Hán Hòa Đế tên là Lưu Triệu, là con trai thứ tư của Hán Chương Đế, tuổi Mão. Tính tình mạnh mẽ, cương nghị, có chủ kiến, ông kế vị sau khi Chương Đế băng hà, tại vị 18 năm, thọ 27 tuổi.
Năm sinh, năm mất: 79- 105.
Nơi an táng: Thận Lăng (phía đông nam Lạc Dương). Thụy hiệu là Hiếu Hòa hoàng đế, miếu hiệu là Mục Tông.
Công – tội: Hán Hòa Đế kế vị khi 10 tuổi, cơ bản bị bè cánh của Đậu thái hậu khống chế nên khó lập được công trạng gì đáng để hậu thế ca ngợi. Nhưng ông vẫn là một người có tài. Ông trừ khử bè lũ Đậu thị, đoạt lại quyền bính khi mới 14 tuổi.
Trước Lưu Triệu, Chương Đế đã lập con trai thứ 3 Lưu Cương làm thái tử. Lưu Cương là con của Tống quý nhân. Đậu hoàng hậu đố kỵ với Tống quý nhân nên ép Chương Đế phải phế bỏ ngôi vị thái tử của Lưu Cương. Nhưng Đậu hoàng hậu vốn không có con nên hại chết Lương quý nhân, biến con trai của bà là Lưu Triệu thành con đẻ của mình.
Chương Đế băng hà, Lưu Triệu lên kế vị. Đến tận sau khi Đậu thái hậu qua đời, Lưu Triệu mới biết bà ta không phải là mẹ đẻ của mình.
Đậu thái hậu cũng là người đàn bà giống Lả Trĩ, thông minh sắc sảo lại chuyên quyền độc đoán. Bà ta cầm đầu anh em họ Đậu, nắm mọi quyền hành của triều đình. Lưu Triệu chỉ là một con rối.
Lưu Triệu ngày càng khôn lớn, không cam chịu làm con rối nữa, muốn đoạt lại quyền lực nhưng không có ai giúp sức.
Bài viết liên quan:
Người thân cận với ông nhất chính là các thái giám. Trong đó có một người tên là Trịnh Chúng rất thông minh, dũng cảm. Lúc nhỏ, Lưu Triệu thường được người này kể cho nghe những câu chuyện về nhà Hán trước đó, khơi dậy ý thức đoạt lại hoàng vị trong Lưu Triệu.
Trịnh Chúng và Lưu Triệu cùng bàn tính, bí mật liên hệ với một số đại thần có địa vị mà bất mãn với anh em họ Đậu, tập hợp thành lực lượng. Đậu thái hậu và anh em của bà ta đều cho rằng tiểu hoàng đế chẳng làm nổi trò trống gì nên không hề đề phòng. Ngay trong một buổi thiết triều, Lưu Triệu và Trinh Chúng cùng vây cánh phát động chính biến, tiêu diệt hết những thành phần cốt cán trong bè đảng Đậu thị, ép cha con, anh em Đậu Hiến phải tự sát. Chỉ trong vài ngày, chính quyền Đậu thái hậu dày công gây dựng nhiều năm đã bị xóa sổ.
Trịnh Chúng và những đại thần giúp Lưu Triệu tiêu diệt bè lũ Đậu thị đều được thăng quan. Lưu Triệu coi bọn họ là tâm phúc, mỗi khi triều đình có việc hệ trọng đều thương lượng với Trịnh Chúng trước. Vậy là vừa trừ khử được thế lực của ngoại thích, thì cái họa hoạn quan chuyên chính lại sắp bắt đầu.
Năm 26, Đậu thái hậu đột ngột qua đời.
Rất nhiều triều thần dâng tấu kiến nghị xóa bỏ tôn hiệu của Đậu thái hậu và cho rằng bà ta không có tư cách được an táng cùng với Chương Đế. Nhưng Hán Hòa Đế không tán thành.
Sau khi mai táng Đậu thái hậu, một lão thái giám cho Lưu Triệu biết mẹ đẻ của ông là Lương quý nhân, ông liền truy phong bà làm hoàng thái hậu rồi lần lượt phong tước vị cho anh em họ hàng của bà. Trong triều đình lại có một thế lực mới, ngoại thích họ Lương bắt đầu làm mưa làm gió. Sau này trở thành thế lực mạnh nhất trong triều.
Năm 105, Hán Hòa Đế băng hà.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,