Người Sumer làm chủ Lưỡng Hà

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Khoảng nửa sau thiên niên kỉ IV TCN, người Sumer đã thiên di đến lưu vực Lưỡng Hà, từ bỏ dần lối sống du mục. Họ xây đắp nhiều công trình trị thủy, lấy nước tưới tiêu cho hoạt động kinh tế nông nghiệp, biến Lưỡng Hà thành một khu vực “có đầy đủ những điều kiện tốt nhất đối với nông nghiệp” (Hêrôđốt). Những quốc gia tối cổ của người Sumer đã xuất hiện vào cuối thiên niên kỉ IV, đầu thiên niên kỉ III TCN, nổi tiếng nhất là Êriđu, Lagas, Ua, Umma, Uruc…

Tình hình phát triển kinh tế của người Sumer

Mỗi quốc gia Sumer đều có những viên quan đặc trách công tác thủy lợi, người Sumer gọi là những Nubanđa.

Mặc dù hiếm kim loại và tuyệt đại bộ phận kim loại phải mua từ Êlam và Iran về, nhưng người Sumer cũng có những thành đạt nhất định trong lĩnh vực thủ công nghiệp. Họ đã chế tạo được đồ gốm tinh xảo, dệt được nhiều loại vải.

Từ thiên niên kỉ III TCN cùng với gỗ, người Sumer đã sử dụng đồng thau để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí, đồ dùng và đồ trang sức.

Nằm trên vị trí giao thông quan trọng có sản phẩm nông nghiệp và thủ Công nghiệp tương đối phong phú, nên việc buôn bán giữa các thành thị của Lưỡng Hà với nhau và với các nước phụ cận đã sớm phát triển. Tuy nhiên, hoạt động thủ công nghiệp và thương mại của Sumer mang đậm tính chất của nền kinh tế tự nhiên. Sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trong công xã. Những thỏi đồng, bạc được sử dụng như một loại tiền tệ đã xuất hiện nhưng chưa phổ biến, trao đổi theo phương thức vật đổi vật vẫn chiếm địa vị chủ đạo, kể cả trong ngoại thương (người Lưỡng Hà mang những sản phẩm của họ như lông cừu, lương thực sang các nước lân bang để đổi lấy kim loại).

Các tầng lớp xã hội của người Sumer

– Sự phát triển của chế độ tư hữu đã tạo nên 2 giai cấp cơ bản trong xã hội Lưỡng Hà : giai cấp thống trị và giai cấp bị trị.

Giai cấp thống trị

Giai cấp thống trị bao gồm quý tộc và tầng lớp tăng lữ, nắm quyền sở hữu ruộng đất. Về danh nghĩa, ruộng đất trong toàn quốc thuộc về Patesi – người đứng đầu mỗi quốc gia. Nhưng trên thực tế phân bổ thành nhiều bộ phận: ruộng đất của Patesi, hoàng tộc, quý tộc, quan lại và các đền miếu.

Số ruộng đất này khá lớn. Bọn quý tộc đã thiết lập nên những trang trại riêng của chúng, rộng hàng nghìn ha, bản thân Patesi có những trang trại riêng giao cho những người thân tín trông coi (với bổng lộc do nhà vua cấp bằng chính ruộng đất từ 200 – 300 ha cho một người).

Tham khảo thêm:  Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Đền miếu cũng chiếm nhiều ruộng đất, ở quốc gia Lagas vào thiên niên kỉ III TCN, số ruộng đất thuộc sở hữu của các tăng lữ đã chiếm hơn nửa tổng số ruộng đất cả nước. Số ruộng đất còn lại thuộc quyền cai quản của các công xã nông thôn. Ruộng công xã được chia nhỏ theo định kì và giao cho mỗi gia đình canh tác.

Nông dân công xã nhận ruộng phải nộp thuế cho nhà nước, đồng thời phải làm nhiều nghĩa vụ khác như nghĩa vụ quân sự, lao dịch không công trên ruộng đất của quý tộc, đền miếu, lao động nghĩa vụ xây dựng các công trình công cộng, đền miếu, lăng tẩm, đường sá, công trình thủy lợi…

Tầng lớp bị trị

Nông dân công xã là bộ phận cư dân đông đảo nhất của xã hội Sumer. Về danh nghĩa, họ là những người tự do, được công xã chia ruộng đất, có tư liệu sản xuất và tự canh tác trên những phần ruộng được chia. Nhưng trong thực tế, họ bị lệ thuộc, cai quản và chịu sự bóc lột của giai cấp quý tộc. Là lực lượng sản xuất cơ bản của xã hội, là chỗ dựa và là đối tượng bị bóc lột chủ yếu của nhà nước, những nông dân công xã ở Sumer lại sống gắn bó chặt chẽ với công xã của mình theo những tập tục riêng, khép kín, ít quan tâm tới những biến động của nhà nước.

Sự tồn tại các công xã nông thôn và lối sống của các nông dân trong công xã đã tạo nên đặc trưng riêng của tổ chức xã hội người Sumer ở các thiên niên kỉ IV, III TCN.

Tầng lớp quý tộc đã không ngừng dùng quyền thế của mình để lấn chiếm, cướp đoạt phần ruộng đất của nông dân công xã. Nông dân tự do bị tước đoạt tư liệu sản xuất ngày càng tăng. Nông dân công xã bị phân hóa, một bộ phận còn giữ được tư cách tự do theo đúng nghĩa của nó (tự do thân thể, tự do canh tác trên phần ruộng riêng của họ). Một bộ phận khá đông khác mất tư liệu sản xuất, trở thành những người lính canh hoặc làm thuê cho quý tộc, đền miếu. Một bộ phận khác (ít hơn) bị bần cùng, bị biến thành nô lệ của các gia đình chủ nô hoặc cho các đền miếu.

Bộ phận cuối cùng trong tầng lớp bị trị là những người nô lệ. Nhiều tài liệu ở Lưỡng Hà thuộc thiên niên kỉ III TCN đã nói tới họ. Nguồn cung cấp nô lệ chủ yếu cho xã hội Sumer là những tù binh bị bắt trong chiến tranh hay được mua từ nước ngoài về (giá một nô lệ khoảng chừng từ 14 đến 20 Sêken bạc bằng 117 – 170g bạc), trong số đó, nữ nô lệ chiếm tỉ lệ cao hơn.

Tham khảo thêm:  Âm lịch và tuần lễ

Giống như Ai Cập, chế độ nô lệ ở các quốc gia cổ đại Sumer đã tồn tại và phát triển trong khuôn khổ của chế độ nô lệ gia trưởng. Số lượng nô lệ không đáng kể so với lực lượng đông đảo nông dân công xã. Lao động của nô lệ (dù là của nhà nước, hay tư nhân) được sử dụng trong một số ngành sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp, đào đắp những công trình thủy lợi,… Thậm chí nô lệ cũng thành vật hi sinh trong các lễ tế thần, nhưng lao động của họ không phải là lao động cơ bản của xã hội. Quan hệ bóc lột chủ đạo cũng không phải là quan hệ giữa quý tộc chủ nô và nô lệ.

Nhà nước và quý tộc Sumer vừa bóc lột nông dân công xã, vừa bóc lột sức lao động của nô lệ, bởi vậy sự đối đầu và mâu thuẫn giữa quần chúng bị trị – nông dân công xã, thợ thủ công, nô lệ, với nhà nước và giai cấp quý tộc trở thành mâu thuẫn cơ bản của xã hội. Tiếc rằng còn quá ít tài liệu ghi chép về những cuộc đấu tranh trong xã hội Sumer. Do vậy, bức tranh về phong trào phản kháng của quần chúng lao khổ ở Sumer còn mờ nhạt, chỉ còn lại sử liệu ghi chép không chi tiết về phong trào đấu tranh sôi động của thợ thủ công, nông dân công xã và nô lệ ở quốc gia thành thị Lagas, lật đổ quyền lực của Patesi tàn bạo ở Lagas, đưa Urucaginna lên ngôi Patesi, thực hiện một số cải cách có lợi cho những người nghèo khổ. Như nới rộng quyền tự do cho các thành viên công xã nông thôn, hạn chế sự bóc lột quá mức của bọn quý tộc quan lại…

Tổ chức nhà nước của người Sumer

Tổ chức chính trị và hình thái nhà nước của người Sumer cũng được xây dựng và phát triển theo hướng của một nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Khuynh hướng tăng cường quyền lực vào tay nhà vua và tập đoàn quý tộc thống trị được xúc tiến ngày một mạnh mẽ.

Đứng đầu mỗi quốc gia của người Sumer là Patesi (cũng có nơi gọi là Lugalơ – người chủ). Thoạt đầu, Patesi do hội đồng dân biểu bầu ra, là người đại diện của tầng lớp quý tộc thị tộc, dần dần Patesi trở thành một chức vị có tính chất cha truyền con nối, thâu tóm trong tay mình mọi chức năng và quyền lợi:

  • Patesi là đại diện tối cao của tầng lớp tăng lữ, là đại diện của thần dân trước các thần thánh;
  • Patesi là người chỉ huy quân đội Sumer, người quản lý kinh tế, coi sóc các công trình công cộng và là người sở hữu tối cao mọi đất đai trong một quốc gia.
Tham khảo thêm:  Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Dưới các Patesi và giúp việc cho Patesi là một hệ thống quan lại từ trung ương đến địa phương. Đứng đầu hệ thống quan lại đó là Nubanđa (gần giống như Vidia ở Ai Cập) trông coi hoạt động kinh tế, kho tàng và thủy lợi. Tiếp đó là các quan lại đặc trách các công việc khác như thu thuế, các hoạt động thương mại, quân sự, kho tàng, xây dựng các công trình công cộng…

Bên cạnh việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước Sumer cổ đại cũng đã tạo điều kiện thuận lợi cho bọn quý tộc chiếm nhiều đất đai và tư liệu sản xuất khác, trên cơ sở đó để tiến hành bóc lột cư dân bị thống trị – Có những tên quý tộc chiếm giữ tới 200 – 3000 ha đem phát canh để thu tố thuế.

Tuy nhiên, nét nổi bật của nhà nước Sumer thời kì này là tính chất sơ khai của nó và những tàn dư của chế độ dân chủ bộ lạc, thị tộc còn tồn tại khá phổ biến. Ở các quốc gia Sumer vẫn tồn tại các hội đồng nhân dân và hội đồng bô lão (trưởng lão) với những quyền lực nhất định: đề cử và chọn lựa những quan chức của bộ máy nhà nước, quyết định những vấn đề hệ trọng của quốc gia (tuyên chiến hay kí kết hòa bình…).

Mặt khác sự bền vững của công xã nông thôn Sumer cũng đã buộc nhà nước phải sử dụng tới các cơ quan quản lí của công xã như là bộ phận của guồng máy cai trị trong cả nước ; có như thế nhà nước mới có thể với tay xuống các làng xã và điều khiển các thành viên trong công xã nông thôn.

Do vậy, nhà nước ở Sumer ngay từ khi mới thiết lập do những nhu cầu và đặc trưng riêng của nền kinh tế, thiết chế xã hội đã được xây dựng theo khuynh hướng của một nhà nước quân chủ, tập quyền. Nhưng thể chế trung ương tập quyền này chưa ổn định, vững mạnh. Những tàn dư của xã hội thị tộc, sự tồn tại dai dẳng của các công xã nông thôn phần nào đã làm cho thể chế chính trị của người Sumer mang sắc thái riêng. Và đó cũng là lí do vì sao trong suốt nửa đầu thiên niên kỉ III TCN, các quốc gia Sumer luôn luôn đấu tranh với nhau. Họ cố gắng vươn tới để xác lập một quốc gia chung thống nhất nắm bá quyền ở khu vực, nhưng chưa có quốc gia nào đủ sức thống nhất toàn bộ khu vực Lưỡng Hà thành một khối thống nhất hùng cường.

Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,

Bạn vui lòng NHẤN [Xem quà của bạn] để nhận quà miễn phí nhé.

Xin chào các bạn! Tôi là Nguyễn Dung sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Tôi rất thích sưu tầm những sản phẩm hữu ích như: Lịch âm dương, Lịch Vạn Niên, Ngày nghỉ lễ, Ngày kỉ niệm, Xem bói, Xem tử vi, Giải mã giấc mơ.

Bài viết liên quan

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Người Akkad làm chủ Lưỡng Hà

Khoảng đầu thiên niên kỉ III TCN, tộc người Semites từ miền ngoại Capcadơ bắt đầu thiên đi xuống phía nam, và ào ạt tràn vào Tây Á, sống du mục trên một dải đất dài từ Syria đến sa mạc Ả rập. Trong số những tộc người Semites, người Akkad đã sống định cư […]

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sự thống nhất Lưỡng Hà của vương triều Cổ Babylon

Sau khi lật đổ vương triều III Ua, người Êlam và người Amôrit có những định hướng khác nhau. Người Êlam cướp bóc, vơ vét của cải của Lưỡng Hà rồi rút quân về nước, ngược lại người Amôrít đã từ bỏ đời sống du mục, định cư ở khu vực Lưỡng Hà. Họ đã […]

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Vương triều UA và sự phục hưng của người Sumer

Giành lại quyền lực và mở rộng đất nướcNội dung chínhGiành lại quyền lực và mở rộng đất nướcPhát triển kinh tế và xã hộiBắt đầu suy yếu và bị lật đổ Sau khi đánh đuổi người Guti ra khỏi Lưỡng Hà, quyền lực của người Sumer được phục hưng. Các thành thị Sumer có […]

Chữ viết hình nêm

Chữ viết hình nêm

Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới. Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông […]

Darius

Darius

Năm 522 tr. CN, Darius I lên ngôi Quốc vương Ba Tư. Ông đúng là một ông vua. Dưới bàn tay sắt của ông, đế quốc Ba Tư lại được thống nhất một lần nữa. Darius đánh nam dẹp bắc, đập tan sự phản kháng của những nước bị chinh phục, lập nên đế quốc […]

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa

Con đường tơ lụa là tuyến đường giao thương vĩ đại mà con người đã tạo ra vào thời cổ đại. Sự kiện quan trọng đánh dấu sự hình thành con đường tơ lụa này là vào năm 115 TCN, vào một sớm mai trời cao thoáng đãng. Ở phía Bắc cao nguyên Iran, một […]

Sirus đánh chiếm Babylon

Sirus đánh chiếm Babylon

Năm 538 tr.CN, Vương quốc Babylon rơi vào tình trạng rất nguy cấp. Thành Babylon, thủ đô, đã bị quân đội của đế quốc Ba Tư vây hãm mấy ngày liền. Quốc vương Ba Tư Sirus (Cyrus) lại hối thúc Quốc vương Babylon đầu hàng, nhưng vị Quốc vương này vẫn ngoan cường chống cự. […]

Bộ luật khắc trên cột đá

Bộ luật khắc trên cột đá

Năm 1901, một đội khảo cổ Pháp có người Iran tham gia đã tìm thấy ở di chỉ thành cổ Sudơ nước Iran một cây cột lớn bằng đá huyền vũ đen. Cây cột đá này đã bị vỡ thành ba đoạn nhưng chắp lại vẫn còn hoàn chỉnh. Cột đá cao 2,5 m chu […]

Âm lịch và tuần lễ

Âm lịch và tuần lễ

Dương lịch sớm nhất do người Ai Cập phát minh, còn âm lịch sớm nhất lại do người Babylon cổ đại phát minh. Nói về âm lịch của người Babylon, từng có một câu chuyện như thế này. Trên đường cái quan ở Vương quốc Babylon, một cỗ xe ngựa bốn bánh đang phóng như […]

Anh hùng và cỏ tiên

Anh hùng và cỏ tiên

Lưu vực Lưỡng Hà cổ đại có một nền văn học rất phong phú. Trong đó nổi tiếng nhất là ”Sử thi Gigamét”. Nó đã sớm được lưu truyền trong người Sume từ hơn 4000 năm trước, qua hàng ngàn năm thêm bớt, sửa chữa, cuối cùng đã được ghi lại được hình thức chữ […]

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Sự tích vườn treo Babylon – vườn hoa trên không trung

Mùa hè Babylon thật nóng nực. Ở đây không có núi cao, không có rừng sâu, ánh nắng mặt trời không có gì che chắn, chiếu chói chang xuống mặt đất. Đã lâu không có mưa, gió nóng thổi bay cát bụi, hoa màu trên đồng ruộng bắt đầu khô héo. Nhưng khi mọi người […]

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Điều kiện tự nhiên và cư dân Lưỡng Hà cổ đại

Giữa khu vực Tây Á có 2 con sông lớn – Sông Tigrơ và sông Ơphơrát – bắt nguồn từ miền rừng núi Ácmêni chảy xuôi bên nhau, rồi cùng đổ ra vịnh Pécxích (Vịnh Ba Tư). Vùng bình nguyên nằm giữa 2 sông đó – ở hạ và trung lưu – thường được gọi […]

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Những thành tựu văn hoá Cổ đại Lưỡng Hà

Lịch sử Lưỡng Hà là lịch sử của nhiều quốc gia, dân tộc. Thành tựu văn hóa Lưỡng Hà đạt được chính là sự tổng hợp những thành tựu văn hóa của người Sumer, Akkad, Babylon, người Canđê… Trong đó, người Sumer không những là tộc người lập nên những quốc gia đầu tiên mà […]

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Tổ chức chính trị của nhà nước cổ Babylon

Nhà nước cổ Babylon tiếp tục tồn tại và xây dựng theo hình thái nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, vua được thần thánh hóa với quyền lực tối cao và thiêng liêng cai trị đất nước. Hammurabi vì thế trở thành Enxi […]

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Trạng thái kinh tế, xã hội của vương quốc Cổ Babylon

Tình hình kinh tế của vương quốc BabylonNội dung chínhTình hình kinh tế của vương quốc BabylonTình hình xã hội của vương quốc Babylon Bộ luật Hammurabi đã cho ta biết công cụ sản xuất của người Babylon – Lưỡng Hà ở giai đoạn phát triển của đồng thau, sắt cũng đã xuất hiện nhưng […]

Ngày của cha

17 tháng 6 năm 2024

Xem thêm
Lễ vu lan

18 tháng 8 năm 2024

Xem thêm
Tết trung thu

17 tháng 9 năm 2024

Xem thêm
Tết hạ nguyên

10 tháng 11 năm 2024

Xem thêm
Lễ tất niên

29 tháng 1 năm 2025

Xem thêm
Tết hàn thực

31 tháng 3 năm 2025

Xem thêm
Lễ phật đản

12 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Ngày của mẹ

14 tháng 5 năm 2025

Xem thêm
Tết đoan ngọ

31 tháng 5 năm 2025

Xem thêm