Tết đoan ngọ

...
Ngày
...
Giờ
...
Phút
...
Giây

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Tết đoan ngọ là gì?

Tết Đoan Ngọ hay dân gian quen gọi là tết diệt sâu bọ, tết nửa năm… rơi vào ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch hằng năm.

Tết Đoan Ngọ tiếng Anh sẽ được dịch dựa trên ý nghĩa của từng từ Chẳng hạn: “Tết” là “festival”, “Đoan” có thể dịch thành nhiều từ như “the start”/ “straight”/ “middle”/”righteousness”/ “just”, “Ngọ” là “at noon” (from 11 am to 1 pm). Đoan Ngọ là thời điểm mặt trời gần với Trái đất và nếu dịch theo tiếng Anh là: “Doan Ngo is the moment that the sun is the most near the Earth”.

Tại Việt Nam, Tết Đoan Ngọ tiếng Anh là “Mid-year Festival – 5/5 (Lunar)”. Còn tại Trung Quốc, ngày Tết Đoan Ngọ được dịch sang tiếng Anh có tên là “Dragon Boat Festival” (lễ hội thuyền rồng) hoặc “Duanwu Festival” (lễ Đoan Ngọ).

Nguồn gốc và ý nghĩa của tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất. Ở Việt Nam, tết Đoan Ngọ còn được gọi với cái tên khá dân dã đó chính là “tết giết sâu bọ”. Hiểu đơn giản, đây chính là ngày phát động bắt sâu bọ, tiêu diệt bớt các loài sâu bệnh gây hại cho cây trồng.

Nguồn gốc của tết đoan ngọ từ đâu?
Nguồn gốc của tết đoan ngọ từ đâu?

Tết đoan ngọ ăn gì?

Bánh tro (Bánh ú tro)

Với phần nếp đã được ngâm cùng nước tro (đã được đốt từ các loại cây khô), bánh ú tro nhờ vậy mà có hương thơm rất lạ, chẳng giống với những loại bánh ú khác.

Bánh tro (Bánh ú tro)
Bánh tro (Bánh ú tro)

Bánh tro có hình chóp tam giác nhỏ nhắn, được gói trong một lớp lá tre hoặc lá chuối rồi hấp đến khi chín mềm. Bánh là sự hoà quyện giữa phần nếp tro và đậu xanh ngọt thanh, bùi và béo vô cùng hấp dẫn. Ngoài loại bánh có nhân, bánh tro đôi khi còn làm không nhân và chấm với mật mía mang đến sự ngọt ngào và ngon miệng đến khó tả.

Thịt vịt

Tại miền Trung, chẳng phải đơn thuần mà thịt vịt được ưa chuộng vào ngày Tết Đoan Ngọ. Chúng không chỉ có tính hàn, giúp cơ thể được giải nhiệt, trở nên mát mẻ hơn vào những ngày đầu hè oi bức. Ngoài ra, từ đầu tháng 5 trở đi, vịt vào mùa nên thịt của chúng sẽ béo, thơm và chắc hơn hẳn.

Tham khảo thêm:  Tết thường tân
Thịt vịt
Thịt vịt

Không chỉ một, bạn có thể chế biến vịt thành hàng trăm những món ăn ngon. Vịt quay với lớp da giòn tan và thơm lừng. Cháo vịt lại ngọt, thơm với thịt vịt mềm, dai hấp dẫn. Mì vịt tiềm, vịt nấu chao hay bún măng vịt cũng đều là những món vịt rất ngon mà bạn nên trổ tài làm thử đó!

Cơm rượu nếp

Thông thường, cơm rượu sẽ được ăn đầu tiên vào buổi sáng sớm khi bạn vừa thức dậy trong ngày Tết Đoan Ngọ. Người dân tin rằng, trong dạ dày chúng ta có những loại vi khuẩn mà những loại thức ăn chua, chát sẽ loại bỏ được chúng nên cơm rượu nếp sẽ là sự ưu tiên hàng đầu.

Cơm rượu nếp là hỗn hợp nếp nguyên hạt đã được đồ thành xôi, sau đó rắc một lớp men rồi ủ trong ba ngày. Thúng xôi ủ được đặt trên một chiếc chậu, hứng lấy nước rượu để khi ăn, trộn với cái, tạo vị ngọt, cay rất dễ chịu. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.

