Những Đặc Sản Thái Bình khác
Là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, Thái Bình có một mặt giáp biển và 3 mặt còn lại được bao bọc bởi 3 con sông lớn: sông Hóa, sông Luộc và sông Hồng. Vì vậy, Thái Bình được thiên nhiên ưu đãi những bãi biển đẹp, những cánh đồng thẳng tắp, cây cối tươi tốt, xanh mướt một màu. Không chỉ là cái nôi của hát Chèo, Thái Bình còn tự hào là mảnh đất có phong phú về hệ thống đền, chùa cùng những món ăn mang đậm chất địa phương vô cùng độc đáo. Trải nghiệm về Thái Bình, du khách hẳn sẽ ngỡ ngàng trước cảnh đất và tình người của miền quê, được coi là vựa lúa của đồng bằng sông Hồng này. Đặc sản chính gốc sẽ gợi ý cho bạn một số đặc sản mua về làm quà khi đến Thái Bình nhé.
Toc
1. Bánh cáy
Bánh cáy làng Nguyễn là loại đặc sản đầu tiên phải kể đến trong danh sách các đặc sản của Thái Bình, bánh cáy ngày xưa được dùng để tiến vua chúa. Qua đôi bàn tay khéo léo của người làng Nguyễn, các nguyên liệu như gạo nếp, lạc, vừng, gấc, mỡ lợn, vỏ quýt… hòa quyện với nhau tạo nên thứ bánh quê dân dã, vừa béo, vừa bùi, vừa thơm ngọt. Bánh cáy thành phẩm đạt chất lượng phải đảm bảo độ ngọt vừa phải, thơm mùi lạc, vừng rang, ngậy vị của mứt bí, độ béo của xôi, dừa và vị cay cay của gừng… Khi cắn miếng bánh, du khách sẽ cảm nhận được sự hòa quyện hương vị dẻo thơm, ngậy, bùi của những nguyên liệu từ ruộng đồng làm nên loại đặc sản này.
2. Ổi bo
Cùng với bánh cáy, ổi bo là đặc sản mang thương hiệu của Thái Bình. Ổi bo có vị thơm ngọt man mát, cùi dày, ít hạt, cảm giác giòn ngọt, rất ngon miệng. Thưởng thức được miếng ổi bo, chắc chắn bạn sẽ không muốn ăn loại ổi nào khác. Để có được trái ổi Bo thơm ngọt là cả một quá trình gồm nhiều công đoạn chăm sóc vun trồng cầu kỳ, ngay cả cách thu hái và thưởng thức cũng riêng biệt làm nên loại quả có một không hai này.
3. Bánh gai Đại Đồng
Bánh gai là loại bánh truyền thống của Việt Nam, có nguồn gốc từ vùng Đồng bằng Bắc bộ. Bánh gai có thể làm ra ở nhiều vùng quê khác nhau, mang nét hương vị riêng gắn liền với địa danh sinh ra nó. Bánh có hình vuông, màu đen bóng, hương vị ngọt đậm được bao bọc bởi một lớp lá chuối. Bánh được làm từ những nguyên liệu đồng quê đâu đâu cũng sẵn như lá cây gai, gạo nếp, vừng, lạc, đậu xanh, bí đao, cùi dừa, đường, thịt lợn…trải qua một công đoạn tỉ mỉ và đòi hỏi sự khéo léo mới cho ra đời được bánh gai ngon. Bánh gai Đại Đồng hương thơm quyến rũ, béo, ngậy, đặc biệt vị ngọt vừa thanh vừa đậm của bánh khó có thể quên.
4. Bánh giò bến Hiệp
Bánh giò là thức ăn sáng quen thuộc của người dân nơi này, bánh có thể ăn mọi lúc trong ngày, ăn thay cơm mà không hề bị ngán. Bánh được làm bằng bột gạo tẻ lọc, thịt nạc vai, nhân có kèm mộc nhĩ, hành khô, hạt tiêu, nước mắm, muối… Bánh giò có hình dài nhô cao như hình bàn tay úp khum khum với các ngón tay sát nhau, gói bằng lá chuối. Bánh này được luộc từ 45 đến 60 phút rồi vớt ra . Khi ăn kèm nước mắm hoặc ăn không điều ngon. Hình ảnh chiếc bánh giò mộc mạc mà đậm đà hương vị là món quà quê làm cho bao người con xa quê phải thèm, phải nhớ. Thử một lần thưởng thức món bánh bình dị này nhé.
5. Bánh nghệ
Nhắc đến bánh nghệ, chắc hẳn những ai sinh ra và lớn lên ở Thái Bình điều không thể quên món bánh tuổi thơ này. Bánh nghệ gắn liền với tuổi thơ bao thế hệ con người nơi đây và là loại bánh dân dã nhưng thuộc vào hành đặc sản rất dễ ăn. Bánh được làm từ bột gạo tẻ nên ăn không bị nóng. Sức hấp dẫn của món bánh này đầu tiên là đến từ hương thơm của nghệ bùi bùi, béo béo thoảng nhẹ nhẹ. Không dừng lại ở mùi hương thu hút, mà màu vàng của những chiếc bánh này còn làm cho chúng trở nên vô cùng bắt mắt, vừa nhìn bụng thực khách đã vội cồn cào. Bánh nghệ ăn ngon nhất lúc còn nóng, để nguội hương vị sẽ giảm đi.
