Tam Hoàng - Ngũ Đế - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/tam-hoang-ngu-de/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 06:55:59 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Tam Hoàng - Ngũ Đế - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/tam-hoang-ngu-de/ 32 32 Hoàng Đế đánh Xuy Vưu https://ngaydacbiet.com/hoang-de-danh-xuy-vuu/ https://ngaydacbiet.com/hoang-de-danh-xuy-vuu/#respond Fri, 16 Jul 2021 06:55:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/hoang-de-danh-xuy-vuu/ Cách đây khoảng hơn bốn ngàn năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Bộ lạc do Hoàng Đế làm thủ lĩnh ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc Tây Bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc (nay là Trác Lộc, Hoài […]

Bài viết Hoàng Đế đánh Xuy Vưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cách đây khoảng hơn bốn ngàn năm, ở lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang có nhiều thị tộc và bộ lạc sinh sống. Bộ lạc do Hoàng Đế làm thủ lĩnh ban đầu sống ở vùng Cơ Thủy thuộc Tây Bắc Trung Quốc, sau dời tới vùng Trác Lộc (nay là Trác Lộc, Hoài Lai tỉnh Hà Bắc) bắt đầu định cư, phát triển chăn nuôi và trồng trọt.

Viêm Đế là thủ lĩnh một bộ lạc khác đồng thời với Hoàng Đế. Ban đầu cư trú tại vùng Khương Thủy ở Tây Bắc Trung Quốc. Theo truyền thuyết. Viêm Đế có quan hệ thân tộc với Hoàng Đế. Trong khi bộ lạc của Viêm Đế ngày càng sa sút thì bộ lạc của Hoàng Đế lại rất thịnh vượng.

Lúc đó, Xuy Vưu là thủ lĩnh của bộ tộc Cửu Lê, rất hung tợn. Truyền thuyết nói Xuy Vưu có 81 anh em đều có thân hình mãnh thú, đầu đồng trán sắt. ăn sỏi đá, hung hăng mạnh mẽ vô cùng. Họ còn chế tạo ra các loại vũ khí như dao, kích, cung nỏ. thường dẫn bộ lạc đi xâm chiếm, cướp bóc bộ lạc khác.

Có lần, Xuy Vưu xâm chiếm vùng đất của Viêm Đế, Viêm Đế mang quân chống lại nhưng không địch nổi, bị Xuy Vưu đánh giết tan tác. Viêm Đế đành phải chạy đến Trác Lộc., xin Hoàng Đế giúp đỡ. Hoàng Đế vốn đã muốn tiêu trừ hiểm họa đó, liền liên kết các bộ lạc, chuẩn bị người ngựa vũ khí, triển khai một cuộc đại quyết chiến với Xuy Vưu trên cánh đồng Trác Lộc.

Về trận đại chiến này, có rất nhiều truyền thuyết hoang đường, như nói rằng ngày thường Hoàng Đế đã nuôi sáu loại dã thú là hùng, bi, tì, hưu, khu, hổ khi đánh nhau thì thả chúng ra trợ chiến (có người cho rằng, sáu loại dã thú trên, thực tế là sáu thị tộc mang tên các dã thú đó). Quân của Xuy Vưu tuy hung dữ nhưng gặp phải quân của Hoàng Đế có dã thú giúp sức thì không địch nổi, liền tan vỡ tháo chạy.

Hoàng Đế dẫn quân thừa thắng đuổi theo, bỗng trời đất tối tăm, sương mù dày đặc, lại thêm cuồng phong dữ dội, sấm sét liên hồi, khiến quân của Hoàng Đế không sao đuổi được. Thì ra Xuy Vưu đã mời thần gió. thần mưa đến giúp. Hoàng Đế không chịu kém, liền mời Thiên Nữ giúp sức. Chỉ trong chớp mắt, trời quang mây tạnh, nên Xuy Vưu đã bị đánh bại. Lại có truyền thuyết nói rằng Xuy Vưu dùng yêu thuật, tạo ra sương mù dày đặc làm quân của Hoàng Đế mất phương hướng. Hoàng Đế liền dùng xe có kim chỉ nam dẫn đường, nhằm đúng hướng rút chạy của Xuy Vưu đuổi riết, kết quả đã bắt và giết được Xuy Vưu. Những truyền thuyết trên đã phản ánh mức độ khốc liệt của cuộc chiến tranh đó.

Các bộ lạc thấy Hoàng Đế đánh bại được Xuy Vưu, đều rất phấn khởi. Hoàng Đế được rất nhiều bộ lạc ủng hộ. Nhưng sau đó hai bộ lạc của Hoàng Đế và Viêm Đế lại nảy ra xung đột, hai bên đánh nhau một trận ở Ban Tuyền (nay là Đông Nam huyện Trác Lộc tỉnh Hà Bắc). Viêm Đế thất bại. Từ đó, Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh của liên minh bộ lạc vùng Trung Nguyên.

Thời Hoàng Đế trong truyền thuyết, đã có rất nhiều phát minh sáng tạo, như làm nhà ở, đóng xe thuyền, may được quần áo ngũ sắc… Đương nhiên, những cái đó không thể là phát minh của một người, nhưng người đời sau đều qui công tất cả cho Hoàng Đế.

Theo truyền thuyết, Hoàng Đế có người vợ tên là Luy Tổ, tự mình làm mọi công việc lao động. Từ trước, giống tằm chỉ sống trong tự nhiên, người ta không biết tác dụng của nó, Luy Tổ dạy phụ nữ nuôi tằm, kéo tơ, dệt lụa. Từ đó, loài người mới có tơ lụa.

Hoàng Đế còn có một sử quan tên là Thương Hiệt, đã sáng tạo ra chữ viết thời cổ. Chúng ta không được thấy chữ viết thời đó, nên không có cách gì chứng minh việc này.

Trong các truyền thuyết thời cổ đại Trung Quốc, Hoàng Đế rất được tôn sùng. Người đời sau đều cho rằng Hoàng Đế là Thủy tổ, của tộc Hoa Hạ (tức tộc Hán ngày nay) và coi mình là con cháu Hoàng Đế. Vì Viêm Đế và Hoàng Đế vốn là thân thuộc, sau này hai bộ lạc lại hòa lẫn vào nhau, nên người Trung Quốc thường tự xưng mình là con cháu Viêm – Hoàng. Để kỷ niệm vị tổ tiên chung đó, đời sau người ta xây lăng Hoàng Đế ở Kiểu Sơn, phía Bắc huyện Hoàng Lăng tỉnh Thiểm Tây.

Lịch sử Trung Quốc 5000 năm,

Bài viết Hoàng Đế đánh Xuy Vưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hoang-de-danh-xuy-vuu/feed/ 0
Nghiêu – Thuấn nhường ngôi https://ngaydacbiet.com/nghieu-thuan-nhuong-ngoi/ https://ngaydacbiet.com/nghieu-thuan-nhuong-ngoi/#respond Fri, 16 Jul 2021 04:05:30 +0000 https://ngaydacbiet.com/nghieu-thuan-nhuong-ngoi/ Theo truyền thuyết lịch sử Trung Quốc, sau thời kỳ Hoàng Đế, trước sau còn có ba thủ lĩnh liên minh bộ lạc rất nổi tiếng, là Nghiêu, Thuấn và Vũ. Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn Họ vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc, sau mới được bầu là thủ lĩnh của liên minh […]

Bài viết Nghiêu – Thuấn nhường ngôi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Theo truyền thuyết lịch sử Trung Quốc, sau thời kỳ Hoàng Đế, trước sau còn có ba thủ lĩnh liên minh bộ lạc rất nổi tiếng, là Nghiêu, Thuấn.

Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn

Họ vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc, sau mới được bầu là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc.

Lúc đó, khi gặp việc gì lớn thì thủ lĩnh liên minh bộ lạc đều phải bàn bạc với các thủ lĩnh bộ lạc. Khi Nghiêu già cả, muốn tìm một người kế thừa chức vị của mình, liền mời thủ lĩnh bộ lạc các nơi đến họp.

Sau khi Nghiêu nêu ý kiến, có một người tên là Phong Tể nói rằng: “Con trai ngài là Đan Chu là một người thông minh, có thể kế thừa chức vị của ngài”.

Nghiêu nghiêm khắc nói: “Không được. Thằng bé đó tính không khoan hòa, chỉ thích cãi cọ với người khác”.

Môt người khác, tên là Hoan Đâu nói: “Người phụ trách thuỷ lợi là Cộng Công, làm việc rất tốt, được chăng?”

Nghiêu ắc đầu: “Công Cộng nói giỏi làm giỏi, bên ngoài tỏ ra cung kính, nhưng lòng dạ khó lường. Trao cho người như thế, ta không yên tâm.”

Lần họp bàn đó chưa có kết quả, Nghiêu tiếp tục tìm kiếm người kế vị. Sau đó, ông lại triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc lại bàn bạc, bảo họ tiến cử một người. Hội nghị nhất trí chọn Thuấn.

Nghiêu gật đầu nói: “Đúng, ta cũng nghe nói người đó rất tốt, các ông thử nói kỹ hơn về Thuấn xem sao”.

Mọi người liền kể về Thuấn: Cha của Thuấn là một người rất hồ đồ, mọi người gọi ông ta là Cồ Tẩu (có nghĩa là một lão già mù). Mẹ đẻ Thuấn chết sớm, mẹ kế là một người độc ác. Mẹ kế sinh được một người em tên là Tượng, rất kiêu ngạo, nhưng lại được Cổ Tẩu rất cưng. Sông trong một gia đình như thế nhưng Thuấn đối đẫi với cha, mẹ kế và em rất mực hiếu thuận. Vì vậy, mọi người coi Thuấn là người có đức hạnh.

Nghiêu nghe nói rất hài lòng, quyết định thử thách thêm, liền đem hai con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, lại dựng cho Thuấn một kho lương thực, cho Thuấn nhiều bò dê. Mẹ kế và em thấy thế vừa thèm muốn, vừa ghen tị, liền cùng Cổ Tẩu lạp mưu, nhiều lần muốn ám hại Thuấn.

Có lần, Cổ Tẩu bảo Thuấn lên chữa mái nhà kho. Khi Thuấn bắc thang leo lên mái. Cổ Tẩu liền phóng hoả, toan đốt cháy Thuấn. Thuấn thấy lửa cháy, liền tìm thang, thì thang đã bị lấy đi. May mà Thuấn có mang theo hai chiếc mũ lớn che nắng, liền dùng hai tay cầm mũ. nhảy xuống như con chim, không hề hấn gì.

Cồ Tẩu và Tượng vẫn chưa cam chịu, lại sai Thuấn đi đào giếng. Khi Thuấn ở dưới lòng giếng, Cổ Tẩu và Tượng ở trên đổ đất đá xuống để chôn sống Thuấn trong giếng. Không ngờ, sau khi xuống giếng Thuấn đã đào một ngách ngang tránh được, rồi từ đấy lại môi đất lên đi về nhà.

Tượng không biết Thuấn đã thoát hiểm, nên khi về tới nhà đã đắc ý nói với Cổ Tẩu: “Lần này thì anh con chắc đã chết rồi. Diệu kế đó là do con nghĩ ra. Bây giờ ta có thể chiếm tài sản của Thuấn rồi”. Nói xong, liền đi về phía nhà Thuấn. Không ngò, Tượng vừa bước vào, đã thấy Thuấn đang ngồi bên giường đánh đàn. Tượng giật mình, ngượng ngừng nói: “Ôi, em nhớ anh quá!”.

Thuấn làm như không có chuyện gì xảy ra, bảo: “Em đến thật đúng lúc. Anh có nhiều việc, muốn nhờ em giúp đỡ đây”.
Sau đó, Thuấn vẫn đối đãi tốt với cha, mẹ kế và em như trưóc kia. Cổ Tẩu, và Tượng không dám ám hại Thuấn nữa.
Sau khi nghe mọi người kể và tự mình cân nhắc Nghiêu thấy Thuấn đúng là người vừa có đức hạnh lại vừa giỏi giang, liền nhường chức vị thủ lĩnh cho Thuấn. Việc nhường chức vị đó, lịch sử gọi là “thiện nhượng”. Kỳ thực, trong thời công xã thị tộc, khi thủ lĩnh bộ lac già cả, việc dùng biện pháp tuyển cử để chọn thu lĩnh mới. là một việc thường thấy.

Sau khi nhận chức, Thuấn vừa cần cù vừa tiết kiệm cùng lao động với mọi người, được mọi người rất tin cậy. Mấy năm sau, Nghiêu chết. Thuấn lại muốn nhường chức thủ lĩnh cho con trai Nghiêu là Đan Chu, nhưng không ai tán thành. Thuấn mới chính thức đảm nhiệm chức vụ này.

Lịch sử Trung Quốc 5000 năm,

Bài viết Nghiêu – Thuấn nhường ngôi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nghieu-thuan-nhuong-ngoi/feed/ 0
Hoàng Đế: Lãnh tụ tài cán nhất lịch sử Trung Quốc https://ngaydacbiet.com/hoang-de-lanh-tu-tai-can-nhat-lich-su-trung-quoc/ https://ngaydacbiet.com/hoang-de-lanh-tu-tai-can-nhat-lich-su-trung-quoc/#respond Fri, 16 Jul 2021 01:32:08 +0000 https://ngaydacbiet.com/hoang-de-lanh-tu-tai-can-nhat-lich-su-trung-quoc/ Vào thời đó công xã thị tộc ở Trung Quốc không ngừng mở rộng hoặc sáp nhập, dần dần hình thành bộ lạc, vài bộ lạc cũng có thể gọi là Bộ tộc. Hoàng đế chính là một vị lãnh tụ của Liên minh Bộ lạc nổi tiếng ở lưu vực sông Hoàng Hà thời […]

Bài viết Hoàng Đế: Lãnh tụ tài cán nhất lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Vào thời đó công xã thị tộc ở Trung Quốc không ngừng mở rộng hoặc sáp nhập, dần dần hình thành bộ lạc, vài bộ lạc cũng có thể gọi là Bộ tộc. Hoàng đế chính là một vị lãnh tụ của Liên minh Bộ lạc nổi tiếng ở lưu vực sông Hoàng Hà thời cổ đại Trung Quốc. Nên phân biệt rõ hai từ “Hoàng đế”, một là Hoàng Đế là tên người và một Hoàng đế là tên gọi nhà vua, kể từ Tần Thủy Hoàng. Bắt đầu từ Tần Thủy Hoàng trở đi, người thống trị cao nhất của các triều đại Trung Quốc đều gọi là Hoàng đế. Về “Hoàng Đế” kể trong chuyện này là một con người cụ thể. Các nhà lịch sử cổ đại gọi lãnh tụ của Liên minh Bộ lạc này là lãnh tụ tài cán nhất trong lịch sử Trung Quốc, là tổ tiên của dân tộc Trung Hoa (chủ yếu là dân tộc Hán).

Hoàng Đế - Công Tôn Hiên Viên
Hoàng Đế – Công Tôn Hiên Viên

Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế họ Công Tôn, cũng có người nói ông mang họ Cơ, tên gọi là Hiên Viên. Ông vừa sinh ra đã rất thông minh, tuổi còn rất nhỏ đã hiểu được nhiều đạo lý. Khi lớn lên, ông nhiệt tâm làm việc vì quần chúng, được tiến cử làm thủ lĩnh bộ tộc.

Hoàng Đế “khai sáng” dân tộc Trung Hoa

Sau khi làm thủ lĩnh bộ tộc, Hoàng Đế đã lãnh đạo mọi người thay đổi cuộc sống săn bắt lang thang, dạy mọi người làm nhà dựng cửa để ở, thuần dưỡng gia súc, trồng trọt ngũ cốc, định cư ở lưu vực Hoàng Hà. Để tiện cho việc giao thông ở hai bờ Hoàng Hà, Hoàng Đế đã tạo ra thuyền và xe. Để đánh nhau với các bộ lạc khác, mọi người đã dùng ngọc vỡ, mài thành các loại binh khí. Ngọc, kỳ thực là một loại đá rắn.

Văn tự và lịch

Truyền thuyết kể rằng Hoàng Đế còn sai Sử quan của ông là Thương Hiệt chế tạo ra văn tự, thay thế phương pháp ghi chép sự việc một cách vụng về bằng buộc nút thừng trong thời kỳ Viễn cổ, mà bắt đầu dùng văn tự. Do Thương Hiệt tạo ra chữ, mọi người cũng đã hiểu được chữ số, đã phát minh ra toán thuật để tính số. Hoàng Đế còn sai thần tử là Đại Náo sáng tạo ra Giáp Tý, chính là dùng Thập thiên can: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý phối hợp với Thập nhị địa chi: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Tuất, Hợi, để ghi chép năm, tháng, ngày, giờ. Thập thiên can luân lưu sáu vòng, Thập nhị địa chi luân lưu năm vòng, vừa tròn 60 năm, điều này được gọi là một “Giáp tý”, hoặc “Hoa giáp”.

