Do nhu cầu của đời sống kinh tế và xã hội, ở Ai Cập thời cổ đại đã xuất hiện những mầm mống của khoa học. Trong các bảng cổ văn, người ta thấy đã có từ “tri thức” và “người hiểu biết” để phân biệt với những người còn lại.
Thiên văn
Một trong những lĩnh vực mà người Ai Cập “hiểu biết” nhiều và từ khá sớm – đó là thiên văn. Các nhà thiên văn Ai Cập đã vẽ được bản đồ 12 cung hoàng đạo (thời vương triều XIV), vẽ được chòm sao Bắc cực, biết được 5 ngôi sao là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ.
Nhờ quan sát thiên văn, nhất là quan sát sao Lang để biết mực nước sông Nin, người Ai Cập đã biết làm lịch từ rất sớm. Lịch của người Ai Cập là âm lịch – một năm có 365 ngày và được chia làm 12 tháng. Như vậy, cứ 4 năm lại có một tháng nhuận. Họ cũng đã biết làm đồng hồ đo bằng ánh sáng Mặt Trời : một ngày được chia làm 24 giờ.
Toán học
Về toán học, người Ai Cập đã sáng tạo ra hệ đếm thập tiến vị. Nhưng chưa biết số 0 nên cứ khi đếm đến 10 thì họ lấy một đoạn dây thừng để ghi nhớ, đến 1000 thì vẽ cái cây… Nhờ có hệ số đếm, người Ai Cập đã biết làm các phép tính công và trừ, còn nhân và chia thì thực hiện bằng cách cộng hoặc trừ nhiều lần.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/su-suy-vong-cua-nha-nuoc-ai-cap-thoi-hau-ki-vuong-quoc/
- https://ngaydacbiet.com/to-chuc-nha-nuoc-va-quan-he-xa-hoi-o-ai-cap-thoi-co-vuong-quoc/
- https://ngaydacbiet.com/van-tu-ai-cap-co-dai-chu-tuong-hinh/
- https://ngaydacbiet.com/so-luoc-cac-vuong-trieu-thoi-co-vuong-quoc-ai-cap/
- https://ngaydacbiet.com/ton-giao-va-triet-hoc-ai-cap-thoi-co-dai/
Người Ai Cập cổ đại đặc biệt giỏi về hình học. Người ta đã biết tính diện tích hình tam giác, hình tròn, tính được thể tích hình tháp đáy vuông, hình cầu và số pi bằng 3,16. Theo Hêrôđốt thì sở dĩ người Ai Cập giỏi về hình học là do nhu cầu phải đo đạc lại ruộng đất hàng năm vì phù sa của sông Nin phủ hết bờ ruộng.
Y học
Lĩnh vực thứ hai mà người Ai Cập cổ đại biết khá sớm và rất giỏi là y học. Do có tục ướp xác, những thợ ướp phải mổ xác nên người Ai Cập biết rất rõ về cấu tạo cơ thể. Vì thế họ cũng phân biệt được rất rõ các chuyên khoa trong y học : nội, ngoại khoa, mắt, răng, dạ dày… Trong các bộ phận cơ thể người thì họ cho tim là quan trọng nhất. Khi mổ để ướp xác, họ vẫn giữ trái tim lại và tay nghề của thầy thuốc được đánh giá bằng sự hiểu biết về trái tim.
Trong các tài liệu cổ văn, người ta thấy người Ai Cập đã có khoảng 100 từ là những từ thuộc về giải phẫu học. Những tri thức khoa học đó của người Ai Cập là những cống hiến lớn lao vào kho tàng văn hóa chung của nhân loại.
Lịch sử thế giới cổ đại – NXB Giáo dục,