Thiếu Hạo, họ Kỷ, tên Chí hoặc Chất, hiệu Kim Thiên thị, một số hiệu khác: Cùng Tang thị, Thanh Dương thị. Là con trai của Hiên Viên Hoàng Đế. Sống đến 100 tuổi, trị vì 84 năm, chết ở Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông.
Nơi an táng: núi Vân Dương (nay thuộc phía Tây Nam huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
Một trong “Ngũ đế” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc? Theo sách Thượng thư tự và Đế vương thế kỷ, ông là một trong Ngũ đế nhưng theo Sử ký tư mã thiên hoặc Sử Trung Quốc thì lại không. Xem thêm phần Tam hoàng – Ngũ Đế để hiểu rõ hơn.
Thiếu Hạo là thủ lĩnh bộ lạc Đông Di, đầu tiên cư trú ở Cùng Tang (nay thuộc phía Đông Bắc huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông), sau di cư xuống Thanh Dương (nay thuộc huyện Thanh Dương tỉnh An Huy), tương truyền là hậu duệ của hoàng đế, mẹ ông ta là Luy Tổ, bộ lạc ông ta chọn chim làm tô tem.
Bài viết liên quan:
Phượng hoàng là tên chức quan lớn nhất, người xử lý các hình phạt gọi là chim ưng, người quản lý quân đội gọi là diều hâu, ngoài ra còn có các chức vụ quan quản lý nông nghiệp, quan quản lý công nghiệp, chia ra quản lý nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Bộ lạc của Thiếu Hạo có 24 thị tộc, chọn Yểm làm trung tâm, sinh sống ở bán đảo Sơn Đông ngày nay, nơi đó gọi là vương quốc của Thiếu Hạo.
Hoài Nam Tử thời tắc biến ghi chép sau này Thiếu Hạo cử một người con trai là Bao Mang làm trợ thủ cho Thái Hạo Phục Hy thị, sai một người con khác là Nhũ Thụ đến phương Tây làm thiên đế, quản lý 12 năm.
Sau khi Thiếu Hạo chết, con cháu ông ta từ bán đảo Sơn Đông tràn xuống lưu vực sông Giang Hoài, nước Đàm thời Xuân Thu và đế vương triều Chu là hậu duệ của ông ta.
Đế vương thế kỷ, Sử Trung Quốc,