Âm nhạc

Truyền thuyết kể lại rằng, lúc đó con người đã hiểu âm nhạc, đã phát minh ra nhạc cụ như chuông, trống v.v…Hoàng Đế ra lệnh cho một nhạc sư tên gọi là Linh Luân dùng một ống trúc dài ba tấc chín phân làm thành âm luật có thể phát sinh ra 12 âm, dùng để hiệu chỉnh các loại âm thanh của nhạc cụ, làm cho các loại nhạc khí hài hòa tiết tấu.

Y dược

Trong thời Hoàng Đế, con người đã biết dùng y dược để chữa trị các loại bệnh tật. Có một quyển sách lí luận cơ sở Đông y học gọi là Hoàng Đế Nội Kinh, kỳ thực là trước tác của thời kỳ Chiến Quốc, Tần, Hán. Nhưng có truyền thuyết lại kể rằng tác giả là một vị thầy thuốc tên gọi là Kỳ Bá, thời Hoàng Đế.

Nghề nuôi tằm, dệt

Theo truyền thuyết, người vợ của Hoàng Đế tên gọi là Luy Tổ, cũng là một người rất thông minh, mẫn cán. Thấy con người mùa đông khoác da thú, mùa hạ xuyên lá cây vây quanh eo sườn, không có quần áo mặc, bà liền nghĩ ra nghề nuôi tằm kéo tơ, lấy tơ dệt thành luạ, lại còn cho nhuộm thành các loại màu sắc, dùng để may quần áo. Người đời sau đã suy tôn Luy Tổ là “Tiên tằm nương nương” để ghi ơn phát kiến quan trọng này.

Qua nhiều truyền thuyết có thể thấy rõ, ở thời kỳ Hoàng Đế đã bắt đầu có cuộc sống văn minh, đã bước vào thời kỳ đỉnh thịnh của thời đại đồ đá mới. Có thể vì lẽ đó mà Hoàng Đế luôn được coi là đại biểu kiệt xuất của dân tộc Trung Hoa vĩ đại, là tổ tiên chung của mọi người Trung Quốc. Người Trung Quốc đều bằng lòng coi mình là con cháu của Hoàng Đế.

Hoàng Đế đánh bại các tộc khác

Đánh bại Viêm Đế, sát nhập Viêm Hoàng

Khi bộ tộc của Hoàng Đế bắt đầu cuộc sống văn minh, trên dải đất Trung Quốc vẫn còn rất nhiều bộ tộc khác nữa. ở Tây Bắc lưu vực Hoàng Hà có một bộ tộc do Viêm Đế họ Khương làm thủ lĩnh. Bộ tộc Viêm Đế thấy vùng trung du Hoàng Hà đất đai tốt đẹp, liền dần di chuyển về hướng Đông Nam. Tới trung du Hoàng Hà, họ đã xung đột với bộ tộc bản địa Cửu Lê từng cư trú ở đó từ lâu. Hậu quả là bộ tộc Viêm Đế bị đánh bại. Viêm Đế đành phải dẫn bộ tộc chạy trốn tới địa bàn mà bộ tộc của Hoàng Đế đang cư trú, thế là lại phát sinh xung đột với bộ tộc Hoàng Đế và trận tử chiến ở Bản Tuyền đã xảy ra.

Bản Tuyền ở vùng Đông Nam huyện Trác Lộc, tỉnh Hà Bắc ngày nay, địa thế rất hiểm yếu. Bộ tộc Hoàng Đế chiếm lĩnh các địa hình có lợi nhất, có tới ba lần giao chiến kịch liệt với quy mô lớn, cuối cùng Hoàng Đế đánh bại được Viêm Đế. Đứng trước Hoàng Đế, Viêm Đế ngoan ngoãn chịu thua, đồng ý đem hai bộ tộc sáp nhập lại, tôn Hoàng Đế làm thủ lĩnh, bản thân Viêm Đế đảm nhiệm chức phó thủ lĩnh. Bộ tộc Hoàng Viêm hoặc bộ tộc Viêm Hoàng này chính là mô hình đầu tiên sớm nhất của dân tộc Trung Hoa. Về sau, người Trung Quốc vẫn tự xưng mình là duệ trụ của Viêm Hoàng. Duệ trụ có nghĩa là con cháu đời xa xưa.

Sau khi hai dân tộc Viêm Hoàng sáp nhập lại, Viêm Đế yêu cầu Hoàng Đế giúp ông rửa sạch mối sỉ nhục bị bộ tộc Cửu Lê đánh bại. Vừa hay lúc đó bộ tộc Cửu Lê cũng đang di chuyển về phía Đông Nam, uy hiếp sự an toàn của bộ tộc Viêm Hoàng. Thủ lĩnh bộ tộc Cửu Lê là Suy Vưu đã từng đánh bại Viêm Đế, do đó càng vênh vang tự đắc, xem thường bộ tộc Hoàng Viêm.

Đánh bại Suy Vưu

Theo truyền thuyết thì Suy Vưu cũng là một nhân vật đáng gờm. Suy Vưu có 81 người anh em, người nào cũng đều đầu người thân thú, đầu đồng, trán sắt, có tám cánh tay, chín ngón chân, trên mặt có các loại hoa văn màu sắc, có thể ăn được cát và đá. Lẽ dĩ nhiên đó chỉ là sự miêu tả ngoa ngôn trong sách cổ. Căn cứ vào sự miêu tả hoang đường này, chúng ta có thể suy đoán, đại đế Suy Vưu là một thủ lĩnh của một bộ tộc dã man; bộ tộc Cửu Lê của Suy Vưu so với bộ tộc Hoàng Viêm thì lạc hậu hơn nhiều.

Hiệp thứ nhất

Để rửa thù, cũng là uy hiếp sự chống đối của bộ tộc Cửu Lê, Hoàng Đế và Viêm Đế đã làm rất nhiều công tác chuẩn bị. Chẳng hạn, hướng dẫn người trong bộ tộc mài chế rất nhiều dao đá, rìu đá, rèn tập được một đội quân tinh nhuệ. Mấy phân đội của đội quân này đã lấy tên các mãnh thú Hổ, Báo, Gấu, Beo v.v… đặt tên cho mình. Thủ lĩnh của đội Hổ thân khoác da hổ, thủ lĩnh của đội Báo thân choàng da báo, mượn oai phong của mãnh thú để khuyếch trương thanh thế, hù dọa kẻ thù. Các ngài còn chế định ra phương án tác chiến tỉ mỉ.

Cuộc đại chiến giữa bộ tộc Hoàng Viêm với bộ tộc Cửu Lê cuối cùng đã nổ ra ở vùng Trác Lộc. Hai bên tác chiến, một phía do Suy Vưu và 81 người anh em của hắn đánh ở đầu trận, một phía đội quân Hổ, Báo, Gấu, Beo do Hoàng Đế và Viêm Đế chỉ huy làm tiên phong. Căn cứ vào sự miêu tả trên sách cổ thì trận đánh nhau này diễn ra rất kịch liệt, cả hai bên đều mời quỷ thần đến trợ chiến.

Cuộc đại chiến vừa bắt đầu, Hoàng Đế đã ra lệnh cho ứng Long đảm nhận chức Đại tướng, chặt đứt Giang Hà, chuẩn bị thủy tai làm cho Suy Vưu chết chìm. Suy Vưu không can tâm tỏ ra yếu đuối, đã sớm mời Phong Bá Vũ Sư tới thổi gió lớn, đổ mưa to. Hoàng Đế thấy Suy Vưu có thể hô gió, gọi mưa, liền nhanh chóng mời nữ thần Hạn Bạt dùng ánh nắng gay gắt và gió bão hanh khô đuổi bay hết gió to, mưa lớn.

Hiệp thứ hai

Hiệp thứ nhất, Suy Vưu bị thua, liền thi hành một tuyệt chiêu, gây ra sương mù lớn. Sương mù lớn nhiều làn khói đặc bao phủ kín suốt ba ngày đêm, làm cho người của bộ tộc họ Viêm Hoàng thò tay ra không nhìn thấy năm ngón tay, tất cả đều lạc mất phương hướng, chẳng những không nhìn rõ kẻ thù ở trước mặt, mà ngay tới người của mình đều thất tán lẫn nhau. Hoàng Đế vội sai đại tướng Phong Hởu dựa theo nguyên lý chỉ huy phương hướng của sao Bắc Đẩu chế tạo ra xe chỉ Nam dùng nhận biết phương hướng. Họ dựa vào xe chỉ Nam, nhận biết được đại bản doanh của Suy Vưu, phát động một cuộc tiến công mãnh liệt.

