Chiêu Liệt Đế tên thật là Lưu Bị, tên tự của ông ta là Huyền Đức. Ông trị vì được 3 năm, bị bệnh chết, thọ 63 tuổi. Mai táng ở Huệ Lãng (nay thuộc ngoại thành phía Nam thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên).
Nam sinh, năm mất: 161 – 223
Cha của Lưu Bị chết sớm do vậy hoàn cảnh gia đình rất túng quẩn, mẹ ông phải tết dép cỏ và chiếu mang đi bán để kiếm sống qua ngày. Ông ta không thích đọc sách mà chỉ thích nuôi báo nuôi ngựa, thích âm nhạc. Ông còn thích kết giao với các hào kiệt. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, trong một dịp đi chiêu bắt mua ngựa, ông đã quen biết và kết thân với hai tướng sĩ là Quan Vũ và Trương Phi. Lưu Bị thấy hai người đó có võ nghệ cao cường, lại cùng chung chí hướng với ông ta nên rất tâm phục. 3 người đó tinh thần như anh em, họ đã kết nghĩa làm anh em tại vườn đào, thề sống chết cùng nhau cùng chung sự nghiệp.
Sau khi Lưu Bị khởi binh, vì ông ta có công trong cuộc trấn áp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Cân nên được phong làm An Hỉ Úy. Về sau, ông ta dựa vào Công Tôn Toán nên đã thống lĩnh hai châu mục. Do lực lượng của Lưu Bị nhỏ bé nên phải dựa vào Tào Tháo, Lưu Biểu. Ông ta nhận thấy rằng nếu đứng riêng một ngọn cờ khai trương cục diện mới tất sẽ chiêu nạp được nhân tài. Ông ta nghe nói ở vùng Ngọa Long (Nam Dương) (nay thuộc Tây Nam thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam) có một nhân tài kiệt xuất tên là Gia Cát Lượng – sống ẩn cư tại Long Trung (nay thuộc phía Tây huyện Tang Dương tỉnh Hồ Bắc).
Lưu Bị rất phấn khởi vui mừng dẫn hai em: Quan Vũ và Trương Phi đến mời Gia Cát Lượng về trợ giúp. Gia Cát Lượng không muốn làm quan, biết tin Lưu Bị tới mời về làm quân sư nên ông ta đã ẩn trốn không muốn gặp mặt. Lưu Bị hai lần đi mời Gia Cát Lượng đều không gặp, lần thứ 3 Lưu Bị quyết tâm đứng ở cửa chờ gặp mặt bằng được mới về, tình cảm đó làm Gia Cát Lượng rất cảm động, cuối cùng đã bằng lòng gặp Lưu Bị.
Lưu Bị đã nói cho Gia Cát Lượng biết chí hướng của mình, hận mình không đủ tài sức để mở mang cục diện, ông mong Gia Cát Lượng chỉ giáo. Gia Cát Lượng phân tích chậm chạp nói rõ tình thế trong thiên hạ và cho rằng phương Bắc đã bị Tào Tháo thống nhất, Tào Tháo lại còn chuẩn bị đánh xuống phía Nam; Giang Đông lại bị Tôn Quyền chiếm giữ, chỗ dựa đã ổn định, chỉ có địa thế ở Kinh Châu và Ích Châu là có sản vật phong phú địa thế quân sự hiểm yếu, do vậy có thể đến chiếm lĩnh hai vùng đó, bọn Tào Tháo và Tôn Quyền cũng khó lòng đánh được. Sau đó Lưu Bị cần phải câu kết với Tôn Quyền, chỉnh đốn nội chính, củng cố địa bàn, thừa cơ xuất quân tiến đánh Tào Tháo. Điều này mới là mấu chốt quan trọng để tranh đoạt thiên hạ, phục hưng triều Hán.
Lưu Bị nghe Gia Cát Lượng phân tích cục diện rất tâm đắc và đã nhờ vả Gia Cát Lượng giúp ông ta tranh đoạt thiên hạ. Còn Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị nhiệt tình thành khẩn nên bằng lòng theo Lưu Bị xuống núi trợ giúp ông ta. Kiến giải của Gia Cát Lượng được gọi là Long Trung Đối, trở thành một phương châm chiến lược để Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.
Bài viết liên quan:
Nhờ những mưu lược kế sách của Gia Cát Lượng nên Lưu Bị đã chủ động câu kết với Tôn Quyền, hợp sức đánh Tào Tháo ở Xích Bích và thừa cơ chiếm lĩnh Kinh Châu. Không lâu sau lại dẫn quân đánh chiếm Ích Châu và Hán Trung và tự xưng làm Hán Trung Vương.
Tháng 4 năm 220 Tào Phi xưng làm hoàng đế, năm 221 Lưu Bị cũng xưng làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là “Hán” và đặt đô ở Thành Đô, đặt niên hiệu là “Chương Vũ”. Trong lịch sử Trung Quốc gọi là Thục Hán hoặc Thục.
Sau khi Lưu Bị xưng đế đã làm theo chủ trương của Gia Cát Lượng cho chỉnh đốn nội bộ, thực hiện pháp trị, khiến nước Thục dần dần yên ổn.
Năm 219, Quan Vũ bị Đông Ngô giết hại, Lưu Bị nóng lòng muốn trả thù cho em nên đã không nghe lời khuyên của Gia Cát Lượng, tự mình dẫn đại quân tiến đánh Đông Ngô. Trong trận chiến ở Di Lăng (nay thuộc huyện Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc) bị thống sứ của Đông Ngô là Lục Tốn dùng hỏa công đánh bại, ông chạy đến thành Bách Đế, quân Thục hầu như bị đại bại. Lưu Bị vừa hối hận vừa bực tức do đó sinh bệnh.
Thánh 4 năm 223, Lưu Bị bị ốm nặng, ông vội vàng triệu tập thừa tướng Gia Cát Lượng, thượng thư Quý Sải đến thành Bách Đế, nhờ giúp đỡ mọi chuyện về sau. Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng “Tài năng của khanh giỏi gấp 10 lần Tào Phi nhất định sẽ chinh phục được thiên hạ, làm nên việc lớn. Con trai của trẫm là A Đấu nếu khanh thấy có thể giúp đỡ nó được thì khanh hãy giúp, nếu khanh thấy không giúp đỡ được thì khanh hãy tự xưng đế”.
Gia Cát Lượng nghe thấy Lưu Bị nói vậy, liền khóc và nói với Lưu Bị: “thần sẽ nhất định trung thành với nhà họ Lưu”. Lưu Bị ra lệnh cho Quý Sản thảo di chiếu để truyền ngôi cho Lưu Thiền. Sau đó còn sai gọi anh em Lưu Thiền đến rưng rưng nói: “Sau khi trẫm chết, các con phải coi thừa tướng như cha đẻ”. Ông còn cho gọi tướng quân Triệu Vân đến nhờ giúp đỡ Lưu Thiền.
Lưu Bị mất ngày Quý Tị tại thành Bạch Đế. Sau khi ông ta chết đặt thụy hiệu là Hán Chiêu Liệt Đế, các nhà sử học gọi ông là Lưu Tiên Chủ.
Đế Vương Trung Hoa,