Tam Quốc - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/tam-quoc/ Tổng hợp ngày nghỉ lễ âm lịch, dương lịch và sự kiện trong năm Fri, 16 Jul 2021 14:31:01 +0000 vi hourly 1 https://ngaydacbiet.com/wp-content/uploads/2024/07/cropped-000777066-r503366006-1-32x32.webp Tam Quốc - Ngày đặc biệt https://ngaydacbiet.com/category/tam-quoc/ 32 32 Lục Tốn thiêu cháy trại quân Lưu Bị https://ngaydacbiet.com/luc-ton-thieu-chay-trai-quan-luu-bi/ https://ngaydacbiet.com/luc-ton-thieu-chay-trai-quan-luu-bi/#respond Fri, 16 Jul 2021 14:31:01 +0000 https://ngaydacbiet.com/luc-ton-thieu-chay-trai-quan-luu-bi/ Tin Tào Phi xưng đế truyền tới Thục Hán, kèm theo rất nhiều lời đồn rằng Hán Hiến Đế đã bị Tào Phi giết chết. Hán Trung Vương Lưu Bị tin vào lời đồn đó, đã cho tổ chức tang lễ Hán Hiến Đế ở Thành Đô. Các đại thần cho rằng, Hán Hiến Đế đã […]

Bài viết Lục Tốn thiêu cháy trại quân Lưu Bị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Tin Tào Phi xưng đế truyền tới Thục Hán, kèm theo rất nhiều lời đồn rằng Hán Hiến Đế đã bị Tào Phi giết chết. Hán Trung Vương Lưu Bị tin vào lời đồn đó, đã cho tổ chức tang lễ Hán Hiến Đế ở Thành Đô. Các đại thần cho rằng, Hán Hiến Đế đã chết, Tào Phi đã xưng đế thì Lưu Bị là dòng dõi nhà Hán, rất nên tiếp ngôi hoàng đế. Năm 221, Lưu Bị lên ngôi hoàng đế ở Thành Đô, đó là Hán Chiêu Liệt Đế. Vì vùng thông trị là đất Thục (nay là đại bộ phận Tứ Xuyên, Vân Nam, toàn bộ Quí Châu, một bộ phận của Thiểm Tây, Cam Túc) nên lịch sử gọi triều đại này là Thục Hán, gọi gọn lại là Thục.

Lưu Bị rất căm giận và đau lòng trước việc Đông Ngô chiếm mất Kinh Châu và giết Quan Vũ, nên sau khi lên ngôi, liền coi việc quan trọng trước hết là tiến đánh Đông Ngô để báo thù trả hận.

Đại tưóng Triệu Vân can rằng: Kẻ cướp ngôi vua là Tào Phì, chứ không phải Tôn Quyền. Nếu diệt được Tào
Ngụy thì Đông Ngô tự nhiên phải khuất phục. Không nên bỏ qua Tào Ngụy mà đánh Đông Ngô.

Các đại thần khác cũng đều khuyên can, nhưng Lưu Bị nhất định không nghe. Ông ta giao cho Gia Cát Lượng ở lại Thành Đô phò tá Thái tử Lưu Thiền còn tự mình dẫn quân đi đánh Đông Ngô.

Lưu Bị một mặt chuẩn bị xuất quân, một mặt gọi Trương Phi đem quân đến Giang Châu (nay là Trùng Khánh, Tứ Xuỵên) hội hợp. Nhưng Lưu Bị chưa kịp xuất quân, thì bộ tướng của Trương Phi đã làm phản giết Trương Phi và sang hàng Đông Ngô. Lưu Bị mất liền hai viên đại tướng, lực lượng yếu đi nhiều. Nhưng do tâm lý nôn nóng báo thù, không còn cân nhắc tỉnh táo được nữa.

Tin cấp báo về tới Đông Ngô, Tôn Quyền thấy Lưu Bị ra quân lần này thanh thế lừng lẫy, có phần lo sợ liền cử người sang gặp Lưu Bị xin hòa. Nhưng trong tâm trạng kiên quyết báo thù, Lưu Bị thẳng thừng cự tuyệt.

Chỉ mấy ngày sau, quân Thục Hán đã đánh chiếm huyện Vu (nạy là phía Bắc huyện Vu Sơn, Tứ Xuyên) và tiến tới Tỉ Qui (nay ở phía Tây tỉnh Hồ Bac). Tôn Quyền biết không còn hi vọng giảng hòa, liền cử Lục Tốn làm đại đô đốc, đem năm vạn quân chống lại.

Chỉ sau mấy tháng ra quân, Lưu Bị đã chiếm được năm, sáu trăm dặm đất đai Đông Ngô. Rồi từ Tỉ Qui tiếp tục đánh gấp về hướng đông. Hoàng Quyền làm chức tùy quân mưu sĩ, vội can Lưu Bị: “Quân Đông Ngô xưa nay chiến đấu rất dũng mãnh. Xin hoàng thượng chớ coi thường chúng. Quân ta thuận dòng sông đi xuống, tiến lên thì dễ, nhưng lui quân rất khó. Vậy xin để tiểu tướng đi trước mở đường, bệ hạ ở phía sau tiếp ứng. Như vậy tiến quân sẽ thuận lợi và đảm bảo hơn.

Nhưng Lưu Bị lòng như lửa đốt, nhất định không chịu nghe theo Hoàng Quyền. Liền sai Hoàng Quyền đóng lại giữ Giang Bắc, đề phòng quân Ngụy, còn mình dẫn quân xuôi theo bờ nam, vượt núi trèo non tiến tới Hào Đình (nay ở Tây bắc Nghi Đô, Hồ Bắc).

Các tướng sĩ Đông Ngô thấy quân Thục cứ tiến sâu mãi, đều tức tối, hăng hái muốn đem quân quyết chiến nhưng đại đô đốc Lục Tốn kiên quyết không cho.

Lục Tốn phân tích: “Lần này Lưu Bị mang đại quân đông chinh, sĩ khí đang hăng, có sức chiến đấu mạnh. Vả lại, chúng chiếm thượng du, có địa hình hiểm yếu không dễ đánh phá. Nếu liều lĩnh quyết chiến vạn nhất gặp thất bại thì ảnh hưởng đến sự còn mất của cả Đông Ngô. Chúng ta hãy giữ gìn lực lượng, suy xét chiến lược kéo dài thòi gian đợi đến khi quân địch mỏi mệt, sẽ tìm cơ hội phản công.

Tướng lĩnh dưới quyền Lục Tốn, có người là lão tướng có công lao từ thời Tôn Sách, có người là quí tộc họ Tôn vốn đã không phục khi Tôn Quyền cử một thư sinh làm đại đô đốc. Nay lại thấy Lục Tốn không chịu cho xuất kích, thì đều cho Lục Tốn là kẻ nhát gan, sợ địch nên bực bội, nói xấu sau lưng.

Từ huyện Vu đến Di Lăng (nay ở phía Đông huyện Nghi Xương, Hồ Bắc), dọc đường tiến quân, quân Thục dựng mấy chục trại quân lớn, dựng cây làm hàng rào nối liền các trại quân, trước sau dài tới bảy trăm dặm.

Lưu Bị cho rằng như thế khác gì thiên la địa võng chỉ chờ quân Ngô đến đánh là xuất quân tiêu diệt.

Nhưng Lục Tốn vẫn án binh bất động suốt từ tháng Giêng tới tháng Sáu năm đó (năm 222), hai bên kìm giữ nhau trong một nữa năm.

Lưu Bị quá nóng lòng, liền sai Ngô Ban dẫn mấy ngàn quân tít trên núi kéo xuống đất bằng hạ trại để khiêu khích quân Ngô. Tướng sĩ Ngô nhịn không nổi, xin ra đánh.

Lục Tốn cười nói: “Ta quan sát địa hình rồi, số quân Thục trước mắt tuy ít, nhưng ở các hẻm núi xung quanh nhất định có phục binh. Chúng hò hét, nhử chúng ta ra để tiêu diệt. Đừng để bị mắc lừa chúng.”

Các tướng vẫn không tin. Nhưng mấy ngày sau, Lưu Bị thấy Đông Ngô không chịu giao chiến, biết Lục Tốn đã hiểu rõ kế hoạch của mình, liền điều tám ngàn quân mai phục tít trong núi rút ra. Tương sĩ Đông Ngô lúc đó mới tin sự phán đoán của Lục Tốn là chính xác.

Một hôm, Lục Tốn bất ngờ triệu tập các tướng đến, tuyên bố chuẩn bị xuất kích. Nhiều người nói: “Muốn đánh Lưu Bị, thì đánh ngay từ đầu. Bây giờ để chúng tiến vào năm sáu trăm dặm, chiếm hết các đường hiểm yếu, mới nói chuyện đánh, thì đánh làm sao?

Lục Tốn giải thích: “Khi Lưu Bị mới đến sĩ khí đang hăng, chúng ta không dễ thắng được. Nay chúng đã đóng quân suốt nữa năm, không tiến lên được nữa, binh sĩ đã mỏi mệt. Đây chính là thời cơ ta đánh thắng chúng.”

Sau đó. Lục Tốn phái một toán quân nhỏ tiến đánh một trại quân Thục. Vừa tiếp cận hàng rào thì quân Thục đã từ hai bên đổ ra chém giết. Quân lính ở mấy trại gần đó cũng ùa ra tăng viện. Quân Đông Ngô chống cự không nổi, vỗi vã rút lui thì đã thiệt hại mất nhiều binh mã.

Các tướng đều oán Lục Tốn. Lục Tốn nói: ” Đó là ta chỉ thăm dò hư thực của chúng thôi. Nay ta đã có kế đánh tan quân Thục rồi.”

Đêm đó, Lục Tốn lệnh cho tướng sĩ, mỗi người mang một bó lau tẩm dầu và dụng cụ đánh lửa, mai phục sẵn trong rừng phía bờ nam. Đợi tới canh ba, thì nhất loạt áp sát các trại quân Thục và phóng hỏa đốt trại.

Canh ba, bốn đại tướng Đông Ngô dẫn mấy vạn quân, xong tới trại quân Thục, nhất tề phóng lửa. Vì trại Thục liền sát nhau, trại này bốc lửa, liền lan sang trại khác, lại vì đêm đó gió nổi rất to, nên trong chốc lát, hơn bốn mươi đại doạnh của Lưu Bị đã trở thành biển lửa.

Tới khi Lưu Bị phát hiện thì không còn cách gì cứu vãn, chỉ vội nhảy lên ngựa, do các tướng sĩ hộ tống, xong ra khỏi đám lửa, chạy lên núi Mã Yên.

Lục Tốn ra lệnh các cánh quân Đông Ngô vây chặt núi Mã Yên và xông lên tiên công mãnh liệt. Hơn một vạn quân Thục trên núi Mã Yên tan vỡ, chết và bị thương nhiều không kể xiết. Chiến đấu suốt một ngày, tới chập tối, Lưu Bị dẫn tàn bình bại tướng phá vây chạy về phía tây, quân Đông Ngô đuổi riết phía sau. May nhờ các kho trạm dọc đường của quân Thục, đem hết xe cộ khôi giáp ra lắp các đường hẻm, cản đường truy kích của Đông Ngô, nên Lưu Bị mới chạy thoát về thành Bạch Đế (nay là núi Bạch Đế, huyện Phụng Tiết, Tứ Xuyên).

Trận đại chiến này, quân Thục hầu như bị tiêu diệt hết toàn quân. Toàn bộ thuyền bè, vũ khí, vật tư quân dụng đều bị quân Ngô chiếm hết. Lịch sử gọi trận đánh này là “Hào Đình chi chiến” .

Lưu Bị thua trận, vừa buồn vừa uất, nói: “Ta bị Lục Tôn đánh thua, chẳng phải là ý trời sao?”

Một năm sau, Lưu Bị ốm chết ở Vinh An (nay là Phụng Tiết, Tứ Xuyên).

Bài viết Lục Tốn thiêu cháy trại quân Lưu Bị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/luc-ton-thieu-chay-trai-quan-luu-bi/feed/ 0
Ngụy Vũ Đế: Tào Tháo https://ngaydacbiet.com/nguy-vu-de-tao-thao/ https://ngaydacbiet.com/nguy-vu-de-tao-thao/#respond Fri, 16 Jul 2021 13:07:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguy-vu-de-tao-thao/ Ngụy Vũ Đế tên thật là Tào Tháo tên tự là Mãnh Đức, hồi nhỏ ông ta còn có tên là A Mãn. Ông ta có ông nuôi là hoạn quan. Trên thực tế ông ta là người gây dựng nên nước Ngụy. Ông bị bệnh chết, thọ 66 tuổi. Mai táng ở ngoại ô […]

Bài viết Ngụy Vũ Đế: Tào Tháo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngụy Vũ Đế tên thật là Tào Tháo tên tự là Mãnh Đức, hồi nhỏ ông ta còn có tên là A Mãn. Ông ta có ông nuôi là hoạn quan. Trên thực tế ông ta là người gây dựng nên nước Ngụy. Ông bị bệnh chết, thọ 66 tuổi. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: 155 – 220

Tào Tháo quê ở Bái Quốc Kiều (nay là huyện Hào tỉnh An Huy), xuất thân trong gia đình nghèo khổ, bố của Tào Tháo là con nuôi của một viên hoạn quan. Từ nhỏ Tào Tháo đã là người thông minh nhanh nhẹn, ông ta còn biết võ thuật. Hai mươi tuổi, ông ta làm Bắc đô úy ở Lạc Dương, ít lâu sau được làm huyện lệnh huyện Đốn Khâu.

Sau khi nổ ra cuộc khởi nghĩa Hoàng Cân, ông ta lại nhậm chức kỵ đô úy, tiếp đó ông ta có công dẹp quân của Hoàng Cân nên được phong làm Tế Nam Tướng.

Năm 192 ông ta chiếm lĩnh đất Duyễn Châu (nay ở phía Tây Bắc huyện Kim Hương tỉnh Sơn Đông), ông ta mang quân đánh vào cứ địa Thanh Châu của Hoàng Cân, Tào Tháo chọn ra 300.000 quân tinh nhuệ gọi là “quân Thanh Châu”, thế lực của ông ta bắt đầu lớn mạnh. Về sau, ông ta còn sử dụng nhiều phương thức dựa dẫm hoặc mướn tay người khác để thống nhất miền bắc:

– Thứ nhất: Năm 196, ông ta đã bắt giữ Hán Hiến Đế đến vùng Hứa Xương “ép buộc thiên tử để ra lệnh cho các chư hầu” (khống chế hoàng đế, dùng danh nghĩa hoàng đế để ra lệnh), giành được ưu thế trong vũ đài chính trị.

– Thứ hai: Đối mặt và cục diện xã hội thối nát nghèo nàn, ông ta cho triệu tập các cư dân sống lưu vong, một số ruộng hoang giao cho quân đội bắt họ phải tự cày ruộng để trồng lúa, đây được gọi là “quân đồn”, khiến cho nền kinh tế của phương bắc dần được khôi phục. Như vậy đã làm tăng thêm tiềm lực kinh tế của ông ta.

– Thứ 3: Chú ý chiêu nạp nhân tài, 3 lần công bố sắc lệnh nói “ai có tài thì sẽ thu nhận”, cho dù thuộc bất kỳ đẳng cấp nào, chỉ cần có “chiến thuật trị nước phải dùng binh”, đều có thể làm quan. Điều đó giúp ông ta thu nạp được vô số nhân tài.

Tào Tháo không chỉ coi trọng những quan lại có học mà còn chọn lựa con rể phải có tài, ham học hỏi, hiểu biết xã hội. Tào Tháo có một cô con gái rất đẹp, có rất nhiều vương tôn công tử biết tiếng cô ta đều đến cầu hôn. Tào Tháo thấy họ đều thuộc con nhà giàu sang phú quý nên đã từ chối tất cả. Về sau, ông ta nghe nói có một thư sinh tên là Đinh Nghĩa, từ nhỏ anh ta đã là một người ham học, đã đọc rất nhiều sách, nói chung là một con người có học vấn, chỉ có điều diện mạo anh ta rất xấu xí. Tào Tháo quyết định gả con gái cho anh ta. Con trai ông ta là Tào Phi nghe thấy tin đó vội vàng chạy đến khuyên can cha nói: “Đinh Nghĩa tuy là người có học, nhưng diện mạo lại xấu xí, nếu để cho em gái đường đường là một công chúa phải lấy một người xấu xí, quả thật hạ thấp thân phận”. Tào Tháo trả lời một cách nghiêm túc “Chọn người phải chọn ai có tài, chọn con rể cũng phải chọn người có tài đức kiêm toàn. Đinh Nghĩa là người có nhiều tài năng, tất nhiên diện mạo phải không đẹp. Con nên nhớ, người trong thiên hạ không ai hoàn hảo về tất cả mọi mặt”.

Không lâu sau, Tào Tháo sai người gọi Đinh Nghĩa đến phủ để thử học vấn của anh ta. Đinh Nghĩa đối đáp rất trôi chảy, nói chuyện lễ phép, tài hoa hơn người. Tào Tháo liền gả con gái cho anh ta. Vài ngày sau ông ta cho tổ chức hôn lễ.

Tào Tháo dựa vào một số điều kiện này bắt đầu phát động cuộc chiến tranh thống nhất miền Bắc. Chỉ trong vài năm đã tiêu diệt nhiều thế lực thống nhất miền Bắc.

Năm 208, Tào Tháo thống lĩnh đại quân đánh xuống phía Nam, có ý đồ thống nhất miền Nam trong trận chiến Xích Bích bị liên quân Tôn Quyền – Lưu Bị dùng hỏa công đánh bại, bị tổn thất nghiêm trọng phải dẫn quân về miền Bắc, tạo thành cục diện chân vạc 3 nước.

Năm 208, Tào Tháo được tấn phong làm thừa tướng. Năm 216 CN, ông ta được phong làm Ngụy Vương. Tào Tháo rất giỏi dùng binh, am hiểu binh pháp. Ông ta cũng rất giỏi về thơ văn.

Tháng 1 năm 220, Tào Tháo bị bệnh nặng, ông ta dặn dò các thuộc hạ thân tín, sau khi ông ta chết phải làm 72 ngôi mộ giả để đề phòng bị đào bới lấy xác. Tào Tháo mất ngày Canh Tí tại Lạc Dương.

Mộ của Tào Tháo nằm ở đâu?

Đây là một bí mật rất khó giải đáp. Ông ta có tận 72 ngôi mộ giả, 72 ngôi mộ này nằm rải rác ở thành Giảng Vũ cho đến Từ Châu. Những năm đầu thời dân quốc, một số ngôi mộ này được khai quật nhưng bên trong chỉ có mộ chí, rồi đến một loạt mộ của các vương công đại thần thời Bắc Ngụy, Bắc Tề, cũng được khai quật, nhưng cũng không tìm thấy mộ Tào Tháo. Có một số người cho rằng mộ thật của Tào Tháo hiện nay nằm ở nhà thờ Tây Môn Báo thị trấn Phong Lạc thuộc phía tây huyện Lâm Chương. Nhưng nhà thờ Tây Môn Báo được xây dựng từ năm 554, mà Tào Tháo lại chết vào năm 220.

Vào những năm đầu Thuận Trị, nước sông Chương Hà khô cạn. Một số ngư dân thấy trong lòng sông có một tảng đá lớn bên cạnh có một khe hở, họ rất ngạc nhiên. Họ liền tìm cách chui vào, vào bên trong có một phòng đá, trong phòng có một chiếc giường đá, trên giường có một người nằm, mặc trang phục của bậc đế vương. Ở giữa đặt một tấm bia, viết người nằm trên giường tên là Tào Tháo. Các cư dân liền chặt bỏ thi thể. Căn cứ vào điều đó, có người cho rằng: mộ Tào Tháo không phải xây trên mặt đất mà xây ở dưới đáy sông Chương Hà.

Căn cứ vào thư tịch cổ, cũng có thể biết được mộ thật của Tào Tháo nằm ở địa khu này. Vì tháng 2 Tào Tháo chết, Tào Phi theo di lệnh của cha đã mang thi thể an táng tại đất Nghiệp (nay thuộc huyện Lâm Chương tỉnh Hà Nam).

Sau khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế, đã tôn Tào Tháo làm Ngụy Vũ Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngụy Vũ Đế: Tào Tháo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguy-vu-de-tao-thao/feed/ 0
Ngụy Văn Đế: Tào Phi https://ngaydacbiet.com/nguy-van-de-tao-phi/ https://ngaydacbiet.com/nguy-van-de-tao-phi/#respond Fri, 16 Jul 2021 11:39:47 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguy-van-de-tao-phi/ Ngụy Văn Đế tên thật là Tào Phi, tên tự là Tử Hằng. Ông là con thứ hai của Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo bị bệnh chết, ông ta đã kế nhiệm chức vụ: Ngụy Vương, sau này ông ta phế bỏ Hán Hiến Đế và tự lập làm hoàng đế. Ông ta trị […]

Bài viết Ngụy Văn Đế: Tào Phi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngụy Văn Đế tên thật là Tào Phi, tên tự là Tử Hằng. Ông là con thứ hai của Tào Tháo. Sau khi Tào Tháo bị bệnh chết, ông ta đã kế nhiệm chức vụ: Ngụy Vương, sau này ông ta phế bỏ Hán Hiến Đế và tự lập làm hoàng đế. Ông ta trị vì được 7 năm, bị bệnh chết, thọ 40 tuổi. Mai táng ở Thủ Dương Lăng (nay phía Nam núi Thủ Dương huyện Mãnh Chì tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: 187 – 226

Tào Phi từng làm đến chức vụ Trung lang tướng, phó thừa tướng. Em trai của Tào Phi tên là Tào Thực. Tào Thực là một người thông minh phi phàm, lên 10 tuổi đã biết làm thơ viết văn Tào Tháo rất yêu quý Tào Thực và có ý định lập Tào Thực làm thái tử. Tào Phi rất ghen tức, luôn luôn tìm cách chiếm đoạt ngôi vị thái tử của Tào Thực. Tào Phi luôn nghĩ ra mọi cách để hại Tào Thực, mặt khác Tào Phi còn kết thân với các nội thị và các đại thần, Tào Phi làm như vậy cốt để họ nói tốt với Tào Tháo.

Một lần, Tào Tháo sai Tào Thực mang quân đi đánh trận không ngờ Tào Phi biết được tin này. Liền sai người mời Tào Thực đến uống rượu và chuốc cho Tào Thực uống say mèm, đúng lúc đó Tào Tháo sai người gọi Tào Thực đến, nhưng Tào Thực uống say ngủ li bì gọi mãi không tỉnh dậy. Tào Tháo tức giận liền tước bỏ tư cách thống lĩnh quân đội của Tào Thực, Tào Tháo cho rằng Tào Thực buông thả không ràng buộc gì không có ý chí để làm việc lớn, do vậy đã từ bỏ ý định lập Tào thực làm thái tử.

Năm 217, Tào Tháo đã lập Tào Phi làm thái tử. Sau khi Tào Tháo chết, Tào Phi đã kế nhiệm chức vị thừa tướng, Ngụy Vương. Ngày Canh Sửu tháng 10 năm 220, Tào Phi đã phế truất Hán Hiến Đế và tự lên ngôi hoàng đế, ông ta đặt quốc hiệu là “Ngụy”, đặt đô ở Lạc Dương, đổi niên hiệu là “Hoàng Sơ”. Trong lịch sử gọi là “Tào Ngụy”.

Sau khi Tào Phi lên ngôi hoàng đế, ông ta đã củng cố chế độ đặc quyền của bọn cường hào địa chủ trong nền chính trị.

Tào Phi rất thích văn học, ông ta thường cùng các văn nhân nổi tiếng uống rượu xướng họa, giao lưu mật thiết với nhau, và ông ta trở thành người đương đầu trong giới văn học. Tào Phi rất ghen ghét tài văn thơ của Tào Thực, hơn nữa lại sợ Tào Thực biết chuyện tranh đoạt ngôi vị nên đã nghĩ kế hại Tào Thực. Một hôm, Tào Phi sai gọi Tào Thực đến trước mặt bá quan văn võ, ra lệnh cho Tào Thực đi 7 bước chân phải làm xong một bài thơ, nếu không được sẽ xử tội chết. Tào Thực ngẫm nghĩ một lúc, liền rảo bước, cứ đi một bước lại đọc một câu thơ, không đến 7 bước chân đã hoàn thành bài thơ:

“Dùng cành đậu nầu cây đậu
Đậu trong nồi ngồi khóc
Vốn một mẹ sinh ra
Sao nấu nhau chín thế”

Tào Thực đã dùng mối quan hệ giữa cành đậu và cây đậu để ám chỉ tình cảm anh em, cố ý nhắc nhở anh trai không nên sát hại em trai. Tào Phi nghe xong rất hổ thẹn áy náy, hơn nữa lại bị mẹ trách mắng, ông đành phải miễn tội chết cho Tào Thực, nhưng ông đưa Tào Thực ra khỏi Lạc Dương.

Tào Phi cũng làm được khá nhiều thơ, lưu truyền đến ngày nay có khoảng 40 bài. Ông ta lại thiên về tân văn, đặc biệt tinh thông về thư tín. Tác phẩm “Điển luận, luận văn” của ông ta, là một tác phẩm phê bình lý luận về văn nghệ tương đối sớm ở Trung quốc. Người ở thời Minh đã lấy thơ văn của ông ta biên tập thành cuốn “Ngụy văn đế tập” và còn lưu truyền đến ngày nay.

Tháng 5 năm 226, Tào Phi bị bệnh nặng, ông bí mật hạ lệnh cho Đại tướng quân Tào Trực, tướng Trấn Quân, Tư Mã Ý… phải giúp đỡ lập Tào Nhuệ lên kế vị. Ông mất ngày Đinh Tị tại điện Trung Thọ đô thành Lạc Dương.

Sau khi ông ta chết đặt Thụy Hiệu là Ngụy Văn Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngụy Văn Đế: Tào Phi đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguy-van-de-tao-phi/feed/ 0
Ngụy Minh Đế: Tào Nhuệ https://ngaydacbiet.com/nguy-minh-de-tao-nhue/ https://ngaydacbiet.com/nguy-minh-de-tao-nhue/#respond Fri, 16 Jul 2021 10:21:04 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguy-minh-de-tao-nhue/ Ngụy Minh Đế tên thật là Tào Nhuệ, tên tự là Nguyên Trọng. Ông là con trai cả của Ngụy Văn Đế, ông lên kế vị sau khi Văn Đế chết. Ông ta trị vì được 13 năm thì bị bệnh chết, thọ 35 tuổi. Mai táng ở Cao Bình Lăng (nay ở núi Đại […]

Bài viết Ngụy Minh Đế: Tào Nhuệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngụy Minh Đế tên thật là Tào Nhuệ, tên tự là Nguyên Trọng. Ông là con trai cả của Ngụy Văn Đế, ông lên kế vị sau khi Văn Đế chết. Ông ta trị vì được 13 năm thì bị bệnh chết, thọ 35 tuổi. Mai táng ở Cao Bình Lăng (nay ở núi Đại Thạch phía Đông Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam).

Năm sinh, năm mất: 205 – 239

Tào Nhuệ được phong những chức vụ như: Vũ Đức hầu, Tề Công, Bình Nguyên Vương… Lúc Văn Đế sắp chết đã lập ông ta làm thái tử. Sau khi Văn Đế chết, ông lên ngôi hoàng đế, đổi niên hiệu là “Thái Hòa”.

Sau khi lên ngôi, Tào Duệ cho xây dựng nhà cửa thành ấp, ông ta rất coi trọng các văn sĩ, ông cho triệu tập họ và cổ vũ việc nghiên cứu học thuật. Việc này rất có lợi đối với sự phát triển văn hóa. Ông ta cũng giỏi về thơ văn và được tôn là tổ sư trong “Tam Tổ” ở thời Tào Ngụy, “Tam Tổ” gồm có 3 người: Tào Tháo, Tào Phi, Tào Nhuệ.

Tháng 1 năm 239, ông bị ốm nặng, ông vội vàng sắp xếp chuyện về sau, ông lập ái phi Quách làm hoàng hậu, và sai gọi Tư Mã Ý vào cung nhờ trợ giúp thái tử. Ngày Đinh Hợi, Tào Duệ nói: “Trẫm không thể qua khỏi được, mọi việc từ nay về sau phải nhờ khanh giúp đỡ” và còn chỉ vào đứa con trai 8 tuổi đang đung bên cạnh nói: “Đây chính là người kế vị trẫm khanh hãy nhìn cho rõ, kẻo không khéo lại làm hỏng việc”. Rồi ông ra lệnh cho Tào Phương phải ôm cổ Tư Mã Ý.

Sau khi Tư Mã Ý hứa sẽ hết lòng phò tá Tào Phương. Tào Nhuệ lại nói: “Như vậy thì tốt rồi, trẫm mong khanh cùng với Tào Sảng cùng nhau giúp đỡ Tào Phương. Trước lúc lâm chung trẫm nhờ khanh làm được việc đó là trẫm có thể yên tâm nhắm mắt ra đi”.

Sau đó Tào Nhuệ cho triệu Tào Sảng đến (Tào Sảng làm đại tướng quân, đô đốc quản lý về quân sự, bắt Tào Sảng phải hứa sẽ cùng với Tư Mã Ý phụ giúp Tào Phương. Sau khi đã dặn dò các quần thần chu đáo, ông ra lệnh sắc phong cho Tào Phương làm thái tử.

Tào Nhuệ mất ngày Đinh Hợi tháng 1 năm 239 tại cung Gia Phú. Sau khi ông ta chết đặt thụy hiệu là Ngụy Minh Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngụy Minh Đế: Tào Nhuệ đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguy-minh-de-tao-nhue/feed/ 0
Ngụy Thiếu Đế: Tào Phương https://ngaydacbiet.com/nguy-thieu-de-tao-phuong/ https://ngaydacbiet.com/nguy-thieu-de-tao-phuong/#respond Fri, 16 Jul 2021 09:11:38 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguy-thieu-de-tao-phuong/ Ngụy Thiếu Đế tên thật là Tào Phương, tên tự là Lan Khanh. Ông là con nuôi của Ngụy Minh Đế, lên kế vị sau khi Minh Đế chết. Ông trị vì được 15 năm, sau đó bị Tư Mã Sư phế truất – Bị bệnh chết, thọ 43 tuổi. Năm sinh, năm mất: 232 […]

Bài viết Ngụy Thiếu Đế: Tào Phương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngụy Thiếu Đế tên thật là Tào Phương, tên tự là Lan Khanh. Ông là con nuôi của Ngụy Minh Đế, lên kế vị sau khi Minh Đế chết. Ông trị vì được 15 năm, sau đó bị Tư Mã Sư phế truất – Bị bệnh chết, thọ 43 tuổi.

Năm sinh, năm mất: 232 – 274

Tào Phương được Tào Nhuệ lập làm thái tử trước khi băng hà. Ngày Đinh Hợi, Tào Phương lên ngôi kế vị hoàng đế. Sau khi lên ngôi ông đổi niên hiệu là “Chính Thủy”.

Thời kỳ Tào Phương trị vì, Tào Sảng và Tư Mã Ý cùng nhau nắm chính quyền. Tào Sảng lo thế lực của Tư Mã Ý ngày một mạnh, nên đã ngấm ngầm ám hại Tư Mã Ý, tìm cách tước bỏ binh quyền của Tư Mã Ý. Tư Mã Ý giả vờ bị bệnh nặng, không thể vào yết kiến hoàng đế, đây là cơ hội tốt nhất để ông ta thực hiện ý định của mình là nhằm tiêu diệt Tào Sảng.

Tết Nguyên Đán năm 249, Tào Phương và Tào Sàng cùng đi ra ngoại thành cúng tế và quét Lăng Cao Bình (lăng mộ của Tào Nhuệ). Tư Mã Ý nhân cơ hội đó chiếm giữ Lạc Dương và đã mượn danh nghĩa thái hậu để bãi miễn chức vụ Đại tướng quân của Tào Sảng. Ít lâu sau lại ghép Tào Sảng vào tội danh mưu phản để giết chết ông ta, như vậy chỉ có một mình Tư Mã Ý thâu tóm mọi quyền hành. Từ đó chính quyền Tào Ngụy thực sự rơi vào tay họ nhà Tư Mã.

Năm 251, sau khi Tư Mã Ý chết, 2 người con trai của ông ta là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu đã thâu tóm mọi quyền hành trong triều. Hai người đó rất hung bạo ngang ngược, đại thần nào có lời dị nghị lập tức bị bọn họ trừ bỏ.

Tào Phương hận anh em họ tới tận xương tận tủy nghỉ mưu mô bàn tính với thuộc hạ thân tín chuẩn bị tước bỏ binh quyền của hai anh em nhà Tư Mã. Không ngờ, sự việc lại bị tiết lộ. Tư Mã Sư đã sai người khống chế Tào Phương, sau đó lấy di chiếu của thái hậu để phế bỏ địa vị hoàng đế của Tào Phương vào ngày Giáp Tuất tháng 9 năm 254, giáng Tào Phương làm Tề Vương và cho đến ở trong một ngôi nhà cũ và còn nói rằng nếu không có tuyên chiếu của hoàng đế thì Tào Phương không được phép vào cung. Tào Phương phải đành lòng từ biệt thái hậu, khóc cáo biệt các quần thần, đau lòng rời khỏi cung điện.

Về sau Tư Mã Viêm phế nhà Ngụy để lập nhà Tấn, ông ta đã giáng Tào Phương làm Thiệu Lãng Công, chuyện về sau ra sao không rõ lắm.

Trong lịch sử Trung Quốc gọi Tào Phương là Ngụy Thiếu Đế.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngụy Thiếu Đế: Tào Phương đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguy-thieu-de-tao-phuong/feed/ 0
Cao Quý Hương Công: Tào Mao https://ngaydacbiet.com/cao-quy-huong-cong-tao-mao/ https://ngaydacbiet.com/cao-quy-huong-cong-tao-mao/#respond Fri, 16 Jul 2021 07:50:46 +0000 https://ngaydacbiet.com/cao-quy-huong-cong-tao-mao/ Cao Quý Hương Công tên thật là Tào Mao. Ông ta là cháu của Ngụy Văn Đế và là con trai của Tào Sương. Sau khi Tào Phương bị phế truất, Tư Mã Sư đã lập Tào Mao làm hoàng đế. Ông ta trị vì được 7 năm thì bị Thành Tế là tay chân […]

Bài viết Cao Quý Hương Công: Tào Mao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Cao Quý Hương Công tên thật là Tào Mao. Ông ta là cháu của Ngụy Văn Đế và là con trai của Tào Sương. Sau khi Tào Phương bị phế truất, Tư Mã Sư đã lập Tào Mao làm hoàng đế. Ông ta trị vì được 7 năm thì bị Thành Tế là tay chân của Giả Sung (một thuộc hạ của Tư Mã Triệu) giết chết, ông thọ 20 tuổi. Mai táng ở thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam ngày nay.

Năm sinh, năm mất: 241 – 260

Tào Mao là con trai của Đông Hải Vương Tào Sương, do đó Tào Mao được phong làm Cao Quý Hương Công. Tháng 9 năm 254 Tư Mã Sư phế truất Tào Phương. Ngày Kỷ Sửu tháng 10 năm 254 đã lập Tào Mao làm hoàng đế, đổi niên hiệu là Chất Nguyên.

Sau khi Tư Mã Sư bị bệnh chết, em trai ông ta là Tư Mã Chiêu chuyên quyền, ông ta còn hung bạo ngang ngược hơn anh trai rất nhiều, hằng ngày Tư Mã Chiêu thường mặc long bào của hoàng đế, có ý đồ thay thế địa vị của Tào Mao.

Tào Mao không còn đủ sức nhẫn nại, ông ta không muốn làm một con rối trong tay Tư Mã Chiêu. Ngày Kỷ Sửu tháng 5 năm 260 ông đã sai gọi 3 vị thượng thư mà ông cho là có thể tin tưởng vào cung và nói với họ: “Các khanh đều biết dã tâm của Tư Mã Chiêu, trẫm không thể ngồi đợi Tư Mã Chiêu phế truất trẫm, do đó trẫm quyết định một sống một chết với ông ta. Các khanh hãy cùng trẫm loại bỏ tên nghịch tặc đó”, không ngờ, hai vị thượng thư đã đi mật báo cho Tư Mã Chiêu biết ý định của Tào Mao.

Tào Mao không am hiểu về việc quân lại không biết mưu lược, ông ta triệu tập được vài trăm vệ binh, tôi tớ, nô bộc… cùng xuất binh đi đánh Tư Mã Chiêu. Ông cầm kiếm ngọc, dẫn đầu đoàn quân tiến thẳng tới nhà Tư Mã Chiêu. Thuộc hạ ra chặn đánh. Hai bên đánh nhau, Tào Mao hô hào binh lính tiến lên. Giả Sung thấy hoàng đế xông đến nên không dám tiến lên phía trước. Thuộc hạ của Giả Sung là Thành Tế thấy vậy vội hỏi: “Bây giờ phải làm gì” – Giả Sung nói: “Hàng ngày tướng công nuôi dưỡng các ngươi để làm gì, sao các ngươi còn gọi gì nữa?” Thành Tế thấy Giả Sung trả lời như vậy, liền thúc ngựa xông đến trước mặt Tào Mao.

Tào Mao phẫn nộ hét nên: “Trẫm là thiên tử, tại sao nghịch tử lại dám vô lễ như vậy”. Thành Tế không đáp, cầm cái mâu lao thẳng đến. Tào Mao vội vàng giơ kiếm chống đỡ khiến Thành Tế càng hung dữ, cầm cái mâu đâm thẳng vào ngực Tào Mao khiến ông ta ngã xuống xe. Thành Tế thấy Tào Mao bị ngã xuống liền dùng mâu đâm chết Tào Mao.

Sau chuyện đó, Tư Mã Chiêu thấy quần thần dị nghị liền giết chết Thành Tế. Tư Mã Chiêu còn lấy danh nghĩa của thái hậu để công bố chiếu thư, liệt kê rất nhiều tội của Tào Mao, hạ ông ta làm thứ dân (mặc dù Tào Mao đã chết).

Tào Mao chết không có thụy hiệu, trong lịch sử Trung Quốc gọi ông ta là Cao Quý Hương Công.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Cao Quý Hương Công: Tào Mao đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/cao-quy-huong-cong-tao-mao/feed/ 0
Ngụy Nguyên Đế: Tào Huán https://ngaydacbiet.com/nguy-nguyen-de-tao-huan/ https://ngaydacbiet.com/nguy-nguyen-de-tao-huan/#respond Fri, 16 Jul 2021 05:23:17 +0000 https://ngaydacbiet.com/nguy-nguyen-de-tao-huan/ Ngụy Nguyên Đế tên thật là Tào Huán, tên tự là Kinh Minh. Lên kế vị sau khi Tào Mao chết. Ông trị vì được 6 năm, bị Tư Mã Viêm phế truất, sau đó bị bệnh chết, thọ 57 tuổi. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh. Năm sinh, năm mất: 240 – 302 […]

Bài viết Ngụy Nguyên Đế: Tào Huán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngụy Nguyên Đế tên thật là Tào Huán, tên tự là Kinh Minh. Lên kế vị sau khi Tào Mao chết. Ông trị vì được 6 năm, bị Tư Mã Viêm phế truất, sau đó bị bệnh chết, thọ 57 tuổi. Mai táng ở ngoại ô Bất Minh.

Năm sinh, năm mất: 240 – 302

Tào Huán là cháu của Ngụy Vũ Đế, ông ta được phong làm Thường Đạo Hương Công. Sau khi Tư Mã Chiêu giết Tào Mao, ngày Giáp Dần tháng 6 năm 260 đã lập Tào Huán làm hoàng đế và ông ta đổi niên hiệu là “Cảnh Nguyên”.

Tuy Tào Huán làm hoàng đế nhưng không hề có chút quyền lực gì, nhất nhất đều nghe lệnh của Tư Mã Chiêu.

Ngày Nhâm Tuất tháng 12 năm 265 Tư Mã Viêm xưng làm hoàng đế (lúc đó Tư Mã Chiêu đã chết), ông ta phế truất Tào Huán và giáng Tào Huán làm Trần Lưu Vương và bị đuổi đến sống ở thành Kim Dung (nay thuộc thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam). Về sau Tư Mã Viêm lại bắt Tào Huán dời đến đô thành Nghiệp.

Năm 302, Tào Huán bị bệnh chết ở thành Nghiệp. Sau khi chết, ông ta được đặt thụy hiệu là Nguyên Đế. Các nhà sử học còn quen gọi ông tà là Thường Đạo Hương Công.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Ngụy Nguyên Đế: Tào Huán đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/nguy-nguyen-de-tao-huan/feed/ 0
Hán Chiêu Liệt Đế: Lưu Bị https://ngaydacbiet.com/han-chieu-liet-de-luu-bi/ https://ngaydacbiet.com/han-chieu-liet-de-luu-bi/#respond Fri, 16 Jul 2021 02:40:39 +0000 https://ngaydacbiet.com/han-chieu-liet-de-luu-bi/ Chiêu Liệt Đế tên thật là Lưu Bị, tên tự của ông ta là Huyền Đức. Ông trị vì được 3 năm, bị bệnh chết, thọ 63 tuổi. Mai táng ở Huệ Lãng (nay thuộc ngoại thành phía Nam thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên). Nam sinh, năm mất: 161 – 223 Cha của […]

Bài viết Hán Chiêu Liệt Đế: Lưu Bị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Chiêu Liệt Đế tên thật là Lưu Bị, tên tự của ông ta là Huyền Đức. Ông trị vì được 3 năm, bị bệnh chết, thọ 63 tuổi. Mai táng ở Huệ Lãng (nay thuộc ngoại thành phía Nam thành phố Thành Đô tỉnh Tứ Xuyên).

Nam sinh, năm mất: 161 – 223

Cha của Lưu Bị chết sớm do vậy hoàn cảnh gia đình rất túng quẩn, mẹ ông phải tết dép cỏ và chiếu mang đi bán để kiếm sống qua ngày. Ông ta không thích đọc sách mà chỉ thích nuôi báo nuôi ngựa, thích âm nhạc. Ông còn thích kết giao với các hào kiệt. Nhờ sự giúp đỡ của mọi người, trong một dịp đi chiêu bắt mua ngựa, ông đã quen biết và kết thân với hai tướng sĩ là Quan Vũ và Trương Phi. Lưu Bị thấy hai người đó có võ nghệ cao cường, lại cùng chung chí hướng với ông ta nên rất tâm phục. 3 người đó tinh thần như anh em, họ đã kết nghĩa làm anh em tại vườn đào, thề sống chết cùng nhau cùng chung sự nghiệp.

Sau khi Lưu Bị khởi binh, vì ông ta có công trong cuộc trấn áp cuộc khởi nghĩa của Hoàng Cân nên được phong làm An Hỉ Úy. Về sau, ông ta dựa vào Công Tôn Toán nên đã thống lĩnh hai châu mục. Do lực lượng của Lưu Bị nhỏ bé nên phải dựa vào Tào Tháo, Lưu Biểu. Ông ta nhận thấy rằng nếu đứng riêng một ngọn cờ khai trương cục diện mới tất sẽ chiêu nạp được nhân tài. Ông ta nghe nói ở vùng Ngọa Long (Nam Dương) (nay thuộc Tây Nam thành phố Nam Dương tỉnh Hà Nam) có một nhân tài kiệt xuất tên là Gia Cát Lượng – sống ẩn cư tại Long Trung (nay thuộc phía Tây huyện Tang Dương tỉnh Hồ Bắc).

Lưu Bị rất phấn khởi vui mừng dẫn hai em: Quan Vũ và Trương Phi đến mời Gia Cát Lượng về trợ giúp. Gia Cát Lượng không muốn làm quan, biết tin Lưu Bị tới mời về làm quân sư nên ông ta đã ẩn trốn không muốn gặp mặt. Lưu Bị hai lần đi mời Gia Cát Lượng đều không gặp, lần thứ 3 Lưu Bị quyết tâm đứng ở cửa chờ gặp mặt bằng được mới về, tình cảm đó làm Gia Cát Lượng rất cảm động, cuối cùng đã bằng lòng gặp Lưu Bị.

Lưu Bị đã nói cho Gia Cát Lượng biết chí hướng của mình, hận mình không đủ tài sức để mở mang cục diện, ông mong Gia Cát Lượng chỉ giáo. Gia Cát Lượng phân tích chậm chạp nói rõ tình thế trong thiên hạ và cho rằng phương Bắc đã bị Tào Tháo thống nhất, Tào Tháo lại còn chuẩn bị đánh xuống phía Nam; Giang Đông lại bị Tôn Quyền chiếm giữ, chỗ dựa đã ổn định, chỉ có địa thế ở Kinh Châu và Ích Châu là có sản vật phong phú địa thế quân sự hiểm yếu, do vậy có thể đến chiếm lĩnh hai vùng đó, bọn Tào Tháo và Tôn Quyền cũng khó lòng đánh được. Sau đó Lưu Bị cần phải câu kết với Tôn Quyền, chỉnh đốn nội chính, củng cố địa bàn, thừa cơ xuất quân tiến đánh Tào Tháo. Điều này mới là mấu chốt quan trọng để tranh đoạt thiên hạ, phục hưng triều Hán.

Lưu Bị nghe Gia Cát Lượng phân tích cục diện rất tâm đắc và đã nhờ vả Gia Cát Lượng giúp ông ta tranh đoạt thiên hạ. Còn Gia Cát Lượng thấy Lưu Bị nhiệt tình thành khẩn nên bằng lòng theo Lưu Bị xuống núi trợ giúp ông ta. Kiến giải của Gia Cát Lượng được gọi là Long Trung Đối, trở thành một phương châm chiến lược để Lưu Bị tranh đoạt thiên hạ.

Nhờ những mưu lược kế sách của Gia Cát Lượng nên Lưu Bị đã chủ động câu kết với Tôn Quyền, hợp sức đánh Tào Tháo ở Xích Bích và thừa cơ chiếm lĩnh Kinh Châu. Không lâu sau lại dẫn quân đánh chiếm Ích Châu và Hán Trung và tự xưng làm Hán Trung Vương.

Tháng 4 năm 220 Tào Phi xưng làm hoàng đế, năm 221 Lưu Bị cũng xưng làm hoàng đế, đặt quốc hiệu là “Hán” và đặt đô ở Thành Đô, đặt niên hiệu là “Chương Vũ”. Trong lịch sử Trung Quốc gọi là Thục Hán hoặc Thục.

Sau khi Lưu Bị xưng đế đã làm theo chủ trương của Gia Cát Lượng cho chỉnh đốn nội bộ, thực hiện pháp trị, khiến nước Thục dần dần yên ổn.

Năm 219, Quan Vũ bị Đông Ngô giết hại, Lưu Bị nóng lòng muốn trả thù cho em nên đã không nghe lời khuyên của Gia Cát Lượng, tự mình dẫn đại quân tiến đánh Đông Ngô. Trong trận chiến ở Di Lăng (nay thuộc huyện Nghi Xương tỉnh Hồ Bắc) bị thống sứ của Đông Ngô là Lục Tốn dùng hỏa công đánh bại, ông chạy đến thành Bách Đế, quân Thục hầu như bị đại bại. Lưu Bị vừa hối hận vừa bực tức do đó sinh bệnh.

Thánh 4 năm 223, Lưu Bị bị ốm nặng, ông vội vàng triệu tập thừa tướng Gia Cát Lượng, thượng thư Quý Sải đến thành Bách Đế, nhờ giúp đỡ mọi chuyện về sau. Lưu Bị nói với Gia Cát Lượng “Tài năng của khanh giỏi gấp 10 lần Tào Phi nhất định sẽ chinh phục được thiên hạ, làm nên việc lớn. Con trai của trẫm là A Đấu nếu khanh thấy có thể giúp đỡ nó được thì khanh hãy giúp, nếu khanh thấy không giúp đỡ được thì khanh hãy tự xưng đế”.

Gia Cát Lượng nghe thấy Lưu Bị nói vậy, liền khóc và nói với Lưu Bị: “thần sẽ nhất định trung thành với nhà họ Lưu”. Lưu Bị ra lệnh cho Quý Sản thảo di chiếu để truyền ngôi cho Lưu Thiền. Sau đó còn sai gọi anh em Lưu Thiền đến rưng rưng nói: “Sau khi trẫm chết, các con phải coi thừa tướng như cha đẻ”. Ông còn cho gọi tướng quân Triệu Vân đến nhờ giúp đỡ Lưu Thiền.

Lưu Bị mất ngày Quý Tị tại thành Bạch Đế. Sau khi ông ta chết đặt thụy hiệu là Hán Chiêu Liệt Đế, các nhà sử học gọi ông là Lưu Tiên Chủ.

Đế Vương Trung Hoa,

Bài viết Hán Chiêu Liệt Đế: Lưu Bị đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/han-chieu-liet-de-luu-bi/feed/ 0
Ngô Đại Đế: Tôn Quyền https://ngaydacbiet.com/ngo-dai-de-ton-quyen/ https://ngaydacbiet.com/ngo-dai-de-ton-quyen/#respond Fri, 16 Jul 2021 00:28:59 +0000 https://ngaydacbiet.com/ngo-dai-de-ton-quyen/ Ngô Đại Đế tên thật là Tôn Quyền, là con trai thứ 2 của Tôn Kiên – một phú hào ở Giang Đông, tuổi Tuất. Là người thông minh, cơ trí, trí dũng song toàn. Sau khi anh trai là Tôn Sách qua đời, cai quản Giang Đông. Năm 222 xưng làm Ngô Vương. Năm […]

Bài viết Ngô Đại Đế: Tôn Quyền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngô Đại Đế tên thật là Tôn Quyền, là con trai thứ 2 của Tôn Kiên – một phú hào ở Giang Đông, tuổi Tuất. Là người thông minh, cơ trí, trí dũng song toàn. Sau khi anh trai là Tôn Sách qua đời, cai quản Giang Đông. Năm 222 xưng làm Ngô Vương. Năm 229 xưng đế. Tại vị 30 năm. Ốm chết, thọ 71 tuổi. Không rõ nơi mai táng.

Năm sinh, năm mất: 182 – 252

Công – tội: Ông dựa vào quần thần, một mặt tấn công các quân phiệt khác, một mặt chỉnh đốn nội chính, khiến Đông Ngô trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của phương nam. Nhưng sau khi xưng đế, ông lại trở nên bảo thủ cố chấp, nghi kỵ trọng thần, tạo thành mối hoạ cho Đông Ngô về sau. Sau khi ông qua đời, thế nước nhanh chóng suy yếu.

Theo anh trai Tôn Sách chinh chiến

Tôn Quyền tự là Trọng Mậu, người Hào Xuân quận Ngô (nay là Phủ Dương tỉnh Chiết Giang). Ông từ nhỏ thông minh lanh lợi, trí dũng song toàn. Khi 14 tuổi, Tôn Quyền đã theo anh trai Tôn Sách chinh chiến, lập được nhiều chiến công vang dội.

Tôn Kiên, cha của Tôn Quyền vốn là Thái thú Trường Sa, thuộc sự cai trị của Viên Thuật. Sau khi Tôn Kiên mất, Tôn Sách dẫn Tôn Quyền đến nương nhờ Viên Thuật. Cậu của Tôn Quyền là Ngô Cảnh làm Thái thú ở Đan Dương, sau đó bị Lưu Dao đuổi đi. Tôn Sách biết Viên Thuật và Lưu Dao có mâu thuẫn nên tỏ ý muốn lĩnh quân đánh Lưu Dao. Viên Thuật phê chuẩn và ban cho 1 ngàn quân. Tôn Sách dựa vào 1 ngàn quân này để xây dựng cơ nghiệp. Trên đường đến Giang Đông, có rất nhiều người quy thuận, quân số tăng lên đến mấy ngàn người. Lúc đó, bạn thân của ông là Chu Du cũng dẫn quân đến tụ hợp. Tôn Sách đánh bại Lưu Dao, chiếm được Đan Dương và còn chiếm lĩnh được 6 quận, trở thành chủ nhân của Giang Đông.

Tôn Sách nhân lúc Viện Thuật và Tào Tháo đang tranh đấu, xuất binh tiến về phía bắc nhưng lại đột ngột bị ám hại.

Tôn Quyền thay anh trai cai quản Giang Đông dưới sự giúp đỡ của của 2 trọng thần là Trương Chiêu và Chu Du.

Cai quản Giang Đông

Tôn Quyền hiểu rằng muốn củng cố Giang Đông thì phải lấy đó làm bàn đạp, phát triển vào Trung Nguyên, phát dương sự nghiệp của cha và anh trai. Hai việc quan trọng nhất là thi hành chính sách nhân chính với dân chúng và chiêu mộ nhân tài.

Ông giao cho Trương Chiêu cai quản nội chính. Trương Chiêu cắt giảm tô thuế, phát triển sản xuất, lưu thông mậu dịch, phát triển thị trường, khắp nơi đều giàu có.

Tôn Quyền giao cho Chu Du cai quản việc quân sự. Chu Du mở rộng lực lượng, cải tiến vũ khí, chú trọng huấn luyện thuỷ quân, khiến quân đội của Tôn Ngô trở nên hùng mạnh.

Thấy Đông Ngô ngày càng hùng mạnh, Tôn Quyền coi trọng người hiền tài nên rất nhiều nhân tài văn, võ đi theo, như Lỗ Túc, Trịnh Tấn, Thái Sử Tử…

Tôn Quyền nghe theo kiến nghị của Lỗ Túc “dựa vào Giang Đông, phát triển lực lượng, cùng với Lưu Bị và Tào Tháo tạo thành thế chân vạc”, tiến hành các bước: diệt trừ Hoàng Tổ (quân phiệt cát cử ở Giang Đông lúc đó), chinh phạt Lưu Biểu, chiếm lĩnh toàn bộ vùng lưu vực sông Trường Giang rồi xưng đế, thôn tính thiên hạ.

Trong 2 năm Tôn Quyền trị vì, Giang Đông đã trở thành khu vực phồn vinh và hùng mạnh nhất. Lúc đó, ông bắt đầu làm theo những kiến nghị của Lỗ Túc. Sau khi thanh trừ quân phiệt và phản loạn ở địa phương, thống trị Giang Đông thì tiếp tục tiến quân về phía nam, mở rộng địa bàn đến tận vùng Quảng Châu ngày nay.

Tào Tháo thấy Tôn Quyền ngày càng hùng mạnh nên sau khi diệt trừ Lưu Biểu liền tiến đến Giang Đông, chinh phạt Lưu Bị và Tôn Quyền.

Thế lực của Lưu Bị còn non yếu, đến mảnh đất làm căn cứ cũng chưa có, không thể nào chống lại quân Tào. Sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, Gia Cát Lượng quyết định liên minh với Tôn Quyền.

Trong tình thế đó, triều đình Đông Ngô đều hoang mang, sau khi so sánh tương quan lực lượng, phần lớn đều kiến nghị đầu hàng Tào Tháo, Chỉ có Chu Du và Lỗ Túc chủ chiến.

Gia Cát Lượng một mình đến Đông Ngô, phân tích tình hình và thuyết phục Tôn Quyền cùng liên minh đánh Ngụy.

Tôn Quyền quyết định liên minh với Lưu Bị đánh Tào Tháo. Ông cùng với Lỗ Túc, Chu Du và Gia Cát Lượng bí mật bàn bạc, quyết định lợi dụng điểm yếu của quân Tào là không quen thuỷ chiến, dùng chiến thuật hoả công. Cuối cùng, liên quân Lựu Bị – Tôn Quyền đã đánh cho Tào Tháo đại bại trong trận Xích Bích lịch sử, khiến Tào Tháo hao tổn mấy chục vạn quân.

Sau trận chiến này, cục diện thiên hạ hình thành thế chân vạc.

Tôn Quyền dời kinh đô từ Sài Tang đến Mạt Lăng, dùng đá tảng xây thành và đổi tên là Kiến Nghiệp.

Ba nước Ngụy, Thục, Ngô tạo thành thể chân vạc. Vì lợi ích, ba nước lúc thì liên minh, lúc thì giao chiến. Năm 219, Lưu Bị và Tào Tháo lại giao tranh, Quan Vũ xuất binh tấn công Tào Tháo, chiếm được Tương Châu và Phàn Thành, Quan Vũ dùng thuỷ chiến, dìm chết quân Tào khiến Tào Tháo tức giận, liên minh với Tôn Quyền, cùng tấn công quân Thục.

Tôn Quyền vốn muốn lấy lại Kinh Châu nên đồng ý liên minh, phái Lã Mông làm Đại tướng quân.

Quan Vũ biết Lã Mông là một tướng tài nên phòng thủ rất nghiêm ngặt. Sau Lã Mộng giả vờ ốm, cho Lục Tốn làm thống soái. Quan Vũ cho rằng Lục Tốn không phải đối thủ của mình nên khinh địch.

Lã Mông cho chiến thuyền giả làm thuyền buôn, lợi dụng đêm tối tấn công quân Thục. Cùng lúc đó quân viện trợ của Tào Thảo đến cùng hợp lực tấn công Phàn Thành. Quan Vũ thấy không chống đỡ nổi, dần theo tàn quân tháo chạy đến Mạch Thành, giữa đường gặp mai phục, bị quân Ngô bắt sống.

Tôn Quyền vốn không muốn giết Quan Vũ nhưng quần thần đều phản đối nên ông mới giết chết Quan Vũ cùng con trai. Sau đó, phải quân tấn công, chiếm lại Kinh Châu.

Tôn Quyền chiếm Kinh Châu, lại giết chết Quan Vũ, gây thù với Lưu Bị nên càng hữu hảo với Tào Nguy hơn.

Lúc này, Tào Tháo đã qua đời. Con trai là Tào Phi soán ngôi nhà Hán, xưng làm Ngụy Đế. Tôn Quyền phái người đến chúc mừng, và tỏ ý thần phục Ngụy.

Lưu Bị dốc toàn lực chinh phạt Đông Ngô để báo thù cho Quan Vũ. Kết quả bị Lục Tốn dùng họả công thiêu cháy doanh trại. Sau khi may mắn trốn thoát về nước thì phiền muộn rồi mắc bệnh qua đời.

Tào Phi nhìn ra dã tâm của Tôn Quyền, lệnh cho Tôn Quyền gửi con trai Tôn Đăng đến Ngụy làm con tin, Tôn Quyền không tuân theo, Tào Phi lập tức xuất binh phạt Ngô.

Tôn Quyền thấy không địch lại quân Nguy, phái sứ thần liên hệ với Gia Cát Lượng, đề nghị liên minh. Thục – Ngô lại cùng xuất binh đánh Nguy.

Tôn Quyền xưng đế

Năm 229, sau khi cục diện ổn định, dưới sự ủng hộ của quần thần, Tôn Quyền xưng đế, đặt quốc hiệu là Ngô.

Sau khi làm hoàng đế, tính khí của Tôn Quyền thay đổi, trở nên bảo thủ cố chấp, tin dùng kẻ tiểu nhân, nghi kỵ trung thần, độc đoán, khiến mọi người trong triều đều khiếp sợ.

Trong thời gian Tôn Quyền trị vì, vào năm 230 đã sai tướng quân Vệ Ôn thống lĩnh đội thuyền gồm có 10000 vượt biển đến Di Châu (nay thuộc Đài Loan) nhằm tăng thêm mối liên hệ giữa Đài Loan và đại lục. Lại còn cắt cử các quan quản lý nông nghiệp, quản lý đồn điền… dần dần đã thúc đẩy sự khai phá ở vùng Giang Nam.

Tôn Quyền không chỉ chú trọng nhân tài mà còn chú ý đề cao bồi dưỡng thêm tri thức cho quân thần Danh tướng Lã Mông là người có võ nghệ cao cường, lập được nhiều chiến công lớn, chỉ có điều Lã Mông đọc sách không nhiều. Có một lần, Tôn Quyền nói với Lã Mông: “Trách nhiệm của tướng quân ngày một nặng nề, cần phải bớt chút thời gian xem sách thì tốt hơn”.

Lã Mông lấy cớ do việc quân bận không có thời gian xem sách. Tôn Quyền nói: “Trẫm không yêu cầu khanh phải am hiểu kinh thư như các tiến sĩ chỉ cần khanh xem hiểu một số sách về binh pháp, về lịch sử. Công việc của trẫm còn bận hơn khanh rất nhiều, vậy mà trậm vẫn có thời gian xem sách và học hỏi ở trong những cuốn sách đó rất nhiều điều”. Lã Mông nghe lời khuyên của Tôn Quyền, hễ có thời gian rỗi là xem sách. Không lâu sau Lã Mông có thể bàn luận về phong tình thế thái trong nhân gian, lý giải rất sâu sắc, khiến cho Lỗ Túc là người vốn coi thường Lã Mông cũng phải kinh ngạc và vô cùng khâm phục thốt nên: “Tài nghệ của tướng quân mưu lược hơn người, không còn giống với trước kia”.

Tháng 8 năm 251, trời nổi gió lốc lớn, nước sông dâng lên, ngập lụt khắp nơi, những cây tùng cây bách trồng ở cạnh lăng mộ tổ tiên của Tôn Quyền cũng bị bật rễ đổ hết, nước ngập mênh mông ở cửa thành phía Nam của đô thành Kiến Nghiệp. Tôn Quyền kinh hãi nên sinh bệnh. Vài tháng sau, hoàng hậu Hương dự định sau khi Tôn Quyền chết, bà ta học hỏi theo Lữ Hậu cũng nắm quyền chấp chính. Bà ta là người hung ác, bình thường chỉ cần một chuyện nhỏ cũng có thể ra lệnh giết chết nô tì và nữ nô, cung nữ. Các cung nữ sợ bà ta lên nắm chính quyền sẽ hung ác hơn, do đó trong một đêm nhân lúc bà ta ngủ say, họ đã giết chết bà ta. Sau chuyện này Tôn Quyền sai người điều tra và biết được nguyên nhân sự việc, ông ta càng thêm đau lòng dẫn đến bệnh tình càng thêm nguy kịch.

Tháng 1 năm 252, ông ta cho triệu tập thái tử, thái phó Gia Cát Khát để tiếp nhận di chiếu sau đó từ trần tại cung Kiến Nghiệp. Thụy hiệu là Đại Hoàng Đế.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Ngô Đại Đế: Tôn Quyền đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ngo-dai-de-ton-quyen/feed/ 0
Ngô Cối Kê Vương: Tôn Lượng https://ngaydacbiet.com/ngo-coi-ke-vuong-ton-luong/ https://ngaydacbiet.com/ngo-coi-ke-vuong-ton-luong/#respond Thu, 15 Jul 2021 21:22:23 +0000 https://ngaydacbiet.com/ngo-coi-ke-vuong-ton-luong/ Ngô Cối Kê Vương tên thật là Tôn Lượng, tuổi Hợi. Là người thông minh nhưng bất tài. Kế vị sau khi Tôn Quyền qua đời, tại vị 7 năm, bị phế truất rồi tự sát, thọ 18 tuổi, không rõ nơi an táng. Năm sinh, năm mất: 243 – 260 Công – tội: Ba […]

Bài viết Ngô Cối Kê Vương: Tôn Lượng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngô Cối Kê Vương tên thật là Tôn Lượng, tuổi Hợi. Là người thông minh nhưng bất tài. Kế vị sau khi Tôn Quyền qua đời, tại vị 7 năm, bị phế truất rồi tự sát, thọ 18 tuổi, không rõ nơi an táng.

Năm sinh, năm mất: 243 – 260

Công – tội: Ba vị hoàng đế sau Tôn Quyền đều là những kẻ bất tài. Bọn họ bị quyền thần thao túng, kẻ thì chỉ biết bảo vệ tính mạng, không quan tâm đến việc nước, kẻ thì hoang dâm vô đạo, bị giết hại, chẳng để lại công lao gì.

Trước khi Tôn Quyền qua đời, người được lập làm thái tử vốn là Tôn Hoà nhưng con gái trưởng của Tôn Quyền là Toàn công chúa mâu thuẫn gay gắt với mẹ con Tôn Hoà nên thường nói xấu họ với phụ thân. Tôn Quyền tin lời con gái, phế truất Tôn Hoà, lập Tôn Lượng làm thái tử. Năm 252, Tôn Quyền qua đời, Tôn Lượng kế vị, triều chính rơi vào tay Gia Cát Khác. Gia Cát Khác là con trai của Gia Cát Cẩn, anh trai Gia Cát Lượng, là một người gian trá. Trong khi phò tá Tôn Lượng, Gia Cát Khác thu phục lòng người, khuếch trương uy đức của bản thân, lòng dạ thâm sâu khó lường. Sau khi Tôn Lượng nhìn ra chân tướng của hắn, mặt bàn với Tôn Tuấn tìm thời có trừ khử Gia Cát Khác.

Đúng lúc đó, Gia Cát Khác dẫn quân chinh phạt Tào Ngụy bị đại bại. Sau khi về nước bị quần thần chỉ trích nhưng hắn không những không nhận lỗi mà còn đổ lỗi tại triều đình không chi viện cho mình. Tôn Lượng bày yến tiệc để vỗ về Gia Cát Khác. Trong buổi tiệc, ông đã bố trí quân mai phục giết chết hắn, rồi hạ lệnh tru di tam tộc.

Tôn Tuấn có công giúp Tôn Lượng diệt trừ Gia Cát Khác nên được trọng dụng. Tôn Tuấn nhân cơ hội này nắm lấy quyền binh, xưng bá ở triều đình.

Tôn Lượng không cam chịu làm hoàng để bù nhìn, muốn trừ khử Tôn Tuấn. Lần này, ông dự định dựa vào người nhà của hoàng hậu, liên tiếp phong hầu cho năm người nhà của hoàng hậu. Nhưng bọn họ đều là lũ bất tài, không dám chống lại Tôn Tuấn, Tôn Lượng đành phải tự dựa vào bản thân. Ông chọn ra 3000 quân tinh nhuệ, ngày đêm thao luyện, muốn dựa vào số quân này giết chết Tôn Tuấn.

Tôn Tuấn đột nhiên mắc bệnh qua đời, em họ là Tôn Lâm chấn chỉnh, Tôn Lâm bất ngờ ra tay. Tôn Lâm khép cho Tôn Lượng vài tội trạng, sau đó Tôn Lâm sai người tới thái miếu cúng tế rồi phế truất Tôn Lượng, giáng ông ta xuống làm Cối Kê Vương.

Tôn Lâm còn sai trung thư lang Quý Sùng dẫn quân vào cung cướp ấn ngọc và đuổi vợ chồng Tôn Lượng ra khỏi hoàng cung, ông ta sai đại tướng quân Tôn Cánh áp giải vợ chồng Tôn Lượng đến Cối Kê sinh sống, lúc đó Tôn Lượng chỉ có 16 tuổi.

Tôn Lâm lập anh ông là Tôn Hưu lên ngôi tức là Ngô Cảnh đế. Mấy tháng sau, Tôn Hưu tiến hành đảo chính lật đổ và giết chết Tôn Lâm. Nhưng Tôn Hưu vẫn lo Tôn Lượng sẽ có âm mưu chống lại mình.

Năm 260, Tôn Hưu phạt Tôn Lượng làm Hầu quan hầu và sai người áp giải đến đất Hầu. Trên đường đi tới đó Tôn Lượng đã tự sát.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Ngô Cối Kê Vương: Tôn Lượng đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ngo-coi-ke-vuong-ton-luong/feed/ 0
Ngô Cảnh Đế: Tôn Hưu https://ngaydacbiet.com/ngo-canh-de-ton-huu/ https://ngaydacbiet.com/ngo-canh-de-ton-huu/#respond Thu, 15 Jul 2021 18:40:45 +0000 https://ngaydacbiet.com/ngo-canh-de-ton-huu/ Ngô Cảnh Đế tên thật là Tôn Hưu, cháu thứ 6 của Tôn Quyền, tuổi Mão. Là người khôn vặt, hẹp hòi nhưng không thủ đoạn, kế vị sau khi Tôn Lượng bị phế truất. Tại vị 8 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi. Không rõ nơi an táng. Thuy hiệu là Cảnh Đế. Năm […]

Bài viết Ngô Cảnh Đế: Tôn Hưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngô Cảnh Đế tên thật là Tôn Hưu, cháu thứ 6 của Tôn Quyền, tuổi Mão. Là người khôn vặt, hẹp hòi nhưng không thủ đoạn, kế vị sau khi Tôn Lượng bị phế truất. Tại vị 8 năm, ốm chết, thọ 30 tuổi. Không rõ nơi an táng. Thuy hiệu là Cảnh Đế.

Năm sinh, năm mất: 243 – 260

Công tội: Trong 8 năm trị vì, dường như Tôn Hưu không làm được gì cho dân cho nước.

Sau khi Tôn Lượng bị phế truất, Tôn Lâm đưa Tôn Hưu đưa lên kế vị rồi độc chiếm quyền hành trong triều.

Khi đó, Tôn Hưu 12 tuổi, rất giảo hoạt. Ông ta đi từ đất phong của mình, vừa đi vừa nghỉ. Cho đến khi nắm rõ tình hình mới nhanh chóng đến kinh đô. Tôn Hưu được kế thừa một đống đổ nát, nhưng cũng không phải là chủ nhân thực sự của đống đổ nát đó. Để cảm tạ ơn cất nhắc, ông phong hầu cho Tôn Lâm, Tôn Ân, Tôn Cứ. Mọi việc quốc gia đại sự, Tôn Hưu đều giao cho bọn họ xử lý. Mối quan hệ như vậy khiến cho quân thần nghi kỵ lẫn nhau.

Một lần Tôn Lâm dâng rượu ngon cho Tôn Hưu. Tôn Hưu sợ trong rượu có độc nên từ chối không nhận. Tôn Lâm tức giận, đến nhà đại thần Trương Bố than phiền, nói rằng chính mình có công lập Tôn Hưu làm hoàng đế mà nay Tôn Hưu dám ức hiếp mình, sớm muộn gì hắn cũng phế truất Tôn Hưu… Sau khi Tôn Lâm về, Trương Bố liền báo cáo chuyện này với Tôn Hưu. Tôn Hưu liền cùng Trường Bố bàn mưu kế diệt trừ Tôn Lâm.

Tuy ngoài mặt Tôn Hưu cư xử với Tôn Lâm rất tốt, không ngớt lời khen ngợi, nhưng Tôn Lâm đã sớm biết hoàng đế không tin tưởng mình. Nên Tôn Lâm đã dâng tấu xin được đến trấn thủ ở Vũ Xương.

Tôn Hưu dùng kế “dục cầm cố tung” (muốn bắt mà lại thả), không chỉ cho Tôn Lâm đi mà còn ban cho hơn 1 ngàn người ngựa.

Đến Vũ Xương, Tôn Lâm chỉnh đốn quân đội. Đến khi binh hùng tướng mạnh, lương thực dồi dào thì yên tâm, bắt đầu ăn chơi hưởng lạc.

Tháng Chạp năm 258, Tôn Lâm trở về kinh đô, chuẩn bị đón năm mới ở phủ đệ. Ngày mùng 8, Hoàng thượng phái thái giám mời Tôn Lâm vào cung dự tiệc. Tôn Lâm không muốn đi nhưng thái giám nhiều lần đến mời nên đành phải nhận lời. Trước lúc đi, Tôn Lâm dặn gia đình 1 canh giờ sau thì phóng lửa đốt hoa viên để hắn mượn cớ lui về sớm. Trong buổi tiệc, Tôn Lâm và Tôn Hưu nói chuyện rất thân mật. Đúng lúc đó, có người vào báo cáo phủ tướng quân bị cháy. Tôn Lâm lập tức xin được cáo từ. Tôn Hưu liền lệnh cho Trương Bố, Đinh Phong đã mại phục sẵn xông lên bắt Tôn Lâm và lập tức chém đầu.

Sau khi trừ khử Tôn Lâm, Tôn Hưu lại hạ lệnh tru di tam tộc anh em Tôn Tuấn, Tôn Lâm.

Sau khi đoạt lại quyền hành, Tôn Hưu từng muốn xây dựng sự nghiệp, phục hưng nước Ngô đang ngày một suy yếu. Nhưng triều đình mục nát, dân chúng lầm than, quan lại hủ bại, biên cương bất ổn, tình thế không còn cứu vãn được nữa. Không lâu sau, Tôn Hưu cũng nản chí, chán chường, không làm bất cứ điều gì nữa.

Sau đó, Tôn Hưu còn sống thêm được vài năm. Ngoài sự khôn vặt trong cuộc sống thường ngày, chẳng có gì đáng nói về Tôn Hưu.

Năm 264, Tôn Hưu mắc bệnh qua đời.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Ngô Cảnh Đế: Tôn Hưu đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ngo-canh-de-ton-huu/feed/ 0
Ngô Mạt Đế: Tôn Hạo https://ngaydacbiet.com/ngo-mat-de-ton-hao/ https://ngaydacbiet.com/ngo-mat-de-ton-hao/#respond Thu, 15 Jul 2021 16:45:53 +0000 https://ngaydacbiet.com/ngo-mat-de-ton-hao/ Ngô Mạt Đế tên thật là Tôn Hạo, tuổi Tuất. Tính tình hung bạo, hoang dâm. Kế vị sau khi Tôn Hưu qua đời, tại vị 16 năm đến khi nước Ngô bị diệt. Ốm chết, thọ 43 tuổi. Mai táng ở Hòa Lãng (nay ở núi Tây Lãng huyện Ngô Hưng tỉnh Triết Giang). […]

Bài viết Ngô Mạt Đế: Tôn Hạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>

Ngô Mạt Đế tên thật là Tôn Hạo, tuổi Tuất. Tính tình hung bạo, hoang dâm. Kế vị sau khi Tôn Hưu qua đời, tại vị 16 năm đến khi nước Ngô bị diệt. Ốm chết, thọ 43 tuổi. Mai táng ở Hòa Lãng (nay ở núi Tây Lãng huyện Ngô Hưng tỉnh Triết Giang).

Năm sinh, năm mất: 242 – 284

Khi còn sống, Tôn Hưu không lập thái tử. Tháng 7 năm 264 Tôn Hưu bị ốm chết, đại thần Trương Bố thấy nước Ngụy đã tiêu diệt Thục Hán và đang có ý định tiêu diệt Đông Ngô. Ông lo lắng thái tử Tôn Loan tuổi còn nhỏ không thể gánh vác bảo vệ quốc gia, do đó đã lập Tôn Hạo làm hoàng đế, đổi niên hiệu là “Nguyên Hưng”.

Tôn Hạo là cháu của Tôn Quyền, con trai của Tôn Hoà, từng được phong làm Ô Trình Hầu.

Khi mới kế vị, Tôn Hạo tỏ ra là một hoàng đế tốt. Ông mở kho lương cửu tế dân nghèo, cho các cung nữ già trong cung kết hôn với những người bình dân độc thân, thả dã thú trong vườn thượng uyển về rừng. Người người đều cho rằng Tôn Hạo là một hoàng để nhân nghĩa.

Nhưng sau khi đã ngồi vững trên ngai vàng, Tôn Hạo mới lộ ra bản chất độc ác. Nhận thấy 2 đời vua trước đều bị quyền thần khống chế nên Tôn Hạo đã giết chết những kẻ đã đưa mình lên ngôi đầu tiên, và còn chu di tam tộc của bọn họ. Sau đó sai người giết Chu thái hậu và bốn người con trai của Tôn Hưu.

Ngoài tính hung bạo, tàn nhẫn, Tôn Hạo còn là kẻ hoang dâm vô độ. Ông ta vốn sủng ái Trương mỹ nhân – Con gái Trương Bố. Sau khi giết chết Trương Bố, Tôn Hạo vừa cười vừa hỏi Trương mỹ nhân: “Có biết cha nàng đi đâu rồi không?” Trương mỹ nhân phẫn uất quát lớn: “Cha ta bị gian tặc giết rồi”. Tôn Hạo lập tức sai người dùng gậy đánh chết bà.

Sau đó, Tôn Hạo lại nhớ Trường mỹ nhân, sai người tạc tượng gỗ của bà, ôm ấp bức tượng cả ngày. Rồi sai người bắt em gái Trương mỹ nhân đã xuất giá vào cung, ngày đêm cưỡng hiếp, hành hạ.

Hậu cung đã có mấy ngàn mỹ nữ, Tôn Hạo vẫn chê không đủ, hạ chiếu cho con gái của hoàng thân quốc thích và các đại thần đến 15 tuổi đều phải cho ông ta coi mặt, nếu ông ta không ưng ai thì người đó mới được xuất giá. Ai vi phạm sẽ khép vào tội lừa dối hoàng đế.

Để vui chơi hưởng lạc, Tôn Hạo thường sai người lấy vàng bạc trong quốc khố làm thành trang sức, lệnh cho cung nữ đeo vào rồi chơi trò đuổi bắt. Những đồ vật này thường rơi vào túi bọn thợ và cung nữ.

Tôn Hạo sai người đào một con sông trong cung, dẫn nước vào. Cung nữ nào bị ông ta chơi chán hoặc “phạm lỗi” thì ông ta sẽ giết chết rồi vất xác xuống sông, để nước cuốn ra ngoài cung. Những việc tàn bạo như vậy gần như ngày nào cũng có. Nghe nói, cách ông ta giết người rất tàn nhẫn, như móc mắt, cắt mũi, cắt tay chân, lột da…

Tôn Hạo đối xử với các quan lại cũng tàn bạo như vậy, không hề coi họ là con người, tuỳ ý lăng nhục, giết chóc. Ông ta thường lấy cớ ban yến tiếc để triệu các quan lại vào cung rồi sai cung nữ, thái giám vây quanh chế giễu, trêu chọc, chửi bới. Ai chỉ cần hơi tỏ ý phản đối liền bị xử tội chết. Tôn Hạo còn lệnh cho các đại thần uống rượu say rồi tự kể tội nhau. Trong đó, nếu ai động chạm đến hoàng đế thì Tôn Hạo lập tức rút dao đâm chết. Cho nên những người được mời đi dự tiệc đều từ biệt với người nhà trước khi đi.

Ái thiếp của Tôn Hạo sai người đến chợ cướp bóc, Tư thị trung lang tướng Trần Thanh bắt kẻ đỏ và xử tội theo phép công. Người tiểu thiếp mách chuyện này với Tôn Hạo. Ông ta tìm cớ bắt Trần Thanh rồi lệnh dùng cưa sắt nung đỏ bổ đầu Trần Thanh rồi ném xuống dưới Tử Vọng đài thị chúng.

Năm 280, lúc này Tây Tấn đã chiếm lĩnh nước Ngụy, và còn chia làm 6 ngả tấn công diệt Ngô, thế mạnh như thác, đổ bộ vào đất Ngô.

Tháng 3, cánh quân nước Tấn đi theo đường thủy đã tiến vào Kiến Nghiệp. Tướng lĩnh của Đông Ngô người thì chết trận, người thì đầu hàng nên không có người chỉ huy quân lính. Tôn Hạo lo lắng vò đầu bứt tai không nghĩ được kế sách gì. Về sau, để bảo toàn tính mạng, ông ta đã nghe lời của Hồ Trọng nên mang hộ tịch sách sắc phong của nước Ngô dẫn đầu văn võ bá quan ra khỏi thành đầu hàng quân Tấn. Từ đó, triều Đông Ngô bị diệt vong, cục diện vạc 3 chân đã bị kết thúc, lịch sử Trung Quốc lại được thống nhất.

Tôn Hạo bị quân Tấn giải đến Lạc Dương. Tấn Vũ Đế Tư Mã Viêm nhìn thấy Tôn Hạo đã mời Tôn Hạo ngồi và nói: “Từ lâu tôi đã sắp xếp chỗ ngồi này, để đợi ngài đến ngồi”.

Tôn Hạo đáp: “Ở miền Nam hạ thần cũng sắp xếp một chỗ, đợi bệ hạ đến ngồi”. Giả Sùng hỏi Tôn Hạo: “Nghe nói, anh ở miền Nam thường móc mắt người, lột da họ, hình pháp đó gọi là hình pháp gì?”

Tôn Hạo trả lời: “Hạ thần chỉ dùng hình phạt đó với những người gian trá không trung thực”.

Tư Mã Viêm cho Tôn Hạo làm Quy Mệnh Hầu và bắt Tôn Hạo sống ở Lạc Dương.

Năm 283, Tôn Hạo chết ở Lạc Dương.

Trong lịch sử gọi Tôn Hạo là Mạt Đế và còn gọi là Quy Mệnh Hầu.

Chính Sử Trung Quốc qua các triều đại – nhiều tác giả,

Bài viết Ngô Mạt Đế: Tôn Hạo đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Ngày đặc biệt.

]]>
https://ngaydacbiet.com/ngo-mat-de-ton-hao/feed/ 0