Lúc này Suy Vưu đang đắc ý nhìn làn sương mù dày đặc và cho rằng bộ tộc Hoàng Viêm sẽ bị lạc phương hướng, không nhúc nhích được, thắng lợi đã ở trong tầm tay. Suy Vưu hoàn toàn không thể tưởng tượng nổi quân của Hoàng Đế đã dựa vào sự chỉ dẫn của xe chỉ Nam, lúc này đã xông tới trước mặt đại bản doanh của mình rồi. Suy Vưu trở tay không kịp, cuối cùng đã bị đánh tan và bị bắt làm tù binh.

Hoàng Đế bắt được Suy Vưu, sai ứng Long áp giải tới hang Hung Lê, lệnh cho chặt đứt đầu. Hoàng Đế và Viêm Đế còn đem toàn bộ tộc Cửu Lê của Suy Vưu sáp nhập vào bộ tộc Hoàng Viêm. Một số quân của bộ tộc Cửu Lê không chịu đầu hàng, vội vã chạy trốn tới vùng ven biển và hải đảo ở phương Nam. Họ chính là tổ tiên của bộ tộc Lê sau này. Cửu Lê hoặc bộ tộc Lê kỳ thực cũng chỉ là các dân tộc anh em cùng lớn lên trên dải đất Trung Hoa rộng lớn.

Cuộc chiến giữa Hoàng Đế và Suy Vưu có phần hơi “hoang đường” nên trong nhiều tài liệu lịch sử khác nhau lại kể khác nhau, xem thêm một bài viết khác cũng mô tả về cuộc chiến này.

Kết luận

Trong truyền thuyết, cuộc đại chiến giữa Hoàng Đế và Suy Vưu ở Trác Lộc, được mô tả rất hoang đường, thế nhưng nó cũng hé ra được một số đầu mối giúp vào việc nghiên cứu sự phát triển của lịch sử nhà nước Trung Quốc trong thời Viễn cổ.

Không những thế, nó còn cho biết, trong thời Viễn cổ, giữa các bộ tộc hoặc liên minh bộ tộc đã có sự xung đột rất lợi hại, hơn thế đã phát sinh ra những cuộc chiến tranh. Những truyền thuyết đó còn phản ánh rõ cội nguồn sâu xa của các dân tộc Trung Hoa. Và vì sao người Trung Hoa lại luôn tự hào gọi mình là con cháu của Hoàng Đế.

Thông sử Trung Quốc,

Bài viết Hoàng Đế: Lãnh tụ tài cán nhất lịch sử Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/hoang-de-lanh-tu-tai-can-nhat-lich-su-trung-quoc/feed/ 0
Phục Hy: một trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc https://ngaydacbiet.com/phuc-hy-mot-trong-tam-hoang-thoi-thuong-co-trung-quoc/ https://ngaydacbiet.com/phuc-hy-mot-trong-tam-hoang-thoi-thuong-co-trung-quoc/#respond Thu, 15 Jul 2021 23:07:21 +0000 https://ngaydacbiet.com/phuc-hy-mot-trong-tam-hoang-thoi-thuong-co-trung-quoc/ Phục Hy họ Phong, còn gọi là Thái Hạo, theo truyền thuyết ông ta trị vì 150 năm, chết ở huyện Trần (nay là huyện Hoài Dương tỉnh Hà Nam). Trong truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của dân tộc Đông Di, là người đầu tiên trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc. […]

Bài viết Phục Hy: một trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Phục Hy họ Phong, còn gọi là Thái Hạo, theo truyền thuyết ông ta trị vì 150 năm, chết ở huyện Trần (nay là huyện Hoài Dương tỉnh Hà Nam). Trong truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của dân tộc Đông Di, là người đầu tiên trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc.

tranh lụa vẽ Phục Hy vào đời Tống
Tranh lụa vẽ Phục Hy vào đời Tống

Năm sinh, năm mất: không rõ

Nơi an táng: ở phía bắc thành Hoài Dương 3 km (nay là phía Tây Nam, huyện Hoài Dương, tỉnh Hà Nam).

Thái Hạo Phục Hy sinh ra ở Thành Kế (nay là phía bắc huyện Trần An, tỉnh Cam Túc). Sống ở huyện Trần. Ông ta là mình rắn – đầu người. Do ông ta làm thủ lĩnh nên đã chọn rồng-rắn làm vật thờ cúng. Người đời sau xưng là Long Tổ.

Phục Hy còn được xem là một vị thần trong các thần tích Trung Hoa, là anh trai của bà Nữ Oa. Trong văn hóa Trung Hoa, ông là một hình tượng lớn và nổi tiếng vì người Trung Hoa cho rằng Phục Hy là người sáng lập của văn minh Trung Hoa.

Tương truyền Phục Hy căn cứ vào đạo lý biến đổi ánh sáng sáng tạo ra bát quái, dùng 8 loại phù hiệu giản đơn, mà lại có dụng ý sâu xa bao quát vạn vật, vạn chuyện trên trời dưới đất. Ông mô phỏng cách thức con nhện chăng tơ để làm lưới đánh bắt cá, chỉ giáo bộ tộc đánh cá, săn thútrồng trọt, ông còn chế tạo ra loại nhạc cụ gọi là đàn. Sáng tác ra sáo nhạc “giá biện”. Điều đó cho thấy thời đó bắt đầu có ánh sáng bình minh cho nền văn hóa của nhân loại.

Thành thử trong Thư Tịch cổ thời Hán ở quyển Hoài Nam Tử Thiên Văn Huấn nói: về sau Thái Hạo Phục Hy Thị trở thành thiên đế ở phương Đông. Người giúp đỡ ông ta là Mộc Thần Bao Mang. Trong tay ông ta nắm hết mọi việc, quản cả thời tiết xuân sắp đến, mặt đất hồi xuân, vạn vật trường sinh. Các học giả thời cổ đại đã lấy 5 loại vật chất Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ. Để giải thích sự khởi nguyên và biến hóa của sự vật. Các đế vương thường lấy 1 trong 5 loại vật chất đó làm đối tượng thờ cúng.

Trong “Lã Thị Quân Thu. Mạnh xuân ký”. Ông Cao Tú Uông nói: Thái Hạo sinh ra đã chọn Mộc Đức để trị vì thiên hạ. Sau khi ông ta chết đã cúng tế ở phương Đông, trở thành Thiên Đế của Mộc Đức. Trong đạo giáo cũng nói ông ta là thiên đế của phương Đông.

Theo truyền thuyết Thái Hạo và Phục Hi là 2 người Tử quyền “Thế Bản”. Trong sách sử từ thời tiên Tần đã đem gộp 2 người làm một.

Theo sách Đế vương thế kỷ của Hoàng Phủ Mật, người nước Tào Ngụy thời Tam Quốc và Tây Tấn nói rằng họ Phục Hy truyền tổng cộng 16 đời cụ thể như sau:

  1. Thái Hạo Đế Bào Hy thị (大皞帝包犧氏)
  2. Nữ Oa thị (女娲氏)
  3. Đại Đình thị (大庭氏)
  4. Bách Hoàng thị (柏皇氏)
  5. Trung Ương thị (中央氏)
  6. Lật Lục thị (栗陆氏)
  7. Ly Liên thị (骊连氏)
  8. Hách Tư thị (赫胥氏)
  9. Tôn Lư thị (尊卢氏)
  10. Hỗn Độn thị (混沌氏)
  11. Hạo Anh thị (皞英氏)
  12. Hữu Sào thị (有巢氏)
  13. Chu Tương thị (朱襄氏)
  14. Cát Thiên thị (葛天氏)
  15. Âm Khang thị (阴康氏)
  16. Vô Hoài thị (无怀氏)

Còn theo huyền sử sau khi Phục Hy chết, con cháu ông men theo phía bắc bờ sông Hoài-tiến xuống phía đông, và tiến xuống hạ lưu sông Hoàng Hà. Khống chế một giải vùng hạ lưu, tế thủy thời Xuân Thu xây dựng được 4 vương quốc nhỏ. Truyền được 15 đời, tổng cộng 1260 năm.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Phục Hy: một trong “Tam Hoàng” thời thượng cổ Trung Quốc đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/phuc-hy-mot-trong-tam-hoang-thoi-thuong-co-trung-quoc/feed/ 0
Viêm Đế – Thần Nông https://ngaydacbiet.com/viem-de-than-nong/ https://ngaydacbiet.com/viem-de-than-nong/#respond Thu, 15 Jul 2021 19:42:33 +0000 https://ngaydacbiet.com/viem-de-than-nong/ Thần Nông, thường được gọi là Viêm Đế, ông ta họ Khương hiệu là: Thần Nông thị, Liên Sơn thị, trị vì 140 năm. Là một trong “Tam hoàng” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc. Ông ta dùng gỗ làm các công cụ trong nông nghiệp như: Cày, bừa – lãnh đạo nhân dân […]

Bài viết Viêm Đế – Thần Nông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thần Nông, thường được gọi là Viêm Đế, ông ta họ Khương hiệu là: Thần Nông thị, Liên Sơn thị, trị vì 140 năm. Là một trong “Tam hoàng” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc. Ông ta dùng gỗ làm các công cụ trong nông nghiệp như: Cày, bừa – lãnh đạo nhân dân làm các việc trồng trọt, lại tìm ra các cây thuốc chữa bệnh cho người, được tôn khiêm là người sáng chế ra thuốc Bắc và nông nghiệp.
minh họa Viêm Đế Thần Nông
Năm sinh, năm mất: không rõ, cách đây khoảng 5.000 năm

Nơi an táng: Trà Lăng (nay là huyện Trà Lăng tỉnh Hồ Nam).

