Toc
- 1. 1. Ngụy Văn Chư
- 2. 2. Ngụy Huệ Vương
- 3. 3. Tề Uy Vương
- 4. 4. Tề Tuyên Vương
- 5. 5. Tề Mẫn Vương
- 6. 6. Yên Vương
- 7. 7. Yên Chiêu Vương
- 8. Bài viết liên quan:
- 9. 8. Triệu Liệt Chư
- 10. 9. Triệu Vũ Linh Vương
- 11. 10. Hàn Chiêu Chư
- 12. 11. Sở Điều Vương
- 13. 12. Sở Hoài Vương
- 14. 13. Tần Hiếu Công
- 15. 14. Tần Chiêu Vương
Cùng bienniensu.com điểm qua những quốc quân quan trọng trong thời kỳ Chiến Quốc của lịch sử Trung Quốc (Năm 175 TCN – năm 256 TCN).
1. Ngụy Văn Chư
Tên của ông ta là Ngụy Tư (? TCN – 396 TCN). Là người sáng lập ra nước Ngụy. Trị vì được 50 năm.
Trong thời gian Ngụy Tư trị vì thường thu nạp nhân tài, ví dụ: ông đã cử Quý Lý làm tể tướng, Ngô Khởi làm tướng. Ông còn thực hiện cải cách, khuyến khích, cày ruộng chú ý làm thủy lợi – Ở phía Tây chiếm được vùng đất Hà Tây (của nước Tần) (vùng đất nằm giữa sông Lạc Thủy và Hoàng Hà), ở phía Bắc diệt vong nước Trung Sơn (nay là 1 dải ở huyện Đinh tỉnh Hà Bắc), đưa nước Ngụy trở thành một quốc gia hùng mạnh vào những năm đầu thời Chiến Quốc.
Năm 396 TCN, Ngụy Tư bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.
Ngụy Tư trong sử gọi là Ngụy Văn Chư.
2. Ngụy Huệ Vương
Còn gọi là Lương Huệ Vương. Tên của ông ta là Ngụy Bảo (? TCN – 319 TCN). Cháu của Ngụy Văn Chư.
Năm 370 Ngụy Vũ Chư bị bệnh chết, ông ta lên kế vị. Trị vì được 51 năm. Trong những năm Ngụy Bảo trị vì, nước Ngụy rất hưng thịnh, ông ta dời đô từ An Ấp (phía Bắc huyện Hạ tỉnh Sơn Tây) đến Đại Lương, từ đó trong lịch sử còn gọi nước Ngụy là nước Lương.
Năm 344, Ngụy Bảo triệu tập đại hội chư hầu ở Phùng Trạch (nay là phía Đông Nam thành phố Khai Phong tỉnh Hà Nam), ông ta tự mình xưng vương. Sau khi ông ta xưng vương, các nước chư hầu đua nhau xưng vương. Trong trận chiến ở Quế Lăng vào năm 353 TCN và trận chiến ở Mã Lăng vào năm 341 TCN, nước Ngụy bị thua trận nặng nề, tổn thất nghiêm trọng, từ đó thế lực ngày càng suy yếu.
Năm 319 TCN, Ngụy Ngọc bị ốm chết, thọ 82 tuổi. Mai táng ở đâu không rõ.
3. Tề Uy Vương
Tên của ông ta là Điền Nhân Tề (còn có một tên khác là: Anh Tề) (? TCN – 320 TCN) Con của Tề Hoàn Công Điền Hòa.
Năm 357 TCN Tề Hoàn Công Điền Hòa chết, ông ta lên kế vị. Trị vì được 27 năm. Trong những năm Điền Nhân Tề trị vì, ông ta đã chọn Trâu Kị làm tể tướng, chọn Điền Kị làm tướng quân, Tôn Tẫn làm quân sư cải cách nền chính trị, đất nước ngày một hưng thịnh. Trong trận chiến ở Quế Lăng và ở Mã Lăng đã đánh bại quân Ngụy, và còn đánh bại nước Triệu, thu giữ được nhiều đất đai.
Năm 334 TCN, hẹn gặp Ngụy Huệ Vương ở Từ Châu cùng nhau xưng vương. Từ đó, nước Tề trở thành một nước mạnh ở trung kỳ thời Chiến Quốc.
4. Tề Tuyên Vương
Tên của ông ta là Điền Bích Cương (? TCN – 301 TCN). Ông là con của Tề Uy Vương.
