Trong thời kì “vương chính”, người Êtơruxcơ có ưu thế ở Rôma, nên các “vua” (Rex) đều là người Êtơruxcơ. Tới thời trị vì của vua cuối cùng trong 7 “vua” của thời “vương chính”, mâu thuẫn giữa người Rôma và Êtơruxcơ đã hết sức căng thẳng. Vào khoảng năm 510 TCN, dân chúng Rôma đã nổi dậy khởi nghĩa chấm dứt thời kì vương chính, mở đầu thời kì mới – thời kì cộng hoà – trong lịch sử Rôma, chính quyền trở thành “việc chung” (tiếng Latinh : res publica). Thiết chế cộng hòa được xác lập.
Cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước Cộng hoà là Đại hội nhân dân Xenturi (đại hội của những người đàn ông có vũ trang). Đại hội Xenturi họp 1 năm 2 lần tại quảng trường Macxơ (Mars) – quảng trường Thần Chiến tranh – để quyết định những vấn đề cơ bản của xã hội Rôma như tuyên chiến hay nghị hòa, bầu các quan chức trong bộ máy nhà nước. Đại hội Xenturi cũng bầu ra hai quan chấp chính (consul) trong hàng ngũ đại quý tộc Rôma với nhiệm kì 1 năm. Hai quan chấp chính với quyền lực ngang nhau sẽ là người trực tiếp điều hành mọi công việc của xã hội, nắm giữ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. Trong trường hợp Tổ quốc lâm nguy, một trong hai quan chấp chính sẽ được chọn cử làm tư lệnh quân đội và là “Dictato” độc tài – trong thời hạn 6 tháng, có quyền quyết định tối hậu về mọi công việc.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/van-hoa-roma-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/che-do-tam-hung-lan-thu-hai-va-su-sup-do-hoan-toan-cua-che-do-cong-hoa/
- https://ngaydacbiet.com/nhung-cuoc-dau-tranh-cua-nguoi-binh-dan-polep-plebs/
- https://ngaydacbiet.com/dieu-kien-tu-nhien-va-tinh-hinh-dan-cu-roma-thoi-co-dai/
- https://ngaydacbiet.com/thoi-ky-vuong-chinh-trong-lich-su-roma/
Viện nguyên lão (Senat) bao gồm 300 người thuộc tầng lớp quý tộc giàu có. Theo nguyên tắc, đại hội Xenturi là cơ quan quyền lực tối cao, nhưng trên thực tế các quyết định phải được Viện nguyên lão thông qua. Các quan chức của bộ máy nhà nước được chọn cử trong số các nghị viên Viện nguyên lão, do vậy, thực tế Viện nguyên lão là cơ quan thường trực của đại hội Xenturi, thực thi mọi công việc hành chính, ngân sách, ngoại giao, quân sự, lễ nghi, tôn giáo…
Như vậy, ngay từ đầu, thể chế cộng hoà đã tỏ rõ tính ưu việt của nó và đã mang tính chất hai mặt khá rõ nét. Một mặt, trong thể chế cộng hoà, sự bình đẳng công dân và quyền công dân đã được công khai đảm bảo. Vai trò của đại hội Xenturi, của quan bảo dân trong thể chế này đã buộc các chấp chính quan. Viện nguyên lão dù đầy quyền uy vẫn phải cần đến dân và bắt buộc phải coi trọng, tham khảo ý kiến nhân dân, mặt khác, trên thực tế, mọi quyền hành của nền cộng hoà Rôma lại nằm trong tay bộ phận quý tộc giàu có – Patơrixi – Patơrixi có nhiều đặc quyền trong xã hội, nắm giữ quyền điều phối và chiếm hữu ruộng đất công, nắm giữ mọi chức vụ trọng yếu của bộ máy nhà nước, thao túng mọi hoạt động của xã hội. Nền dân chủ và chuyên chính đan xen vào nhau, cùng được tôn trọng và cùng dựa vào nhau để tồn tại. Do vậy, thể chế Cộng hoà đã xác lập được một quyền lực tập thể, nhờ vậy nó đã ngăn chặn được quyền chuyên chế cá nhân, đảm bảo được sự kiểm soát tập thể có hiệu quả tốt nhất trong mọi trường hợp.
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,