Theo truyền thuyết lịch sử Trung Quốc, sau thời kỳ Hoàng Đế, trước sau còn có ba thủ lĩnh liên minh bộ lạc rất nổi tiếng, là Nghiêu, Thuấn và Vũ.
Nghiêu nhường ngôi cho Thuấn
Họ vốn là thủ lĩnh của một bộ lạc, sau mới được bầu là thủ lĩnh của liên minh bộ lạc.
Lúc đó, khi gặp việc gì lớn thì thủ lĩnh liên minh bộ lạc đều phải bàn bạc với các thủ lĩnh bộ lạc. Khi Nghiêu già cả, muốn tìm một người kế thừa chức vị của mình, liền mời thủ lĩnh bộ lạc các nơi đến họp.
Sau khi Nghiêu nêu ý kiến, có một người tên là Phong Tể nói rằng: “Con trai ngài là Đan Chu là một người thông minh, có thể kế thừa chức vị của ngài”.
Nghiêu nghiêm khắc nói: “Không được. Thằng bé đó tính không khoan hòa, chỉ thích cãi cọ với người khác”.
Môt người khác, tên là Hoan Đâu nói: “Người phụ trách thuỷ lợi là Cộng Công, làm việc rất tốt, được chăng?”
Nghiêu ắc đầu: “Công Cộng nói giỏi làm giỏi, bên ngoài tỏ ra cung kính, nhưng lòng dạ khó lường. Trao cho người như thế, ta không yên tâm.”
Lần họp bàn đó chưa có kết quả, Nghiêu tiếp tục tìm kiếm người kế vị. Sau đó, ông lại triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc lại bàn bạc, bảo họ tiến cử một người. Hội nghị nhất trí chọn Thuấn.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/hoang-de-lanh-tu-tai-can-nhat-lich-su-trung-quoc/
- https://ngaydacbiet.com/de-thuan-dieu-trong-hoa-ngu-thuan/
- https://ngaydacbiet.com/thieu-hao-ky-chat-hieu-kim-thien-thi/
- https://ngaydacbiet.com/phuc-hy-mot-trong-tam-hoang-thoi-thuong-co-trung-quoc/
- https://ngaydacbiet.com/de-nghieu-y-ky-phong-huan-hieu-dao-duong-thi/
Nghiêu gật đầu nói: “Đúng, ta cũng nghe nói người đó rất tốt, các ông thử nói kỹ hơn về Thuấn xem sao”.
Mọi người liền kể về Thuấn: Cha của Thuấn là một người rất hồ đồ, mọi người gọi ông ta là Cồ Tẩu (có nghĩa là một lão già mù). Mẹ đẻ Thuấn chết sớm, mẹ kế là một người độc ác. Mẹ kế sinh được một người em tên là Tượng, rất kiêu ngạo, nhưng lại được Cổ Tẩu rất cưng. Sông trong một gia đình như thế nhưng Thuấn đối đẫi với cha, mẹ kế và em rất mực hiếu thuận. Vì vậy, mọi người coi Thuấn là người có đức hạnh.
Nghiêu nghe nói rất hài lòng, quyết định thử thách thêm, liền đem hai con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, lại dựng cho Thuấn một kho lương thực, cho Thuấn nhiều bò dê. Mẹ kế và em thấy thế vừa thèm muốn, vừa ghen tị, liền cùng Cổ Tẩu lạp mưu, nhiều lần muốn ám hại Thuấn.
Có lần, Cổ Tẩu bảo Thuấn lên chữa mái nhà kho. Khi Thuấn bắc thang leo lên mái. Cổ Tẩu liền phóng hoả, toan đốt cháy Thuấn. Thuấn thấy lửa cháy, liền tìm thang, thì thang đã bị lấy đi. May mà Thuấn có mang theo hai chiếc mũ lớn che nắng, liền dùng hai tay cầm mũ. nhảy xuống như con chim, không hề hấn gì.
Cồ Tẩu và Tượng vẫn chưa cam chịu, lại sai Thuấn đi đào giếng. Khi Thuấn ở dưới lòng giếng, Cổ Tẩu và Tượng ở trên đổ đất đá xuống để chôn sống Thuấn trong giếng. Không ngờ, sau khi xuống giếng Thuấn đã đào một ngách ngang tránh được, rồi từ đấy lại môi đất lên đi về nhà.
Tượng không biết Thuấn đã thoát hiểm, nên khi về tới nhà đã đắc ý nói với Cổ Tẩu: “Lần này thì anh con chắc đã chết rồi. Diệu kế đó là do con nghĩ ra. Bây giờ ta có thể chiếm tài sản của Thuấn rồi”. Nói xong, liền đi về phía nhà Thuấn. Không ngò, Tượng vừa bước vào, đã thấy Thuấn đang ngồi bên giường đánh đàn. Tượng giật mình, ngượng ngừng nói: “Ôi, em nhớ anh quá!”.
Thuấn làm như không có chuyện gì xảy ra, bảo: “Em đến thật đúng lúc. Anh có nhiều việc, muốn nhờ em giúp đỡ đây”.
Sau đó, Thuấn vẫn đối đãi tốt với cha, mẹ kế và em như trưóc kia. Cổ Tẩu, và Tượng không dám ám hại Thuấn nữa.
Sau khi nghe mọi người kể và tự mình cân nhắc Nghiêu thấy Thuấn đúng là người vừa có đức hạnh lại vừa giỏi giang, liền nhường chức vị thủ lĩnh cho Thuấn. Việc nhường chức vị đó, lịch sử gọi là “thiện nhượng”. Kỳ thực, trong thời công xã thị tộc, khi thủ lĩnh bộ lac già cả, việc dùng biện pháp tuyển cử để chọn thu lĩnh mới. là một việc thường thấy.
Sau khi nhận chức, Thuấn vừa cần cù vừa tiết kiệm cùng lao động với mọi người, được mọi người rất tin cậy. Mấy năm sau, Nghiêu chết. Thuấn lại muốn nhường chức thủ lĩnh cho con trai Nghiêu là Đan Chu, nhưng không ai tán thành. Thuấn mới chính thức đảm nhiệm chức vụ này.
Lịch sử Trung Quốc 5000 năm,