Vào năm 320 TCN Tề Uy Vương chết, ông ta lên kế vị. Ông ta trị vì được 19 năm. Trong thời gian Điền Bích Cương trị vì, đã trọng dụng nhà nho học là Mạnh Tử làm khanh tướng.
Năm 314 TCN, nhân cơ hội nội bộ nước Yên lục đục, Điền Bích Cương đã sai tướng quân Khuông Chương diệt vong nước Yên. Nhưng do quân Tề lung lạc lại gặp sự phản kháng mạnh mẽ của nhân dân nước Yên nên vào năm 312 bị nước Yên đánh phải chạy về nước, nước Yên lại giành được độc lập.
Năm 301 TCN, Điền Bích Cương bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.
5. Tề Mẫn Vương
Tên của ông ta là: Điền Địa (? TCN – 284 TCN), con của Tề Hoàn Vương, kế vị sau khi Tề Hoàn Vương chết. Ông ta trị vì được 17 năm.
Trong những năm Điền Địa trị vì, ông liên kết với nước Hán và nước Ngụy đánh nước Sở và nước Tần, ông còn cùng với Tần Chiêu Vương xưng đế. Ông tiêu diệt nước Tống.
Năm 284 TCN, vì nước Yên muốn báo thù nên liên kết các nước: Tần, Triệu, Ngụy, Hàn, Sở… đánh nước Tề. Quân Yên thế mạnh như thác đổ đã giành được hơn 70 tòa thành của nước Tề, nước Tề chỉ còn thừa lại hai tòa thành: Doanh và Hắc. Điền Địa phải chạy đến thành Doanh. Tể tướng nước Tề là Náo Xi (người nước Sở) nhân cơ hội này muốn cùng nước Yên chia đôi giang sơn nước Tề nên đã bắt giữ Điền Địa, sau đó lột da rút gân Điền Địa. Điền Địa chết mai táng ở đâu không rõ.
Trong sử sách gọi Điền Địa là Tề Mẫn Vương.
6. Yên Vương
Tên của ông ta là: Cơ Hội (? TCN – 312 TCN) Con của Yên Dịch Vương, năm 312 TCN Yên Dịch Vương chết, Cơ Hội lên kế vị. Cơ Hội trị vì được 3 năm.
Sau khi Cơ Hội lên ngôi, ông cho cải cách nền chính trị, vào năm 318 TCN nhường ngôi cho tể tướng Tử Chi, còn mình làm đại thần.
Năm 314 TCN, thái tử Hòa và tướng quân Thị dẫn quân làm loạn để phản đối việc Tử Chi lên ngôi, nhưng quân lính của thái tử bị thất bại nặng nề, tình hình nước Yên ngày một rối. Nhân cơ hội này, nước Tề mang quân đến đánh nước Yên chiếm giữ được vùng Đại Phiến sau đó tiến vào đô thành nước Yên bắt giữ rồi giết chết Cơ Hội và Tử Chi. Cơ Hội chết mai táng ở đâu không rõ.
7. Yên Chiêu Vương
Tên của ông ta là Cơ Chức (? TCN – 279 TCN). Con thứ hai của Cơ Hội. Cơ Chức sống lưu vong ở bên ngoài, năm 312 TCN được tướng quân Lạc Chì (người nước Triệu) hộ tống quay về nước Yên, được Lạc Chì giúp lên ngôi. Cơ Chức trị vì được 33 năm.
Trong những năm Cơ Chức trị vì, ông cho cải cách chính trị, thu nạp nhân tài, tích lũy lương thực chuẩn bị lực lượng để tìm cách báo thù nước Tề.
Năm 284 TCN, Cơ Chức sai tướng quân Lạc Nghị thống lĩnh quân Yên chuẩn bị đi đánh Tề, Cơ Chức còn liên kết lực lượng quân đội với các nước. Tần, Sở, Hàn, Triệu, Ngụy cùng nhau tấn công Tề. Trong sử sách gọi là: “6 nước cùng đánh Tề”. Quân Yên chiếm giữ được hơn 70 tòa thành của nước Tề. Nước Yên lúc này phát triển đến giai đoạn cực thịnh.
Năm 279 TCN, Cơ Chức bị ốm chết, mai táng ở đâu không rõ.
Bài viết liên quan:
8. Triệu Liệt Chư
Tên của ông ta là: Triệu Tịch (? TCN – 387 TCN). Con của Triệu Hiền Chư.
Vào năm 409 TCN Triệu Hiền Chư bị bệnh chết, Triệu Tịch lên kế vị.
