Ngày Vía Thần Tài

...
Ngày
...
Giờ
...
Phút
...
Giây

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Thần tài là gì?

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, ghi: “Thần Tài là một vị thần trong tín ngưỡng Việt Nam và một số nước phương Đông. Theo truyền thuyết, Thần Tài chính là Triệu Công Minh, người đời nhà Tần. Ông lánh đời đi tu tại núi Chung Nam. Về sau đắc đạo, ông được phong làm Chính Nhất Huyền Đàn Nguyên Soái, coi việc đuổi trừ ôn dịch, cứu bệnh trừ tà.

Ngày Vía Thần Tài là gì?

Ngày vía Thần Tài xuất phát từ Trung Quốc và được du nhập vào Việt Nam khoảng đầu thế kỷ XX. Có 2 sự tích chính lưu truyền vào ngày này cho biết ngày vía thần tài là ngày mấy. Một về về sự tích ngày mùng 10 tháng giêng chính là ngày Thần tài bay về trời sau khi nhớ ra thân phận của mình. Trước đó khi ở nhân gian, ông thường đem đến sự may mắn và khách hàng cho các quán làm ăn, kinh doanh.

Hai là người phụ nữ được cho là Thần tài tên Như Nguyệt sau khi biến mất trong đống rác thì công việc làm ăn của chồng liền lụi bại. Chính vì thế bàn thờ của Thần Tài luôn được đặt ở góc khuất và người ra cũng kiêng quét rác trong 3 ngày Tết để tránh quét mất tài lộc của nhà mình đi.

Dù là sự tích nào thì Thần tài cũng được coi là vị thần mang lại tài lộc và sự may mắn, giúp cho công việc làm ăn thuận buồm xuôi gió. Vì thế, đây là một ngày rất được dân kinh doanh coi trọng.

Ý nghĩa ngày Thần Tài là gì?

Theo truyền thuyết kể rằng, ngày xưa dưới trần gian không Thần Tài mà chỉ có Thần Tài ở trên trời, người là vị thần cai quản tài lộc, tiền bạc. Do một lần đi chơi, nhậu sỉn, Thần Tài say quá không làm chủ bản thân nên đã rơi xuống trần gian, ngất xỉu do đầu va vào đá. Mọi người thấy Thần Tài ăn mặc như diễn viên tuồng cải lương thì lột sạch quần áo, mũ nón đem bán. Thần Tài tỉnh dậy không nhớ mình là ai nên đi lang thang ăn xin khắp nơi.

Tham khảo thêm:  Lễ phật đản

Vào đến một cửa hàng kinh doanh nọ, ông thấy chủ cửa hàng buôn bán gà vịt ế ẩm, Thần Tài được mời vào ăn. Kỳ lạ thay, từ khi Thần Tài vào ăn thì khách ở đâu ùn ùn kéo tới, người bán hàng thấy vậy, ngày nào cũng mời thầy tài đến ăn. Có lẽ từ đây mà có câu Thần Tài gõ cửa. Mọi người dân buôn bán quanh vùng coi Thần Tài như báu vật, liền lập bàn thờ để cúng.

Ngày vía thần tài là ngày bao nhiêu trong năm 2022?

Ngày vía thần tài là ngày mùng 10/1 (theo lịch âm).

Theo lịch dương 2022 thì ngày vía thần tài sẽ rơi vào Chủ nhật, ngày 10/02/2022.

Ngày Thần Tài Nên Làm Gì?

Làm lễ đón Thần Tài

Phải có 1 bàn thờ thần tài bao gồm: 1 khảm nhỏ sơn son thếp vàng, bài vị Thần Tài đặt bên trong khảm, 1 bát hương đặt trên khay vàng giấy phía trước bài vị, 2 cây đèn nhỏ đặt 2 bên bát hương, 3 chén nước và 2 chén rượu đặt phía trước khay nước.

Lau dọn bàn thờ, tượng Thần Tài và Ông Địa (nếu có) trước, đồ thờ cúng, lau dọn bàn thờ cho sạch sẽ, thoáng đãng, xong xuôi bạn sắp xếp lại như cũ.

Các đồ bằng sứ thì dùng nước gừng hoặc rượu để lau nhé.

Mua vàng để cúng và tích trữ

Mua vàng trong ngày vía Thần Tài từ lâu đã trở thành phong tục và thói quen của người dân Việt Nam. Mỗi năm cứ đến dịp này là người người, nhà nhà lại đổ xô đi mua vàng cũng vì lẽ đó.

Ngày thần tài nên làm gì? Ngoài việc mua vàng tích trữ thì các bạn cũng đừng quên mua vàng cúng thần tài. Sau khi cúng xong các bạn có thể dùng để đeo bên mình làm đồ trang sức hoặc tích trữ lấy may mắn trong năm mới.

Mua vàng trong ngày vía Thần Tài cần lưu ý những gì?

Với mục đích mua vàng để cầu may nên không nhất thiết phải mua nhiều mới may mắn mà người mua nên căn cứ theo khả năng tài chính và nhu cầu để chọn sản phẩm phù hợp.

Hiện các doanh nghiệp đã chuẩn bị rất nhiều sản phẩm đa dạng để người mua lựa chọn như nhẫn trơn hay vàng miếng loại 0,2 – 0,5 – 1 – 2 – 5 chỉ.

Tham khảo thêm:  Tết thường tân

Với những người chỉ mua với quan niệm cầu may chỉ cần mua một lượng nhỏ nhẫn tròn, trơn bởi giá vàng trong những ngày này thường được neo ở mức giá cao.

Việc mua nhẫn tròn trơn cũng tránh được chi phí chế tác cao, khi bán sẽ không bị thiệt thòi vì loại phí này bởi thông thường chi phí chế tác từ 300-500.000 đồng hoặc hơn nếu sản phẩm yêu cầu công sức và kỹ thuật chế tác tinh sảo.

Còn nếu mua vàng cầu may và dùng để tích trữ tài sản hoặc sau đó có thể cho tặng hoặc dùng đeo làm trang sức có thể chọn một số sản phẩm được chế tác cầu kỳ, có tính thẩm mỹ cao.

Tuy nhiên, dù mua vàng miếng, nhẫn tròn hay trang sức khách hàng nên chú ý số seri của sản phẩm. Số seri này thường được doanh nghiệp khắc ngay trên sản phẩm.

Với vàng nhẫn tròn trơn, ngoài số seri, tuổi vàng cũng thường được khắc ngay phía trong của nhẫn và dễ nhìn thấy. Khi nhìn tuổi vàng, cần kiểm tra mình mua đúng loại tuổi vàng mong muốn hay chưa. Tuổi vàng có nhiều loại, trong đó có giá cao nhất là vàng 999.9.

Sau khi kiểm tra sản phẩm và làm thủ tục, khách hàng nên lấy đầy đủ hóa đơn. Đây là các giấy tờ chứng thực giao dịch của khách hàng với cửa hàng vàng. Đây cũng là giấy tờ đính kèm để được giá cao khi cần mang đi bán.

Ngày Thần Tài Cúng Gì?

Nếu như ngày bình thường các bạn có thể cúng chay bằng hoa quả, bánh kẹo nhưng trong ngày vía thần tài thì cần chuẩn bị đồ cúng mặn tươm tất hơn.

Ngày Thần Tài Cúng Gì?

Ngày Thần Tài Cúng Gì?

Một mâm cỗ mặn đầy đủ để cúng thần tài gồm:

  • 1 mâm ngũ quả
  • 1 lọ hoa
  • 1 con tôm
  • 1 con cua biển
  • 1 con cá lóc nướng
  • 1 miếng heo quay
  • 1 chum rượu, gạo, muối và thuốc lá.

Bạn cũng có thể dâng vàng mà mình mua trong ngày này để cúng luôn.

Những lưu ý khi cúng Thần Tài

– Đồ cúng Thần Tài gồm muối và gạo phải giữ lại trong nhà cho có lộc. Bánh kẹo đã cúng xong thì giữ lại một nửa để ăn, còn một nửa đem đi phát lộc, rượu và nước khi đã cúng xong thì phải đem tưới xung quanh nhà.

Tham khảo thêm:  Tết hạ nguyên

– Vàng thật thì nên cất giữ bên mình để lấy may mắn. Vàng mã thì đem đi đốt bên ngoài cổng nhằm cầu xin Thần Tài phù hộ sự sung túc, bình an cho gia đình.

– Không để hoa quả thờ héo úa, hư hỏng trên bàn thờ Thần Tài vì sẽ ảnh hưởng đến việc làm ăn của gia chủ.

– Không nên để những con vật như chó mèo quấy phá làm ô uế bàn thờ Thần Tài.

Bài khấn Thần Tài năm 2022 (theo “Văn khấn cổ truyền Việt Nam” – NXB Văn hóa Thông tin)

Nam mô A Di Đà Phật!

- Con lạy chín phương Trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương.
- Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
- Con kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
- Con kính lạy Thần Tài vị tiền.
- Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.

Tín chủ con là …
Ngụ tại …

Hôm nay, ngày … tháng … năm …

Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.

Nam mô A Di Đà Phật!

Những Điều Kiêng Kỵ Vào Ngày Vía Thần Tài

  • Việc kiêng kỵ đầu tiên trong ngày vía thần tài là để tượng thần còn ướt nước đã vội cúng cầu. Ngoài ra, ban thờ hai ông cũng phải lau dọn sạch sẽ, những đồ thờ cúng phong thủy khác cũng nên được lau thường xuyên chứ đừng chờ đến dịp thờ cúng mới lâu.
  • Tránh đặt bàn thờ Thần Tài gần những nơi không sạch sẽ, đặc biệt là ở những nơi gần nhà vệ sinh, nhà tắm, nhà bếp hay nơi phơi đồ… Không được dùng đèn nháy, đèn điện thay cho nến hay đèn dầu.
  • Cần mặc quần áo nghiêm túc, chỉnh tề khi cúng vía Thần Tài. Gia chủ tuyệt đối không được mặc đồ rách rưới khi cúng lễ, trang phục xuề xòa, luộm thuộm cũng không nên.
  • Nhiều gia đình có thói quen sau khi thắp hương cúng lễ vía Thần Tài xong sẽ chia lộc, tán lộc cho người khác. Tuy nhiên, đây lại là một trong những điều cấm kỵ trong ngày vía Thần Tài. Người ta cho rằng, nếu lộc trong ngày này mà chia cho người ngoài, tức không phải người thân của mình thì lộc sẽ đi hết ra ngoài.
  • Muối gạo sau khi cúng lễ gia chủ nên cất đi, còn nước thì đứng hắt từ ngoài vào trong nhà mình, ngụ ý lộc tài chỉ đi vào nhà chứ không đi ra, giữ nguyên tài lộc cho gia đình.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán

Tết Nguyên Đán là một ngày lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam. Tết bắt đầu cho việc khởi đầu một năm mới với những điều tốt đẹp nhất. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết 2022?

Tết nguyên tiêu

Tết nguyên tiêu

Tết Nguyên Tiêu từ lâu đã là một ngày lễ quan trọng trong tín ngưỡng của nhiều người dân Việt Nam. Tết nguyên tiêu có ý nghĩa gì? Tết nguyên tiêu nên cúng gì?

Tết hàn thực

Tết hàn thực

Tết Hàn Thực là ngày gì? Bài viết sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguồn gốc và ý nghĩa của tục ăn bánh trôi, bánh chay Tết Hàn Thực tại Việt Nam. Văn khấn tết hàn thực mới nhất 2021

Giỗ tổ hùng vương

Giỗ tổ hùng vương

Lễ giỗ tổ Hùng Vương là một ngày lễ lớn với toàn thể dân tộc Việt Nam. Nguồn gốc, ý nghĩa giỗ tổ Hùng Vương là gì? Lịch nghỉ Lễ giỗ tổ Hùng Vương năm 2021.

Lễ phật đản

Lễ phật đản

Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của Đạo Phật (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm, vào ngày rằm tháng tư, ở các nước theo đạo Phật là để kỷ niệm ngày Đức Phật ra đời.

Tết đoan ngọ

Tết đoan ngọ

Tết Đoan Ngọ hay còn được gọi là tết Đoan Dương, được tổ chức vào giờ Ngọ, ngày mùng 5 tháng 5 Âm lịch hằng năm. Đây là một ngày tết truyền thống tại một số quốc gia Đông Á như Việt Nam, Triều Tiên, Đài Loan, Nhật Bản và Trung Quốc. “Đoan” có nghĩa là mở đầu, “Ngọ” là khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều, ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào buổi trưa. Đoan Ngọ tức là lúc mặt trời bắt đầu ngắn nhất, ở gần trời đất nhất.

Lễ vu lan

Lễ vu lan

Lễ Vu Lan trở thành ngày lễ hằng năm để tưởng nhớ công ơn cha mẹ và tổ tiên nói chung, nhắc nhở mỗi người biết trân trọng những gì mình đang có. Lễ vũ lan năm 2021 rơi vào ngày Chủ Nhật, 22 tháng 8 năm 2021.

Tết thường tân

Tết thường tân

Tết Thường Tân còn có những tên gọi như Tết Trùng Thập, Tết Song Thập hay Tết của các thầy thuốc. Ngày Tết này được tổ chức vào ngày 10 Tháng 10 Âm lịch.

Tết trung thu

Tết trung thu

Trung thu là nét văn hóa truyền thống của người Việt Nam bởi nó mang cho mình nguồn gốc cũng như ý nghĩa đầy thú vị. Tết Trung thu ở Việt Nam có gì khác so với các nước khác?

Tết hạ nguyên

Tết hạ nguyên

Ngoài tết Nguyên đán, chúng ta vẫn còn nhiều dịp tết khác quan trọng mang đậm nét văn hóa truyền thống, trong đó có tết Hạ Nguyên. Vậy thực ra tết Hạ Nguyên là gì?

Tiễn táo quân về trời

Tiễn táo quân về trời

Ngày lễ tiễn Táo quân về trời diễn ra vào 23/12 âm lịch hằng năm. Đây là một nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt. Dọc bài viết này để hiểu rõ hơn về phong tục này nhé!

Lễ tất niên

Lễ tất niên

Lễ tất niên là một lễ truyền thống được tiến hành vào chiều và tối 30 Tết, trước lễ Cúng Giao thừa. Bài văn khấn cúng tất niên cuối năm 2021, đầu năm 2022 được dùng rộng rãi.

Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2024

Xem thêm
Tết đoan ngọ

10 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm