Nam Lương Khang Vương tên là Thốc Phát Lợi Lộc Cô. Là em trai của Thốc Phát Ô Cô. Kế vị sau khi Thốc Phát Ô Cô qua đời. Tại vị 3 năm, ốm chết.
Năm sinh, năm mất: ? – 402.
Nơi an táng: Lăng Tây Bình (nay không rõ ở đâu). Thụy hiệu là Khang Vương.
Thốc Phát Lợi Lộc Cô từng được phong làm Lương Châu mục. Tháng 8 năm 399, sau khi Nam Lương Vũ Vương Thốc Phát Ô Cô qua đời, quần thần làm theo di chiếu, cho Thốc Phát Lợi Lộc Cô kế thừa vương vị, xưng là Hà Tây Vương, đặt niên hiệu là Kiến Hoà, dời đô đến Tây Bình.
Bài viết liên quan:
Sau khi kế vị, Thốc Phát Lợi Lộc Cô làm theo di nguyện của anh trai, quyết tâm tiêu diệt Hậu Lương. Ông tiếp tục chiêu mộ nhân tài, đổi mới chính sách pháp luật, thao luyện binh mã, chờ đợi thời cơ.
Tháng 12 năm 399, Lã Quang qua đời. Sau khi nghe tin này, Thốc Phát Lợi Lộc Cô lập tức phái quân trấn thủ Tùng Mạc Khẩu (nay ở gần huyện Cổ Lãng tỉnh Cam Túc), chuẩn bị tấn công Hậu Lương. Lúc này, con trai của Lã Quang đang tàn sát lẫn nhau để tranh giành vương vị. Sau khi Lã Soạn đoạt được vương vị, thấy thế lực của Hậu Lượng suy yếu mà lại bị Nam Lương và Bắc Lương uy hiếp nên chủ động tấn công Nam Lương, chiếm được Tam Đội, Thốc Phát Lợi Lộc Cô được em trai là Thốc Phát Nậu Thiện giúp đỡ, đánh cho Lã Soạn đại bại. Thốc Phát Nậu Thiện thừa thắng tiến sâu vào đất Hậu Lương, khi đánh đến Cô Tạng đã bắt được hơn 8000 hộ dân làm tù binh, áp giải về kinh đô. Từ đó, Nam Lương liên tiếp tấn công Hậu Lượng, bắt dân Hậu Lương làm tù binh, khiến dân số Nam Lương tăng lên đáng kể.
Sau khi Thốc Phát Lợi Lộc Cô đánh bại Hậu Lương, muốn xưng đế. Các đại thần đều nhiệt tình ủng hộ, chỉ có An Quốc tướng quân phản đối, nói rằng: “Nước chúng ta sống dựa vào việc di cư để chăn nuôi, không xây dựng thành quách mới có thể làm bá chủ sa mạc, đối kháng với Trung Nguyên. Nếu xây dựng kinh đô thì khó tránh khỏi tai kiếp. Người Tiên Ty chúng ta đã quen với cuộc sống trên lưng ngựa. Nước lân bang nào suy yếu, chúng ta tấn công, nước nào lớn mạnh thì chúng ta tránh. Đó là kế sách vẹn toàn cho chúng ta”. Thốc Phát Lợi Lộc Cô nghe xong, đành phải cười mà nói: “Việc xưng đế để sau hãy bàn, tạm thời xưng là Hà Tây Vương”.
Tháng 3 năm 402, Thốc Phát Lợi Lộc Cô mắc bệnh qua đời.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,