Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, nhân dân các nơi rầm rộ vùng lên giết quan lại, hưởng ứng cuộc khởi nghĩa. Không bao lâu làn sóng nổi dậy của nông dân dâng trên quá nửa nước Trung Hoa.
Trần Thắng điều binh khiển tướng đi tiếp ứng cho các cuộc khởi nghĩa khắp nơi. Họ đánh đâu thắng đó, giành được nhiều đất đai. Nhưng vì chiến tuyến dài, hiệu lệnh không thống nhất nên có nơi bị quí tộc cũ của sáu 11 ước chiếm mất. Sau khi khởi nghĩa nổ ra chưa đầy ba tháng, ờ các nước Triệu, Tề, Yên, Ngụy đã có nhiều người giương ngọn cờ khôi phục sáu nước, tự lập làm vương.
Trần Thắng phái cánh quân của Chu Văn tiến công về hướng Tây, nhanh chóng tiến vào Quan Trung (tức vùng từ Hàm Cốc quan về phía Tây) đến gần thủ đô Hàm Dương. Tần Nhị thế hoang mang lo sợ, vội phái đại tướng Chương Hàm thu thập dân phu và phạm nhân đang làm lao dịch ờ Ly Sơn, biên chế thành đội ngũ, phản công lại nghĩa quân. Bọn quí tộc cũ tại sáu nước tự chiếm lĩnh địa bàn của mình, không hề tiếp viện cho nghĩa quân. Cánh quân của Chu Văn phải tác chiến đơn độc, cuối cùng thất bại. Ngô Quảng bị kẻ phản bội giết hại ở Huỳnh Dương. Tới tháng thứ sáu từ khi khởi nghĩa bắt đầu, Trần Thắng cũng bị kẻ phản bội giết trên đường lui quân.
Tuy Trần Thắng, Ngô Quảng mất, những ngọn lửa chống Tấn do họ nhóm lên vẫn lan rộng khắp nơi. Tại quận Cối kê ở miền nam (trị Sở này ở Tô Châu, Giang Tô), thanh thế quân khởi nghĩa rất lớn.
Người lãnh đạo nghĩa quân ở Cối Kê là Hạng Lương cùng với cháu là Hạng Vũ. Hạng Lương là con của Hạng Yên đại tướng nước Sở trước kia. Khi Sở bị đại tướng Vương Tiễn của Tần tiêu diệt, thì Hạng Yên thất bại tự sát. Hạng Lương vẫn muốn khôi phục nước Sở. Cháu Hạng Lương là Hạng Vũ. một người to lớn và rất thông minh. Hạng Lương thân dạy Hạng Vũ học chữ nhưng chỉ học mấy ngày, Hạng Vũ không muốn học nữa. Hang Lương lại dạy Hạng Vũ học múa kiếm, nhưng sau một thời gian, Hạng Vũ cũng bỏ.
Thấy Hạng Lương rất giận. Hạng Vũ thản nhiên giải thích “Học chữ thì có tác dụng gì? Biết chữ, chẳng qua chỉ để viết cái tên mình. Còn học kiếm, dù có giỏi, cũng chỉ để đánh được mấy người, không có gì ghê gớm. Đã học, thì phải học cái gì đối phó được hàng vạn người”
Hạng Lương thấy khẩu khí Hạng Vũ như thế, liền đem binh thư do tổ tiên truyền lại dạy cho Hạng Vu. Hạng Vũ chỉ nghe qua là hiểu, nhưng chỉ nắm đại ý không chịu đi sâu vào chi tiết.
Hạng Lương vốn là người ở Hạ Tưởng (này ở Tây nam Túc Thiên Giang Tô), vì có thù oán với người khác nên tránh đến Ngô Trung thuộc quận Cối Kê. Thanh niên ở Ngô Trung thấy Hạng Lương tài kiêm văn võ đều rất khâm phục, tôn là đại ca. Hạng Lương liền dạy họ học binh pháp, luyện võ nghệ.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/luu-bang-vao-ham-duong/
- https://ngaydacbiet.com/tan-nhi-the-ho-hoi/
- https://ngaydacbiet.com/lai-lich-cua-tan-thuy-hoang-va-tinh-hinh-cua-nuoc-tan-khi-thuy-hoang-lam-vua/
- https://ngaydacbiet.com/cach-thuy-hoang-doi-xu-voi-dao-nho-bach-gia-va-bon-phuong-si/
- https://ngaydacbiet.com/tu-nhi/
Khi nghe tin Trần Thắng khởi nghĩa, họ thấy cơ hội đã đến, liên nổi lên giết quận thú Cối Kê, chiếm lấy quận. Chỉ trong mấy ngày, đã tổ chức được một đội ngũ gồm tám ngàn người. Vì đại đa số trong đó đều là người địa phương, nên gọi là “tử đệ binh” (quân con em). Hạng Lương, Hạng Vũ dẫn tám nghìn “tử đệ binh” vượt sông, nhanh chóng chiếm được quận Quảng Lăng (trị Sở này là thành phố Dương Châu Giang Tô), sau đó lại tiếp tục vượt Hoài Hà, tiến quân lên phía Bắc. Trên đường tiến quân, có rất nhiều cánh quân xin sáp nhập tình nguyện đứng dưới sự chỉ huy của Hạng Lương.
Năm sau, lại có cánh quân hơn một trăm người do Lưu Bang chỉ huy, đi theo Hạng Lương.
Lưu Bang vốn là người huyện Bái (nay là huyện Bái Giang Tô), đã làm chức đình trưởng (triều Tần quí mười dặm là một đình. Đình trưởng là chức quan nhỏ cai tri trong phạm vi 10 dặm) dưới triều Tần.
Một lần. quan trên sai ông ta dẫn dân phu đến Ly Sơn làm lao dịch. Trên đường mỗi ngày lại có mấy dân phu bỏ trốn, Lưu Bang không thể ngăn trở được, nếu cứ tiếp tục như thế thì đến Ly Sơn, Lưu Bang không còn năm tháng nào mới được về quê quán. Bây giờ, ta tha các anh ra, các anh tự đi tìm đường sống đi”. Mọi dân phu đều cảm động rơi nước mắt, nói: “Thế còn ngài, ngài sẽ làm thế nào?”.
Lưu Bang nói: “Ta cũng không thể trở về được. Thời thì sẽ trốn đến một nơi nào đó vậy”.
Lúc đó có hơn mười dân phu tình nguyện đi theo Lưu Bang. Họ đi đến núi Mang Đãng, ẩn náu ở đó. Qua mấy ngày, đã tập hợp được hơn một trăm người ở huyện Bái có một người làm văn thư là Tiêu Hà và một người coi ngục là Tào Tham, biết Lưu Bang là người nghĩa khí nên rất đồng tình và ngầm giao thiệp với ông.
Đến khi Trần Thắng nổi lên chiếm được huyện Trần, Tiêu Hà và dân chúng trong huyện Bái liền giết chết quan huyện và phái người đến núi Mang Đãng mời Lưu Bang về, xin ông đứng đầu huyện Bái. Mọi người gọi ông ta là Bái Công.
Lưu Bang khởi binh ờ huyện Bái, chiêu tập được vài ba ngàn người, liền đánh chiếm quê hương của mình là Phong Hương.
Sau đó, ông ta dẫn quân đánh chiếm các huyện thành khác, không ngờ số quân ờ Phong Hương làm phản. Lưu Bang nghe tin, muốn về chiếm lại Phong Hương, nhưng không đủ quân, đành đến nơi khác mượn quân.
Đến Lưu Thành (này ờ đông nam huyện Bái, Giang Tô) thì vừa gặp Trương Lương dẫn hơn một trăm người đi tìm quân khời nghĩa. Hai người gặp nhau, bàn bạc, thấy trong số quân khởi nghĩa trong vùng, chỉ có Hạng Lương là có thanh thế lớn nhất, liền quyết định đến theo Hạng Lương.
Hạng Lương thấy Lưu Bang cĩũg là một nhân tài. liền cấp cho một số người ngựa để về chiếm lại Phong Hương. Từ đó, Lưu Bang, Trương Lương đều trở thành bộ hạ của Hạng Lương.
Sau khi các lãnh tụ khởi nghĩa chủ yếu là Trần Thắng, Ngô Quảng mất đi, quyền lãnh đạo các nơi rơi vào tay các quí tộc cũ của sáu nước. Họ tranh giành đất đai của nhau, gây nên tình thế chia năm sẻ bảy. Đại tướng Chương Hàm và Lý Do của Tần toàn nhân cơ hội đó để lần lượt diệt từng lực lượng một. Trước tình hình khẩn cấp đó, Hạng Lương mở một hội nghị ở Tiết Thành, quyết tâm chỉnh đốn Lại lực lượng khởi nghĩa. Để có danh nghĩa chính đáng, Hạng Lương nghe theo lời mưu sĩ Phạm Tăng, tìm người cháu (tên là Tâm) của Sở Hoài Vương đang lưu lạc trong dân gian, lặp làm Sở Vương. Vì người nước Sở vốn thương Sở Hoài Vương vì bị lừa nên phải chết ở Tần nên đều đi theo. Để tăng thêm sức hiệu triệu, người ta lại tôn xưng vua mới của Sở là Sở Hoài Vương.