Toc
Lịch sử Hi Lạp từ thế kỉ XI đến thế kỉ IX TCN, thường được gọi là thời kì Hôme, vì trạng thái sinh hoạt vật chất và tinh thần của người Hi Lạp trong giai đoạn này được phản ánh rõ nét trong 2 tập sử thi Iliát và Ôđixê, tương truyền là sáng tác của nhà thơ Hôme ở Tiểu Á.
Sơ lược về sử thi Iliát và Ôđixê
Mặc dù đã trải qua nhiều cuộc tranh luận nhưng cho tới nay, vấn đề Hôme (bao gồm vấn đề nguồn gốc tác phẩm, tác giả, thời gian và địa điểm ra đời của 2 tập thơ…) vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn và triệt để, có nhiều ý kiến khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tác giả của Iliát và Ôđixê là nhà thơ mù thiên tài Hôme, sinh ở Tiểu Á. Nhiều người lại cho rằng Iliát – Ôđixê chỉ là những tập hợp, có chỉnh lí của những sáng tác dân gian truyền miệng, còn Hôme không phải là tên một người cụ thể, mà là một từ chung chỉ người mù “lliát – Ôđixê là sự tập hợp lại những bài ca của những người mù”.
liát là bản anh hùng ca chiến trận gồm khoảng 15.000 câu thơ, chia làm 24 khúc ca, kể lại cuộc chiến tranh giữa người Hi Lạp và người Tơroa ở vùng Tiểu Á. Ôđixê gồm hơn 12.000 câu thơ, cũng được chia thành 24 khúc ca, mô tả cuộc hành trình đầy gian truân của một người hùng Hi Lạp – Uylixơ hay Ôđixê.
Kinh tế Hi Lạp thời kỳ Hôme
Trong thời kì Hôme, công cụ sản xuất và vũ khí bằng đồng đã được sử dụng phổ biến. Trong cả 2 tập thơ, có tới 418 chỗ nhắc tới đồng thau, và 48 chỗ nhắc tới sắt. Hoạt động kinh tế chủ đạo của người Hi Lạp thời Hôme là kinh tế nông nghiệp và chăn nuôi. Hoạt động chăn nuôi phổ biến tới mức mà người Hi Lạp thời Hôme đã dùng vật chăn nuôi để tỏ lòng mến khách, làm vật trao đổi, trong các buổi tế lễ thần linh hoặc làm thước đo giá trị: một cái chảo đồng cỡ lớn giá trị bằng 20 con bò đực, một nữ nô trả giá bằng 4 con bò.
Trong tập Iliát có nhiều đoạn mô tả cảnh sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp “những người thợ cầm hái sắc trong tay đang gặt, những lượm lúa trải đầy mặt ruộng, lượm nằm dọc luống cày, lượm đang được bó lại”. Ngoài cây lương thực, người Hi Lạp thời Hôme còn trồng cây ăn quả như cam, chanh, lê, táo và nhất là nho, oliu. Đoạn mô tả vườn quả trước cung điện của Anxiút – thủ lĩnh xứ Phêaxi trong Ôđixê của Hôme : “Ở gần cổng là một vườn cây ăn quả có hàng rào vây kín xung quanh, trong vườn cây mọc xanh tốt… Lê tiếp lê, táo tiếp táo, nho tiếp nho không ngừng… xa hơn nữa, sát rặng nho cuối cùng là những luống rau đủ loại xanh mướt quanh năm…”
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/su-hoan-thien-cua-hinh-thai-nha-nuoc-dan-chu-chu-no-aten-tu-the-ki-v-iv-tcn/
- https://ngaydacbiet.com/van-hoc-hi-lap-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/cuoc-dong-chinh-cua-alexander-macedonia-va-thoi-ky-hy-lap-hoa/
- https://ngaydacbiet.com/thoi-ki-xuat-hien-xa-hoi-co-giai-cap-nha-nuoc-trong-lich-su-hi-lap/
- https://ngaydacbiet.com/su-ra-doi-nha-nuoc-dan-chu-chu-no-aten-the-ki-vii-the-ki-vi-tcn/
Thủ công nghiệp của người Hi Lạp thời Hôme cũng có vị trí quan trọng và có những thành đạt với các nghề rèn, dệt vải, đóng tàu thuyền, xây dựng nhà ở… Nhìn chung, kinh tế Hi Lạp của thời Hôme là kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, trong đó chăn nuôi và trồng trọt là hai hoạt động kinh tế chủ đạo. Mặc dù thủ công nghiệp đã tách khỏi nông nghiệp, nhưng kinh tế hàng hóa chưa phát triển, tiền tệ bằng kim loại chưa xuất hiện (trao đổi chủ yếu theo phương thức vật đổi vật, lấy gia súc làm vật trung gian, làm đơn vị giá trị), các thành thị với tư cách là trung tâm thủ công nghiệp và thương mại cũng chưa có.
Xã hội Hi Lạp thời kỳ Hôme
Iliát và Ôđixê cho ta biết rằng xã hội Hi Lạp thời Hôme không phải là sự tiếp nối của xã hội trước đó, xã hội của thời kì Crét – Myxen, xã hội Hi Lạp thời Hôme là xã hội thị tộc, bộ lạc ở giai đoạn mạt kì. Theo Enghen, đặc trưng cơ bản của nó là có sự tồn tại của chế độ dân chủ quân sự. Một xã hội được tổ chức theo lối vừa có những thủ lĩnh quân sự đầy quyền uy, vừa có sự tồn tại của các đại hội nhân dân.
Các thành viên thị tộc – theo truyền thống – được thị tộc phân chia cho những mảnh đất để trồng trọt và chăn nuôi. Do nhiều lý do khác nhau, một số trong họ buộc phải nhượng lại một phần hoặc toàn bộ số đất được chia để cuối cùng thành những nô lệ vì nợ, hoặc sống lang thang nhờ của bố thí.
Trong xã hội Hôme đã có nô lệ, số lượng chưa nhiều và thân phận cũng chưa bị đối xử tàn nhẫn như nô lệ ở các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Nô lệ thời Hôme chủ yếu là nô lệ chiến tù hoặc được mua từ nước ngoài về. Số nô lệ vì nợ đã có, nhưng chưa đông đảo. Giá nô lệ cũng còn khá cao (một nữ nô trẻ có giá bằng giá trị của 4 con bò). Sức lao động của nô lệ được sử dụng chủ yếu trong các gia đình giàu có nấu bếp, giữ ngựa, hầu rượu…
Nhìn chung, chế độ nô lệ của Hi Lạp thời Hôme mới chỉ là bước khởi đầu, sơ khai và mang nặng tính chất của chế độ nô lệ gia trưởng.
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,