Chè trôi nước

Là một món tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, chè trôi nước được yêu thích và góp mặt trong nhiều dịp quan trọng trong năm như 23 tháng Chạp đưa Ông Táo về Trời, Tết Hàn thực,… Do đó, Tết Đoan Ngọ nhất định không thể thiếu món chè ngon này.

Những viên chè tròn, đều mang nhiều màu sắc đẹp mắt. Bên trong là nhân đậu xanh ngọt ngào, kết hợp cùng đường thơm nức, nước cốt dừa lại béo ngậy. Chỉ cần nghĩ đến là muốn ăn ngay một chén rồi bạn nhỉ!

Trái cây

Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp, bao gồm những loại trái cây ngon nhất mùa.

Không chỉ đẹp mắt nhờ màu sắc hài hoà, hương vị của các loại trái cây đầu mùa như: mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… còn thơm ngon. Người dân luôn mong muốn mầm bệnh được tiêu trừ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn.

Mâm cúng tết Đoan Ngọ gồm những gì?

Lễ gia tiên

Mâm cúng gồm:

  • Một mâm cơm chay
  • Các loại bánh chay, xôi chay
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt 
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả
  • Ba chén rượu ba màu trắng, đỏ, vàng, trong rượu có pha một chút hùng hoàng
  • Ba chén nước trà ba hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá
  • Có thể mua một chút tiền âm phủ

Sau đó đốt 9 ngọn nến, thắp 9 nén nhang, quỳ lạy 9 lạy và khấn:

Con nhất tâm kính bái, cung thỉnh cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại, hôm nay là ngày mùng 5 tháng 5 âm lịch, ngày Tết Đoan Ngọ năm (thời gian hiện tại) vào giờ nhâm ngọ thanh long hoàng đạo là giờ cát tường, chúng con với tấm lòng thành kính hiếu nghĩa xin sửa soạn lễ vật, tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh kính mời cha mẹ, ông bà, cùng gia tiên tiền tổ nội ngoại hạ đàn thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của chúng con.

Tham khảo thêm:  Tết hạ nguyên

Kính lạy cha mẹ ông bà cùng gia tiên nội ngoại, nhân ngày Tết Đoan Ngọ con cung thỉnh kính mời gia tiên nội ngoại trợ duyên cho chúng con làm lễ cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế bảo vệ mùa màng cho nhân dân, gia ân cho hương linh tiên tổ được mát mẻ ở nơi thiên giới, chúng con thỉnh cầu cha mẹ, ông bà, gia tiên tiền tổ nội ngoại phù hộ độ trì cho chúng con, Cầu tài tài đến. Cầu phúc phúc lai. Cầu đức đức thịnh. Cầu lộc lộc tồn. Hanh thông sự nghiệp vạn sự cát tường như ý.

Lễ ra tiên tết đoan ngọ
Lễ ra tiên tết đoan ngọ

Chúng con nhất tâm quy mệnh lễ, thành kính cung thỉnh lên gia tiên nội ngoại cầu xin gia tiên chứng lễ.

Chúng con xin đa tạ (3 lần).

Lễ cầu xin Ngọc Hoàng Đại Đế và Thần Tiên

Chuẩn bị đàn lễ được cúng ngoài trời, được đặt quay mặt về hướng Nam.

Mâm cúng gồm:

  • Bàn lễ trải một tấm vải đỏ rộng
  • Ccác loại bánh chay, một mâm xôi
  • Mâm hoa quả ngũ sắc có đủ năm vị là, cay, chua, đắng, mặn, ngọt.
  • 9 bông hoa đồng tiền đỏ cài lên mâm hoa quả.
  • 5 chén rượu năm màu trắng, đỏ, vàng, xanh, đen. Trong rượu có pha một chút hùng hoàng.
  • 5 chén nước trà năm hương vị khác nhau, cùng vàng thuyền, vàng thỏi, vàng lá.
  • Một chiếc lọng đỏ có viền vàng. 

Lưu ý: Không được cúng tiền âm phủ. 

Lưu ý tết đoan ngọ
Lưu ý tết đoan ngọ

Thắp 9 ngọn nến, 9 nén nhang và đọc kinh:

Đốt nến và đọc kinh. Khởi tâm thắp nến. Hào quang sáng bừng. Tâm thân thanh tịnh. Gạt bỏ phiền ưu. Thái thượng đại đan. Từ quang phổ chiếu. Thần tiên chứng đàn.Thắp nhang và đọc kinh. Hương phần bảo đỉnh. Khí đạt huyền không. Thần nhân hợp nhất. Yết kiến nguyệt cung. Thần thông linh hiển. Pháp hiện cửu vân. Đan điền linh tụ. Tâm quy mệnh lễ. Cáo hạ thần tiên.

Quỳ xuống lễ 9 lễ. Văn khấn rằng:

Con xin trấn minh nhất tâm quy mệnh lễ. Kính lạy Thượng Đế. Kính lạy Hỗn Côn Sư Tổ. Kính lạy Hồng Quân Lão Tổ. Kính lạy Ngọc Hoàng Đại Đế, Đông phương Thanh Đế, Nam phương Xích Đế, Tây phương Bạch Đế, Bắc phương Hắc Đế. Kính lạy Hàng Ma đại đế thánh quân, Trừ Ma đại đế thánh quân, Giáo Hóa đại đế thánh quân. Kính lạy Tam Thanh Sư Tổ, Nguyên Thủy Thiên Tôn, Đạo Đức Thiên Tôn, Linh Bảo Thiên Tôn. Kính lạy Càn khôn đại chiến thần Cửu Thiên Huyền Nữ, Thái Thượng Lão Quân, Huyền Thiên Trấn Vũ. Kính lạy chính nhất tổng quản đại Thần Tài 

Kính lạy: Chư vị Thần Tướng. Thượng đàm thần tướng thiên thiên tướng. Trung đàm thần tướng thiên thiên binh. Hạ đàm thần tướng thiên thiên mã. Kính lạy Tứ Đức Thánh Mẫu. Kính lạy Tứ Hải Long Vương. Kính lạy, Tản Viên Sơn Thánh Đô Đại Thành Hoàng. Kính lạy, Quốc chủ Đại Vương cảm thần Bạch Mã Linh Lang, cùng chư vị Thánh Quốc. Kính lạy chư vị Sơn thần, Long thần, Thổ địa, Thổ công táo quân, Thổ kỳ, cùng chư vị thần tiên trong tam giới, hạ đàn chứng lễ.

Tham khảo thêm:  Tết trung thu

Hôm nay là ngày Tết Đoan Ngọ giữa thiên địa minh chứng, chúng con nhất tâm thành kính sửa soạn lễ vật tiền vàng, nhang đăng cung thỉnh tấu sớ kính trình lên Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài, xin chư ngài gợi ý lên Thượng Đế khai ân minh xét cho toàn cõi trần gian được giải thoát mọi kiếp nạn, tất cả tà ma, quỷ trùng không làm hại được dương gian, mùa màng được bội thu, chúng sinh đều được hoan ca hưởng đại phúc, người tốt vì dân vì nước, người lương thiện, người không sát sinh, được tăng thọ, tích phúc, được ban cho tài lộc, quan lộc, phúc lộc, vận khí hanh thông vạn sự như ý nguyện.

Cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế, cùng chư ngài khai ân ban cho những linh hồn gia tiên của chúng con được hưởng đặc ân của Thượng Đế, được lên thiên giới hưởng đại phúc đại lộc.

Chúng con cầu xin Thượng Đế, Ngọc Hoàng Đại Đế cùng chư ngài minh anh xoi xét để các vị Thần Tiên chuyên diệt quỷ trừ tà trong tam giới được ra tay trừng phạt những kẻ ác nhân thất đức, hách dịch cường quyền ở trần gian, trừng phạt bọn trùng yêu, tà quái làm hại mùa màng.

Chúng con trấn minh nhất tâm thành kính nguyện rằng: Cầu tài tài đến, cầu phúc phúc lai, cầu đức đức thịnh, cầu lộc lộc tồn, ỷ trượng chư thiên, cung đức giáng hạ, hương biến tam giới thấu cửu trùng thiên. Chúng con cầu nguyện cho bách gia trăm họ và nhân dân Việt Nam, gia toàn khang ninh, nhân an vật thịnh, hiển vinh thụ huệ, thế thế chi an, ngàn thu vạn vạn tuế.

Nguyện cầu cho toàn cõi chúng sinh trong tam giới đều được hưởng ân huệ của Thượng Đế, vạn vật tự nhiên đều vinh danh Thượng Đế.

Chúng con xin đa tạ (3 lần).

Sau khi đọc xong văn khấn thì lại quỳ lễ 9 lần.