Năm 403 được thiên Tử Chu phong làm chư hầu. Triệu Tịch trở thành người sáng lập ra nước Triệu. Triệu Tịch trị vì được 22 năm. Ông chọn Công Trọng Liên làm tể tướng, trọng dụng các nhân tài, ông còn thực hiện cải cách chính trị, chỉnh đốn nội bộ, sửa đổi cơ cấu thống trị, trong kinh tế cũng rất tiết kiệm, đưa nước Triệu ngày một hưng thịnh.
Năm 387 TCN, Triệu Tịch bịốm chết, mai táng ở đâu không rõ.
9. Triệu Vũ Linh Vương
Tên của ông ta là Triệu Ung (? TCN – 311 TCN), là con trai của Triệu Túc Chư. Vào năm 326 TCN, Triệu Túc Chư bị bệnh chết, ông ta lên kế vị. Ông ta trị vì được 27 năm.
Trong những năm trị vì Triệu Ung cho cải cách quân sự, thay đổi phục trang, huấn luyện binh lính cách cưỡi ngựa bắn tên, thiết lập được một đội kị binh hùng mạnh dũng cảm, diệt vong nước Trung Sơn, đánh hạ nền chính quyền của dân tộc thiểu số ở phương Bắc… Triệu Ung đưa nước Triệu trở thành một quốc gia hùng mạnh.
Vốn dĩ, Triệu Ung định lập con trưởng là Triệu Chương làm thái tử, nhưng về sau ông ta sủng ái mĩ nữ Mãnh Diêu, và Mãnh Diêu sinh được người con tên là Triệu Hà. Nên vào năm 299 TCN, Triệu Ung tự xưng là “Vương phụ” (bố của vua). Sau khi Mãnh Diêu chết, Triệu Ung đã chia đôi nước Triệu, chia cho Triệu Chương và Triệu Hà do vậy đã gây ra cuộc tranh chấp nội bộ.
Vào năm 295 TCN, chú của Triệu Ung giam giữ Triệu Ung ở Sa Khâu (nay thuộc phía Nam huyện Cự Lộc tỉnh Hà Bắc), không cho Triệu Ung lương thực, Triệu Ung đành phải bắt chim hạc nuôi ở trong cung làm thức ăn sống qua ngày. Cuộc sống cứ kéo dài như vậy được hơn 3 tháng thì cạn kiệt lương thực, cuối cùng ông ta bị chết đói. Mai táng ở đâu không rõ.
10. Hàn Chiêu Chư
Tên của ông ta là Bất Tường (? TCN – 333 TCN) Con của Hàn Trang Chư. Vào năm 359 Hàn Trang Chư bị ốm chết, Bất Tường lên kế vị. Bất Tường trị vì được 26 năm.
Trong những năm Bất Tường trị vì, tận mắt nhìn thấy các nước chư hầu đều thực hiện cải cách. Bất Tường cho rằng nếu không cải cách thì đất nước sẽ bị diệt vong, vì vậy vào năm 354 TCN, Bất Tường đã cho cải cách nền kinh tế, chính trị, xã hội, đề cao pháp luật, chú trọng nông nghiệp. Qua một thời gian cải cách, cuối cùng Bất Tường cũng đưa nước Hàn đi lên đủ sức sánh vai với các nước chư hầu khác.
Năm 333 TCN, Hán Chiêu Chư bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ.
11. Sở Điều Vương
Tên ông ta là Hùng Nghi (? TCN – 381 TCN). là con trai của Sở Thanh Vương. Vào năm 402 TCN ở nước Sở xảy ra bạo động, Sở Thanh Vương bị giết chết, Hùng Nghi lên kế vị. Hùng Nghi trị vì được 21 năm.
Trong thời gian Hùng Nghi lên trị vì: ông bị sức ép từ bên ngoài và bên trong, bên ngoài thì bị Hàn, Triệu, Ngụy chèn ép, bên trong thì các quý tộc làm loạn, tài chính cạn kiệt, quân đội suy yếu. Hùng Nghi quyết định cải cách, ông trọng dụng nhà quân sự, nhà chính trị nổi tiếng là Ngô Khởi. Ông chỉnh đốn pháp luật, cải thiện tài chính tăng cường lực lượng quân đội, thực hiện chế độ tập quyền trung ương, áp đặt pháp luật mới cho bọn quý tộc cũ. Sau một thời gian cải cách nền kinh tế của nước Triệu đã ổn định, 3 nước Hàn, Ngụy. Triệu cũng không dám tấn công nước Triệu. Nước Sở chuyên đi tấn công các nước khác, ở phía Tây chinh phạt nước Tần, phía Nam đánh chiếm nước Việt, phía Bắc thôn tính nước Trấn, nước Thái và dần trở thành một nước hùng mạnh ở miền Nam.