Lai lịch

Viêm Đế Thần Nông Thị, theo truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của bộ lạc Khương thời cổ đại. Một số bộ lạc này cư trú ở lưu vực Khương Thủy, Mễ Đới Sinh ở thị trấn Bắc Lệ Sơn. Thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Đầu tiên cư trú ở huyện Trần, về sau xuống dời hướng đông và định cư ở Khúc Phụ (nay là phía đông bắc huyện Khúc Phụ Tỉnh Sơn Đông).

Truyền thuyết kể rằng, vào thời đại Thần Nông Thị số nhân khẩu tương đối nhiều. Con người nếu chỉ dựa vào săn bắt thú thì không đủ sống. Trời mới sáng tinh mơ thợ săn đã mang theo cung nỏ và gậy gộc đi bắt thú, tìm dã thú trên những cánh đồng cỏ mênh mông và trong những khu rừng rậm rạp. Họ phải chạy suốt ngày mà vẫn chẳng thu nạp được gì, chịu đói bụng, lê đôi chân mệt mỏi trở về. Thỉnh thoảng săn được một con lợn rừng, toàn bộ hơn một trăm nhân khẩu trong thị tộc xúm quanh lại phân phối, mỗi người chỉ được chia một phần thịt nhỏ, không đủ ấm bụng.Trẻ con đói quá, kêu khóc oa oa, phụ nữ và người già càng thêm tâm phiền ý loạn. Những tay săn thú vì bản thân không nuôi nổi thị tộc, đầu cứ cúi gục, mặt mày ủ rũ, ngồi thẫn thờ trên đất. Họ sống trong tình trạng cực kỳ buồn khổ.

Chính trong tình huống đó, Thần Nông Thị vĩ đại xuất hiện.

Ông đã phát hiện những hạt dưa và hoa quả do con người vứt xuống đất năm sau có thể mọc mầm, bén rễ, lớn lên thành dưa và cây quả mới. Ông còn phát hiện ra sự sinh trưởng của thực vật có quan hệ với thời tiết. Khi thời tiết ấm áp, cây cối nảy cành, sinh lá, khai hoa kết quả; khi thời tiết giá lạnh, cây cối khô héo. Ông quyết định lợi dụng sự thay đổi của thời tiết, nghĩ cách dùng sức người chăm bón cây cối, nhờ vậy mà đã có những thu hoạch hạt cây, trái quả một cách khả quan, đã có thêm thức ăn dự trữ, bổ sung bên cạnh săn bắt.

Thần Nông nếm thử bách bảo

Thoạt đầu, Thần Nông Thị chưa hiểu được loại quả, hạt hoặc rễ, cành lá của cây nào có thể ăn được, loại nào ăn ngon, loại nào không nên ăn hoặc ăn không ngon. Để mọi người được ăn no, không bị đói, để cho mọi người được sinh tồn, Thần Nông Thị quyết định dùng chính miệng của mình để thử mùi vị của các loại thực vật hoang dại.

Ông đã thu thập các loại quả, hạt, rễ, lá, cành, ghé miệng thử từng loại. Mùi vị của thứ nào ngọt, đặc biệt ngon, ông đánh dấu lại. Mùi vị của thứ nào vừa đắng vừa chát, khó có thể nuốt được, ông cũng đánh dấu lại.

Có một số thứ mùi vị không đến nỗi kém, nhưng sau khi nếm thử thì thấy nếu không váng đầu đau óc, cũng đau bụng nhức tim, thậm chí còn thượng thổ, hạ tả, miệng nôn, trôn tháo. Thì ra những thứ này có chứa chất độc, ông cũng đánh dấu tỉ mỉ kỹ càng.

Truyền thuyết kể rằng trong quá trình Thần Thị Nông nếm thử bách thảo, lúc nhiều nhất trong một ngày đã từng gặp phảI bảy mươi loại thực vật có chất độc, trong đó mấy lần suýt mất mạng. Thế nhưng cuối cùng Thần Nông Thị vĩ đại đã khắc phục được muôn vàn khó khăn, đã chiến thắng được mọi loại nguy hiểm, tìm ra được một khối lượng lớn thức ăn cho loài người.

Ông đã tìm được những thực vật có thể làm ra lương thực, những loài cây có thể làm rau ăn, đã tìm được những trái cây ngon, còn tìm được cả những cây có thể chữa bệnh được.

Thần Nông dạy dân trồng trọt, phát triển nông nghiệp

Khi đã nhận biết được những loại cây này, con người bèn vạch ra kế hoạch trồng trọt, và như vậy vấn đề thức ăn đã được giải quyết thêm một bước, vấn đề thuốc chữa bệnh cũng đã bước đầu được khắc phục. Những người săn thú, bắt cá đã gặp vận may, từ đó trở đi sự nghiệp trồng trọt được mở ra, đời sống của con người đã có bảo đảm.

Thần Nông Thị vẫn chưa thỏa mãn, ông phát hiện thấy sự sinh trưởng của thực vật chẳng những có quan hệ đến thời tiết mà còn có quan hệ tới đất đai. Có một số thực vật thích sinh trưởng ở vùng đất vàng, một số thực vật thức sinh trưởng nơi đất đen; một số thực vật ưa đất khô ráo, có một số thực vật hợp với đất ẩm. Tất cả các hiện tượng quan sát được ông đều ghi nhớ, rồi chỉ đạo mọi người theo đuổi việc trồng trọt sao cho ngày một tốt hơn.

Thần Nông Thị lại phát hiện, việc trồng trọt cũng giống như việc săn bắt, đòi hỏi phải có một loại công cụ chuyên dùng. Tức thì ông mò mẫm nhiều lần rồi chế tạo ra các công cụ như cày, bừa, liềm, hái… dùng để trồng trọt và gặt hái.

Tới đây, nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy được kể là một hệ thống phương pháp tương đối hoàn chỉnh. Con người đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chẳng những đời sống có đảm bảo; sản phẩm dư thừa, mà quan hệ mua bán cũng đã xuất hiện, chợ búa, mậu dịch sơ khai ra đời.

Mọi người đem những thức vật dư thừa của thị tộc đem ra chợ trao đổi với thị tộc khác lấy những thứ mà mình không có. Biện pháp là “họp chợ giữa ban ngày”, tới đúng giữa trưa, mặt trời ở giữa không trung, tất cả mọi người đều ra họp chợ, tiến hành trao đổi.

Xung đột rồi liên kết với Hoàng đế

Ông ta chia giới tuyến đường đi ở bản Tuyến (nay là phía đông nam huyện Trắc Lộc tỉnh Nam Hà) nảy sinh xung đột lớn với Hoàng đế. Đánh nhau bị thua trận, bắt tay hòa bình.

Sau đó dẫn đầu trong việc mở rộng dân cư xuống hạ lưu sông Hoàng Hà Mễ Đới và Hoàng đế liên minh bộ lạc với nhau tạo thành một bộ phận chính yếu của bộ tộc Hoa Hạ. Bộ tộc Hoa Hạ về sau lại phát triển thành dân tộc Hán. Vì vậy con cháu của dân tộc Hán về sau này được gọi là “Con cháu của Mễ Đới”.

