Những Đặc sản Kiên Giang khác
Đặc sản Kiên Giang, Kiên Giang là một tỉnh thuộc đồng bằng Sông Cửu Long, là một nơi có hệ thống sông ngòi chằn chịt, khí hậu thuận lợi, văn hóa đa dạng. Cảnh đẹp nên thơ không chỉ có thế đặc sản Kiên Giang còn rất thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Hôm nay hãy cùng đặc sản chính gốc tìm hiểu về đặc sản Kiên Giang nhé.
Toc
1.Nước mắm Phú Quốc đặc sản Kiên Giang
Nhắc đến đặc sản Kiên Giang thì đầu tiên phải nhắc đến nước mắm Phú Quốc. Loại nước mắm mà dù là du khách trong và ngoài nước chỉ cần một lần thử qua thì không thể quên được hương vị thơm ngon đó.
Cách làm mắm Phú Quốc đặc sản Kiêng Giang nổi tiếng
Nước mắm Phú Quốc là loại nước mắm có truyền thống lâu đời, không chỉ nổi tiếng ở khắp cả nước mà bạn bè quốc tế cũng biết đến. Nguyên liệu chế biến nước mắm Phú Quốc nguyên liệu chính là cá cơm. Loại cá cơm cho nước mắm ngon nhất là Sọc Tiêu và Cơm Than. Người ta trộn 2 hay 3 phần cá với 1 phần muối rồi để đến 1 năm, càng để lâu hàm lượng đạm càng cao nhưng nước mắm ít thơm và màu bị sậm hơn. Người ta còn chôn nước mắm vài ba năm, lúc đó màu nước mắm thành đen gọi là nước mắm lú, dùng để chữa bịnh. Nếu dùng cá ươn thời gian sẽ mau hơn nhưng nước mắm không thơm và màu không đẹp.
2.Bánh canh ghẹ chả đặc sản Kiên Giang
Bánh canh là một món ăn khá phổ biến ở nhiều vùng miền. Nhưng để có món bánh canh nổi tiếng và trở thành đặc sản Phú Quốc thì cẩn phải có nguyên liệu và cách chế biến đặc biệt.
Cách làm bánh canh ghẹ chả đặc sản Kiên Giang
Khi nghe đến tên của món ăn thì chúng ta có thể nhận ra ngay thành phần chính là gì rồi. Bao gồm bánh canh, ghẹ và chả. Vì Kiên Giang là một vùng sông nước cùng với đó còn tiếp giáp với biển nên nguyên liệu về thủy hải sản rất phong phú. Món ăn được chế biến từ những nguyên liệu khai thác ngoài tự nhiên và cái đặc biệt của món ăn đến từ nước lèo. Nước lèo từ tôm khô, thịt, xương heo lại được cho thêm đầu cá thu lấy khi tàu vừa cập bến thơm, ngọt, mặn mà lại rất thanh. Còn chả cá chế biến bằng thịt cá thu càng đáng nói. Cá tươi nạo, trộn với gia vị cơ bản như tiêu, tỏi, hành, bột ngọt, mắm rồi quết thật đều tay. Khi hỗn hợp nhuyễn đều, ép dẹp đem hấp chín hoặc chiên. Từng miếng chả dậy mùi khi ăn sẽ được thái nhỏ vừa dai, vừa giòn, vừa đậm đà. Đặc biệt, ghẹ không quan trọng là to hay nhỏ nhưng thật chắc thịt, còn sống cho vào luộc nên ngọt ngon. Tô bánh canh ghẹ bưng ra dễ làm người ăn ngạc nhiên vì chỉ thấy ghẹ với chả, bánh canh trắng nằm phía bên dưới khiêm nhường. Bánh canh ghẹ làm toàn từ hải sản nhưng không hề có chút tanh ngược lại, mùi rất quyến rũ. Một tô thôi nhưng trong đó tập hợp đủ vị biển làm say lòng thực khách mê hải sản.
3.Xôi xiêm đặc sản Kiên Giang
Khi đặt chân đến vùng đất này, đặc sản Kiêng Giang mà bạn nhất định không thể bỏ qua đó là xôi xiêm.
Bài viết liên quan:
Cách làm xôi xiêm đặc sản Kiên Giang nổi tiếng
Để có một xửng xôi ngon, cần chọn nếp Thái Lan mua ở chợ Hà Tiên, được vận chuyển theo đường biên giới Campuchia. Nếp Thái được chọn mua vì dẻo và ngon hơn nếp Việt Nam. Trước khi nấu xôi, ngâm nếp khoảng 4-5 giờ, sau đó gút nước bằng vải the, chưng cách thủy nửa giờ. Nhân xôi gồm có trứng gà ta, đánh cho nổi lên rồi lấy nước dừa xiêm, ướp đường Thốt Nốt và đường cát Thái Lan. Nhất thiết phải hấp riêng trong một nồi khác. Thường thì lá dứa, một loại lá thơm được cho vào trong nồi nước nấu. Chính nhờ loại nguyên liệu này mà xôi ngoài vị thơm ngọt, béo ngậy còn có một mùi thơm rất lạ. Khi ăn xôi Xiêm, người ta xới xôi ra đĩa, rưới nước xốt và nước cốt dừa lên trên.
4.Bánh ống lá dứa đặc sản Kiên Giang
Bánh ống vốn là món ăn vặt của người Khmer nhưng đã tồn tại như một phần không thể thiếu trong đời sống hằng ngày của người dân miền sông nước.
Nguyên liệu làm bánh ống lá dứa đặc sản Kiên Giang
Nguyên liệu làm bánh ống có sự khác biệt giữa các tỉnh, tuy nhiên, các thành phần chính vẫn là bột gạo nếp, dừa nạo, lá dứa và vừng.
5.Bánh thốt nốt đặc sản Kiên Giang
Bánh thốt nốt là một món ăn khá đặc biệt và cũng khá lạ với người dân Việt Nam. Món ăn này được người dân khmer sáng tạo ra từ trái thốt nốt và bột gạo.
Cách làm bánh thốt nốt đặc sản Kiên Giang
Để làm bánh, người ta lấy gạo ngon xay thành bột, ủ một đêm cho lên men. Lấy bột này trộn với cơm thốt nốt và nước thốt nốt rồi gói trong tấm lá chuối theo hình chữ nhật, rồi đem hấp. Một cách khác người dân Kiên Giang hay làm đó là lấy trái thốt nốt già chà vào rổ lấy bột, trộn với gạo, chút dừa nạo rồi gói trong lá chuối hoặc lá dừa, lá thốt nốt đem hấp… Sau ít thời gian, mùi thơm từ xửng hấp bốc ra ngào ngạt là bánh được. Bánh thốt nốt – đặc sản Kiên Giang – nhìn ngoài không mấy đẹp nhưng khi mở gói ra thì ngon mắt vô cùng. Màu vàng đặc trưng vuốt ve bột mềm, ăn đến no vẫn thèm.