tông thất Tây Tần. Tây Tần diệt vong.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Tây Tần Hậu Chủ: Khất Phục Mộ Mạt đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/tay-tan-hau-chu-khat-phuc-mo-mat/feed/ 0
Hậu Lương Ý Vũ Đế: Lã Quang https://ngaydacbiet.com/hau-luong-y-vu-de-la-quang/ https://ngaydacbiet.com/hau-luong-y-vu-de-la-quang/#respond Fri, 16 Jul 2021 16:52:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/hau-luong-y-vu-de-la-quang/ Hậu Lương Ý Vũ Đế tên là Lã Quang, tự Thế Minh, tuổi Dậu. Tính cách thận trọng. Là Kiêu kỵ tướng quân của Tiền Tần, sau tự lập làm vương. Tại vị 13 năm, ốm chết, thọ 63 tuổi. Năm sinh, năm mất: 337 – 399.   Nơi an táng: Cao Lăng (không rõ […]

Bài viết Hậu Lương Ý Vũ Đế: Lã Quang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
Hậu Lương Ý Vũ Đế tên là Lã Quang, tự Thế Minh, tuổi Dậu. Tính cách thận trọng. Là Kiêu kỵ tướng quân của Tiền Tần, sau tự lập làm vương. Tại vị 13 năm, ốm chết, thọ 63 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 337 – 399.

 

Nơi an táng: Cao Lăng (không rõ ở đâu). Thụy hiệu là Ý Vũ Đế, miếu hiệu là Thái Tổ.

Lã Quang xuất thân từ một gia đình danh môn vọng tộc ở Lược Dương (nay ở phía tây nam huyện Trang Lãng tỉnh Cam Túc). Ông từ nhỏ đã ham thích đọc sách, là người thông minh, được bạn bè kính trọng. Thời thanh niên, Lã Quang là người trầm tĩnh, thận trọng, vui buồn không để lộ ra sắc mặt. Mưu sĩ Vương Mãnh của Phù Kiên thấy Lã Quang là một nhân tài nên tiến cử ông với Phù Kiên. Sau này, Phù Kiên đã phong ông làm Ứng Dương tướng quân.

Phù Kiên có tham vọng rất lớn. Sau khi thống nhất phần lớn lãnh thổ phương bắc, lại muốn thôn tính Tây Vực. Lã Quang được chọn đảm nhận nhiệm vụ quan trọng này. Sau khi đến Tây Vực, Lã Quang hàng phục Yên Thị, đánh bại Quy Từ, quy phục được hơn 30 nước. Năm 385, Lã Quang xây dựng căn cứ địa ở Lương Châu. Năm 386, tin Phù Kiên bị giết chết truyền đến Lương Châu. Lã Quang vô cùng đau khổ, ban lệnh tất cả người dân Lương Châu phải để tang cho Phù Kiên. Ít lâu sau, Lã Quang tự xưng là Tửu Tuyển Công, lấy niên hiệu là Thái An. Tiếp đó, ông lần lượt dẫn quân tấn công tiêu diệt Bành Hoàng, Vương Mục. Năm 387, Lã Quang xưng làm Lương Vương. Năm 196, lại đổi lại thành Đại Lương Thiên Vương. Sử gọi là Hậu Lương.

Tháng 12 năm 399, Lã Quang ốm nặng, nhường ngồi cho thái tử Lã Thiệu, tự xưng làm Thái thượng hoàng, phong cho con trưởng và con thứ hai của vợ lẽ Lã Soạn và Lã Hoành làm thái uý, tư đồ.

Lã Quang dặn dò Lã Thiệu: “Hiện nay, Nam Lương, Bắc Lương, Tây Tần đều đang tìm cơ hội tiêu diệt chúng ta. Sau khi ta chết, con phải dựa vào hai vị huynh trưởng, cho Lã Soạn cai quản quân đội, Lã Hoành cai quản triều chính. Có như vậy mới giữ vững được đất nước. Con phải an phận, thận trọng, không được gây chuyện bất hoà trong nội bộ”.

Rồi ông lại dặn dò Lã Soạn, Lã Hoành: “Lã Thiệu không phải người có tài trị nước nhưng lại là con của chính thất nên phải được kế vị. Anh em các con phải hoà thuận với nhau, cùng cai trị đất nước”.

Ít lâu sau, Lã Quang qua đời tại Cô Tạng.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hậu Lương Ý Vũ Đế: Lã Quang đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hau-luong-y-vu-de-la-quang/feed/ 0
Hậu Lương Linh Đế: Lã Soạn https://ngaydacbiet.com/hau-luong-linh-de-la-soan/ https://ngaydacbiet.com/hau-luong-linh-de-la-soan/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:56:41 +0000 https://ngaydacbiet.com/hau-luong-linh-de-la-soan/ Hậu Lương Linh Đế tên là Lã Soạn, tự Vĩnh Tụ. Là con trưởng (của vợ lẽ) của Lã Quang, anh trai của Ấn Vương Lã Thiệu. Tại vị 2 năm, bị em họ là Lã Siêu giết chết. Năm sinh, năm mất: ? – 401. Nơi an táng: Lăng Bạch Thạch (không rõ ở […]

Bài viết Hậu Lương Linh Đế: Lã Soạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hậu Lương Linh Đế tên là Lã Soạn, tự Vĩnh Tụ. Là con trưởng (của vợ lẽ) của Lã Quang, anh trai của Ấn Vương Lã Thiệu. Tại vị 2 năm, bị em họ là Lã Siêu giết chết.

Năm sinh, năm mất: ? – 401.

Nơi an táng: Lăng Bạch Thạch (không rõ ở đâu). Thụy hiệu là Linh Đế.

Lã Soạn là con trai trưởng của vợ lẽ của Lã Quang nên không thể kế vị. Tháng 12 năm 399, Lã Quang qua đời. Ngay trong đêm đó, Lã Soạn phát động binh biến, ép Lã Thiệu tự sát rồi tự lập làm Thiên Vương, đổi niên hiệu là Hàm Ninh. Ít lâu sau, Lã Soạn lại nghi kỵ Lã Hoành, khiến Lã Hoành khởi binh làm phản. Cuộc khởi binh thất bại, Lã Hoành bị bắt. Lã Soạn sai đại lực sĩ Khang Long giết chết ông ta.

Sau khi giết chết Lã Hoành, Lã Soạn cảm thấy tình hình trong nước đã ổn định, xuất quân đánh Nam Lương, không ngờ bị Thốc Phát Nậu Thiện đánh bại ở Tam Đội. Lã Soạn tức giận, lại tấn công Trương Dịch, Kiến Khang của Bắc Lương. Nhưng do kinh đô bị Thốc Phát Nậu Thiện uy hiếp nên phải lui binh.

Về đến Cô Tạng, Lã Soạn dường như biến thành một con người khác, ngày ngày đều uống rượu đến say khướt, không màng đến việc triều chính. Có khi uống say xong còn đi săn, thường xuyên bị ngã trong núi. Các đại thần ra sức khuyên can, ông ta hứa sửa đổi nhưng sau đó vẫn chứng nào tật nấy.