Sau khi Thần Nông chết, con cháu của ông ta truyền đến 8 đời nữa mới bị tuyệt tự. Tổng cộng kéo dài 560 năm

Theo Đế vương thế kỷ và Sử Ký – Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị có chín người lần lượt làm vua:

  1. Viêm Đế
  2. đế Lâm Khôi (帝临魁) tức đế Đồi (con Viêm đế)
  3. đế Thừa (帝承) con đế Lâm Khôi
  4. đế Minh (帝明) con đế Thừa
  5. đế Trực (帝直) con đế Minh
  6. đế Ly (帝釐) tức đế Nghi (con đế Trực – sách Thông giám ngoại kỷ nói là con đế Minh mà không có đời đế Trực)
  7. đế Ai (帝哀) tức đế Lai (con đế Ly)
  8. đế Khắc (帝克) con đế Ai
  9. đế Du Võng (帝榆罔) con đế Khắc

[alert-note]

Thần Nông thủy tổ của người Việt

Tại Việt Nam thì Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.

Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.”

[/alert-note]

Đế Vương Trung Hoa, Thông sử Trung Quốc,

Bài viết Viêm Đế – Thần Nông đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/viem-de-than-nong/feed/ 0
Thiếu Hạo: Kỷ Chất – hiệu Kim Thiên thị https://ngaydacbiet.com/thieu-hao-ky-chat-hieu-kim-thien-thi/ https://ngaydacbiet.com/thieu-hao-ky-chat-hieu-kim-thien-thi/#respond Thu, 15 Jul 2021 17:30:36 +0000 https://ngaydacbiet.com/thieu-hao-ky-chat-hieu-kim-thien-thi/ Thiếu Hạo, họ Kỷ, tên Chí hoặc Chất, hiệu Kim Thiên thị, một số hiệu khác: Cùng Tang thị, Thanh Dương thị. Là con trai của Hiên Viên Hoàng Đế. Sống đến 100 tuổi, trị vì 84 năm, chết ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông. Nơi an táng: núi Vân Dương (nay thuộc phía Tây […]

Bài viết Thiếu Hạo: Kỷ Chất – hiệu Kim Thiên thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Thiếu Hạo, họ Kỷ, tên Chí hoặc Chất, hiệu Kim Thiên thị, một số hiệu khác: Cùng Tang thị, Thanh Dương thị. Là con trai của Hiên Viên Hoàng Đế. Sống đến 100 tuổi, trị vì 84 năm, chết ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông.

Nơi an táng: núi Vân Dương (nay thuộc phía Tây Nam huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).

Một trong “Ngũ đế” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc? Theo sách Thượng thư tự và Đế vương thế kỷ, ông là một trong Ngũ đế nhưng theo Sử ký tư mã thiên hoặc Sử Trung Quốc thì lại không. Xem thêm phần Tam hoàng – Ngũ Đế để hiểu rõ hơn.

Thiếu Hạo là thủ lĩnh bộ lạc Đông Di, đầu tiên cư trú ở Cùng Tang (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông), sau di cư xuống Thanh Dương (nay thuộc huyện Thanh Dương tỉnh An Huy), tương truyền là hậu duệ của hoàng đế, mẹ ông ta là Luy Tổ, bộ lạc ông ta chọn chim làm tô tem.

Phượng hoàng là tên chức quan lớn nhất, người xử lý các hình phạt gọi là chim ưng, người quản lý quân đội gọi là diều hâu, ngoài ra còn có các chức vụ quan quản lý nông nghiệp, quan quản lý công nghiệp, chia ra quản lý nông nghiệp và thủ công nghiệp.

Bộ lạc của Thiếu Hạo có 24 thị tộc, chọn Yểm làm trung tâm, sinh sống ở bán đảo Sơn Đông ngày nay, nơi đó gọi là vương quốc của Thiếu Hạo.

Hoài Nam Tử thời tắc biến ghi chép sau này Thiếu Hạo cử một người con trai là Bao Mang làm trợ thủ cho Thái Hạo Phục Hy thị, sai một người con khác là Nhũ Thụ đến phương Tây làm thiên đế, quản lý 12 năm.

Sau khi Thiếu Hạo chết, con cháu ông ta từ bán đảo Sơn Đông tràn xuống lưu vực sông Giang Hoài, nước Đàm thời Xuân Thu và đế vương triều Chu là hậu duệ của ông ta.

Đế vương thế kỷ, Sử Trung Quốc,

Bài viết Thiếu Hạo: Kỷ Chất – hiệu Kim Thiên thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/thieu-hao-ky-chat-hieu-kim-thien-thi/feed/ 0
Chuyên Húc – hiệu Cao Dương thị https://ngaydacbiet.com/chuyen-huc-hieu-cao-duong-thi/ https://ngaydacbiet.com/chuyen-huc-hieu-cao-duong-thi/#respond Thu, 15 Jul 2021 15:30:58 +0000 https://ngaydacbiet.com/chuyen-huc-hieu-cao-duong-thi/ Chuyên Húc họ Cơ, hiệu Cao Dương thị, là một trong “Ngũ đế” của Trung Quốc thời cổ đại. Ông sống đến 98 tuổi, trị vì 78 năm, táng ở phía Đông Nam huyện Bồ Dương tỉnh Hà Nam, chết hóa thành ngư phụ (nửa người nửa cá). Tranh vẽ Chuyên Húc thời Hán Chuyên […]

Bài viết Chuyên Húc – hiệu Cao Dương thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chuyên Húc họ Cơ, hiệu Cao Dương thị, là một trong “Ngũ đế” của Trung Quốc thời cổ đại. Ông sống đến 98 tuổi, trị vì 78 năm, táng ở phía Đông Nam huyện Bồ Dương tỉnh Hà Nam, chết hóa thành ngư phụ (nửa người nửa cá).

tranh vẽ Chuyên Húc thời Hán
Tranh vẽ Chuyên Húc thời Hán

Chuyên Húc, trong truyền thuyết là thủ lĩnh bộ lạc liên minh Mễ Đới – Hoàng Đế, cư trú ở Cao Dương (nay thuộc phía Tây huyện Dĩ tỉnh Hà Nam), trong “Sơn Hải Kinh, Ngũ Tàng Sơn Kinh và Quốc Ngữ Sở Ngữ” nói ông ta là con cháu của Xương Ý (đời thứ hai của Hoàng Đế) mẹ là con gái của tộc Dao Sơn, tên là Xương Bốc, ông ta sinh ở Nhược Thủy (thuộc huyện Vinh Kinh tỉnh Tứ Xuyên), cư trú ở Đế Khâu (nay thuộc Tây Nam huyện Bắc Dương tỉnh Hà Nam), từ nhỏ đã cùng chú đi tới vương quốc của Thiếu Hạo, 10 tuổi giúp cha quản lý việc chính trị, 20 tuổi làm thủ lĩnh.

Lúc đó tộc Cửu Lê bị Hoàng Đế chinh phục vẫn tôn thờ Vu Giáo, sùng bái quỷ thần, sau khi lên ngôi thủ lĩnh, bắt tôi Cửu Lê theo giáo hóa của Hoàng Đế, ông coi trọng hiền tài tích cực phát triển nông nghiệp.

Lúc này hậu duệ của Mễ Đời là Cung Cung tranh chức thủ lĩnh với ông, hai bên đánh nhau quyết liệt, đánh từ trên trời xuống đến đất, từ phương Đông sang phương Tây, đánh đến chân núi Bất Chu ở phương Tây Bắc. Cung Cung không thắng, tức giận húc đầu và cột trụ trên núi Bất Chu, cây cột bị gẫy. Vùng Đông Nam thủng một lỗ lớn, nước ở các sông đều chảy về đó, tạo ra biển lớn.

Trong quyển “Thượng Thư Lã hình” nói Chuyên Húc lo xuất hiện Trùng Ưu thứ hai đến xúi giục dân phản lại ông ta. Người và thần hợp sức với nhau, thiên hạ sẽ xảy ra họa lớn, nguy hại đến sự thống trị. Ông ra lệnh cho Trọng và Lê dùng sức lực phân chia ranh giới giữa trời và đất, không cho người và thần tự do đi lại, từ đó trời và đất rất cách xa nhau, chặng được con đường thông giữa trời và đất, khiến người và thần phân li chỉ có thần mới xuống được trần gian còn con người không có cách gì lên trời. Sai Trọng quản lý phía Nam, trông coi việc tế trời, Lê quản lý phía Bắc, trông coi dân sự.

Truyền thuyết này cho thấy, thời đó đã phân chia chức vị giữa thần và người. Tôn giáo nguyên thủy đã hướng về thần quyền.

Chuyên Húc thích âm nhạc, chú ông ta đã làm một cây đàn tặng ông ta. Sau này, ông phỏng theo âm thanh của các loại đàn sáo, sai người soạn ra khúc ca “Thừa Van”.

