Đồng thời với nền văn minh Cổ Ai Cập phát triển cao độ ở bên dòng sông Nin, lưu vực Lưỡng Hà cổ đại (Irắc ngày nay) cũng là một cái nôi khác của nền văn minh thế giới.
Lưỡng Hà, tên gọi khu vực có hai con sông, một sông là Ơphrát một sông là Tigrơ, đều bắt nguồn từ vùng núi rừng Thổ Nhĩ Kỳ hiện nay vòng sang hướng Đông-Nam cùng chảy ra vịnh Ba Tư. Vùng đất ven hai dòng sông này, đất đai mầu mỡ, nguồn nước phong phú rất thích hợp với việc sản xuất nông nghiệp. Từ 4000 năm trước Công nguyên, người Sumer là Cư dân chính ở vùng Nam bộ lưu vực Lưỡng Hà đã dần dần xây dựng nên quốc gia chiếm hữu nô lệ cổ đại ở đây, sáng tạo ra nền văn hóa Sumer phong phú rực rỡ.
Dưới đây ta chỉ nói tới việc người Sumer đã sáng tạo và sử dụng chữ viết như thế nào.
Trong trường học ở Sumer cổ đại, thường thấy các học trò dùng những ”chiếc bút” làm bằng thân cây sậy hoặc cành cây vót đầu nhọn thành hình tam giác đang tập viết chữ bằng cách vạch ra các nét trên bảng đất sét.
Học trò đọc ”sách” cũng là đọc trên những tấm bảng đất sét. Mỗi bảng đất sét nặng khoảng 1 kg, một cuốn sách 50 trang nặng đến 50 kg. Loại sách này được sắp xếp có quy tắc trên những giá gỗ chế tạo đặc biệt. Học trò cần học trang đất sét nào thì lấy từ trên giá gỗ xuống trang đó, học xong lại đem xếp về chỗ cũ.
Trên bảng đất sét dùng sợi chỉ nhỏ vạch ra thành từng dòng. Chữ viết thành hàng ngang từ trái sang phải. Mỗi một nét chữ đều từ to đến nhỏ giống như các góc nhọn hay các đỉnh nhọn nên người ta gọi là ”chứ hình góc nhọn” hay ”chữ hình nêm” (cunéiforme). Đây là thứ chữ cổ ở lưu vực Lưỡng Hà.
– Thưa thầy, trang sách này con xem không hiểu, viết như thế nào đây? Một học sinh lễ phép hỏi.
Thầy giáo là một người trung niên khoảng trên dưới 40 tuổi, dáng thấp nhỏ nhưng tráng kiện, mặt tròn trán hơi ngắn, râu tóc đều cạo nhẵn. Ông thong thả đi tới nhìn xem rồi cười nói:
– Ồ, đây là chữ Sumer cổ nhất, cách viết không giống như chúng ta hiện nay. Con hãy xoay ngang lại để đọc, xem có được không?
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/nguoi-sumer-lam-chu-luong-ha/
- https://ngaydacbiet.com/bo-luat-khac-tren-cot-da/
- https://ngaydacbiet.com/lich-su-luong-ha-co-dai-nguon-su-lieu-va-qua-trinh-nghien-cuu/
- https://ngaydacbiet.com/luong-ha-duoi-thoi-ky-thong-tri-cua-vuong-quoc-tan-babylon/
- https://ngaydacbiet.com/su-thong-nhat-luong-ha-cua-vuong-trieu-co-babylon/
Cậu học trò xoay ngang tấm bảng đất sét lại, vừa nhìn đã sung sướng nói:
– Chà, đúng là những chữ như vậy thôi!
Thì ra chữ hình nêm xưa nhất viết từ trên xuống dước, từ phải sang trái. Sau thấy viết như vậy không thuận tiện liền xoay ngang tấm bảng 90 độ, chuyển viết thành hàng ngang từ trái sang phải.
Chữ hình nêm là phát minh của người Sumer. Ngay từ 4000 năm trước Công nguyên, cùng với việc khai phá lưu vực Lưỡng Hà, họ đã sáng tạo ra thứ chữ viết này. Đầu tiên đây là loại chữ tượng hình, khi cần phải biểu đạt ý nghĩa phức tạp thì ghép hai phù hiệu với nhau. Ví dụ ghép ”bò” với ”núi” thì thành bò rừng; ”mắt” ghép thêm với ”nước” thì thành ”khóc” v.v… Cùng với việc dùng chữ phổ biến, một phù hiệu lại mang nhiều loại ý nghĩa. Ví dụ chữ ”chân” còn chỉ ý ”đi lại”, ”đứng thẳng” v.v.. . Sau cùng mỗi phù hiệu lại dứt khoát biểu thị một thanh âm. Ví như ”mũi tên” và ”sinh mệnh” trong tiếng Sumer là từ đồng âm nên biểu thị bằng một phù hiệu.
Thưa thầy, trang sách này con đã chép xong – Một học sinh khác rất lễ phép nói.
– Tốt lắm, con hãy đem phơi bảng đất sét ra ngoài nắng, sau đó đem nung cứng trên lửa, con sẽ có một trang sách đẹp.
Thầy giáo xem xét cẩn thận rồi khuyến khích nói:
– Sau này con nhất định trở thành một viên thư lại tốt.
Trường học của người Sumer chủ yếu dạy sách sử, học sinh đều là con em quý tộc Trường thường được đặt trong các đền miếu.
Chữ hình nêm sau được truyền sang nhiều nơi ở Tây Á, đóng góp lớn lao vào nền văn minh của loài người. Năm 2007 trước Công nguyên, vương triều cuối cùng của người Sumer suy vong, vương quốc Babylon đã kế thừa phần di sản văn hóa này và phát triển lên càng lớn lao hơn.