Tháng 2 năm 401, Lã Siêu, cháu của Lã Quang tự xuất quân đánh tộc Tiên Ty do Tư Bàn làm thủ lĩnh. Tư Bàn tố cáo với Lã Soạn, Lã Soạn triệu Lã Siêu về Cô Tạng. Vừa nhìn thấy Lã Siêu, Lã Soạn đã mắng lớn: “Ngươi ỷ thế là em họ của ta, dám không coi ta ra gì. Ta phải giết chết người thì mới khiến cho thiên hạ thái bình”. Thực ra, Lã Soạn chỉ muốn doạ Lã Siêu chứ không hề có ý muốn giết hại nên vẫn mời ông ta tham gia yến tiệc. Nhưng Lã Siêu lại rất sợ hãi, nảy ra ý đồ giết chết Lã Soạn. Chập tối, Lã Soạn đi dạo trong cấm cung, khi đến gác động của Côn Hoa đường, xe không thể đi qua, Lã Soạn dùng kiếm đâm chết Lã Soạn.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hậu Lương Linh Đế: Lã Soạn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hau-luong-linh-de-la-soan/feed/ 0
Hậu Lương Hậu Chủ: Lã Long https://ngaydacbiet.com/hau-luong-hau-chu-la-long/ https://ngaydacbiet.com/hau-luong-hau-chu-la-long/#respond Fri, 16 Jul 2021 15:03:28 +0000 https://ngaydacbiet.com/hau-luong-hau-chu-la-long/ Hậu Lương Hậu Chủ tên là Lã Long, tự Vĩnh Cơ. Là cháu của Lã Quang, anh trai của Lã Siêu. Sau khi Lã Siêu giết chết Lã Soạn, lập Lã Long làm hoàng đế. Tại vị 3 năm, đầu hàng Hậu Tần. Sau đó mưu phản nên bị Diêu Hưng giết chết. Không rõ […]

Bài viết Hậu Lương Hậu Chủ: Lã Long đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hậu Lương Hậu Chủ tên là Lã Long, tự Vĩnh Cơ. Là cháu của Lã Quang, anh trai của Lã Siêu. Sau khi Lã Siêu giết chết Lã Soạn, lập Lã Long làm hoàng đế. Tại vị 3 năm, đầu hàng Hậu Tần. Sau đó mưu phản nên bị Diêu Hưng giết chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 403.

Lã Long từng được phong làm Kiến Khang Công, nhận chức Bắc bộ hộ quân. Tháng 2 năm 401, sau khi giết chết Lã Soạn, Lã Siêu lập Lã Long kế vị làm Thiên Vương, đổi niên hiệu là Thần Đỉnh.

Tháng 7 năn 403, Nam LươngBắc Lương nhiều lần tấn công Hậu Lương. Lã Long không thể kháng cự, đành phải phái Lã Siêu đến dâng đất, quy hàng Diêu Hưng của Hậu Tần. Diêu Hưng lập tức phái tướng quân Tề Nan dẫn 4 vạn đại quân tiến vào tiếp quản Hậu Lương. Lã Long ngồi trên một chiếc xe bình thường, chỉ có một con ngựa trắng kéo, quỳ ở giữa đường để nghênh đón. Đồng thời phái quan lại thay mình vái lạy ở tổ miếu, nói rằng: “Chúng con không nghe theo lời dạy của Thái Tổ, liên tiếp gây họa cốt nhục tương tàn, tạo thời cơ cho Nam Lương và Bắc Lương tấn công, không còn cách nào khác đành phải quy hàng Hậu Tần. Nay con sẽ đi Đông Kinh, xin được cáo biệt linh hồn các vị tổ tiên”. Lã Long khóc đến mất cả tiếng, đến tướng sĩ nhìn thấy cũng đều đau xót. Từ đó, Hậu Lương diệt vong.

Sau khi đến Trường An, Lã Long được Diêu Hưng phong làm Tán Kỵ thường thị. Sau đó, ông liên kết với con trai út của Diêu Hùng và Quảng Bình Công Diêu Bật âm mưu làm phản. Sự việc bại lộ, Lã Long bị Diêu Hưng giết chết.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hậu Lương Hậu Chủ: Lã Long đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hau-luong-hau-chu-la-long/feed/ 0
Nam Lương Vũ Vương: Thốc Phát Ô Cô https://ngaydacbiet.com/nam-luong-vu-vuong-thoc-phat-o-co/ https://ngaydacbiet.com/nam-luong-vu-vuong-thoc-phat-o-co/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:13:03 +0000 https://ngaydacbiet.com/nam-luong-vu-vuong-thoc-phat-o-co/ Nam Lương Vũ Vương tên là Thốc Phát Ô Cô, là thủ lĩnh của tộc Tiên Ty. Thời Lã Quang nhà Hậu Lương, được phong làm Tả Hiền Vương. Sau đó tự xưng là Vũ Vương. Tại vị 2 năm. Sau khi uống rượu ngã từ trên ngựa xuống đất bị thương nặng rồi chết. […]

Bài viết Nam Lương Vũ Vương: Thốc Phát Ô Cô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nam Lương Vũ Vương tên là Thốc Phát Ô Cô, là thủ lĩnh của tộc Tiên Ty. Thời Lã Quang nhà Hậu Lương, được phong làm Tả Hiền Vương. Sau đó tự xưng là Vũ Vương. Tại vị 2 năm. Sau khi uống rượu ngã từ trên ngựa xuống đất bị thương nặng rồi chết. Không rõ nơi chôn cất. Thụy hiệu là Vũ Vương, miếu hiệu là Liệt Tổ.

Năm sinh, năm mất: ? – 399.

Thốc Phát Ô Cô là người tộc Tiên Ty ở Hà Tây. Ông vốn là thủ lĩnh của tộc Tiên Ty ở Liêm Xuyên Bảo (nay ở phía đông huyện Lạc Đô tỉnh Thanh Hải), chủ yếu phát triển nghề chăn nuôi và trồng dâu nuôi tằm, có quan hệ hữu hảo với các nước láng giềng, phát triển thể lực dần lớn mạnh.

Khi đó, Tiền Tần bị Đông Tấn đánh bại trận Phì Thủy, Trung Nguyên lại một lần nữa rơi vào cảnh chia cắt. Lã Quang nhân cơ hội này chiếm Cô Tạng, tự xưng làm Tam Hà Vương, thành lập nước Hậu Lương. Thốc Phát Ô Cô thấy thời cơ đã đến, tích cực chuẩn bị tranh đoạt Lương Châu với Lã Quang. Thốc Phát Ô Cô nghe theo kiến nghị của thuộc hạ, tạm thời không xuất binh, chăm lo phát triển kinh tế, tăng cường sức mạnh, đợi thời cơ. Do đó, ông ta giả vờ tiếp nhận chức vị Hà Tây Tiên Ty đại đô thống của Lã Quang ban.

Để tích trữ lương thảo, mở rộng địa bàn, Thốc Phát Ô Cô liên tiếp dẫn quân tấn công hại bộ tộc Ất Phất và Thiệt Quật của nước Thổ Cốc Hồn. Để có một căn cứ địa vừa có thể công, vừa có thể thủ, ông phái thuộc tướng là Thạch Diệc Can tu sửa Liêm Xuyên Bảo. Để tăng cường lực lượng thống trị, ông chiêu mộ nhân tài khắp nơi, trọng dụng trí thức người Hán và thu phục 12 bộ lạc có dòng dõi của tộc Tiên Ty Hà Nam đang đang hoạt động tại Kim Thành.

Tháng 6 năm 195, Lã Quang, vua nước Hậu Lương lại phái người lôi kéo Thốc Phát Ô Cô, phong ông ta làm Chinh Nam đại tướng quân, Ích Châu mục, Tả Hiền Vương. Nhưng lúc đó vây cánh của Thốc Phát Ô Cô đã lớn mạnh, từ lâu đã không còn hứng thú với những tước phong này. Do đó, ông ta mắng cho sứ thần của Lã Quang một trận rồi đuổi về.

Tháng giêng năm 197, Thốc Phát Ô Cô tự xưng làm Đại thiền vu, Tây Bình Vương, đặt niên hiệu là Thải Sơ, thành lập nước Nam Lương.

Sau khi lập nước Nam Lương, Thốc Phát Ô Cô lập tức khởi binh tấn công Hậu Lương. Trong năm đó, Nam Lương chiếm được quận Kim Thành (nay là Lan Châu tỉnh Cam Túc). Năm sau lại chiếm được ba quận Lạc Đô, Hoàng Hà, Kiêu Hà và đổi lại xưng thành Vũ Vương.

Năm 399, Thốc Phát Ô Cô định đô ở Lạc Đô. Do đó, Thốc Phát Ô Cô càng thêm hăng hái, quyết tâm trong vòng 1, 2 năm chiếm được Cô Tạng, tiêu diệt Hậu Lương.

Tuy nhiên, một ngày tháng 8 cùng năm đó, Thốc Phát Ô Cô uống rượu say rồi ngã từ trên ngựa xuống đất, bị thương hai bên sườn. Khi được đỡ dậy ông ta còn nói: “Suýt chút nữa thì làm trò cười cho cha con Lã Quang”. Nhưng không lâu sau khi về cung, bệnh tình của Thốc Phát Ô Cô trở nặng rồi qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Nam Lương Vũ Vương: Thốc Phát Ô Cô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nam-luong-vu-vuong-thoc-phat-o-co/feed/ 0
Nam Lương Khang Vương: Thốc Phát Lợi Lộc Cô https://ngaydacbiet.com/nam-luong-khang-vuong-thoc-phat-loi-loc-co/ https://ngaydacbiet.com/nam-luong-khang-vuong-thoc-phat-loi-loc-co/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:45:56 +0000 https://ngaydacbiet.com/nam-luong-khang-vuong-thoc-phat-loi-loc-co/ Nam Lương Khang Vương tên là Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Là em trai của Thốc Phát Ô Cô. Kế vị sau khi Thốc Phát Ô Cô qua đời. Tại vị 3 năm, ốm chết. Năm sinh, năm mất: ? – 402. Nơi an táng: Lăng Tây Bình (nay không rõ ở đâu). Thụy hiệu […]

Bài viết Nam Lương Khang Vương: Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nam Lương Khang Vương tên là Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Là em trai của Thốc Phát Ô Cô. Kế vị sau khi Thốc Phát Ô Cô qua đời. Tại vị 3 năm, ốm chết.

Năm sinh, năm mất: ? – 402.

Nơi an táng: Lăng Tây Bình (nay không rõ ở đâu). Thụy hiệu là Khang Vương.

Thốc Phát Lợi Lộc Cô từng được phong làm Lương Châu mục. Tháng 8 năm 399, sau khi Nam Lương Vũ Vương Thốc Phát Ô Cô qua đời, quần thần làm theo di chiếu, cho Thốc Phát Lợi Lộc Cô kế thừa vương vị, xưng là Hà Tây Vương, đặt niên hiệu là Kiến Hoà, dời đô đến Tây Bình.

Sau khi kế vị, Thốc Phát Lợi Lộc Cô làm theo di nguyện của anh trai, quyết tâm tiêu diệt Hậu Lương. Ông tiếp tục chiêu mộ nhân tài, đổi mới chính sách pháp luật, thao luyện binh mã, chờ đợi thời cơ.

Tháng 12 năm 399, Lã Quang qua đời. Sau khi nghe tin này, Thốc Phát Lợi Lộc Cô lập tức phái quân trấn thủ Tùng Mạc Khẩu (nay ở gần huyện Cổ Lãng tỉnh Cam Túc), chuẩn bị tấn công Hậu Lương. Lúc này, con trai của Lã Quang đang tàn sát lẫn nhau để tranh giành vương vị. Sau khi Lã Soạn đoạt được vương vị, thấy thế lực của Hậu Lượng suy yếu mà lại bị Nam LươngBắc Lương uy hiếp nên chủ động tấn công Nam Lương, chiếm được Tam Đội, Thốc Phát Lợi Lộc Cô được em trai là Thốc Phát Nậu Thiện giúp đỡ, đánh cho Lã Soạn đại bại. Thốc Phát Nậu Thiện thừa thắng tiến sâu vào đất Hậu Lương, khi đánh đến Cô Tạng đã bắt được hơn 8000 hộ dân làm tù binh, áp giải về kinh đô. Từ đó, Nam Lương liên tiếp tấn công Hậu Lượng, bắt dân Hậu Lương làm tù binh, khiến dân số Nam Lương tăng lên đáng kể.

Sau khi Thốc Phát Lợi Lộc Cô đánh bại Hậu Lương, muốn xưng đế. Các đại thần đều nhiệt tình ủng hộ, chỉ có An Quốc tướng quân phản đối, nói rằng: “Nước chúng ta sống dựa vào việc di cư để chăn nuôi, không xây dựng thành quách mới có thể làm bá chủ sa mạc, đối kháng với Trung Nguyên. Nếu xây dựng kinh đô thì khó tránh khỏi tai kiếp. Người Tiên Ty chúng ta đã quen với cuộc sống trên lưng ngựa. Nước lân bang nào suy yếu, chúng ta tấn công, nước nào lớn mạnh thì chúng ta tránh. Đó là kế sách vẹn toàn cho chúng ta”. Thốc Phát Lợi Lộc Cô nghe xong, đành phải cười mà nói: “Việc xưng đế để sau hãy bàn, tạm thời xưng là Hà Tây Vương”.

Tháng 3 năm 402, Thốc Phát Lợi Lộc Cô mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Nam Lương Khang Vương: Thốc Phát Lợi Lộc Cô đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nam-luong-khang-vuong-thoc-phat-loi-loc-co/feed/ 0
Nam Lương Cảnh Vương: Thốc Phát Nậu Thiện https://ngaydacbiet.com/nam-luong-canh-vuong-thoc-phat-nau-thien/ https://ngaydacbiet.com/nam-luong-canh-vuong-thoc-phat-nau-thien/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:26:58 +0000 https://ngaydacbiet.com/nam-luong-canh-vuong-thoc-phat-nau-thien/ Nam Lương Cảnh Vương tên là Thốc Phát Nậu Thiện. Tuổi Sửu. Là em trai của Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Kế vị sau khi Thốc Phát Lợi Lộc Cô qua đời. Tại vị 13 năm, sau khi quy hàng Tây Tần bị Tây Tần Thái tổ Khất Phục Sí Bàn đầu độc chết. Thọ […]

Bài viết Nam Lương Cảnh Vương: Thốc Phát Nậu Thiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Nam Lương Cảnh Vương tên là Thốc Phát Nậu Thiện. Tuổi Sửu. Là em trai của Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Kế vị sau khi Thốc Phát Lợi Lộc Cô qua đời. Tại vị 13 năm, sau khi quy hàng Tây Tần bị Tây Tần Thái tổ Khất Phục Sí Bàn đầu độc chết. Thọ 50 tuổi. Không rõ nơi chôn cất. Thụy hiệu là Cảnh Vương.

Năm sinh, năm mất: 365 – 415.

Trước khi kế vị, Thốc Phát Nậu Thiện cai quản quân sự của Nam Lương. Ông là người lanh lợi, rất có tài thao lược. Phụ thân ông từng nói với hai anh em Thốc Phát Nậu Thiện rằng: “Trong các anh em của con, Nậu Thiện là người tài giỏi nhất”. Thốc Phát Lợi Lộc Cô cũng quyết định truyền vương vị cho ông. Sau khi kế vị, Thốc Phát Nậu Thiện đổi niên hiệu là Hoành Xương, tự xưng là Lương Vương, dời đô đến Lạc Đô.

Một năm sau khi Thốc Phát Nậu Thiện kế vị, vua Hậu TầnDiêu Hưng tiêu diệt Hậu Lương, có thể lực rất lớn, Thốc Phát Nậu Thiện sợ hãi, đành phải huỷ bỏ niên hiệu, xưng thần với Diêu Hưng, nhận sắc phong làm Xa Kỵ quân, Quảng Vũ Công.

Đến năm 406, Thốc Phát Nộc Thiện vẫn phải phái người tiến cống cho Diêu Hưng 3000 con ngựa, 3 vạn con dê. Diệu Hưng rất vui mừng, cho phép ông đóng quân ở Lương Châu và phong làm Thử sử Lương Châu. Do đó, Thốc Phát Nậu Thiện vội vàng trở về Cô Tạng, ép Vương Thượng đầu hàng. Như vậy, Thốc Phát Nậu Thiện không phải động đến binh đao mà vẫn thực hiện được nguyện vọng bình định Lương Châu lâu nay của cha và anh trai. Để ăn mừng chiến thắng, ông tổ chức yến tiệc chiêu đãi quần thần tại Tuyên Đức đường ở Cô Tạng và còn tổ chức lễ duyệt binh hoành tráng ở phía nam thành.

Cuối năm 406, Thốc Phát Nậu Thiện dời đô đến Cô Tạng và cho 3 vạn hộ dân người Khương di cư đến ba quận ở bên ngoài Cô Tạng để che chắn cho kinh đô, chống lại sự tấn công của Bắc LươngTây Tần, Nam Lương bước vào thời kỳ phồn thịnh nhất.

Sau khi Thốc Phát Nậu Thiện dời đô đến Cô Tạng, cảm thấy thế lực của mình đã lớn mạnh, không nghe theo hiệu lệnh của Diêu Hưng nữa. Diêu Hưng nổi giận, năm 407 phái quân tấn công Cô Tạng. Thốc Phát Nậu Thiện ra lệnh thả tất cả dê, bò trong thành ra để dẫn dụ quân Hậu Tần. Quả nhiên, quân Hậu Tần mải mê bắt dê, bò, quên cả nhiệm vụ. Lúc đó, Thốc Phát Nậu Thiện ra lệnh tấn công hoả tốc, giết chết hơn 7000 quân Hậu Tần. Hậu Tần đại bại.

Thắng lợi này khiến Thốc Phát Nậu Thiện vô cùng vui sướng, ít lâu sau lại xưng làm Lương Vương tại ngoại ô phía nam Cô Tạng, đổi niên hiệu là Hỷ Bình.

Năm 410, Thốc Phát Nậu Thiện ỷ thế có 5 vạn quân tinh nhuệ, không nghe lời can gián của quần thần, hung hăng xuất quân tấn công Bắc Lương. Kết quả bị Tự Cù Mông Tốn đánh bại. Quân Bắc Lương thừa cơ truy kích đến tận thành Cô Tạng. Thốc Phát Nậu Thiện thấy vậy vô cùng kinh hãi, đành phải dẫn theo tất cả bá quan văn võ chạy đến Lạc Đô. Sau khi quân Bắc Lương chiếm được Cô Tạng, lập tức đuổi theo bao vây Lạc Đô. Thốc Phát Nậu Thiện phải giao con trai là An Chụ cho quân Bắc Lương làm con tin Bắc Lương mới rút quân.

Sau khi Bắc Lương rút quân, Thốc Phát Nậu Thiện cảm thấy uất ức nhưng không nản chí, liền quyết tâm xuất chinh. Lần này ông lệnh cho quân sĩ chia làm năm cánh xuất phát, nhưng vừa mới xuất quân đã gặp phải một trận mưa to, vừa đúng lúc đó quân Bắc Lương xông đến. Thốc Phát Nậu Thiện phải quay về Lạc Đô. Nhưng quân Bắc Lương đuổi theo sát nút, bao vây Lạc Đô.

Không còn cách nào khác, Thốc Phát Nậu Thiện lại phải cho con trai là Nhiếm Can đi làm con tin Bắc Lương mới lui binh.

Ít lâu sau khi Bắc Lương rút quân, các bộ lạc Thoả Khiết Hãn, Ất Phất thấy thế lực Nam Lương ngày một suy yếu liền liên tiếp đòi ly khai, Nậu Thiện nghe tin rất tức giận, phái quân đi tiêu diệt bọn họ, cướp được hơn 40 vạn gia súc. Đúng lúc Thốc Phát Nậu Thiện đang định quay về thì Lạc Đô bị Tây Tần tấn công. Thái tử Hổ Đài, Vương hậu và bá quan văn võ cũng bị bắt làm tù binh.

Thốc Phát Nậu Thiện không còn cách nào khác, quyết định quay lại tấn công Ất Phát, dự định bắt thủ lĩnh của bộ lạc Ất Phất làm từ binh để đổi lấy thái tử, Vương hậu và bá quan với Tây Tần. Nhưng các tướng sĩ đi cùng hay tin Lạc Đô đã thất thủ, tính mạng của gia đình mình không biết ra sao, nên đều không còn ý chí chiến đấu, tranh nhau bỏ chạy.

Thốc Phát Nậu Thiện rơi vào bước đường cùng, đành phải phái Thốc Phát Phàn Ni và tướng quân Hột Bột, Lạc Quăng đến đầu hàng Bắc Lương. Bản thân ông ta cũng dự định đầu hàng Tây Tần, được gặp lại phu nhân của mình. Lúc này, chỉ còn Tán Kỵ thị lang Âm Lợi Lộc vẫn đi theo ông. Thốc Phát Nậu Thiện rất cảm động, dẫn theo Âm Lợi Lộc cùng đến đầu hàng Tây Tần. Khất Phục Sí Bàn nước Tây Tần phái sứ thần ra ngoài thành nghênh đón, phong Thốc Phát Nậu Thiện làm Phiêu Kỵ tướng quân, Tà Nam Công, và còn phóng thích phu nhân của ông, dùng kế để đối đãi.

Tháng 7 năm 415, Khất Phục Sí Bàn lo sợ Thốc Phát Nậu Thiện vẫn chưa từ bỏ dã tâm phục quốc, liền mượn cớ mời uống rượu, bỏ thuốc độc vào rượu đầu độc chết. Nam Lương diệt vong.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Nam Lương Cảnh Vương: Thốc Phát Nậu Thiện đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nam-luong-canh-vuong-thoc-phat-nau-thien/feed/ 0
Bắc Lương Kiến Khang Công: Đoàn Nghiệp https://ngaydacbiet.com/bac-luong-kien-khang-cong-doan-nghiep/ https://ngaydacbiet.com/bac-luong-kien-khang-cong-doan-nghiep/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:15:40 +0000 https://ngaydacbiet.com/bac-luong-kien-khang-cong-doan-nghiep/ Bắc Lương Kiến Khang Công tên là Đoàn Nghiệp, vốn là thái thú Kiến Khang (nay ở phía đông nam Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc) của Hậu Lương. Sau đó lập nước Bắc Lương, xưng làm Lương Vương. Tại vị 4 năm, Tự Cừ Mông Tốn phát động bình biến, giết chết Đoàn Nghiệp. Không […]

Bài viết Bắc Lương Kiến Khang Công: Đoàn Nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bắc Lương Kiến Khang Công tên là Đoàn Nghiệp, vốn là thái thú Kiến Khang (nay ở phía đông nam Tửu Tuyền tỉnh Cam Túc) của Hậu Lương. Sau đó lập nước Bắc Lương, xưng làm Lương Vương. Tại vị 4 năm, Tự Cừ Mông Tốn phát động bình biến, giết chết Đoàn Nghiệp. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 401.

Đoàn Nghiệp vốn là thuộc hạ của tướng quân Đỗ Tiến thời Lã Quang nước Hậu Lương. Từ khi tấn công Tây Vực, do lập được nhiều chiến công nên được ban chức thái thú Kiến Khang. Tháng 5 năm 197, Tự Cừ Mông Tốn người Lô Thuỷ và anh họ là Tự Cừ Nam Thành khởi binh ở Lương Châu chống lại Hậu Lương, không biết vì lý do gì đã lập Đoàn Nghiệp làm Lương Châu mục, ly khai khỏi Hậu Lương. Sau đó, Đoàn Nghiệp xưng là Kiến Khang Công, lấy niên hiệu là Thần Tỷ, đóng đô ở Trương Dịch (nay thuộc tỉnh Cam Túc), xây dựng chính quyền sử gọi là Bắc Lương. Tháng 2 năm 399, ông đổi tên xưng thành Lương Vương, đổi niên hiệu thành Thiên Tỷ.

Tuy trên danh nghĩa Đoàn Nghiệp là Lương Vương, nhưng thực ra chỉ là bù nhìn. Mọi quyền hành đều nằm trong tay Thượng thư Tả thừa tướng Tự Cừ Mông Tốn. Tự Cừ Mông Tốn trên danh nghĩa là triều thần nhưng thực tế không hề tôn trọng Lương Vương. Do đó, các triều thần đều bằng mặt mà không bằng lòng, mỗi người một ý. Đoàn Nghiệp lo sợ bị Tự Cừ Mông Tốn hạ bệ nên tìm cớ phái hắn đến Lâm Trì. Tự Cừ Mông Tốn bị Đoàn Nghiệp nghi ngờ thì giả vờ tỏ ra hồ đồ nhưng thực tế là đang âm mưu diệt trừ ông ta.

Năm 401, Đoàn Nghiệp trúng gian kế của Tự Cừ Mông Tốn, giết chết anh trai của hắn là Tự Cừ Nam Thành. Tự Cừ Mông Tốn mượn cớ Đoàn Nghiệp lạm sát người vô tội, khởi binh tấn công Trương Dịch. Binh tướng dưới quyền Đoàn Nghiệp đến đầu hàng, mở cổng thành nghênh đón quân phản loạn. Tự Cừ Mông Tốn dẫn quân vào cung bắt sống Đoàn Nghiệp. Đoàn Nghiệp khóc lóc cầu xin Tự Cừ Mông Tốn tha mạng nhưng hắn không thèm nghe, sai quân sĩ chém chết Đoàn Nghiệp.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Bắc Lương Kiến Khang Công: Đoàn Nghiệp đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bac-luong-kien-khang-cong-doan-nghiep/feed/ 0
Bắc Lương Vũ Tuyên Vương: Tự Cừ Mông Tốn https://ngaydacbiet.com/bac-luong-vu-tuyen-vuong-tu-cu-mong-ton/ https://ngaydacbiet.com/bac-luong-vu-tuyen-vuong-tu-cu-mong-ton/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:58:10 +0000 https://ngaydacbiet.com/bac-luong-vu-tuyen-vuong-tu-cu-mong-ton/ Bắc Lương Vũ Tuyên Vương tên là Tự Cừ Mông Tốn, tuổi Thìn. Là người Hồ, vốn là cận vệ trong cung, sau soán ngôi nhà Bắc Lương. Tại vị 32 năm, ốm chết, thọ 66 tuổi. Năm sinh, năm mất: 368 – 433 Nơi an táng: Nguyên Lăng (không rõ ngày nay ở đâu). […]

Bài viết Bắc Lương Vũ Tuyên Vương: Tự Cừ Mông Tốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bắc Lương Vũ Tuyên Vương tên là Tự Cừ Mông Tốn, tuổi Thìn. Là người Hồ, vốn là cận vệ trong cung, sau soán ngôi nhà Bắc Lương. Tại vị 32 năm, ốm chết, thọ 66 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 368 – 433

Nơi an táng: Nguyên Lăng (không rõ ngày nay ở đâu). Thụy hiệu là Vũ Tuyên Vương, miếu hiệu là Thái Tổ.

Tự Cừ Mông Tốn là người Lô Thuỷ ở Lâm Tùng (nay ở phía nam Trường Dịch tỉnh Cam Túc), tổ tiên các đời đều làm tộc trưởng, thời Hậu Lương làm cận vệ trong cung. Năm 397, do người bác là La Cừu bị vua Hậu LươngLã Quang giết hại nên ông cùng anh họ là Tự Cừ Nam Thành xưng làm Kiến Khang Công, chiếm cứ vùng Trương Dịch. Ông được phong làm thượng thư tả thừa. Sau đó, ông ta lại bàn bạc với Tự Cừ Nam Thành, chuẩn bị phát động bình biến. Do Nam Thành phản đối việc này, Tự Cừ Mông Tốn dâng tấu xin đến Tây An làm thái thú. Sau khi đến Tây An, Tự Cừ Mông Tốn viết thư hẹn Nam Thành cùng đi tế núi Lan Môn rồi lại phái người tố cáo với Đoàn Nghiệp rằng Nam Thành sẽ đến núi Lan Môn cấu kết với Tự Cừ Mông Tốn làm phản. Ngày hôm sau, Tự Cừ Nam Thành báo cáo rằng muốn đến núi Lan Môn, Đoàn Nghiệp sai người bắt trói rồi ép ông ta phải tự sát.

Tự Cừ Mông Tốn nhận được tin đó, lập tức triệu tập thuộc hạ, gán cho Đoàn Nghiệp tội danh lạm sát người vô tội, khởi binh làm phản. Tiếp đó, Tự Cừ Mông Tốn tự xưng là Đại đô đốc, Đại tướng quân, Lương Châu mục, đổi niên hiệu là Vĩnh An, đóng đô ở Cô Tạng.

Năm 418, Tự Cừ Mông Tốn phái sử thần đến Đông Tấn nhận làm phiên hầu. Đông Tấn phong ông làm thử sử Lương Châu. Đến thời Lưu Tống, con cháu các đời vẫn được kế thừa tước vị đó.

Trong thời gian tại vị, Tự Cừ Mông Tốn đánh bại Nam Lương, tiêu diệt Tây Lương, thống nhất toàn bộ Lương Châu. Đồng thời, ông còn phái sử giả đến thiết lập quan hệ hữu hảo với Bắc Ngụy và các quốc gia ở Tây Vực.

Tháng 4 năm 433, đúng lúc Tự Cừ Mông Tốn đang chuẩn bị mở rộng thế lực thì đột ngột ngã bệnh rồi qua đời ở Cô Tạng, để lại di chiếu cho cháu là Tự Cừ Mục Kiền kế vị.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Bắc Lương Vũ Tuyên Vương: Tự Cừ Mông Tốn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bac-luong-vu-tuyen-vuong-tu-cu-mong-ton/feed/ 0
Bắc Lương Ai Vương: Tự Cừ Mục Kiền https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ai-vuong-tu-cu-muc-kien/ https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ai-vuong-tu-cu-muc-kien/#respond Fri, 16 Jul 2021 05:42:23 +0000 https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ai-vuong-tu-cu-muc-kien/ Bắc Lương Ai Vương tên là Tự Cừ Mục Kiền, hay còn có tên là Mậu Kiền. Là con trai thứ 3 của em trai Tự Cừ Mông Tốn. Kế vị sau khi Tự Cừ Mông Tốn qua đời. Tại vị 6 năm, đầu hàng Bắc Ngụy, sau đó bị Bắc Ngụy Thác Bạt Đào […]

Bài viết Bắc Lương Ai Vương: Tự Cừ Mục Kiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bắc Lương Ai Vương tên là Tự Cừ Mục Kiền, hay còn có tên là Mậu Kiền. Là con trai thứ 3 của em trai Tự Cừ Mông Tốn. Kế vị sau khi Tự Cừ Mông Tốn qua đời. Tại vị 6 năm, đầu hàng Bắc Ngụy, sau đó bị Bắc Ngụy Thác Bạt Đào ép phải tự sát. Không rõ nơi chôn cất. Thụy hiệu là Ai Vương.

Năm sinh, năm mất: ? – 477.

Khi Tự Cừ Mục Kiền kế vị, phần lớn lãnh thổ phương bắc đều do Bắc Ngụy cai trị. Còn phương nam, Lưu Dụ tiêu diệt Đông Tấn, thành lập chính quyền Lưu Tống. Thực lực hai bên tương đương nhau, còn Bắc Lương là nước duy nhất trong Thập lục quốc còn tồn tại, lại nằm trên con đường tơ lụa, có vị trí địa lý rất quan trọng nên được chính quyền ở phương nam và phương bắc coi trọng.

Đầu tiên, Bắc Ngụy thông qua việc thông hôn để kết thân với Bắc Lương. Tự Cừ Mục Kiền gả em gái là công chúa Hưng Bình cho Thác Bạt Đào trước, rồi Thác Bạt Đào gả em gái là công chúa Vũ Uy cho Tự Cừ Mục Kiền. Nhưng thực tế, Bắc Ngụy ỷ thế nước lớn, thường xuyên chi phối Bắc Lương. Tự Cừ Mục Kiền rất ghét bị người khác sắp đặt nên lại phái sứ thần đến Kiến Khang, thiết lập quan hệ hữu hảo với Lưu Tống. Việc này khiến Thác Bạt Đào bất mãn.

Tự Cừ Mục Kiền và công chúa Vũ Uy trên danh nghĩa là vợ chồng nhưng ông không hề có tình cảm với công chúa mà lại thông gian với chị dâu là Lý thị. Lý thị sợ công chúa Vũ Uy biết chuyện nên đã đầu độc công chúa, may mà Thác Bạt Đào mang thuốc giải đến, công chúa mới được thoát chết. Thác Bạt Đào cho rằng Lý thị là một mối hoạ sau này nên lệnh cho Tự Cừ Mục Kiền đưa bà ta đến Bắc Ngụy. Nhưng Tự Cừ Mục Kiền và Lý thị đã gắn với nhau như keo nên bất chấp tất cả đưa Lý thị đến sống ở Tửu Tuyền. Thác Bạt Đào nổi giận.

Tháng 8 năm 439, Thác Bạt Đào tấn công Bắc Lương, gửi tối hậu thư bắt Tự Cừ Mục Kiền phải lập tức đầu hàng. Tự Cừ Mục Kiền đã cầu cứu Nhu Nhiên. Nhưng cháu Tự Cừ Mục Kiền là Tự Cừ Vạn Niên đã mở cổng thành, đầu hàng Bắc Ngụy. Cô Tạng bị thất thủ, Tự Cừ Mục Kiền đành phải dẫn theo quân trấn giữ thành đầu hàng Bắc Ngụy. Bắc Lượng diệt vong.

Sau khi Tự Cừ Mục Kiền bị áp giải đến Bình Thành (nay ở phía đông bắc Đại Đồng tỉnh Sơn Tây), do là em rể của Thác Bạt Đào nên tạm thời không bị tổn hại gì. Đến năm 477, Tự Cừ Mục Kiền bị tố cáo là ngầm cất giấu thuốc độc, mưu đồ bất chính và còn hoàng dâm mới bị Thác Bạt Đào ép phải tự sát. Gia tộc gồm hơn 900 người của Tự Cừ Mục Kiền cũng đồng thời bị giết chết.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Bắc Lương Ai Vương: Tự Cừ Mục Kiền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ai-vuong-tu-cu-muc-kien/feed/ 0
Bắc Lương Tửu Tuyền Vương: Tự Cừ Vô Húy https://ngaydacbiet.com/bac-luong-tuu-tuyen-vuong-tu-cu-vo-huy/ https://ngaydacbiet.com/bac-luong-tuu-tuyen-vuong-tu-cu-vo-huy/#respond Fri, 16 Jul 2021 02:54:44 +0000 https://ngaydacbiet.com/bac-luong-tuu-tuyen-vuong-tu-cu-vo-huy/ Bắc Lương Tửu Tuyền Vương tên là Tự Cừ Vô Húy. Là con của Tự Cừ Mục Kiền. Sau khi Tự Cừ Mục Kiền đầu hàng Bắc Ngụy, ông cũng lần lượt quy hàng Bắc Ngụy, Lưu Tống rồi xưng vương. Tại vị 4 năm, ốm chết. Không rõ nơi chôn cất. Năm sinh, năm […]

Bài viết Bắc Lương Tửu Tuyền Vương: Tự Cừ Vô Húy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bắc Lương Tửu Tuyền Vương tên là Tự Cừ Vô Húy. Là con của Tự Cừ Mục Kiền. Sau khi Tự Cừ Mục Kiền đầu hàng Bắc Ngụy, ông cũng lần lượt quy hàng Bắc Ngụy, Lưu Tống rồi xưng vương. Tại vị 4 năm, ốm chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 444.

Khi Tự Cừ Mục Kiền tại vị, Tự Cừ Vô Húy là thái thú Tửu Tuyền. Tháng 8 năm 439, sau khi Bắc Lương bị Bắc Ngụy tiêu diệt, ông tập hợp tàn quân, chiếm lại Tửu Tuyền. Ít lâu sau, ông bị Bắc Ngụy bao vây, ép phải đầu hàng, được phong làm Chinh Tây đại tướng quân kiêm Tửu Tuyền Vương.

Năm 422, ông lại phản Ngụy, quân Ngụy lại chinh phạt Tự Cừ Vô Húy. Sau khi lương thảo cạn kiệt, ông dẫn theo em trai là Tự Cư An Chu vượt qua sa mạc, lần lượt đánh chiếm Thiện Thiện (nay là huyện Nhược Khương tỉnh Tân Cương), Cao Xương (nay là Thổ Lỗ Phồn tỉnh Tân Cương) rồi dâng tấu xưng thần với Nam Tống, được Tống Văn Đế phong là Chinh Tây đại tướng quân, Hà Tây Vương.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Bắc Lương Tửu Tuyền Vương: Tự Cừ Vô Húy đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bac-luong-tuu-tuyen-vuong-tu-cu-vo-huy/feed/ 0
Bắc Lương Hà Tây Vương: Tự Cừ An Chu https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ha-tay-vuong-tu-cu-an-chu/ https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ha-tay-vuong-tu-cu-an-chu/#respond Fri, 16 Jul 2021 00:43:22 +0000 https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ha-tay-vuong-tu-cu-an-chu/ Bắc Lương Hà Tây Vương tên là Tự Cừ An Chu, là em trai của Tự Cừ Vô Húy. Kế vị sau khi Tự Cừ Vô Húy ốm chết. Tại vị 19 năm. Sau khi Bắc Lương bị Nhu Nhiên tiêu diệt, không rõ tông tích của Tự Cừ An Chu ra sao. Năm sinh, […]

Bài viết Bắc Lương Hà Tây Vương: Tự Cừ An Chu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Bắc Lương Hà Tây Vương tên là Tự Cừ An Chu, là em trai của Tự Cừ Vô Húy. Kế vị sau khi Tự Cừ Vô Húy ốm chết. Tại vị 19 năm. Sau khi Bắc Lương bị Nhu Nhiên tiêu diệt, không rõ tông tích của Tự Cừ An Chu ra sao.

Năm sinh, năm mất: ? – 463.

Tự Cừ An Chu là con trai của Bắc Lương Vũ Tuyên Vương Tự Cừ Mông Tốn, em trai của Ai Vương Tự Cừ Mục Kiền và Tửu Tuyền Vương Tự Cừ Vô Huý. Khi Tự Cừ Mục Kiền tại vị, Tự Cừ An Chu là Thái thú Lạc Đô.

Năm 439, Bắc Ngụy Thái Vũ Đế Thác Bạt Đào phái quân tấn công Lạc Đô, Tự Cừ An Chu bỏ chạy đến Thổ Cốc Hồn. Năm 441, Tự Cừ An Chu nhân cơ hội nước Thiện Thiện xảy ra nội loạn chiếm được Thiện Thiện. Năm 444, Tự Cừ Vô Húy mắc bệnh qua đời, Tự Cừ An Chu kế vị. Ông phái sứ giả đến tiến cống Nam Tống và được phong làm Hà Tây Vương.

Năm 463, Bắc Lương bị Nhu Nhiên tiêu diệt, không rõ tông tích của Tự Cừ An Chu ra sao.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Bắc Lương Hà Tây Vương: Tự Cừ An Chu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/bac-luong-ha-tay-vuong-tu-cu-an-chu/feed/ 0
Hạ Vũ Liệt Đế: Hách Liên Bột Bột https://ngaydacbiet.com/ha-vu-liet-de-hach-lien-bot-bot/ https://ngaydacbiet.com/ha-vu-liet-de-hach-lien-bot-bot/#respond Thu, 15 Jul 2021 21:31:43 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-vu-liet-de-hach-lien-bot-bot/ Hạ Vũ Liệt Đế tên là Hách Liên Bột Bột, tuổi Tỵ, người Hùng Nô. Thời Hậu Tần, được phong làm Ngũ Nguyên Công, sau tự xưng đế. Tại vị 18 năm, ốm chết, thọ 45 tuổi. Năm sinh, năm mất: 381 – 425. Nơi an táng: Lăng Gia Bình (nay không rõ ở đâu). […]

Bài viết Hạ Vũ Liệt Đế: Hách Liên Bột Bột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Vũ Liệt Đế tên là Hách Liên Bột Bột, tuổi Tỵ, người Hùng Nô. Thời Hậu Tần, được phong làm Ngũ Nguyên Công, sau tự xưng đế. Tại vị 18 năm, ốm chết, thọ 45 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 381 – 425.

Nơi an táng: Lăng Gia Bình (nay không rõ ở đâu). Thụy hiệu là Vũ Liệt Đế, miếu
hiệu là Thế Tổ.

Hách Liên Bột Bột là người bộ lạc Thiết Phất bộ tộc Hung Nô, cùng tộc với Lưu Uyên. Lưu Vệ Thần, phụ thân của ông là thủ lĩnh của bộ lạc Thiết Phất, được Phù Kiên nước Tiền Tần phong làm Tây thiền vu, cai quản các bộ lạc ở Hà Tây. Năm 391, Thác Bạt Đào nước Bắc Ngụy đánh chiếm thành Đại Lai – nơi ở của tộc Thiết Phất. Trên đường chạy trốn, Lưu Vệ Thần bị thuộc hạ giết chết.

Hách Liên Bột Bột đã mưu trí thoát khỏi sự truy đuổi của kỵ binh Bắc Ngụy, thống lĩnh những người còn lại trong bộ lạc chạy về phương nam, nương nhờ Diêu Hưng nước Hậu Tần, được phong làm Ngũ Nguyên Công.

Năm 470, ông tự xưng là Đại Hạ Đại Vương, Đại thiền vu, lấy quốc hiệu là Đại Hạ. Sử gọi là Hạ.

Sau khi lập nước, Hách Liên Bột Bột đánh thắng Nam Lương. Sau đó, lại lấy oán trả ơn, chiếm cứ điểm quân sự mà Diêu Hưng thiết lập ở phía bắc Tam Thành, giết các tướng Dương Phi, Diêu Thạch nước Hậu Tần. Sau này, Hách Liên Bột Bột thường xuyên xâm phạm Hậu Tần, mở rộng địa bàn và 2 lần đánh cho quân Hậu Tần đại bại vào năm 408 và 409, củng cố sự thống trị của nhà Hạ.

Năm 413, ông đánh chiếm thành Thống Vạn (nay là Bạch Thành Tử huyện Tịnh Biên tỉnh Thiểm Tây) và đóng đô tại đó.

Năm 417, Lưu Dụ của Đông Tấn tiêu diệt Diêu Hoằng, tiến vào Trường An. Ít lâu sau, Lưu Dụ cho con trai làm thái thú Trường An và năm 418 xưng đế.

Sau khi Hách Liên Bột Bột xưng đế giết người bừa bãi, tự cao tự đại, khiến cho dân chúng lầm than, triều thần ca thán, người người đều khiếp sợ.

