Ngô Cảnh Đế tên thật là Tôn Hưu, cháu thứ 6 của Tôn Quyền, tuổi Mão. Là người khôn vặt, hẹp hòi nhưng không thủ đoạn, kế vị sau khi Tôn Lượng bị phế truất. Tại vị 8 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi. Không rõ nơi an táng. Thuy hiệu là Cảnh Đế.
Năm sinh, năm mất: 243 – 260
Công tội: Trong 8 năm trị vì, dường như Tôn Hưu không làm được gì cho dân cho nước.
Sau khi Tôn Lượng bị phế truất, Tôn Lâm đưa Tôn Hưu đưa lên kế vị rồi độc chiếm quyền hành trong triều.
Khi đó, Tôn Hưu 12 tuổi, rất giảo hoạt. Ông ta đi từ đất phong của mình, vừa đi vừa nghỉ. Cho đến khi nắm rõ tình hình mới nhanh chóng đến kinh đô. Tôn Hưu được kế thừa một đống đổ nát, nhưng cũng không phải là chủ nhân thực sự của đống đổ nát đó. Để cảm tạ ơn cất nhắc, ông phong hầu cho Tôn Lâm, Tôn Ân, Tôn Cứ. Mọi việc quốc gia đại sự, Tôn Hưu đều giao cho bọn họ xử lý. Mối quan hệ như vậy khiến cho quân thần nghi kỵ lẫn nhau.
Một lần Tôn Lâm dâng rượu ngon cho Tôn Hưu. Tôn Hưu sợ trong rượu có độc nên từ chối không nhận. Tôn Lâm tức giận, đến nhà đại thần Trương Bố than phiền, nói rằng chính mình có công lập Tôn Hưu làm hoàng đế mà nay Tôn Hưu dám ức hiếp mình, sớm muộn gì hắn cũng phế truất Tôn Hưu… Sau khi Tôn Lâm về, Trương Bố liền báo cáo chuyện này với Tôn Hưu. Tôn Hưu liền cùng Trường Bố bàn mưu kế diệt trừ Tôn Lâm.
Tuy ngoài mặt Tôn Hưu cư xử với Tôn Lâm rất tốt, không ngớt lời khen ngợi, nhưng Tôn Lâm đã sớm biết hoàng đế không tin tưởng mình. Nên Tôn Lâm đã dâng tấu xin được đến trấn thủ ở Vũ Xương.
Bài viết liên quan:
Tôn Hưu dùng kế “dục cầm cố tung” (muốn bắt mà lại thả), không chỉ cho Tôn Lâm đi mà còn ban cho hơn 1 ngàn người ngựa.
Đến Vũ Xương, Tôn Lâm chỉnh đốn quân đội. Đến khi binh hùng tướng mạnh, lương thực dồi dào thì yên tâm, bắt đầu ăn chơi hưởng lạc.
Tháng Chạp năm 258, Tôn Lâm trở về kinh đô, chuẩn bị đón năm mới ở phủ đệ. Ngày mùng 8, Hoàng thượng phái thái giám mời Tôn Lâm vào cung dự tiệc. Tôn Lâm không muốn đi nhưng thái giám nhiều lần đến mời nên đành phải nhận lời. Trước lúc đi, Tôn Lâm dặn gia đình 1 canh giờ sau thì phóng lửa đốt hoa viên để hắn mượn cớ lui về sớm. Trong buổi tiệc, Tôn Lâm và Tôn Hưu nói chuyện rất thân mật. Đúng lúc đó, có người vào báo cáo phủ tướng quân bị cháy. Tôn Lâm lập tức xin được cáo từ. Tôn Hưu liền lệnh cho Trương Bố, Đinh Phong đã mại phục sẵn xông lên bắt Tôn Lâm và lập tức chém đầu.
Sau khi trừ khử Tôn Lâm, Tôn Hưu lại hạ lệnh tru di tam tộc anh em Tôn Tuấn, Tôn Lâm.
Sau khi đoạt lại quyền hành, Tôn Hưu từng muốn xây dựng sự nghiệp, phục hưng nước Ngô đang ngày một suy yếu. Nhưng triều đình mục nát, dân chúng lầm than, quan lại hủ bại, biên cương bất ổn, tình thế không còn cứu vãn được nữa. Không lâu sau, Tôn Hưu cũng nản chí, chán chường, không làm bất cứ điều gì nữa.
Sau đó, Tôn Hưu còn sống thêm được vài năm. Ngoài sự khôn vặt trong cuộc sống thường ngày, chẳng có gì đáng nói về Tôn Hưu.
Năm 264, Tôn Hưu mắc bệnh qua đời.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,