Lăng mộ của Chuyên Húc có ở nhiều nơi “Sơn Hải Kinh. Đại Hoang Tây Kinh” nói: Khi Chuyên Húc chết, gió lớn từ phương Bắc thổi đến, dưới đất lộ ra một dòng nước lớn rắn biến hết thành cá. Thân thể ông ta biến ra nửa người nửa cá, một nửa thân hình là cá vẫn còn sống, còn nửa thân là người thì chết.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Chuyên Húc – hiệu Cao Dương thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/chuyen-huc-hieu-cao-duong-thi/feed/ 0
Đế Khốc: Cơ Tuấn – hiệu Cao Tân Thị https://ngaydacbiet.com/de-khoc-co-tuan-hieu-cao-tan-thi/ https://ngaydacbiet.com/de-khoc-co-tuan-hieu-cao-tan-thi/#respond Thu, 15 Jul 2021 13:45:42 +0000 https://ngaydacbiet.com/de-khoc-co-tuan-hieu-cao-tan-thi/ Đế Khốc, họ Cơ, tên là Tuấn, hiệu Cao Tân Thị, sống đến 100 tuổi, trị vì 70 năm, táng ở Bắc Dương tỉnh Hà Nam, một thuyết khác nói táng ở phía Tây Nam huyện Thanh Phong tỉnh Hà Nam. Đế Khốc, Cao Tân giả, Hoàng Đế chi tằng tôn dã Đế Khốc, là […]

Bài viết Đế Khốc: Cơ Tuấn – hiệu Cao Tân Thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đế Khốc, họ Cơ, tên là Tuấn, hiệu Cao Tân Thị, sống đến 100 tuổi, trị vì 70 năm, táng ở Bắc Dương tỉnh Hà Nam, một thuyết khác nói táng ở phía Tây Nam huyện Thanh Phong tỉnh Hà Nam.

đế Khốc, Cao Tân giả, Hoàng Đế chi tằng tôn dã
Đế Khốc, Cao Tân giả, Hoàng Đế chi tằng tôn dã

Đế Khốc, là thủ lĩnh của bộ lạc liên minh Mễ Đới – Hoàng Đế, là hậu duệ của Huyền Khí (con trưởng của Hoàng Đế), tổ phụ là Thiếu Hạo, cha tên là Kiều Cập, là người thân của Chuyên Húc, lúc 15 tuổi đi theo Chuyên Húc, được phong đất ở Tân, làm thống lĩnh bộ lạc do 8 thị tộc hợp thành, 30 tuổi làm thủ lĩnh, dời đến cư trú ở Bắc (nay thuộc tỉnh Hà Nam), tranh chức vị thủ lĩnh với Cung Cung và đã đánh bại ông ta.

“Đại đới lễ. Ngũ đế đức” nói: Vào mùa xuân ông ta hóa thành rồng, mùa thu hóa thành ngựa, có thể sai khiến được chim phượng. Ông giúp con trai đi bắt sao Thượng và sao Thân, về sau lại hóa Kháng thành hai ngôi sao nhỏ, thả mỗi ngôi một phương vĩnh viễn không cho chúng gặp nhau. Phi tử của ông ta có thể nuốt chửng mặt trời, mỗi lần nuốt lại sinh hạ một người con trai. Phi tử Khương Nguyên sinh ra Hậu Quý trở thành tổ tiên của tộc Chu, phi tử Giai sinh ra Khiết là tổ tiên của tộc Thương, phi tử Khánh Đê sinh ra Nghiêu, phi tử Thường Nghĩa sinh ra Chí.

Sau khi Đế Khốc chết, Chí tiếp nhận chức vụ thủ lĩnh. Chí hoang dâm vô độ, không chú trọng công việc trị quốc bị các thủ lĩnh bộ tộc phế bỏ, em trai của Chí là Nghiêu được bầu làm thủ lĩnh.

Tả truyền. Văn Công năm thứ 18 có nói: thời Nghiêu có 8 người con tài giỏi, đều là con cháu Đế Khốc, hiệu gọi là “bất nguyên” (8 tộc), và đều có danh tiếng, thuần cử họ làm chủ quản giáo hóa.

Truyền thuyết Đế Khốc thao túng các ngôi sao đã phản ánh được thời đó đã nắm vững thời gian quan sát giản đơn và phương pháp quan sát khí hậu để chỉ đạo sản xuất nông nghiệp.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Đế Khốc: Cơ Tuấn – hiệu Cao Tân Thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/de-khoc-co-tuan-hieu-cao-tan-thi/feed/ 0
Đế Nghiêu: Y Kỳ Phòng Huân – hiệu Đào Đường thị https://ngaydacbiet.com/de-nghieu-y-ky-phong-huan-hieu-dao-duong-thi/ https://ngaydacbiet.com/de-nghieu-y-ky-phong-huan-hieu-dao-duong-thi/#respond Thu, 15 Jul 2021 12:30:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/de-nghieu-y-ky-phong-huan-hieu-dao-duong-thi/ Đế Nghiêu, họ Y Kỳ, tên Phòng Huân, hiệu Đào Đường thị, còn gọi là Đường Nghiêu, là một vị vua huyền thoại, một trong Ngũ Đế thời cổ Trung Quốc. Vua Nghiêu là một quân tử nhân đức thọ 118 tuổi, trị vì 98 năm, táng ở Tế Âm (nay thuộc huyện Hà Tắc […]

Bài viết Đế Nghiêu: Y Kỳ Phòng Huân – hiệu Đào Đường thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đế Nghiêu, họ Y Kỳ, tên Phòng Huân, hiệu Đào Đường thị, còn gọi là Đường Nghiêu, là một vị vua huyền thoại, một trong Ngũ Đế thời cổ Trung Quốc. Vua Nghiêu là một quân tử nhân đức thọ 118 tuổi, trị vì 98 năm, táng ở Tế Âm (nay thuộc huyện Hà Tắc tỉnh Sơn Đông). Một thuyết khác nói: những năm cuối đời ông bị Thuấn đoạt ngôi, giam ở Bình Dương (nay thuộc huyện Lâm Phần tỉnh Sơn Tây).

Tranh lụa vẽ Đế Nghiêu thời Tống
Tranh lụa vẽ Đế Nghiêu thời Tống

Đế Nghiêu làm thủ lĩnh bộ lạc liên minh thuộc hậu kỳ xã hội thị tộc phụ hệ. Năm 13 tuổi được phong đất ở Dao (nay thuộc gò Nam Dao huyện Hà Tắc tỉnh Sơn Đông). 16 tuổi được bầu làm thủ lĩnh, dời đô đến Bình Dương, ông ta nhân đức thật thà tiết kiệm. Làm việc nghiêm minh, sẵn sàng xả thân vì nhân dân, ông trọng những người hiền tài.

Ví dụ sai Hậu Quý trông nom nông nghiệp, Thuân trông coi công nghiệp, Cao Dao trông coi tư pháp, Quy trông coi lễ nhạc, Thuấn quản lý giáo dục, Khiết quản lý quân đội. Vì vậy thiên hạ thái bình trăm họ đều an cư lạc nghiệp.

Ông ta am hiểu thiên văn, làm ra lịch, thường trưng cầu ý kiến của các thủ lĩnh bộ lạc 4 phương, sai Cổn trị thủy.

Những năm cuối đời chọn Thuấn kế vị, lo ngại con trưởng là Đan Thất không bằng lòng liền sai anh ta đến vùng Đan Thủy thuộc phương Nam, ra lệnh cho Hậu Quý giám sát Đan Thất. Về sau, Đan Thất nghe lời Tam Miêu xúi giục đã dẫn quân về kinh làm loạn. Nghiêu đích thân đi dẹp loạn. Cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, máu chảy thành sông. Cuối cùng bắt được Đan Thất, anh ta xin tha mạng. Vua Nghiêu nói: “Cha không thể lấy đau khổ của thiên hạ để đổi lấy ích lợi cho con”, sai người giết Đan Thất và nhường ngôi cho Thuấn, phương thức lựa chọn người kế vị trong sử gọi là “nhường ngôi”. ”

Thượng thư Nghiêu điển” nói: Nghiêu được bà con trăm họ mến yêu, bị bệnh chết ở Dương Thành (nay thuộc phía Đông Nam huyện Đăng Phong tỉnh Hà Nam), khi ông chết họ thương tiếc như chính cha mẹ mình.

“Sơn hải kinh. hải nội nam tinh” lại nói: Đế Nghiêu vào những năm cuối đời tính tình thay đổi, ông nhường ngôi cho Đan Thất, Thuấn không phục đã nổi dậy phản đối.

“Sử kí. Ngũ đế bản kí” nói: “Thuấn giam giữ Nghiêu, còn cấm Đan Thất gặp mặt cha”.

“Sử Thông Nghi Cổ Biên” nói “Thuấn giam Nghiêu ở Bình Dương, rồi đoạt ngôi vị”.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Đế Nghiêu: Y Kỳ Phòng Huân – hiệu Đào Đường thị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/de-nghieu-y-ky-phong-huan-hieu-dao-duong-thi/feed/ 0
Đế Thuấn: Diêu Trọng Hoa – Ngu Thuấn https://ngaydacbiet.com/de-thuan-dieu-trong-hoa-ngu-thuan/ https://ngaydacbiet.com/de-thuan-dieu-trong-hoa-ngu-thuan/#respond Thu, 15 Jul 2021 11:41:25 +0000 https://ngaydacbiet.com/de-thuan-dieu-trong-hoa-ngu-thuan/ Đế Thuấn, họ Diêu, tên là Trọng Hoa, sử sách gọi là Ngu Thuấn, là một người nhân đức, trị vì 50 năm, trên đường đi tuần ở phương Nam bị chết ở Thương Đồng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Thủ Nguyên tỉnh Hồ Nam) thọ 100 tuổi, táng ở núi Cửu Nghi (nay […]

Bài viết Đế Thuấn: Diêu Trọng Hoa – Ngu Thuấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Đế Thuấn, họ Diêu, tên là Trọng Hoa, sử sách gọi là Ngu Thuấn, là một người nhân đức, trị vì 50 năm, trên đường đi tuần ở phương Nam bị chết ở Thương Đồng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Thủ Nguyên tỉnh Hồ Nam) thọ 100 tuổi, táng ở núi Cửu Nghi (nay thuộc huyện Thủ Nguyên, một thuyết khác nói do đoạt ngôi, bị giam và chết ở Thương Đồng).

minh họa Đế ThuấnThuấn là trưởng thị bộ lạc Ngu. “Mãnh Tử Lý Nữ biên” nói: ông ta quy thuận người Đông Di, cư trú ở Ngu (nay thuộc phía bắc huyện Ngu Thành tỉnh Hà Nam).

Thuấn là con một nông dân bình thường, cha mắt kém, mẹ mất sớm, cha lấy vợ và sinh được một em trai tên là Tương và em gái tên là Khỏa Thư. Cha mơ hồ mê muội, yêu quý mẹ ghẻ và em gái, không thích Thuấn, mẹ ghẻ tâm địa lang sói, em trai tính tình hung ác, họ thường ngược đãi Thuấn. Sau khi trưởng thành, Thuấn không thể sống chung với họ, đã bỏ nhà và đi đến núi Lịch Sơn (nay thuộc Sơn Tây) lợp một ngôi nhà cỏ, khai hoang trồng ruộng. Thuấn thương người, tính tình hòa nhã, luôn giúp đỡ mọi người, được dân chúng tin yêu, dần dần họ dọn đến ở gần Thuấn không bao lâu nơi đây trở thành khu vực tập trung dân cư đông đúc.

Nghiêu tuổi cao sức yếu, quyết định triệu tập các thủ lĩnh bộ lạc bảo chọn người kế vị ông ta. Mọi người biết tài đức của Thuấn đều nhất loạt bình chọn Thuấn. Vua Nghiêu qua thử thách, cuối cùng rất hài lòng về Thuấn đã gả con gái: Nga Tinh và Nữ Anh cho Thuấn, còn tặng một kho lương và một đàn dê.

Mẹ ghẻ và em trai thấy vậy sinh lòng ghen ghét đã xúi giục cha nghĩ cách hại Thuấn để cướp tài sản.

Một lần, cha sai Thuấn đi sửa nhà kho, đợi Thuấn trèo lên đỉnh nhà, Tượng chặt đứt thang rồi cùng cha mẹ châm lửa đốt định thiêu chết Thuấn. Ông chợt nhớ ra vợ vừa đưa cho hai chiếc nón lá, ông cầm mỗi tay một cái mở rộng hai chân, trông giống như chim giương cánh bay, nhảy xuống đồng cỏ khô gần đó bình yên vô sự.

Mưu kế không thành. Tượng nghĩ ra mưu khác. Một ngày, cha sai Thuấn đi vét giếng, Thuấn mang dụng cụ dùng dây thừng leo xuống đáy giếng. Ông vừa xuống đó, em trai và cha cắt đứt dây thừng, dùng đất đá lấp giếng lại. Họ quay về nhà Thuấn định cướp tài sản không ngờ Thuấn đã bình an trở về. Hai cha con kinh ngạc mặt mày thất sắc, lủi thủi bỏ đi. Hóa ra, Thuấn sớm đoán được ý định của họ, nên đã đào sẵn một lối đi lên mặt đất.

Vài ngày sau, Tượng lại đến và nói: “Hai lần trước thật có lỗi với anh, hôm nay em làm rượu thịt mời anh đến ăn để chuộc lỗi”.

Em gái Khỏa Thư biết bố mẹ và em trai muốn hãm hại Thuấn, cô ta rất thương xót. Cô ta biết lần này, Tượng đợi Thuấn uống say sẽ chém chết ông ta. Cô ta lén lút âm thầm đến nói cho Thuấn và chị dâu biết. Chị dâu lấy một túi thuốc bảo Thuấn đeo vào người rồi hãy đi dự tiệc. Nhân lúc họ chén to chén nhỏ chuốc rượu, Thuấn nhanh chóng đổ rượu vào túi, thấy rượu thịt đã tàn mà Thuấn không hề say, Tượng tức giận nhìn Thuấn quay về nhà.

Mặc dù bị họ đối đãi như vậy, Thuấn không hề hận họ, vẫn giữ tròn chữ hiếu với cha mẹ, yêu mến anh em, tặng cho họ nhiều đồ vật quý báu.

Nghiêu thấy Thuấn sống trong một gia đình như vậy vẫn giữ tròn đạo hiếu thì nhất định trị vì tốt việc quốc gia, liền nhường ngôi cho Thuấn.

Sau khi kế vị, Thuấn trở về nhà bái kiến cha mẹ và phong đất cho Tượng ở Bí (nay thuộc huyện Linh Lăng tỉnh Hồ Nam). Cha và em trai Thuấn tâm địa quỷ quyệt bị lòng nhân từ của Thuấn làm cảm hóa, nên đã thay đổi tính nết.

Sau khi trị vì, Thuấn thường xuyên đi tuần ở bốn phương, loại bỏ những mối nguy hiểm như: Cung Cung, Tam Miêu,… trọng dụng nhân tài. Ví dụ: sai Vũ trị thủy, Khiết quản chính trị, Ích nắm quân đội, Dao nắm nông nghiệp và chọn Cồn kế vị.

Vào những năm cuối đời, người Miêu ở phương Nam làm loạn, ông đích thân dẫn quân đi dẹp, đưa Nga Tinh, Nữ Anh xuống Nam Hạ. Đến Tương Thủy để hai người vợ ở lại, còn mình dẫn quân tiến về phía trước. Đến Thương Ngô đột nhiên bị bệnh và chết, an táng ở núi Cửu Nghị. Nga Tinh và Nữ Anh nhận được tin dữ khóc mãi không thôi, họ men theo bờ sông Tương Thủy, khóc đến nỗi máu chảy trong mắt, nước mắt máu rượu bắn lên những cây trúc ở bờ sông điểm thành những vết lấm tấm. Người đời sau gọi trúc này là trúc Tương Phi, trúc đốm.

Cuối cùng quá đau khổ, cả hai cùng nhảy xuống sông Tương Thủy tự vẫn. Người đời sau lập miếu bên bờ sông để cúng tế họ. Tương truyền, hai người đều là thủy thần của sông gọi là Tương Quân-Tương Phu nhân.

Em trai Thuấn biết tin, từ xa lặn lội đến quỳ trước mộ khóc lóc hối hận, sau này biến thành một đầu voi lớn đứng canh mộ, người đời sau xây cạnh mộ ông tòa “Tị Đình” để tưởng nhớ ông.

“Sử kí Hạ bản kí” và “Mãnh Tử Vạn Chương” lại nói: Vào những năm cuối đời, Thuấn không lấy đức làm trọng, truyền ngôi cho con là Thương Vận (một người chỉ biết ăn chơi hưởng lạc). không phục, dùng thủ đoạn ép Thuấn đến Thương Ngô, giam Thương Vận ở Dương Thành còn mình đoạt ngôi vị.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Đế Thuấn: Diêu Trọng Hoa – Ngu Thuấn đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/de-thuan-dieu-trong-hoa-ngu-thuan/feed/ 0