Toc
Thần Nông, thường được gọi là Viêm Đế, ông ta họ Khương hiệu là: Thần Nông thị, Liên Sơn thị, trị vì 140 năm. Là một trong “Tam hoàng” nổi tiếng thời thượng cổ Trung Quốc. Ông ta dùng gỗ làm các công cụ trong nông nghiệp như: Cày, bừa – lãnh đạo nhân dân làm các việc trồng trọt, lại tìm ra các cây thuốc chữa bệnh cho người, được tôn khiêm là người sáng chế ra thuốc Bắc và nông nghiệp.
Năm sinh, năm mất: không rõ, cách đây khoảng 5.000 năm
Nơi an táng: Trà Lăng (nay là huyện Trà Lăng tỉnh Hồ Nam).
Lai lịch
Viêm Đế Thần Nông Thị, theo truyền thuyết ông ta là thủ lĩnh nổi tiếng của bộ lạc Khương thời cổ đại. Một số bộ lạc này cư trú ở lưu vực Khương Thủy, Mễ Đới Sinh ở thị trấn Bắc Lệ Sơn. Thành phố Tùy Châu tỉnh Hồ Bắc ngày nay. Đầu tiên cư trú ở huyện Trần, về sau xuống dời hướng đông và định cư ở Khúc Phụ (nay là phía đông bắc huyện Khúc Phụ Tỉnh Sơn Đông).
Truyền thuyết kể rằng, vào thời đại Thần Nông Thị số nhân khẩu tương đối nhiều. Con người nếu chỉ dựa vào săn bắt thú thì không đủ sống. Trời mới sáng tinh mơ thợ săn đã mang theo cung nỏ và gậy gộc đi bắt thú, tìm dã thú trên những cánh đồng cỏ mênh mông và trong những khu rừng rậm rạp. Họ phải chạy suốt ngày mà vẫn chẳng thu nạp được gì, chịu đói bụng, lê đôi chân mệt mỏi trở về. Thỉnh thoảng săn được một con lợn rừng, toàn bộ hơn một trăm nhân khẩu trong thị tộc xúm quanh lại phân phối, mỗi người chỉ được chia một phần thịt nhỏ, không đủ ấm bụng.Trẻ con đói quá, kêu khóc oa oa, phụ nữ và người già càng thêm tâm phiền ý loạn. Những tay săn thú vì bản thân không nuôi nổi thị tộc, đầu cứ cúi gục, mặt mày ủ rũ, ngồi thẫn thờ trên đất. Họ sống trong tình trạng cực kỳ buồn khổ.
Chính trong tình huống đó, Thần Nông Thị vĩ đại xuất hiện.
Ông đã phát hiện những hạt dưa và hoa quả do con người vứt xuống đất năm sau có thể mọc mầm, bén rễ, lớn lên thành dưa và cây quả mới. Ông còn phát hiện ra sự sinh trưởng của thực vật có quan hệ với thời tiết. Khi thời tiết ấm áp, cây cối nảy cành, sinh lá, khai hoa kết quả; khi thời tiết giá lạnh, cây cối khô héo. Ông quyết định lợi dụng sự thay đổi của thời tiết, nghĩ cách dùng sức người chăm bón cây cối, nhờ vậy mà đã có những thu hoạch hạt cây, trái quả một cách khả quan, đã có thêm thức ăn dự trữ, bổ sung bên cạnh săn bắt.
Thần Nông nếm thử bách bảo
Thoạt đầu, Thần Nông Thị chưa hiểu được loại quả, hạt hoặc rễ, cành lá của cây nào có thể ăn được, loại nào ăn ngon, loại nào không nên ăn hoặc ăn không ngon. Để mọi người được ăn no, không bị đói, để cho mọi người được sinh tồn, Thần Nông Thị quyết định dùng chính miệng của mình để thử mùi vị của các loại thực vật hoang dại.
Ông đã thu thập các loại quả, hạt, rễ, lá, cành, ghé miệng thử từng loại. Mùi vị của thứ nào ngọt, đặc biệt ngon, ông đánh dấu lại. Mùi vị của thứ nào vừa đắng vừa chát, khó có thể nuốt được, ông cũng đánh dấu lại.
Có một số thứ mùi vị không đến nỗi kém, nhưng sau khi nếm thử thì thấy nếu không váng đầu đau óc, cũng đau bụng nhức tim, thậm chí còn thượng thổ, hạ tả, miệng nôn, trôn tháo. Thì ra những thứ này có chứa chất độc, ông cũng đánh dấu tỉ mỉ kỹ càng.
Truyền thuyết kể rằng trong quá trình Thần Thị Nông nếm thử bách thảo, lúc nhiều nhất trong một ngày đã từng gặp phảI bảy mươi loại thực vật có chất độc, trong đó mấy lần suýt mất mạng. Thế nhưng cuối cùng Thần Nông Thị vĩ đại đã khắc phục được muôn vàn khó khăn, đã chiến thắng được mọi loại nguy hiểm, tìm ra được một khối lượng lớn thức ăn cho loài người.
Ông đã tìm được những thực vật có thể làm ra lương thực, những loài cây có thể làm rau ăn, đã tìm được những trái cây ngon, còn tìm được cả những cây có thể chữa bệnh được.
Thần Nông dạy dân trồng trọt, phát triển nông nghiệp
Khi đã nhận biết được những loại cây này, con người bèn vạch ra kế hoạch trồng trọt, và như vậy vấn đề thức ăn đã được giải quyết thêm một bước, vấn đề thuốc chữa bệnh cũng đã bước đầu được khắc phục. Những người săn thú, bắt cá đã gặp vận may, từ đó trở đi sự nghiệp trồng trọt được mở ra, đời sống của con người đã có bảo đảm.
Thần Nông Thị vẫn chưa thỏa mãn, ông phát hiện thấy sự sinh trưởng của thực vật chẳng những có quan hệ đến thời tiết mà còn có quan hệ tới đất đai. Có một số thực vật thích sinh trưởng ở vùng đất vàng, một số thực vật thức sinh trưởng nơi đất đen; một số thực vật ưa đất khô ráo, có một số thực vật hợp với đất ẩm. Tất cả các hiện tượng quan sát được ông đều ghi nhớ, rồi chỉ đạo mọi người theo đuổi việc trồng trọt sao cho ngày một tốt hơn.
Bài viết liên quan:
Thần Nông Thị lại phát hiện, việc trồng trọt cũng giống như việc săn bắt, đòi hỏi phải có một loại công cụ chuyên dùng. Tức thì ông mò mẫm nhiều lần rồi chế tạo ra các công cụ như cày, bừa, liềm, hái… dùng để trồng trọt và gặt hái.
Tới đây, nền sản xuất nông nghiệp nguyên thủy được kể là một hệ thống phương pháp tương đối hoàn chỉnh. Con người đã bắt đầu sản xuất nông nghiệp, chẳng những đời sống có đảm bảo; sản phẩm dư thừa, mà quan hệ mua bán cũng đã xuất hiện, chợ búa, mậu dịch sơ khai ra đời.
Mọi người đem những thức vật dư thừa của thị tộc đem ra chợ trao đổi với thị tộc khác lấy những thứ mà mình không có. Biện pháp là “họp chợ giữa ban ngày”, tới đúng giữa trưa, mặt trời ở giữa không trung, tất cả mọi người đều ra họp chợ, tiến hành trao đổi.
Xung đột rồi liên kết với Hoàng đế
Ông ta chia giới tuyến đường đi ở bản Tuyến (nay là phía đông nam huyện Trắc Lộc tỉnh Nam Hà) nảy sinh xung đột lớn với Hoàng đế. Đánh nhau bị thua trận, bắt tay hòa bình.
Sau đó dẫn đầu trong việc mở rộng dân cư xuống hạ lưu sông Hoàng Hà Mễ Đới và Hoàng đế liên minh bộ lạc với nhau tạo thành một bộ phận chính yếu của bộ tộc Hoa Hạ. Bộ tộc Hoa Hạ về sau lại phát triển thành dân tộc Hán. Vì vậy con cháu của dân tộc Hán về sau này được gọi là “Con cháu của Mễ Đới”.
Sau khi Thần Nông chết, con cháu của ông ta truyền đến 8 đời nữa mới bị tuyệt tự. Tổng cộng kéo dài 560 năm
Theo Đế vương thế kỷ và Sử Ký – Bổ Tam Hoàng bản kỷ thì Thần Nông thị có chín người lần lượt làm vua:
- Viêm Đế
- đế Lâm Khôi (帝临魁) tức đế Đồi (con Viêm đế)
- đế Thừa (帝承) con đế Lâm Khôi
- đế Minh (帝明) con đế Thừa
- đế Trực (帝直) con đế Minh
- đế Ly (帝釐) tức đế Nghi (con đế Trực – sách Thông giám ngoại kỷ nói là con đế Minh mà không có đời đế Trực)
- đế Ai (帝哀) tức đế Lai (con đế Ly)
- đế Khắc (帝克) con đế Ai
- đế Du Võng (帝榆罔) con đế Khắc
[alert-note]
Thần Nông thủy tổ của người Việt
Tại Việt Nam thì Thần Nông được xem là thủy tổ của người Việt.
Trong Đại Việt Sử ký Toàn thư, phần lời tựa của Ngô Sĩ Liên chép: “Nước Đại Việt ở phía nam Ngũ Lĩnh, thế là trời đã phân chia giới hạn Nam–Bắc. Thủy tổ của ta là dòng dõi họ Thần Nông, thế là trời sinh chân chúa, có thể cùng với Bắc triều mỗi bên làm đế một phương”.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư: “Vua Đế Minh là cháu ba đời của Thần Nông, đi tuần thú phương Nam, đến núi Ngũ Lĩnh (nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Hoa), gặp một nàng tiên, lấy nhau đẻ ra người con tên là Lộc Tục. Sau Đế Minh truyền ngôi lại cho con trưởng là Đế Nghi làm vua phương Bắc (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Bắc), phong cho Lộc Tục làm vua phương Nam (từ núi Ngũ Lĩnh về phía Nam), xưng là Kinh Dương Vương, quốc hiệu là Xích Quỷ. Kinh Dương Vương làm vua Xích Quỷ vào năm Nhâm Tuất 2897 TCN, lấy con gái Động Đình Hồ quân (còn có tên là Thần Long) là Long nữ sinh ra Sùng Lãm, nối ngôi làm vua, xưng là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái vua Đế Lai (con của Đế Nghi), tên là Âu Cơ, sinh một lần trăm người con trai. Một hôm, Lạc Long Quân bảo Âu Cơ rằng: “Ta là giống rồng, nàng là giống tiên, thủy hỏa khắc nhau, chung hợp thật khó”. Bèn từ biệt nhau, chia 50 con theo mẹ về núi, 50 con theo cha về ở miền biển (có bản chép là về Nam Hải), phong cho con trưởng làm Hùng Vương, nối ngôi vua.”
[/alert-note]
Đế Vương Trung Hoa, Thông sử Trung Quốc,