Lịch sử Trung Quốc ghi chép lại sau khi quân Tần thua ở Cự Lộc, nhưng Chương Hàm vẫn còn hơn hai mươi vạn quân đóng ở Cúc Nguyên. Ông ta tâu về triều, xin viện binh. Nhị Thế và Triệu Cao không những không cử quân tới cứu, còn kể tội Chương Hàm Chương Hàm sợ Triệu Cao hại mình, đành dẫn quân đầu hàng Hạng Vũ.
Tin Chương Hàm đầu hàng truyền tới Hàm Dương vương triều Tần rối loạn.
Lúc đó, mọi quyền hành trong triều đều nằm trong tay Triệu Cao. Sau khi giết Lý Tư, Triệu Cao biết đại thần có nhiều người không phục mình. Một lần, hắn ta dắt một con hươu vào sân rồng và nói trước Nhị Thế và các đại thần: “Thần có được con ngựa quí, xin dâng lên bệ hạ”.
Nhị Thế tuy là kẻ hồ đồ, nhưng cũng vẫn phân biệt được hươu và ngựa, liền cười nói: “Thừa tướng đừng nói đùa. Đây là con hươu, Sao lại nói là ngựa?’
Triệu Cao nói: “Sao lại không phải là ngựa, xin mời mọi người nói xem”.
Nhị Thế liền hỏi các đại thần, rất nhiều người hiểu rõ dụng ý của Triệu Cao liền nói hùa theo: “Thật là một con ngựa tốt”.
Cũng có người sợ hãi, không dám lên tiếng. Chỉ có số ít đại thần kiên quyết nói rằng đó là con hươu.
Mấy hôm sau, những người nói là hươu đều bị Triệu Cao kiếm có ghép tội.
Từ đó về sau, trong cung và ngoài triều đình, các quan lại từ lớn đến nhỏ đều sợ Triệu Cao. không ai dám nói với Nhị Thế về sai lầm của hắn nữa.
Lịch sử Trung Quốc năm 206 trước Công nguyên, quân của Lưu Bang đánh phá Vũ Quan (nay ở đông nam huyện Đan Phượng, Thiểm Tây) cách Hàm Dương không xa. Nhị Thế nghe tin thì giật mình run sợ liền vội bảo Triệu Cao cử quân đi cứu viện. Triệu Cao biết rằng không thể giấu giếm được nữa, liền phái tâm phúc bức tử Nhị Thế.
Triệu Cao giết Nhị thế, rồi triệu tập các đại thần nói:”Hiện nay sáu nước đã khôi phục, nước Tần không thể giữ cái hư danh hoàng đế nữa, nên lại xưng vương như trước. Ta thấy Tử Anh là cháu của Nhị Thế, có thể lập làm Tần Vương”. Các đại thần không dám trái lời Triệu Cao, đành đồng ý.
Tử Anh biết Triệu Cao giết Nhị Thế và muốn lên làm vua, nhưng sợ các đại thần và chư hầu phản đối, nên mới giả vờ lập mình làm vua. Vì vậy, Tử Anh bàn với hai con, đến ngày lên ngôi, Tử Anh cáo bệnh không ra. Triệu Cao tự mình đến thúc giục, liền bị giết chết.
Tử Anh giết xong Triệu Cao liền cứ năm vạn quân ra giữ Nghiêu Quan (nay ở Tây bắc huyện Thượng,Thiểm Tây, Lưu Bang dùng kế Trương Lương, cử người lên cắm cờ la liệt ở trái phải Nghiêu Quan làm nghi binh; một mặt phái đại tướng Chu Bột đem toàn bộ binh mã vòng qua Nghiêu Quan từ góc đông nam đánh vào, giết chết tướng giữ cửa quan, tiêu diệt quân Tần ở đó.
Bài viết liên quan:
- https://ngaydacbiet.com/cach-thuy-hoang-doi-xu-voi-dao-nho-bach-gia-va-bon-phuong-si/
- https://ngaydacbiet.com/tan-thuy-hoang-hoang-de-dau-tien-trong-lich-su-trung-quoc/
- https://ngaydacbiet.com/cuoc-hanh-thich-o-bac-lang-sa/
- https://ngaydacbiet.com/luu-bang-va-hang-vu/
- https://ngaydacbiet.com/tan-trang-tuong-vuong-doanh-di-nhan/
Quân Lưu Bang tiến qua Nghiêu Quan vào Bá Thượng (nay ở phía đông thành phố Tây An, Thiểm Tây). Tần Vương Tử Anh đem theo các đại thần ra xin hàng. Tử Anh cổ quàng đai (tỏ ý xin chịu tội) tay bưng ngọc tỉ, binh phù và tiết trượng khom lưng đợi ở bên đường.
Cấp dưới của Lưu Bang muốn giết Tử Anh, nhưng Lưu Bang nói: “Sở Hoài Vương cử ta vào Hàm Dương là vì tin ta biết đối xử khoan hậu. Thêm nữa. người ta đã đầu hàng rồi mà còn giết là không tốt”. Nói xong, ông ta nhận ngọc tỉ, giao Tử Anh cho tướng sĩ coi giữ.
Như vậy, vương triều Tần lớn mạnh do Tần Thủy Hoàng xây dựng nên, chỉ duy trì được mười lăm năm, đã bị làn sóng khởi nghĩa nông dân tiêu diệt. Quân Lưu Bang vào Hàm Dương, tướng sĩ tranh nhau đi lùng sục kho tàng của vua Tần để lấy vàng bạc, khiến cung đình hỗn loạn. Chỉ có Tiêu Hà không chú ý gì đến những cái đó, mà chạy ngay đến thừa tướng phủ, thu thập mọi hồ sơ về hộ khẩu, bản đồ để bảo quản lại.
Lưu Bang có các tướng sĩ đi kèm, tiến vào Cung A Phòng nguy nga tráng lệ. Ông ta hoa mắt trước các đồ đạc, màn trướng sang trọng, xa hoa và biết bao cung tần mỹ nữ xinh tươi, ngây người ra mãi, không muốn trở ra.
Lúc đó, bộ tướng Phàn Khoái xông vào, nói: ”Bái Công muốn chiếm thiên hạ hay chỉ muốn làm một phú ông? Những thứ đồ xa xỉ hoa lệ này đã làm triều Tần diệt vong, ngài muốn dùng chúng làm gì? Nên mau trở về trại quân đi thôi”.
Lưu Bang không nghe theo, nói: “Để ta nghỉ một lát đã”.
Vừa may Trương Lương cũng tiến vào, nghe thấy lời Phàn Khoái, liền nói với Lưu Bang: “Tục ngữ nói: Lời nói ngay thẳng nghe chướng tai nhưng lợi cho công việc. Thuốc chữa bệnh tuy đắng miệng nhưng chữa được bệnh. Lời của Phàn Khoái là rất đúng. Mong bệ hạ nên nghe theo.”
Lưu Bang xưa nay vẫn rất tín nhiệm Trương Lương, nghe lời ông ta liền tỉnh ngộ, dặn dò tướng sĩ niêm phong kho tàng, dẫn các tướng sĩ trở về trại quân ở Bá Thượng.
Sau đó, Lưu Bang triệu tập các phụ lão ở vùng Hàm Dương, nói với họ: “Dân chúng ở đây đã cực khổ vì chính sách bạo ngược của Triều Tần. Hôm nay, tôi xin cùng các vị ước định ba điều pháp lệnh: Một là, giết người thì phải đền mạng. Hai là, đánh người bị thương phải trị tội. Ba là, trộm cắp sẽ phải xử tội. Ngoài ba điều đó, mọi pháp luật, cấm lệnh cũ của nước Tần đều nhất loạt phế bỏ hết. Các phụ lão và dân chúng cứ an cư lạc nghiệp, bất tất phải kinh sợ”. Lịch sử gọi ba điều qui định trên của Lưu Bang là “ước pháp tam chương”.
Lưu Bang còn bào phụ lão các huyện và quan lại cũ của triều Tần đi các nơi phổ biến cho dân chúng về ba điều qui định đó.
Trăm họ nghe được qui định của Lưu Bang thì vô cùng phấn khởi. Họ tranh nhau mang bò, lợn, rượu và lưỡng thực đến úy lạo quân của Lưụ Bang. Lưu Bang khôn khéo từ chối, bảo họ mang các thứ đó về, vì: “Kho tàng của nhà Tần đã có đủ lương’ thực, không dám phiền đến sự đóng góp của trăm họ nữa”.
Từ đó về sau, quân của Lưu Bang đã lưu lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng dân Hàm Dương. Mọi người chỉ muốn Lưu Bang lưu lại đó làm vương.