Ngô Mạt Đế tên thật là Tôn Hạo, tuổi Tuất. Tính tình hung bạo, hoang dâm. Kế vị sau khi Tôn Hưu qua đời, tại vị 16 năm đến khi nước Ngô bị diệt. Ốm chết, thọ 43 tuổi. Mai táng ở Hòa Lãng (nay ở núi Tây Lãng huyện Ngô Hưng tỉnh Triết Giang).
Năm sinh, năm mất: 242 – 284
Khi còn sống, Tôn Hưu không lập thái tử. Tháng 7 năm 264 Tôn Hưu bị ốm chết, đại thần Trương Bố thấy nước Ngụy đã tiêu diệt Thục Hán và đang có ý định tiêu diệt Đông Ngô. Ông lo lắng thái tử Tôn Loan tuổi còn nhỏ không thể gánh vác bảo vệ quốc gia, do đó đã lập Tôn Hạo làm hoàng đế, đổi niên hiệu là “Nguyên Hưng”.
Tôn Hạo là cháu của Tôn Quyền, con trai của Tôn Hoà, từng được phong làm Ô Trình Hầu.
Khi mới kế vị, Tôn Hạo tỏ ra là một hoàng đế tốt. Ông mở kho lương cửu tế dân nghèo, cho các cung nữ già trong cung kết hôn với những người bình dân độc thân, thả dã thú trong vườn thượng uyển về rừng. Người người đều cho rằng Tôn Hạo là một hoàng để nhân nghĩa.
Nhưng sau khi đã ngồi vững trên ngai vàng, Tôn Hạo mới lộ ra bản chất độc ác. Nhận thấy 2 đời vua trước đều bị quyền thần khống chế nên Tôn Hạo đã giết chết những kẻ đã đưa mình lên ngôi đầu tiên, và còn chu di tam tộc của bọn họ. Sau đó sai người giết Chu thái hậu và bốn người con trai của Tôn Hưu.
Ngoài tính hung bạo, tàn nhẫn, Tôn Hạo còn là kẻ hoang dâm vô độ. Ông ta vốn sủng ái Trương mỹ nhân – Con gái Trương Bố. Sau khi giết chết Trương Bố, Tôn Hạo vừa cười vừa hỏi Trương mỹ nhân: “Có biết cha nàng đi đâu rồi không?” Trương mỹ nhân phẫn uất quát lớn: “Cha ta bị gian tặc giết rồi”. Tôn Hạo lập tức sai người dùng gậy đánh chết bà.
Sau đó, Tôn Hạo lại nhớ Trường mỹ nhân, sai người tạc tượng gỗ của bà, ôm ấp bức tượng cả ngày. Rồi sai người bắt em gái Trương mỹ nhân đã xuất giá vào cung, ngày đêm cưỡng hiếp, hành hạ.
Hậu cung đã có mấy ngàn mỹ nữ, Tôn Hạo vẫn chê không đủ, hạ chiếu cho con gái của hoàng thân quốc thích và các đại thần đến 15 tuổi đều phải cho ông ta coi mặt, nếu ông ta không ưng ai thì người đó mới được xuất giá. Ai vi phạm sẽ khép vào tội lừa dối hoàng đế.
Để vui chơi hưởng lạc, Tôn Hạo thường sai người lấy vàng bạc trong quốc khố làm thành trang sức, lệnh cho cung nữ đeo vào rồi chơi trò đuổi bắt. Những đồ vật này thường rơi vào túi bọn thợ và cung nữ.
Tôn Hạo sai người đào một con sông trong cung, dẫn nước vào. Cung nữ nào bị ông ta chơi chán hoặc “phạm lỗi” thì ông ta sẽ giết chết rồi vất xác xuống sông, để nước cuốn ra ngoài cung. Những việc tàn bạo như vậy gần như ngày nào cũng có. Nghe nói, cách ông ta giết người rất tàn nhẫn, như móc mắt, cắt mũi, cắt tay chân, lột da…
Bài viết liên quan:
Tôn Hạo đối xử với các quan lại cũng tàn bạo như vậy, không hề coi họ là con người, tuỳ ý lăng nhục, giết chóc. Ông ta thường lấy cớ ban yến tiếc để triệu các quan lại vào cung rồi sai cung nữ, thái giám vây quanh chế giễu, trêu chọc, chửi bới. Ai chỉ cần hơi tỏ ý phản đối liền bị xử tội chết. Tôn Hạo còn lệnh cho các đại thần uống rượu say rồi tự kể tội nhau. Trong đó, nếu ai động chạm đến hoàng đế thì Tôn Hạo lập tức rút dao đâm chết. Cho nên những người được mời đi dự tiệc đều từ biệt với người nhà trước khi đi.
Ái thiếp của Tôn Hạo sai người đến chợ cướp bóc, Tư thị trung lang tướng Trần Thanh bắt kẻ đỏ và xử tội theo phép công. Người tiểu thiếp mách chuyện này với Tôn Hạo. Ông ta tìm cớ bắt Trần Thanh rồi lệnh dùng cưa sắt nung đỏ bổ đầu Trần Thanh rồi ném xuống dưới Tử Vọng đài thị chúng.
Năm 280, lúc này Tây Tấn đã chiếm lĩnh nước Ngụy, và còn chia làm 6 ngả tấn công diệt Ngô, thế mạnh như thác, đổ bộ vào đất Ngô.
Tháng 3, cánh quân nước Tấn đi theo đường thủy đã tiến vào Kiến Nghiệp. Tướng lĩnh của Đông Ngô người thì chết trận, người thì đầu hàng nên không có người chỉ huy quân lính. Tôn Hạo lo lắng vò đầu bứt tai không nghĩ được kế sách gì. Về sau, để bảo toàn tính mạng, ông ta đã nghe lời của Hồ Trọng nên mang hộ tịch sách sắc phong của nước Ngô dẫn đầu văn võ bá quan ra khỏi thành đầu hàng quân Tấn. Từ đó, triều Đông Ngô bị diệt vong, cục diện vạc 3 chân đã bị kết thúc, lịch sử Trung Quốc lại được thống nhất.
Tôn Hạo bị quân Tấn giải đến Lạc Dương. Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nhìn thấy Tôn Hạo đã mời Tôn Hạo ngồi và nói: “Từ lâu tôi đã sắp xếp chỗ ngồi này, để đợi ngài đến ngồi”.
Tôn Hạo đáp: “Ở miền Nam hạ thần cũng sắp xếp một chỗ, đợi bệ hạ đến ngồi”. Giả Sùng hỏi Tôn Hạo: “Nghe nói, anh ở miền Nam thường móc mắt người, lột da họ, hình pháp đó gọi là hình pháp gì?”
Tôn Hạo trả lời: “Hạ thần chỉ dùng hình phạt đó với những người gian trá không trung thực”.
Tư Mã Viêm cho Tôn Hạo làm Quy Mệnh Hầu và bắt Tôn Hạo sống ở Lạc Dương.
Năm 283, Tôn Hạo chết ở Lạc Dương.
Trong lịch sử gọi Tôn Hạo là Mạt Đế và còn gọi là Quy Mệnh Hầu.
Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,