Bài viết liên quan:
6. Kẹo lạc làng Nguyễn
Ngoài bánh cáy, thì kẹo lạc cũng là món ăn tuy bình dị dân dã nhưng được nhiều người biết đến. Kẹo lạc thường dùng trong các ngày lễ, hội truyền thống của địa phương. Kẹo lạc giòn tan, ngọt vị đường mạch nha, bùi béo của lạc rang. Ăn kẹo lạc uống cốc trà xanh hay trà đá trở thành thói quen của nhiều người miền Bắc ngày nay. Hiện nay trên thị trường có nhiều loại kẹo lạc từ nhiều vùng quê khác nhau nhưng nếu ai đã thưởng thức kẹo lạc vùng quê Thái Bình thì sẽ nhớ mãi những thanh kẹo lạc vừa giòn lại không quá ngọt đậm đà khó quên.
7. Cốm Thanh Hương
Cốm là món ăn được sinh ra bởi sự mộc mạc của làng quê và gắn bó lâu đời với người dân Thanh Hương. Không ai nhớ rõ cốm xuất hiện ở Thanh Hương từ bao giờ, chỉ biết rằng người dân nơi đây từ khi sinh ra cho đến lúc trưởng thành đã lớn lên cùng tiếng chày giã cốm và mùi hương dịu dàng của lúa nếp. Cốm được phân chia làm hai loại, một loại là cốm mộc có màu trắng đặc trưng dùng để xuất bán cho các cơ sở chế biến bánh cốm, chè cốm, chả cốm, một loại là cốm màu được dùng để ăn ngay. Để lên màu cho cốm, người dân sử dụng ngay chính những loại cây lá từ vườn nhà để tạo màu, loại lá thường được sử dụng là lá nếp, lá gừng hay lá cau… Các loại lá này sau khi được giã lấy nước cốt sẽ đem trộn với cốm mộc cho ra màu xanh như ngọc, trông rất bắt mắt và tươi ngon. Cốm màu được bọc trong lá sen, ướp hương thơm thoang thoảng, là món ăn mà người miền Bắc, đặc biệt là người Hà thành rất ưa chuộng. Hãy thử một lần nhâm nhi món đặc sản này nha, và đừng quên mua về để mọi người cùng thưởng thức nào.
8. Nước mắm Diêm Điền
Nước mắm là loại gia vị không thể thiếu trong gian bếp của mỗi gia đình, nước mắm giúp món ăn thêm đậm đà và cung cấp một số chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nước mắm Diêm Điền của Vĩnh Phúc là một trong những thương hiệu nước mắm nổi tiếng được người tiêu dùng ưa chuộng. Những loại nước mắm hảo hạng như mắm chắt, mắm cá nhâm, mắm cá cơm được chính đôi bàn tay người dân vùng biển Diêm Điền chế biến đã làm mê đắm biết bao thực khách đã từng một lần thưởng thức. Với người dân Diêm Điền, bát nước mắm đặc sản của quê hương là hương vị không thể thiếu trong mỗi bữa ăn, đặc biệt là trong các dịp lễ, tết…và món ùa vô cùng hấp dẫn cho người thân đấy.
9. Rượu nếp làng keo
Nhắc đến đặc sản Thái Bình, bỏ qua rượu nếp làng Keo là một thiếu sót vô cùng lớn. Rượu nếp là thức uống nhâm nhi được các ông, các bố vô cùng ưa thích. Rượu nếp cái hoa vàng thì chỉ có làng Keo mới ngon, mới chuẩn bởi lẽ chỉ ở làng Keo người ta mới trồng được loại gạo nếp ngon nhất đất Thái Bình. Rượu được nấu theo phương thức cổ truyền từ những nguyên liệu gần gũi có sẵn tại địa phương, cho ra lò những mẻ rượu vô cùng thơm ngon và hấp dẫn. Nấu rượu nếp trải qua quãng thời gian khá dài và kì công, lúc nấu cũng phải canh lửa cho vừa vặn nhất. Rượu nếp thành phẩm trong như nước mưa, thơm hương lúa nếp, vị ngọt, êm và cay xè nơi cuống họng. Có dịp đến với Thái Bình nhớ mua rượu nếp làng Keo về biếu bố mẹ, tặng quà người thân vào những dịp lễ tết. Chén rượu Keo ấm lòng người thân, làm tình cảm thêm gắn kết.
10. Chiếu Hới Hưng Hà
Chiếu làng Hới vốn nổi tiếng xưa nay, ngày nay tuy có sự cạnh tranh nhiều nhưng chiếu làng Hới vẫn giữ được một vị trí nhất định trên thị trường. Chiếu Hới có nhiều loại khác nhau: cải, đậu, đót, trơn, kẻ dọc màu, ít hoa, cạp điều, sợi xe… với các kích thước khác nhau. Chiếu mới có màu trắng ngà, ưa nhìn, mùi thơm dễ chịu của cói đồng. Chiếu dùng lâu ngả sang màu vàng, trơn nhẵn, độ mềm vừa phải, dễ giặt, thoáng sạch, thoát nước nhanh, phơi mau khô. Là đồ dùng không thể thiếu trong mỗi gia đình, hãy tậu ngay cho bạn cùng gia đình một tấm chiếu thôi nào.
11. Gạo Thái Bình
Thái bình quê hương chị Hai năm tấn, nổi tiếng là mảnh đất màu mỡ cùng nghề trồng lúa một năm có hai vụ, gạo luôn cần thiết trong mỗi bữa cơm gia đình là thức ăn chính mà không có gì thay thế lâu dài được. Gạo Thái Bình có nhiều loại cho mọi người lựa chọn phải kể đến như gạo tám thơm, gạo khang dân, gạo tạp giao, gạo bắc hương, BC, nếp cái hoa vàng… loại nào cũng ngon và chất lượng.