Bộ luật khắc trên cột đá

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu vi khoảng 1,5m. Trên đỉnh cột khắc chạm nổi tượng hai người. Một người ngồi, tay phải cầm một cây gậy ngắn, một người đứng chắp tay cung kính như đang làm lễ triều bái. Phía dưới cột đá khắc rất nhiều chữ có hình đầu mũi tên hoặc đầu đinh. Sau này qua khảo chứng mới biết đó không phải là chữ cổ của Iran – chữ Ba Tư, mà là chữ hình nêm do người Sume sáng tạo ra từ năm sáu nghìn năm trước Công nguyên sau được người Babylon sử dụng rộng rãi. Rõ ràng đây là một thứ chiến lợi phẩm mà người Ba Tư cổ đại sau khi chinh phục được Babylon đã chuyển vận cây cột đá lớn này từ nghìn dặm xa xôi mang về Iran.

Các nhà khảo cổ đã khảo sát tỉ mỉ chữ viết trên cây cột đá. Thì ra toàn bộ là một ”bộ luật” thành văn gồm tất cả 282 điều do Quốc vương Hammurabi của Vương quốc Cổ Babylon thế kỷ XVIII trước Công nguyên ban bố. Tượng chạm nổi hai người trên cột đá, người ngồi là Thần Mặt Trời Samat, người đứng chính là Hammurabi. Bức chạm nổi này tượng trưng cho việc Hammurabi tiếp nhận quyền thực thi pháp luật từ nơi Thần Mặt Trời để cai trị con người nơi trần thế. Còn cây gậy ngắn trong tay Thần Mặt Trời được gọi là ”quyền trượng” là tiêu chí cho quyền lực thống trị. Hammurabi là một Quốc vương trong thời kỳ cường thịnh nhất của Vương quốc Cổ Babylon. Ông đã thống nhất lưu vực Lưỡng Hà, tự xưng là ”Vua của bốn phương vũ trụ”.

Ngày nay, khi đọc những điều khoản của ”bộ luật”, tưởng như chúng ta đã trở lại lưu vực Lưỡng Hà hơn 3700 năm trước…

Dưới ánh nắng chói chang, thành Babylon bên bờ sông Ơphrát thật là ồn ào náo nhiệt. Cát bụi bay từng đám trên mặt đất, những hạt bụi xám bịt kín lỗ mũi mọi người, khiến họ cảm thấy nóng bức ngột ngạt, môi miệng như muốn nứt nẻ ra. Nhưng mọi người vẫn đội nắng nóng tiến bước, đi thẳng tới một ngôi nhà lớn chung quanh trồng cây chà là. Thì ra hôm nay quan tòa mở phiên tòa để xét xử các vụ án.

Tham khảo thêm:  Lưỡng Hà dưới thời kỳ thống trị của vương quốc Tân Babylon

Một người béo tốt tai to mặt lớn đứng ra tố cáo:

– Bẩm quan tòa, nó mượn tiền của tôi đến nay vẫn không chịu trả, xin ngài minh xét:

Một người gầy như que củi trả lời:

– Bẩm quan tòa, không phải là tôi không trả, chỉ vì vợ tôi mắc bệnh lâu ngày, tiêu tốn nhiều tiền, trong chốc lát không hoàn trả kịp, xin ngài khoan thứ cho mấy ngày.

Quan tòa khoan thai phẩy tay nói:

– Đừng có làm ồn? Ta hỏi các ngươi, kỳ hạn trả tiền đã đến chưa?

Lão béo ưỡn bụng nói:

– Thưa đã quá ba ngày.

Người gầy khẩn khoản xin:

– Chỉ mới quá ba ngày, tháng sau tôi nhất định sẽ trả hết.

Quan tòa chậm rãi hỏi:

– Vợ nhà ngươi đã khỏi bệnh chưa?

Người gầy trả lời:

– Khỏi rồi, khỏi rồi.

– Con lớn nhất của nhà ngươi bao nhiêu tuổi?

Người gầy có chút sợ hãi:

– Thưa, 17. . . hãy còn nhỏ, vừa mới sang tuổi 17.

Quan tòa đập tay xuống bàn, đứng lên:

– Bây giờ ta tuyên án!

Người béo và người gầy đều cung kính đứng lên nghe phán xét:

– Căn cứ vào “bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 117 quy định, vay nợ đến kỳ hạn không trả thì chủ nợ được bắt vợ và con của con nợ gồm hai người đến làm nô lệ ba năm trong nhà chủ nợ, đến năm thứ tư được trả lại tự do!

Người béo sung sướng cười thành tiếng. Người gầy quỳ xuống đất khóc lóc van xin:

Bẩm quan tòa xin ngài thương cho, tháng sau tôi sẽ trả hết!

Quan tòa tức giận quát to:

– Cút ngay!

Hai người bước ra khỏi tòa pháp đình. Mọi người vẫn còn nghe văng vẳng tiếng khóc than của người gầy.
Lát sau, một người thân thể cường tráng đẩy một người khắp mình bị trói tiến vào. Chàng trai đó bẩm báo

Tham khảo thêm:  Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

– Thưa ngài, tôi bắt được một tên nô lệ bỏ trốn.

Quan tòa nghiêng đầu nói với viên quan lại ngôi bên cạnh:

– Ông kiểm tra xem!

Viên quan lại rời khỏi chỗ ngồi, bước tới trước mặt người bị trói, đưa tay lột chiếc mũ trên đầu anh ta, trên trán lộ rõ dấu ấn nung hình tròn.

Viên quan lại bẩm báo với quan tòa:

Tên này có dấu ấn nung, đúng là một tên nô lệ!

Quan tòa chậm chạp đứng dậy:

– Căn cứ vào ”bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 17 quy định, nô lệ bị bắt sẽ trao về cho chủ cũ, dân tự do mà bắt được nô lệ bỏ trốn tất có thưởng. Được, thưởng cho anh ta hai sacơlat!

”Sacơlat” là đơn vị bạc trắng, lúc đó một sacơlát bạc trắng có thể mua được 120 lít đại mạch hoặc 2 lít dầu thực vật hạng nhất.

Viên quan bước lên phía trước kéo tên nô lệ bỏ trốn, chẳng dè bị hắn xô cho một cái. Người nô lệ tuy hai tay bị trói chặt, nhưng ngọn lửa tức giận trong anh ta thì không gì trói buộc được. Anh trợn tròn đôi mắt không kìm được giận dữ nói:

– Đây là thứ pháp luật gì vậy.

Quan tòa rít lên một tiếng:

– Dẫn nó đi!

Lại có hai người bước vào tòa án mà vẫn cãi nhau. Một người thấp lùn tố cáo với quan tòa:

– Thưa ngài quan tòa, ông ta đánh tên nô lệ của nhà tôi làm mù một con mắt, tôi đòi ông ta phải bồi thường.

Một người cao dỏng phản bác:

– Thưa ngài quan tòa, tôi bằng lòng bồi thường một nửa giá tiền tên nô lệ nhưng ông ấy không chịu, còn muốn bắt vạ tôi.

Người thấp lùn nói thêm:

– Thưa ngài, làm mù mắt một con bò phải bồi thường một nửa giá tiền huống hồ ông ta lại làm mù mát một con người! Ông ta phải bồi thường toàn bộ số tiền mới đúng, nếu không tri quá Chịu thiệt thòi

– Hỗn láo? – Vị quan tòa quát lên. Nhà ngươi muốn ăn vạ hử? Căn cứ vào ”bộ luật, do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 199 và điều 247 quy định làm mù mắt nô lệ và làm mù mắt một con bò cày phải xử lý như nhau. Các người chỉ làm phiền cho ta!

Tham khảo thêm:  Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Người cao và người thấp vừa đi khỏi thì có hai ông già đi đến. Một người chống gậy, một người để râu dài.

Ông già chống gậy chỉ ông già râu dài nói:

– Ông ta có âm mưu giết hại tôi, xin quan tòa minh xét!

Ông già râu dài biện bạch:

– Không hề có chuyện đó.

– Thôi, thôi – Quan tòa cảm thấy mỏi mệt, quay đầu nói với viên quan lại ngồi bên cạnh. Ông lôi họ ra bờ sông. Căn cứ vào ”bộ luật” do Quốc vương Hammurabi ban bố, điều 2 quy định, đem bị cáo đẩy xuống sông. Nếu lão chìm, chứng tỏ lão có âm mưu giết người, tài sản phải tịch thu, phân chia cho nguyên cáo. Nếu lão nổi lên, chứng tỏ lão không có âm mưu giết người thì tuyên bố vô tội.

– Làm thế sao được? Đẩy tôi xuống sông chẳng phải là muốn dìm chết tôi sao?

Ông già râu dài vừa bực tức vừa lo lắng bội phần.

– Chấp hành! Quan tòa đập bàn, quát lên.

Viên quan lôi ông già đi, ông già kia cũng đi theo.

– Một người đứng xem, bất bình nói:

– Phán quyết kiểu gì vậy?

Một người đứng xem khác càng tức giận nói:

Không đi điều tra lại để cho dòng sông phán xử ư?

Quan tòa đứng dậy, nghiêm sắc mặt nói to:

– Các ngươi tạo phản hả? Ta hoàn toàn giải quyết căn cứ theo ”bộ luật” của Quốc vương, các người còn dám bàn cãi ư?

Rồi ông vẫy tay với các quan lại chung quanh, nói lớn:

– Phiên tòa kết thúc?

Mọi người ồn ào, giải tán.

Bộ luật Hammurabi là bộ luật thành văn đầy đủ đầu tiên của xã hội có giai cấp ở lưu vực Lưỡng Hà, nội dung bao gồm thủ tục tố tụng, xử lý trộm cắp, quan hệ địa tô, của cải, kế thừa di sản, nô lệ, hôn nhân, quan hệ buôn bán, vay nợ v.v. . .

Cột trụ đá ghi chép bộ luật Hammurabi của Babylon cổ đại hiện đang được lưu giữ tại Viện bảo tàng Luvrơ ở Pari, thủ đô nước Pháp.

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư […]

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những […]

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã […]

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Giành lại quyền lực và mở rộng đất nướcNội dung chínhGiành lại quyền lực và mở rộng đất nướcPhát triển kinh tế và xã hộiBắt đầu suy yếu và bị lật đổ Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có […]

Chữ viết hình nêm

Chữ viết hình nêm

Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới. Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông […]

Darius

Darius

Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc […]

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng. Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một […]

Sirus đánh chiếm Babylon

Sirus đánh chiếm Babylon

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự. […]

Âm lịch và tuần lễ

Âm lịch và tuần lễ

Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh. Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này. Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như […]

Anh hùng và cỏ tiên

Anh hùng và cỏ tiên

Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ […]

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người […]

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi […]

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà […]

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi […]

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Tình hình kinh tế của vương quốc BabylonNội dung chínhTình hình kinh tế của vương quốc BabylonTình hình xã hội của vương quốc Babylon Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng […]

Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm