Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người ngước nhìn lên thành Babylon thì thấy tầng tầng lớp lớp cỏ cây hoa lá trên không trung xanh mướt một màu, xốn xang lòng người. Chuyện gì vậy? Đó chính là công trình kiến trúc vĩ đại thời cổ đại nổi tiếng toàn cầu: Vườn hoa trên không trung hay còn gọi là Vườn treo Babylon.

Vườn hoa trên không trung xây dựng như thế nào?

Năm 614 tr. CN, quân đội Babylonquân đội Međơ từ cao nguyên Iran tới, liên hợp lại với nhau để cùng đánh Atxua. Quân đội Međơ dùng chiến thuật xung phong hạ được thành Atxua. Trên tòa thành đổ nát này, Quốc vương hai nước họp bàn kế lớn, cùng tiến quân tiêu diệt Atxua. Để củng cố đồng minh hữu hảo, Quốc vương hai nước quyết định, Thái tử Babylon đính hôn với công chúa Međơ. Sau này, trải qua hiệp đồng tác chiến giữa hai bên,
cuối cùng vào năm 605 tr. CN đã tiêu diệt được cường quốc quân sự Atxua từng bá chủ ”thế giới”.

Năm 604 tr. CN Lão Quốc vương Babylon Nabôpôlatxa qua đời. Quốc vương mới Nabucôđônôxo lên nối ngôi rồi cử hành hôn lễ, công chúa Međơ, nàng Sêmirat trở thành Vương hậu. Nhưng vị Vương hậu này tới Babylon chỉ thấy một giải bình nguyên trải dài đất vàng, bất giác sinh bệnh tưởng nhớ quê hương. Nàng ngày đêm sầu muộn, nước chẳng thiết uống, cơm chẳng thiết ăn, vốn là một nàng công chúa vô cùng mỹ lệ bây giờ gầy gò như que củi.
Quốc vương Babylon lo lắng. Cao nguyên Iran là quê hương của Vương hậu. Ở đấy núi non nhấp nhô, rừng sâu đầy đặc. Nhưng ở Babylon này một tảng đá cũng tìm không ra. Làm thế nào đây? Quốc vương liền mời nhiều thầy xây dựng đến, yêu cầu họ xây dựng một tòa giả sơn lớn ở trong kinh thành.

Tham khảo thêm:  Con đường tơ lụa

Trải qua mấy năm liền xây dựng, cũng không biết hao tổn bao mồ hôi và máu của bao nhiêu nô lệ, tòa giả sơn lớn cũng đã tạo dựng xong.

Tòa giả sơn lớn này mỗi chiều dài hơn 120 mét, cao: 25 mét, dùng các cột đá và phiến đá xếp lên thành từng tầng đến độ cao nhất định. Đương nhiên những tảng đá đó phải vận chuyển từ nơi xa mấy trăm kilômét tới. Giả sơn chia thành ba tầng thượng trung hạ, mỗi tầng đều trải những tấm đệm bằng sợi tẩm nhựa thông để chống thấm nước. Bên trên lại rải hai lớp gạch, còn phủ thêm một lớp chì. Sau khi làm xong những công việc đó mới chuyển đất bùn màu mỡ đổ lên các tầng, rồi trồng xuống nhiều loài hoa thơm cỏ lạ. Những cây hoa cỏ đó nhìn xa như mọc trong không trung, cho nên mới gọi là ”Vườn hoa trên không trung” hay ”Vườn treo”.

Trồng hoa trên không trung, việc tưới nước quả là một vấn đề lớn. Vì thế phải thiết kế một thiết bị guồng nước cơ giới đặc biệt đặt trên nóc vườn, dùng trục bàn xoay không ngừng hút nước từ sông Ơphrát lên. Vào lúc đó, quả là một công trình lớn vô cùng khó khăn gian khổ.

Trong ”Vườn treo” còn xây dựng cung điện tráng lệ nguy nga. Quốc vương và Vương hậu có thể ngồi trong cung điện mà ngắm nhìn phong cảnh toàn thành. Nghe nói, công chúa Međơ từ đó vui tươi thích thú, căn bệnh nhớ quê hương đã khỏi hẳn.

Tham khảo thêm:  Chữ viết hình nêm

Thật ra, Vườn treo trên không trung chỉ là một bộ phận tổ thành toàn bộ công trình xây dựng thành Babylon Nabucôđônôxo đã xây dựng thành Babylon trở thành một thành thị lớn nhất trên thế giới lúc đó. Toàn bộ thành thị xây bằng gạch và gắn keo sơn. Tường thành màu vàng, hình vuông. Theo miêu tả của nhà sử học Hy Lạp Hêrôđốt, tường thành dài tới 22 kilômét. Mặt tường thành rất rộng, trên là một con đường lớn, bốn con ngựa có thể đi sóng hàng. Quanh thành có hơn 300 tháp canh, trung bình hơn 40 mét có 1 tháp canh. Tường thành có 3 lớp, giữa các tường thành là hào sâu. Toàn thành có tới hơn 100 cổng thành. Khung cổng, xà ngang và cánh cổng lớn đều làm bằng Đồng. Ngoài ra, trên thành còn có một thiết bị phòng ngự bằng sức nước rất phức tạp. Nếu như quân địch, xâm nhập đến dưới chân thành thì tháo nước cho chìm ngập hết vùng đất ngoài thành. Thật đúng là ”Vững như bàn thạch”.

Thành Babylon còn là một tòa thành nghệ thuật. Lấy cửa Bắc làm ví dụ, nó có hai tầng, cao 12 mét, hai bên có tháp canh bảo vệ cao vút. Trên tường cổng và tháp canh gắn đầy gạch lưu ly mầu xanh lam. Trên gạch có 575 bức phù điêu mang hình bò rừng, rồng, và các loại thú khác, màu sắc tươi tắn, tư thế đa dạng. Đường lớn trong thành xuyên suốt Nam – Bắc gọi là ”Thánh đạo”. Đường này lát toàn bằng những phiến đá hình vuông mỗi cạnh 1 mét, ở giữa đường là mầu trắng hoặc màu hồng, hai bên là màu đỏ. Trên các bảng đá khắc văn bia bằng chữ hình nêm (văn tự tiết hình). Trên tường ở hai bên đường Thánh đạo, trang trí tượng sư tử màu trắng và màu vàng, hình dáng khác nhau, thần thái tự nhiên, sống động. Đầu đường Thánh đạo là một tòa thần miếu có đường kính khoảng 60 – 70 mét, lại xây dựng một ngọn tháp 7 tầng cao vút tầng mây. Trước tòa thần miếu là một hồ nước làm bằng đá trắng. Truyền rằng hồ nước này tượng trưng cho chốn thâm uyên sản sinh ra toàn bộ thế giới. Vì thế người ta bước vào thành Babylon như cùng lúc bước vào thế giới thần thoại.

Tham khảo thêm:  Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Thành Babylon được xây dựng ở miền trung du sông Ơphrat (nay là phía Nam thành phố Bátđa, Irắc), một vùng giao thông xung yếu, thương nhân các nước trên thế giới đều đến đây, là trung tâm thương nghiệp và văn hóa nổi tiếng ở Tây bộ Châu Á thời đó, từng được gọi là ”cửa lên trời”. Đến cuối thế kỷ IV tr. CN tòa thành thị giàu có này đã từ thịnh chuyển sang suy, tới thế kỷ II. CN thì trở thành hoang phế. Còn Vườn hoa trên không trung mấy năm gần đây, di chỉ này cũng mới được khai quật, tìm ra.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư […]

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những […]

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã […]

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Giành lại quyền lực và mở rộng đất nướcNội dung chínhGiành lại quyền lực và mở rộng đất nướcPhát triển kinh tế và xã hộiBắt đầu suy yếu và bị lật đổ Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có […]

Chữ viết hình nêm

Chữ viết hình nêm

Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới. Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông […]

Darius

Darius

Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc […]

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng. Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một […]

Sirus đánh chiếm Babylon

Sirus đánh chiếm Babylon

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự. […]

Bộ luật khắc trên cột đá

Bộ luật khắc trên cột đá

Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu […]

Âm lịch và tuần lễ

Âm lịch và tuần lễ

Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh. Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này. Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như […]

Anh hùng và cỏ tiên

Anh hùng và cỏ tiên

Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ […]

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi […]

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà […]

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi […]

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Tình hình kinh tế của vương quốc BabylonNội dung chínhTình hình kinh tế của vương quốc BabylonTình hình xã hội của vương quốc Babylon Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng […]

Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm