Chu Linh Vương tên thật là Cơ Tiết Tâm con của Chu Giản Vương, kế vị sau khi Giản Vương chết. Vì thương con nhỏ chết yểu nên đau khổ mà chết, mai táng ở núi Chu (nay là núi Ba Đình nước Tây Nam thành phố Lạc Dương tỉnh Hà Nam), một chuyện khác nói mai táng ở núi Linh Sơn (nay thuộc huyện Nghị Dương, tỉnh Hà Nam).
Năm sinh, năm mất: ? TCN – 545 TCN
Tháng 7 năm 546 TCN vào thời gian Cơ Tiết Tâm trị vì, đại phu nước Tống gợi ý cho hai nước Tần, Sở mở đại hội ở Thượng Khâu (đô thành nước Tống) (nay thuộc thành phố Thượng Khâu tỉnh Hà Nam), điều đình về cuộc chiến giữa hai nước Tấn, Sở. Cho mời những đại phu có thế lực ở 10 nước: Tấn, Sở, Tống, Lỗ, Vệ, Trấn, Trịnh, Tào, Hứa, Thái… tham gia đại hội. Đại hội quyết định chấm dứt cuộc chiến tranh giữa các nước, tôn vua của hai nước Tấn, Sở cùng làm bá chủ, phân chia quyền lợi, ai phá hoại hiệp nghị, các nước sẽ cùng trừng phạt. Đại hội này trong sử gọi là “Đại hội liên minh về những điều mật trong quân đội”.
Hơn 10 năm sau đại hội liên minh do nước Sở mãi lo đối phó với nước Ngô, nước Tấn chú ý mọi chuyện trong nước nên hai nước đó không còn binh lực để chinh chiến, do đó 10 quốc gia thuộc hội liên minh không phát sinh chiến tranh. Tuy vậy cuộc chiến tranh tranh quyền đoạt vị trong nội bộ các nước vẫn là một cái nhọt nhức nhối luôn luôn xảy ra các cuộc đấu đá. Đại hội liên minh chính là cột mốc phân chia hai giai đoạn thời Xuân Thu. Trước khi diễn ra đại hội lấy sự thân tình giữa các nước chư hầu làm chính, sau đại hội lấy sự thân tình giữa đại phu trong nội bộ các nước làm chính. Xã hội các nước đang chuẩn bị chuyển sang một trang vở mới, mâu thuẫn giai cấp ngày càng gay gắt.
Năm 555 TCN ở nước Trịnh đại thần Tử Khổng lên chấp chính, ông ta rất chuyên quyền, nhân dân không bằng lòng và dưới sự chỉ huy của Tử Triển, Tử Tây quân lính đã giết chết Tử Khổng. Cùng năm đó, quốc quân của nước Cử là Tất Công bức hại nhân dân, bị mọi người căm ghét và vùng lên đấu tranh giết chết ông ta.
Bài viết liên quan:
Năm 550 TCN, ở nước Trấn, quý tộc Khánh Thị bắt ép thứ dân xây thành trì. Lúc xây thành trì, dùng hình phạt nghiêm khắc, đích thân Khánh Thị giám sát và đốc thúc chuyện xây dựng, những thứ dân nào lười nhác hoặc không làm ông ta thường giết chết. Bị dồn ép quá nhiều khiến dân chúng nổi dậy, giết chết Khánh Hổ và Khánh Dần. Cuộc khởi nghĩa này làm cho quý tộc nước Trấn kinh hãi, không dám chèn ép họ.
Con trưởng của Cơ Tiết Tâm tên là Cơ Tấn vốn rất thông minh rất thích thổi sáo, anh ta có thể thổi những khúc nhạc giống như tiếng chim phượng hoàng kêu. Làm cho người nghe say mê. Cơ Tiết Tâm rất yêu quý Cơ Tấn đòi lập Cơ Tấn làm thái tử. Không ngờ thái tử năm 17 tuổi bị bệnh chết, Cơ Tiết Tâm đau thương khôn xiết.
Truyền thuyết nói có người thấy Linh Vương bị thương như vậy, lo lắng sẽ tổn hại đến sức khỏe của Linh Vương, liền lợi dụng sự mê tín để khuyên giải ông ta: “Bây giờ thái tử đang ở trên Câu Lĩnh cưỡi hạc trắng ngồi thổi sáo. Thái tử muốn nhắn nhủ với vua cha, không cần phải thương tiếc, thái tử đi theo các vị tiên cư trú trên núi, sống rất vui vẻ.”
Không ngờ, nghe xong tin đó, Cơ Tiết Tâm càng nhớ thương con trai, ngày đêm khóc lóc, tinh thần suy sụp.
Vào một đêm của tháng 11/545 TCN, Cơ Tiết Tâm mơ mơ tỉnh tỉnh thấy con trai cưỡi hạc đón ông ta. Sau khi tỉnh dậy Cơ Tiết Tâm nói: “Con trai tôi đến đón tôi, tôi cần phải đi”. Và truyền ngôi cho con thứ là Cơ Quý. Ông bị bệnh chết. Sau khi ông ta chết, lập miếu lấy hiệu là Linh Vương.
Đế Vương Trung Hoa,