Lưu ý cần biết trong ngày Tết Đoan Ngọ

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ, Tết Đoan Ngọ được tiến hành vào giờ chính Ngọ (12h trưa) ngày 5/5 âm lịch. Bởi lẽ, Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là khoảng thời gian từ 11h tới 13h.

Ngoài ra, vào ngày này bạn nên tránh làm các điều sau:

  • Vứt giày dép lộn xộn: Trong tiếng Hán, giày dép đồng âm với từ “tà”. Vì vậy, trong ngày Tết Đoan Ngọ, để giày dép không đúng, vứt lộn xộn dễ chiêu dụ tà khí.
  • Tránh để rơi tiền: Rơi tiền bạc hay ví trong Tết Đoan Ngọ chẳng khác gì bạn để rơi mất tài lộc, tài vận ắt đi xuống. 
  • Không mua vật phẩm có hình thù kỳ quái: Trong ngày Tết Đoan Ngọ, nên tránh mua những vật phẩm có hình thù kỳ quái, không rõ nguồn gốc, ý nghĩa để tránh rước thêm tà khí về.
  • Không chọn phòng đầu tiên hoặc cuối cùng ở hành lang khi ở khách sạn, nhà nghỉ: Theo phong thủy, hai vị trí này dễ hút nguồn năng lượng tiêu cực, không tốt cho sức khỏe. 
  • Tránh dừng chân ở nơi âm u: Nếu xuất hành trong ngày này nên tránh xa bệnh viện, đám ma vì những nơi này âm khí quá nặng, dễ chiêu bệnh tật, tà khí.

Tết đoan ngọ tại các khu vực

  • tết đoan ngọ trung quốc
  • tết đoan ngọ ở hàn quốc
  • tết đoan ngọ ở đài loan
  • tết đoan ngọ ở miền trung
  • tết đoan ngọ miền bắc
  • tết đoan ngọ ở huế

 

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Ngày Vía Thần Tài

Ngày Vía Thần Tài

Ngày vía thần tài mua vàng sẽ mang lại may mắn, tài lộc cho cả năm. Năm 2021, Ngày vía Thần Tài rơi vào Chủ nhật, Ngày 21/2/2021 dương lịch (1/10/2021 theo lịch âm). Mâm cúng ngày vía thần tài cần thịnh soạn, đầy đủ.

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2022?

Tết nguyên tiêu

Tết nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam. Tết nguyên tiêu có ý nghĩa gì? Tết nguyên tiêu nên cúng gì?

Tết hàn thực

Tết hàn thực

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục ăn bánh trôi, bánh chay Tết Hàn Thực tại Việt Nam. Văn khấn tết hàn thực mới nhất 2021

Giỗ tổ hùng vương

Giỗ tổ hùng vương

Lễ giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn với toàn thể dân tộc Việt Nam. Nguồn gốc, ý nghĩa giỗ tổ Hùng Vương là gì? Lịch nghỉ Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2021.

Lễ phật đản

Lễ phật đản

Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của Đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Lễ vu lan

Lễ vu lan

Lễ Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có. Lễ vũ lan năm 2021 rơi vào ngày Chủ Nhật, 22 tháng 8 năm 2021.

Tết thường tân

Tết thường tân

Tết Thường Tân còn có những tên gọi như Tết Trùng Thập, Tết Song Thập hay Tết của các thầy thuốc. Ngày Tết này được tổ chức vào ngày 10 Tháng 10 Âm lịch.

Tết trung thu

Tết trung thu

Trung thu là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Tết Trung thu ở Việt Nam có gì khác so với các nước khác?

Tết hạ nguyên

Tết hạ nguyên

Ngoài tết Nguyên đán, chúng ta vẫn còn nhiều dịp tết khác quan trọng mang đậm nét văn hóa truyền thống, trong đó có tết Hạ Nguyên. Vậy thực ra tết Hạ Nguyên là gì?

Tiễn táo quân về trời

Tiễn táo quân về trời

Ngày lễ tiễn Táo quân về trời diễn ra vào 23/12 âm lịch hằng năm. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Dọc bài viết này để hiểu rõ hơn về phong tục này nhé!

Lễ tất niên

Lễ tất niên

Lễ tất niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ Cúng Giao thừa. Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm 2021, đầu năm 2022 được dùng rộng rãi.

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2024

Xem thêm
Tết đoan ngọ

10 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm