Những Đặc Sản Vĩnh Phúc khác
Đến với Vĩnh Phúc, du khách không chỉ được ngắm nhìn Tam Đảo mù sương, hay nét đẹp của Thiền viện trúc lâm Tây Thiên mà còn được hoà mình vào vô số những danh lam thắng cảnh nơi đây. Ngoài những cảnh đẹp mê hồn du khách còn được thưởng thức những món ăn đặc sản nức tiếng làm thoả lòng thực khách. Có rất nhiều món ăn để du khách tha hồ chọn lựa, cùng điểm qua một số đặc sản của Vĩnh Phúc mà du khách không thể bỏ lỡ khi đến nơi này nhé.
Toc
- 1. Những Đặc Sản Vĩnh Phúc khác
- 2. 1. Bánh ngoã Lũng Ngoại
- 3. 2. Chè kho Tứ Yên
- 4. 3. Bánh gio Tây Đình
- 5. 4. Giò lụa Phúc Đức
- 6. 5. Bánh quấn Tam Đảo
- 7. 6. Dứa Tam Dương
- 8. Bài viết liên quan:
- 9. 7. Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa
- 10. 8. Bánh gạo rang Lập Thạch
- 11. 9. Gà đồi Vĩnh Phúc
- 12. 10. Bò tái kiến đốt
- 13. 11. Rượu chít
1. Bánh ngoã Lũng Ngoại
Bánh ngoã được xem là loại bánh mĩ vị, du khách nhất định phải thử một lần khi có dịp đến đây. Bánh được làm từ bột nếp, mật mía và đậu xanh. Khi thưởng thức món bánh này, bạn sẽ cảm nhận được hương vị bùi bùi, ngọt ngọt của bánh. Càng nhai càng thấy được vị béo ngậy của bánh ngõa khiến thưởng thức một lần rồi sẽ nhớ mãi không quên.
2. Chè kho Tứ Yên
Đối với du khách thì chè kho là món ăn xa lạ, nhưng riêng với người dân Vĩnh Phúc chè kho là món ăn lâu đời gắn bó và nổi tiếng từ thế kỉ thứ 6 đến nay. Chè kho được làm từ đậu xanh và nước đường, trải qua một giai đoạn kì công trong chế biến với tỉ lệ pha thích hợp cùng với việc nấu điều tay sẽ cho ra miếng chè mịn như nhung, khô ráo, vị ngọt thanh vừa phải, thơm mùi đậu xanh, có chút cay cay của gừng, phảng phất mùi thơm mát của hương bưởi. Ăn kèm với trà sen là hết sảy.
3. Bánh gio Tây Đình
Bánh gio hay còn được gọi là bánh nắng, là loại bánh không thể thiếu vào các dịp lễ tết nơi đây. Để làm bánh gio người ta phải chọn gạo, ngâm gạo và gói bánh thật khéo. Bánh gio Tây Đình được gói bằng lá chít đã bị luộc phai màu. Muốn có màu đẹp người Tây Đình ngâm bánh cùng nước gio. Theo các cụ lớn tuổi khi gói bánh gio phải kiêng kỵ dầu mỡ nếu không bánh sẽ rời rạc, không ngon. Khi luộc chín chiếc bánh có màu vàng nâu nhìn trong suốt rất hấp dẫn, khi ăn chấm với nước mía đường du khách sẽ cảm nhận được vị thơm của gạo, những hạt gạo được trộn với nước gio than dẻo dai hoà quyện cùng vị ngọt của mật mía vô cùng hấp dẫn. Bánh gio mang hương vị mà không loại bánh nào có: ngọt, đắng, nồng, thơm, tất cả đã tạo nên một món ăn dân dã đầy hấp dẫn lay động vị giác người ăn.
4. Giò lụa Phúc Đức
Bỏ qua giò lụa Phúc Đức là bạn đã bỏ qua một tinh hoa ẩm thực nơi này rồi đấy. Vĩnh Phúc vốn nổi tiếng với rất nhiều loại đặc sản, và một trong số những đặc sản được lòng du khách gần xa tìm mua đó chính là giò lụa Phú Đức, giò lụa không chỉ sử dụng trong bữa ăn hàng ngày mà còn sử dụng trong dịp lễ tết, làm quà biếu. Giò được chế biến theo cách thủ công truyền thống nên vẫn giữ nguyên hương vị và đảm bảo vệ sinh. Thịt được chọn từ thịt mông heo mới mổ, đem giã nhuyễn cùng gia vị, gói lại bằng lá chuối và hấp chín. Giò có màu hồng tươi và mùi vị thì vô cùng hấp dẫn.
5. Bánh quấn Tam Đảo
Bánh quấn được chế biến như bánh ướt ở vùng khác, được làm từ bột lúa rẫy ở vùng cao trộn cùng với thịt nạc băm và nấm mèo xắt nhuyễn kèm hành phi thơm nức mũi. Tùy thích mà người dùng có thể ăn bánh quấn với nhiều thức kèm theo như là canh gà, trứng chiên, thịt heo luộc, nhưng ngon nhất có lẽ là ăn bánh quấn với thịt lợn đồi nướng. Khi ăn chấm kèm nước mắm pha với đường và giấm du khách sẽ cảm nhận được vị ngon hoà quyện trong miệng, tạo một cảm giác dân dã khó tả.
6. Dứa Tam Dương
Bài viết liên quan:
Tam Dương là huyện trồng nhiều dứa nhất của Vĩnh Phúc. Dứa nơi đây thơm ngọt và mọng nước gồm có dứa mỡ gà ruột màu vàng nhạt, vị chua và dứa Hướng Đạo quả nhỏ, ruột dòn, vị ngọt mà dốt dốt chua, ăn ngon nhất. Du khách có thể cắt ăn trực tiếp hoặc làm nước ép, làm mứt cũng rất ngon. Với những công dụng tuyệt vời của dứa mang lại thì còn chần chừ gì nữa mà không lựa chọn loại đặc sản này làm quà để mọi người cung thưởng thức nào.
7. Rượu dừa Tiên Tửu Ngọc Hoa
Nói đến dừa người ta thường nhắc đến Bến Tre hay các vùng sông nước của Miền Nam. Nhưng ở Miền bắc cũng có một loại rượu dừa ngon nức tiếng gần xa thơm ngon khó loại rượu nào sánh bằng mà lại vô cùng dễ uống. Rượu được lên men và ủ theo phương thức bí truyền đảm bảo còn nguyên trái, phần nếp cái và men được bơm vào bên trong trái và được bịt kín lại. Rượu dừa Tiên tửu Ngọc Hoa khi thưởng thức có mùi thơm mát đặc trưng của hương dừa, khi uống có vị ngọt nhẹ, đặc biệt không gây cảm giác háo nước, đau đầu… rượu dừa hỗ trợ giảm cân, tốt cho đường tiêu hoá, giúp ăn ngon miệng, làm đẹp và chống lão hoá…càng uống càng mê khó cưỡng.
8. Bánh gạo rang Lập Thạch
Với đôi bàn tay khéo léo của mình người dân Lập Thạch đã làm ra món bánh gạo rang_ thức quà quê được rất nhiều người ưa thích, nó cũng trở thành loại đặc sản gắn liền với Vĩnh Phúc. Món này được làm từ nước đường, gạo nếp, lạc rang và trải qua quá trình chế biến khéo léo với công thức riêng để tạo thành. Khi ăn bánh có mùi thơm của gạo nếp cái hoa vàng, lạc rang, gừng được chọn lọc kĩ hòa quyện với vị ngọt thanh từ mật mía với sự khéo từ bàn tay các bà, các mẹ đã tạo nên sản phẩm bánh gạo rang đặc biệt này.
9. Gà đồi Vĩnh Phúc
Với địa hình núi đồi, thích hợp cho việc nuôi thả tự nhiên. Gà đồi Vĩnh Phúc được đông đảo du khách biết đến nhờ sự thơm ngon và thịt dai đặc biệt. Gà được chăn thả trong môi trường tự nhiên, có lông đỏ hoặc đen, chân vàng, thịt dai và thơm ngọt thích hợp cho việc chế biến nhiều món ăn khác nhau. Du khách có thể lựa chọn những món ăn tại chỗ hoặc mua gà về chế biến theo công thức riêng của mình, đảm bảo sẽ rất ngon đấy.
10. Bò tái kiến đốt
Nếu có dịp du lịch đến Tam Đảo, bạn đừng bỏ lỡ món ăn có một không hai này. Bò tái kiến đốt là món ăn không chỉ có tên gọi lạ mà còn có công thức chế biến kỳ công. Chỉ có ở Tam Đảo, bạn mới có thể thưởng thức món ăn này một cách đúng vị nhất, hầu như không thể tìm thấy ở nơi nào khác. Thịt bò được chọn từ những con bò mới mổ, thịt còn nóng, sẽ được cắt từng tảng đem treo ngay cạnh các tổ kiến trên cây rừng. Sau đó, người ta chọc cho lũ kiến trong tổ bung ra, bâu kín miếng thịt. Miếng thịt càng nóng, thơm càng kích thích lũ kiến. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh, người dân nơi đây chỉ chọn những tổ kiến trên cây. Và người ta sẽ đem treo cạnh nhiều tổ kiến khác nhau để tạo ra nhiều vị riêng, sau đó đem rửa qua nước muối loãng để ráo rồi nướng nhanh tay trên lửa than hồng cho chín tái. Khi nướng đảo điều tay để thịt được chín điều và thơm ngon. Khi ăn chấm kèm loại ước tương được pha từ ngô, đậu thêm tý gừng băm và đường, quấn cùng ít rau thơm là bạn đã thưởng thức một món ăn thơm ngon, độc đáo.
11. Rượu chít
Rượu được làm từ những con sâu chít được bà con người dân tộc Sán Dìu, Cao Lan… bắt vào dịp cuối năm. Sâu có màu trắng nhà, dài khoảng hai đốt ngón tay, đem về có thể thả ngay vào chai, đổ đầy rượu ngâm chìm rồi đem cất kĩ. Khoảng một tháng sau sẽ trở thành rượu quý với màu hơi trắng ngà. Ngoài việc dùng để ngâm rượu, sâu chít còn có tác dụng bồi bổ sức khoẻ, tốt cho trẻ em suy dinh dưỡng, người mới ốm dậy…đừng quên một bình rượu sâu chít để mọi người cùng thưởng thức khi coa dịp đến Vĩnh Phúc nhé.