Chu Hiển Vương tên thật là Cơ Biển, là con của Chu An Vương, em của Chu Liệt Vương. Kế vị sau khi Liệt Vương chết. Trị vì 8 năm. Bị bệnh chết. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 321 TCN
*Cơ Biển trong thời gian trị vì, sự thay đổi pháp chế của các nước chư hầu đã phát triển đến đỉnh cao.
Năm 356 TCN, Tề Chư Điền Nhân đã trọng dụng những người có tài, ví dụ như Trâu Kị, Điền Kị. Tề Chư thực hiện công cuộc cải cách quốc gia. Để mở rộng việc dân phê bình đóng góp ý kiến, Tề Chư đã ra lệnh cho dù là đại thần hay dân đen đều có thể chỉ ra lỗi lầm, những việc làm không đúng của Tề Chư, nếu nói đúng sẽ được trọng thưởng. Mệnh lệnh vừa ban ra, chỉ trong vài tháng đã có rất nhiều người đến đóng góp ý kiến khiến Tề Chư thu thập được nhiều ý kiến của bà con trăm họ.
Để chỉnh đốn nền chính trị, Tề Chư nhiều lần hỏi các hạ thần: Các quan lại địa phương ai là người tốt, ai là người xấu? Không ít người nói đại phu ở huyện Hà (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Dương Dung tỉnh Sơn Đông) là vị quan tốt nhất, và quan ở huyện Hắc (nay thuộc phía Đông Nam huyện Bình Độ tỉnh Sơn Đông) là người hư hỏng nhất. Tề Chư sai người điều tra thực tế, hóa ra tình hình lại ngược lại: ruộng đất ở huyện Hà rất hoang vu, nhân dân ăn đói mặc rét, phần nợ mà không dám kêu than; ngược lại ở huyện Hắc tình hình trị an ổn định, lợn, trâu, dê, ngựa, gà, chó đầy chuồng, nhân dân an cư lạc nghiệp. Hóa ra, viên quan ở huyện Hà ức hiếp người dưới xiểm nịnh người trên, đưa hối lộ để các đại thần nói tốt về mình lật đen thành trắng. Còn viên quan ở huyện Hắc công chính liêm minh không đưa hối lộ thường phỉ báng các quan lại. Tề Chư đã trách mắng nặng nề viên quan ở huyện Hà, khép ông ta và những người nhận hối lộ của ông ta và tội chết, tặng thưởng cho viên quan ở huyện Hắc, đưa cho ông ta bổng lộc của một vạn hộ dân. Cách làm của Tề Chư rất được lòng dân khiến mọi người đều trung thành với nhiệm vụ, không dám làm điều xấu. Tề Chư còn tuyển chọn những người tài giỏi, sắp xếp làm các nhiệm vụ quan trọng. Không lâu sau, nước Tề trở thành một quốc gia hùng mạnh có nền kinh tế, chính trị ổn định.
Trong thời gian Cơ Biển trị vì, nước Tề và nước Ngụy có hai chiến dịch nổi tiếng:
+ Chiến dịch 1 gọi là: “Chiến dịch Quế Lăng” xảy ra vào năm 353 TCN. Quân Ngụy dưới sự lãnh đạo của chủ tướng Bàng Quyên đã bao vây đô thành Hàm Đan của nước Triệu (nay là thành phố Hàm Đan tỉnh Hà Bắc). Nước Triệu phải cầu cứu nhờ nước Tề giúp đỡ. Tề Chư sai Điền Kị làm chủ tướng và nhà quân sự kiệt xuất là Tôn Tẫn làm quân sư, dẫn đại quân đi giúp nước Triệu. Quân Tề dưới những mưu sách kế hoạch của Tôn Tẫn bao vây cửa khẩu Tang Dương (nay thuộc huyện Hoài tỉnh Hà Nam), một cửa khẩu quan trọng của đô thành Đại Lương của nước Ngụy (nay là thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), quân Ngụy biết tin vội vàng lui binh quay về giải cứu, quân Tề mai phục ở Quế Lăng (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Hà Tranh tỉnh Sơn Đông) đánh quân Ngụy tan tác. Chiến thuật này, người đời sau gọi là: “vây Ngụy cứu Triệu”.
+ Chiến dịch 2 gọi là: “Chiến dịch Mã Lăng” phát sinh vào năm 341 TCN. Chủ tướng Bàng Quyên dẫn quân đánh chiếm nước Hàn, nước Hàn đành nhờ nước Tề giúp đỡ. Vua Tề sai Điền Kị, Điền Nhi làm tướng, sai Tôn Tẫn làm quân sư, mang quân đi giải vây cho nước Hàn, lấy đô thành Đại Lương của nước Ngụy. Vua Ngụy sai thái tử Thân làm chủ tướng. Bàng Quyên làm phó tướng, thống lĩnh đại quân công phá quân Tề. Tôn Tẫn để làm mê hoặc gây mối nghi ngờ cho quân địch nên ra lệnh cho binh lính:
– Ngày đầu tiên đốt 10 vạn bếp lửa.
– Ngày thứ hai đốt 5 vạn bếp lửa.
Bài viết liên quan:
– Ngày thứ ba đốt 2 vạn bếp lửa.
Phương pháp mỗi ngày một giảm bớt bếp lửa để giả vờ quân Tề đã chạy trốn hết, phải cho quân Ngụy dẫn quân truy kích. Sau đó quân Tề mai phục ở Mã Lăng (nay thuộc phía Đông Nam huyện Đại Danh Hà Bắc) đánh bại quân Ngụy, giết Bàng Quyên bắt giữ thái tử Thân. Chiến thuật gây mối nghi ngờ cho quân địch được người sau gọi là “tăng quân nhưng giảm bếp”.
Xem thêm sự kiện Tôn Tẫn, Bàng Quyên đấu trí
Năm thứ ba sau chiến dịch Quế Lăng nước Tề xưng vương, trong sử sách gọi là “Tề Uy Vương”. Trước đó nước Ngụy đã xưng vương, tiếp đó các nước Tần, Hàn, Triệu, Yên cũng lần lượt xưng vương, để tỏ ra mình cao hơn các chư hầu khác, cơ bản bọn họ coi thiên tử Chu không ra gì.
Sở dĩ nước Tề ngày một hưng thịnh là do trọng dụng nhân tài. Có một lần, Ngụy Huệ Vương khoe khang với Tề Uy Vương nói mình có một viên ngọc Minh Châu quý báu có thể chiếu sáng khắp nơi và Ngụy Huệ Vương hỏi Tề Uy Vương có quốc bảo gì. Tề Uy Vương chỉ tay vào một loạt văn thần võ tướng nói: “Đây chính là quốc bảo của nước tôi”. Điều đó làm cho Ngụy Huệ Vương bẽ mặt không dám nói gì.
Lúc này ở nước Tần do Tần Hiếu Công chấp chính. Vào năm 359 TCN, Tần Hiếu Công sai ông Thương Ương (người nước Vệ) sửa đổi pháp chế. Trước khi sửa đổi pháp chế, Thương Ương muốn dân dân tin tưởng vào nhà nước, tuân thủ pháp chế mới nên Thương Ương ra lệnh cho binh lính dựng một cây gỗ ở cửa Nam của đô thành Ung (nay thuộc tỉnh Thiểm Tây) và treo giải 10 lạng vàng cho ai có thể chuyển cây gỗ về cửa phía Bắc. Dân chúng ai cũng nghĩ đây là một chuyện dễ làm, ai cũng đến thử nhưng đều không chuyển được. Thương Ương lại tăng phần thưởng lên 50 lạng vàng, có một người đem cây gỗ đó chuyển được đến cửa phía Bắc. Thương Ương liền sai phát thưởng cho người đó. Từ đó dân chúng rất tin tưởng vào bộ máy quan lại chính quyền. Tiếp đó, Thương Ương hai lần tuyên bố pháp chế mới, công bố phá bỏ chế độ cũ, phế bỏ ruộng đất của chủ nô lệ, thừa nhận ruộng đất tư hữu, cho phép mua bán, coi trọng nông nghiệp, đồng thời cũng cổ vũ thương nghiệp, khuyến khích trồng trọt dệt lụa; thiết lập chế độ chính trị tập quyền trung ương và sự thống trị của giai cấp địa chủ. Những biện pháp này thực hiện được vài năm thì có hiệu quả đáng mừng, dân chúng tự cấp tự túc, xã hội ổn định, nếu như có sự tranh chấp cũng không dám gây ẩu đả mà phải nhờ tới chính quyền phân xử, nếu có chiến tranh đều dũng cảm ra trận, tranh nhau lập công.
Trong thời gian sửa đổi pháp chế, bọn quý tộc cũ nhiều lần cản trở, phản đối. Thái tử Đối Đầu vi phạm pháp luật, để duy trì bảo vệ pháp chế mới, Thương Ương đã cắt mũi thầy giáo của thái tử vì tội dạy dỗ học trò không nên người, con cháu của quan lại hư hỏng thì lấy mực đen thích chữ lên mặt, bảo đảm sự nghiêm minh của nền pháp chế mới. Về sau Tần Hiếu Công chết thái tử lên kế vị gọi là Tần Huệ Vương. Lúc này thế lực của bọn quý tộc cũ lại dội lên đấu tranh và bọn họ giết chết Thương Ương. Nhưng, nền pháp chế mới của Thương Ương đưa ra đã bám rễ không thể sửa đổi, kinh tế của nước Tần ngày một đi lên, từ một quốc gia nghèo nàn lạc hậu trở thành một nước mạnh nhất trong 7 nước (về sau này diệt vong 6 nước kia thống nhất Trung Quốc – sự kiện Tần Vương diệt 6 nước).
Nước Hàn là một quốc gia yếu kém. Hàn Chiêu Chư thấy các nước khác sửa đổi nền pháp chế đều hưng thịnh, nền kinh tế một hùng mạnh nên cũng học hỏi theo họ. Vào năm 351 TCN, đã cử Thân Bất Hại (người nước Trịnh) làm tể tướng, thực hiện cải cách và dần dần nền kinh tế nước Hàn cũng giàu mạnh không kém gì các nước khác.
7 nước thời Chiến Quốc đều tiến hành sửa đổi pháp chế, mở ra cuộc chiến tranh thôn tính mãnh liệt.
Năm 321 TCN, Cơ Biển bị ốm chết. Sau khi ông ta chết lập miếu lấy hiệu là Hiển Vương.
Đế Vương Trung Hoa,