Tháng 8 năm 425, Hách Liên Bột Bột mắc bệnh qua đời tại điện Vĩnh An trong hoàng cung tại thành Thống Lịch. Hách Liên Xương kế vị.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hạ Vũ Liệt Đế: Hách Liên Bột Bột đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-vu-liet-de-hach-lien-bot-bot/feed/ 0
Hạ Phế Chủ: Hách Liên Xương https://ngaydacbiet.com/ha-phe-chu-hach-lien-xuong/ https://ngaydacbiet.com/ha-phe-chu-hach-lien-xuong/#respond Thu, 15 Jul 2021 18:50:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-phe-chu-hach-lien-xuong/ Hạ Phế Chủ tên là Hách Liên Xương, tự Hoàn Quốc, còn có tên là Chiết. Là con trai thứ 2 của Hách Liên Bột Bột. Kế vị sau khi Hách Liên Bột Bột qua đời. Tại vị 2 năm, bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh rồi giết chết. Không rõ nơi chôn cất. […]

Bài viết Hạ Phế Chủ: Hách Liên Xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Phế Chủ tên là Hách Liên Xương, tự Hoàn Quốc, còn có tên là Chiết. Là con trai thứ 2 của Hách Liên Bột Bột. Kế vị sau khi Hách Liên Bột Bột qua đời. Tại vị 2 năm, bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh rồi giết chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 434.

Hách Liên Xương rất được phụ thân yêu quý. Năm 414, ông đã được phong làm Thái Nguyên Công rồi được lập làm thái tử. Sau khi ông kế vị, anh em Hách Liên Định và Hách Liên Luân rất bất mãn nên nảy sinh cuộc tranh giành nội bộ giữa các anh em. Cuối cùng, Hách Liên Xương chiếm thế thượng phong.

Tuy Hách Liên Xương là người chiến thắng trong cuộc nội chiến này nhưng thực lực nhà Hạ cũng bị tổn thất nghiêm trọng, tạo thời cơ cho Bắc Ngụy tấn công. Tháng 10 năm 426, khi đại quân Bắc Ngụy gần đến thành Thống Vạn – kinh đô của Hạ, Hách Liên Xương và các đại thần vẫn đang ăn uống tiệc tùng. Sau khi nghe tin quân Bắc Ngụy đã đến dưới chân thành, mới vội vàng ứng chiến. Hách Liên Xương đích thân chỉ huy binh sĩ liều chết kháng cự, khó khăn lắm mới giữ được thành. Thác Bạt Đào thấy khó lòng nhanh chóng chiếm được thành Thống Vạn nên rút quân về Bình Thành.

Tháng 6 năm 427, Thác Bạt Đào lại tấn công Hách Liên Xương. Lần này Thác Bạt Đào mai phục trọng binh trong hạng núi gần thành Thống Vạn, chỉ phái một ít quân lính đến dưới thành khiêu chiến. Hách Liên Xương cho rằng quân Bắc Ngụy không đông nên dẫn 3 vạn quân ra ngoài thành nghênh chiến. Kết quả bị quân mai phục của Bắc Ngụy đánh bại. Hách Liên Xương vội vàng chạy đến Thượng Khuê, thành Thống Vạn bị Bắc Ngụy chiếm, hơn 1 vạn vương công, quan lại, phi tần của Hạ bị bắt làm tù binh. Sau đó, Hách Liên Xương trốn đến Tây Vực nhưng cũng bị Bắc Ngụy bắt được.

Sau khi Hách Liên Xương bị áp giải đến Bình Thành, Thác Bạt Đào thấy ông dáng vẻ khôi ngô, giỏi cưỡi ngựa bắn cung liền thu nhận, phong làm Cối Kê Công và gả em gái là công chúa Thuỷ Bình cho ông, ở trong Tây Cung Môn. Nhưng Hách Liên Xương không quen với cuộc sống gò bó đó nên tháng 3 năm 434 đã mượn cớ chạy khỏi Bình Thành, trở về quê cũ. Trên đường đi, ông bị tướng Bắc Ngụy chặn đánh, giết chết.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hạ Phế Chủ: Hách Liên Xương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-phe-chu-hach-lien-xuong/feed/ 0
Hạ Hậu Chủ: Hách Liên Định https://ngaydacbiet.com/ha-hau-chu-hach-lien-dinh/ https://ngaydacbiet.com/ha-hau-chu-hach-lien-dinh/#respond Thu, 15 Jul 2021 16:55:56 +0000 https://ngaydacbiet.com/ha-hau-chu-hach-lien-dinh/ Hạ Hậu Chủ tên là Hách Liên Định. Là em trai của Hách Liên Xương. Sau khi Hách Liên Xương bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh, ông tự lập làm hoàng đế. Tại vị 4 năm. Sau khi bị Thổ Cốc Hồn bắt làm tù binh, áp giải đến Bắc Ngụy, ông bị Thác […]

Bài viết Hạ Hậu Chủ: Hách Liên Định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Hạ Hậu Chủ tên là Hách Liên Định. Là em trai của Hách Liên Xương. Sau khi Hách Liên Xương bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh, ông tự lập làm hoàng đế. Tại vị 4 năm. Sau khi bị Thổ Cốc Hồn bắt làm tù binh, áp giải đến Bắc Ngụy, ông bị Thác Bạt Đào giết chết. Không rõ nơi chôn cất.

Năm sinh, năm mất: ? – 434.

Hách Liên Định từng được phong làm Bình Nguyên Vương. Tháng 6 năm 427, sau khi Hách Liên Xương bị Bắc Ngụy bắt làm tù binh, ông chạy đến Bình Nguyên, tự lập làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Thắng Quang.

Thác Bạt Đào nước Bắc Ngụy đích thân thống lĩnh đại quân bao vây cứ điểm quân sự trọng yếu Bình Lương. Hách Liên Định dẫn quân tới cứu viện, nhưng giữa đường lại bị quân Bắc Ngụy bao vây. Trong lúc nguy khốn, Hách Liên Định muốn liên minh với Lưu Tống, dự tính sau khi phá được vòng vây sẽ cùng hợp lực với Lưu Tống tiêu diệt Bắc Ngụy. Nhưng khi phá được vòng vây lại bị quân Bắc Ngụy chặn đường. Ông mang theo thương tích, một mình chạy trốn. Sau này, Hách Liên Định lại tập hợp lực lượng, chạy về Thượng Khuê.

Tuy nhiên, trong thời gian tại vị, Hách Liên Định cũng làm được một số việc có ích cho nước Hạ. Tháng giêng năm 431, ông tiêu diệt Tây Tần. Sau khi tiêu diệt Tây Tần, ông lại sợ bị Bắc Ngụy truy kích nên tháng 6 năm đó, ông dẫn theo hơn 10 vạn dân Tây Tần vừa bị bắt làm tù binh, tấn công Bắc Lương, muốn lấy Bắc Lương làm địa bàn hoạt động. Nhưng không ngờ, khi đoàn quân của Hách Liên Định vượt sông Hoàng Hà tại vùng phụ cận Trị Thành lại bị 3 vạn quân của Thổ Cốc Hồn – có quan hệ hữu hảo với Bắc Ngụy – chặn đánh. Hơn một nửa số quân Hạ bị chết đuối. Sau khi Hách Liên Định bò được lên bờ sông cũng bị quân Thổ Cốc Hồn bắt sống rồi lập tức áp giải đến Bình Thành của Bắc Ngụy.

Năm 434, Hách Liên Xương muốn trốn khỏi Bình Thành, bị Thác Bạt Đào phát giác rồi giết chết. Hách Liên Định cũng bị giết chết. Nước Hạ diệt vong.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Hạ Hậu Chủ: Hách Liên Định đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ha-hau-chu-hach-lien-dinh/feed/ 0