Năm 381 TCN, nước Sở đang trên đà phát triển thì đột nhiên Hùng Nghi bị bệnh chết, mai táng ở đâu không rõ.
Sau cái chết của Hùng Nghi, bọn quý tộc cũ nổi dậy làm loạn, giết Ngô Khởi, phế bỏ chính quyền mới. Do vậy cuộc cải cách của nước Sở bị thất bại làm cho nước Sở ngày một đi xuống.
12. Sở Hoài Vương
Tên của ông ta là Hùng Hòe (? TCN – 296 TCN) Con của Sở Uy Vương. Vào năm 329 TCN Sở Uy Vương bị ốm chết, Hùng Hoè lên kế vị. Hùng Hoè trị vì được 30 năm.
Trong thời gian Hùng Hoè trị vì đã diệt vong nước Việt, lãnh thổ được mở rộng, nhưng ông ta lại hồ đồ ưa phỉnh nịnh nghe lời của gian thần bác bỏ chủ trương cải cách của Khuất Nguyên. Do vậy nền kinh tế, chính trị tổn hại nghiêm trọng. Bị nước Tần và nước Tề đánh bại.
Năm 299 TCN bị vua Tần giam giữ, ông ta tìm cách chạy trốn nhưng không thành công. Do vậy sinh ra ưu tư phiền muộn và chết vào năm 296 TCN. Mai táng ở đâu không rõ.
Hùng Hoè trong sử gọi là Sở Hoài Vương.
13. Tần Hiếu Công
Tên của ông ta là Doanh Cừ Lương (381 TCN – 338 TCN) là con của Tần Hiến Công. Vào năm 362 TCN, Tần Hiến Công ốm chết, Doanh Cừ Lương lên kế vị. Doanh Cừ Lương trị vì 24 năm.
Trong những năm trị vì, ông ta quyết định làm cho dân giàu nước mạnh. Do đó, vào năm 359 TCN ông bãi bỏ chế độ canh điền, cho phép dân chúng tự do buôn bán, khuyến khích cày ruộng dệt vải, xây dựng huyện lị, dời đô về Hàm Dương. Sau khi thay đổi nền pháp chế phế bỏ chế độ cũ, kinh tế phong kiến ngày một phát triển, nước Tần dần dần trở thành một quốc gia mạnh nhất trong 7 nước thời Chiến Quốc, để làm cơ sở về sau này diệt vong 6 nước kia thống nhất thiên hạ.
Năm 338 TCN, ông ta bị ốm chết. thọ 44 tuổi, mai táng ở đâu không rõ.
14. Tần Chiêu Vương
Tên của ông ta là Doanh Tắc (324 TCN – 251 TCN) con của Tần Huệ Vương, em trai của Tần Vũ Vương. Doanh Tắc bị bắt làm con tin ở nước Yên, năm 307 Tần Vũ Vương chết, ông ta lên kế vị, ông ta trị vì 56 năm.
Thời gian đầu Doanh Tắc lên ngôi do thái hậu chấp chính, bà ta rất trọng dụng Sư Lý Tật (một người trong tầng lớp quý tộc cũ) với ý đồ phế bỏ luật pháp mới, khôi phục chế độ cũ.
Năm 266 TCN, Doanh Tắc chính thức lên nắm chính quyền, ông cho Phạm Duy làm tể tướng, sử dụng chiến lược “kết giao với các chư hầu ở phương xa còn tấn công các nước chư hầu ở gần”, chiến lược này do tể tướng Phạm Duy vạch ra. Trong những năm trị vì lấy được đất đai của nước Ngụy và liên kết với các nước đánh Tề, chiếm được đô thành của nước Sở, và đánh bại quân Triệu trong trận chiến ở Trường Bình. Tất cả những điều đó sẽ là điều kiện tốt để thống nhất Trung Quốc.
Năm 251 TCN, Doanh Tắc ốm chết, thọ 74 tuổi, mai táng ở Sài Dương (nay thuộc phía Đông huyện Trường An tỉnh Thiểm Tây).
Trong sử sách gọi Doanh Tắc là Tần Chiêu Vương hay còn gọi là Tần Chiêu Tương Vương.
Đế Vương Trung Hoa,