Những Đặc sản Cà Mau khác
Đặc sản Cà Mau, Khi nhắc đến điểm cuối cùng của dải đất hình chữ S người ta sẽ nghĩ đến ngay đó là mủi Cà Mau. Đây là một tỉnh thuộc đồng bằng sông Cửu Long, là đồng bằng thuần nhất, sông rạch chằng chịt, như một bán đảo, có 3 mặt giáp biển. Mũi Cà Mau hàng năm được phù sa bồi đắp nên đất đai vô cùng màu mỡ, không chỉ có thế ẩm thực và văn hóa nơi đây cũng rất đa dạng và phong phú. Hôm nay đặc sản chính gốc sẽ giới thiệu cho các bạn về đặc sản Cà Mau nổi tiếng nhé.
Toc
1.Mắm tép đặc sản Cà Mau
Tép là một loài hải sản khá phổ biến ở nhiều vùng miền, nhưng để có số lượng lớn và mang một phần giá trị về kinh tế thì chỉ có ở khu vực miền Tây đặc biệt là Cà Mau. Vào mỗi mùa nước nổi tép ở khu vực này rất nhiều và phổ biến, người dân nơi đây vì thế mà cũng chế biến ra rất nhiều món ăn làm từ tép nhưng muốn để được lâu và sử dụng lâu dài thì cần phải có cách bảo quản tốt vì vậy mà món mắm tép được chế biến và trở thành đặc sản nơi đây.
Cách làm mắm tép đặc sản Cà Mau nổi tiếng
Để cho ra một hũ mắm tép thơm ngon và đỏ thì nguyên liệu bắt buộc là con tép đất sông mà phải còn sống thì mới ngon, khi chín mắm có màu đỏ au rất thèm. Tép làm mắm cần phải rữa thật sạch rồi để ráo nước giữ nguyên con. Tỏi ớt xắt lát mỏng sau đó xếp tép, tỏi ớt vào keo không xếp đầy keo. Rưới rượu trắng vào ngâm được 1 giờ thì chắt rượu ra, dùng thanh tre gài lại không cho tép nổi lên. Đun sôi nước mắm với đường để nguội rồi mới cho vào hũ mắm. Mắm chín chuyển sang màu đỏ là có thể ăn được.
2.Ba khía đặc sản Cà Mau
Ba khía là một loài hải sản nhìn khá giống cua đồng nhưng có thân dẹp hơn cua đồng và sống trong vùng nước ngập mặn miền Tây. Người bản địa vẫn chuộng ba khía muối nhất. Ba khía còn được trộn cơm vào những chiếc mai đầy gạch son thì tuyệt vời. Cái vị ngọt của cơm nguội hòa với cái vị mặn mặn của ba khía cùng với cái bùi bùi của gạch son thì không có gì có thể sánh bằng.
Các món ăn làm từ Ba Khía đặc sản Cà Mau nổi tiếng
Ba Khía vừa to, vừa có thịt thơm và chắc được sử dụng để làm nguyên liệu cho nhiều món ngon phong phú, hấp dẫn, lạ miệng như ba khía rang muối, ba khía luộc xả, ba khía rang me, ba khía chiên nước mắm,…. Dù được chế biến theo cách gì hay ăn kèm với loại nào thì hương vị của nó đều rất tuyệt vời, hấp dẫn và khó tả.
3. Mật ong rừng U Minh – đặt sản Cà Mau
Khi nhắc đến đặc sản Cà Mau thì không thể không nói đến đặc sản mật ong rừng U Minh. Mật ong ở đây có màu vàng cam trong suốt, đặc quánh, vị ngọt thanh dịu, thơm mùi hoa tràm và giá trị dinh dưỡng rất cao.
Cách khai thác mật ong rừng U Minh
Đê khai thác được mật ong rừng U Minh người dân nơi đây phải đi sâu vào trong rừng, lần ra tổ ong, phần lớn loài ong để lấy mật này thường làm tổ ở nơi rất cao, và muốn lấy được mật thì cần rất nhiều thời gian và nguy hiểm. Qúa trình khai thác khó khăn nhưng bù lại chất lượng mật ong nơi đây không nơi nào có thể sánh bằng. Mật ong rừng mà một món đặc sản đầy dinh dưỡng nếu đã ghé đến Cà Mau thì không nên bỏ lỡ món đặc sản này làm quà
4.Khô cá sặc rằn U Minh – đặc sản Cà Mau
Vùng đất trù phú Cà Mau được ưu ái ban tặng nhiều món ngon đặc biệt, trong đó có món khô cá sặc rằn U Minh. Loại cá này sống chủ yếu ở những vùng bị nhiễm phèn mặn, kích thước không lớn chỉ bằng bàn tay người, cá sặc rằn có thịt chắc, dai và thơm hơn ở các vùng khác.
Cách làm khô cá sặc rằn U Minh – đặc sản Cà Mau nổi tiếng
Để làm ra món đặc sản khô cá sặc này người dân địa phương đã phải chọn những con cá sặc tươi, chất lượng và kích cỡ đồng đều. Làm sạch, bỏ ruột rồi ướp trong nước muối khoảng 1 giờ đồng hồ, sau đó đem phơi trong 1 – 2 nắng để giữ nguyên hương vị cá đậm đà, thịt mềm của cá.
5.Khô cá kèo – đặc sản Cà Mau
Những con cá kèo thân mình dài nhọn, thịt dai và thơm ngon được sử dụng để chế biến thành món ăn thường xuyên có mặt trong bữa cơm hàng ngày của người Cà Mau. Phần thịt cá ngọt và thơm, hòa lẫn vị béo của gan, vị đắng của mật tạo nên món ăn đặc sản hấp dẫn, được lòng thực khách.
Cách làm khô cá kèo đặc sản Cà Mau nổi tiếng
Để đảm bảo được chất lượng của món đặc sản khô cá kèo, người dân địa phương sẽ lựa từng con cá kèo tươi sống, đem rửa sạch, nhúng vào nước muối tro rồi để khô ráo nước. Sau đó, xếp cá lên vỉ tre hoặc lưới mành phơi khoảng ba nắng gắt. Trong quá trình phơi khô cá kèo, bà con ở đây phải dùng chai chứa rượu đế để xịt phun sương phủ lên lớp khô của cá vừa để đuổi côn trùng vừa giúp khô kèo tránh bị gắt dầu đảm bảo giữ nguyên chất béo của cá.